Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC DU LỊCH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88-TTLB

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC DU LỊCH SỐ 88-TTLB NGÀY 27/11/1995 HƯỚNG DẪN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH

Phí phục vụ trong ngành Du lịch là khoản tiền thưởng của khách cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn do chất lượng phục vụ tốt, đồng thời là biểu hiện thiện cảm của người được phục vụ về thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ.

Nhà nước đã có các văn bản hướng dẫn sử dụng khoản tiền này trong ngành Du lịch (Công văn số 2815-V7 ngày 2-7-1980. Quyết định số 342-CT ngày 9-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (này là Thủ tướng Chính phủ), Quyết định số 4-CT ngày 3-1-1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Thông tư số 6-TC/TCĐN ngày 25-2-1990 của Bộ Tài chính. Từ năm 1991 đến nay, do thực hiện các Luật thuế doanh thu, lợi tức... toàn bộ khoản thu về phí phục vụ phải đưa và doanh thu để tính thuế doanh thu, tuy vậy việc thu và sử dụng khoản phụ phí phục vụ còn tuỳ tiện, một số cơ sở thu chưa đúng, hạch toán chưa rõ ràng, sử dụng chưa hợp lý.

Nhằm đảm bảo việc thu, sử dụng phí phục vụ trong ngành Du lịch thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế, khuyến khích cán bộ, công nhân viên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước. Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Du lịch hướng dẫn việc thu và sử dụng khoản phí phục vụ như sau:

I- ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI VÀ MỨC THU PHÍ PHỤC VỤ

1- Điều kiện và phạm vị:

a) Điều kiện: Những đơn vị thuộc ngành Du lịch kinh doanh các loại nghiệp vụ: lữ hành, vận chuyển khách, khách sạn, vui chơi giải trí... nếu có đủ các điều kiện sau thì được thu và sử dụng phí phục vụ:

- Có chất lượng phục vụ tốt, được khách hàng hài lòng và tự nguyện trả thưởng thêm ngoài giá dịch vụ.

- Thực hiện niêm yết giá công khai.

- Hạch toán rõ ràng khoản tiền thưởng thêm của khách hàng.

b) Phạm vi: Các đơn vị kinh doanh thuộc ngành Du lịch được phép thu kinh phí phục vụ trên giá các dịch vụ sau:

- Cho thuê buồng ngủ;

- Phục vụ ăn, uống;

- Cho thuê phương tiện vận chuyển có người phục vụ;

- Các dịch vụ: giặt là, may đo, cắt uốn tóc, thẩm mỹ...;

- Tắm hơi;

- Lữ hành, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn tổ chức vui chơi giải trí;

- Các dịch vụ khác.

2- Mức thu khoản phí phục vụ:

Các đơn vị kinh doanh du lịch nếu đủ điều kiện ở điểm 1 (a) được phép thu không quá 5% trên giá bán các dịch vụ thuộc phạm vi qui định tại điểm 1 (b)

II. NỘI DUNG SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ

Phí phục vụ là khoản tiền trả thêm ngoài giá dịch vụ đã quy định nhưng được cộng vào tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng thực trả. Đơn vị phải hạch toán riêng khoản tiền phí phục vụ, giá dịch vụ, hàng hoá ngay trên từng hoá đơn dịch vụ và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.

Khoản phí dịch vụ thu được sau khi nộp thuế doanh thu theo Luật định được phân phối như sau:

Được trích để chi thưởng cho các cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt, chi tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chi cải thiện điều kiện lao động nhưng không quá 50% quỹ lương thực hiện. Khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và không tính vào mức khống chế các quỹ xí nghiệp theo chế độ phân phối lợi nhuận hàng năm.

Số tiền còn lại sau khi nộp thuế doanh thu và trích thưởng nói trên, được hạch toán vào thu nhập của đơn vị để xác định lợi tức chịu thuế và nộp thuế lợi tức theo quy định. Riêng đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ thì không được trích chi cho các khoản quy định trên mà phải hạch toán chung vào thu nhập để giảm lỗ.

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Các đơn vị kinh doanh du lịch cần tổ chức chỉ đạo quản lý chắt chẽ khoản thu này, tổ chức thu đúng tỷ lệ, đúng phạm vi đã được quy định và tổ chức phân chia hợp lý trong nội bộ đơn vị theo chế độ này. Các đơn vị cần tổ chức lại việc ghi chép hoá đơn thanh toán với khách, phí phục vụ phải ghi thành một mục riêng, tiện cho việc theo dõi và quản lý. Các đơn vị có trách nhiệm giáo dục cán bộ nhân viên không được nhận tiền thưởng riêng dưới mọi hình thức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của liên Bộ, không được hình thành các quỹ khác để ăn chia dưới mọi hình thức. Cơ quan Thuế có trách nhiệm phát hành hoá đơn cho các đơn vị phù hợp với yêu cầu của Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Các văn bản trước đây trái với những quy định này đều không có hiệu lực thi hành.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Vũ Mộng Giao

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE -
THE GENERAL DEPARTMENT OF TOURISM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 88-TTLB

Hanoi, November 27, 1995

 

INTER-MINISTERIAL CIRCULAR

GUIDING THE COLLECTION AND USE OF SURCHARGE IN THE TOURIST SERVICE

Surcharge in the Tourist Service is a payment made by customers to tourist services and hotels for the good quality of their services, and also an expression of the appreciation of customers for the employees' good service.

The State has issued documents guiding the use of this revenue in the Tourist Service: Official Dispatch No.2815-V7 on July 2, 1980, Decision No.342-CT on December 9, 1987 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister), Decision No.04-CT of January 3, 1990 of the Chairman of the Council of Ministers, and Circular No.06-TC/TCDN of February 25, 1990 of the Ministry of Finance. Since 1991 when the Laws on turnover tax and profit tax began to be applied, all surcharge has been accounted for in the turnover to calculate turnover tax, but the collection and use of surcharge has become erratic, a number of services have not collected it properly, not accounted for it clearly, or not used it rationally.

In order for the collection and use of surcharge in the Tourist Service to really become an economic lever, to encourage the cadres and employees to improve the quality of their service and raise the business efficiency while fulfilling the obligation of tax payment taxes to the State Budget, the Ministry of Finance and the General Department of Tourism give the following guidance on the collection and use of surcharge:

I. CONDITIONS, SCOPE AND RATE OF SURCHARGE:

1. Conditions and scope:

a/ Conditions: The units of the Tourist Service providing services for tours, passenger transport, hotels, entertainments... are allowed to collect and use surcharge if they meet the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Publicly putting up a list of rates.

- Clearly accounting for the surcharge paid by customers.

b/ Scope: The business units in the Tourist Service are allowed to collect surcharge in addition to the customary charges of the following services:

- Renting bedrooms;

- Providing foods and drinks;

- Renting means of transport with drivers;

- Services like laundry, tailoring, hair-dressing, esthetics...;

- Sauna;

- Tours, tourist guides, organized entertainments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Rate of surcharge:

The Tourist Service units which are qualified as mentioned in Point 1(a) are permitted to collect at most a 5% surcharge on the customary service charge stipulated in Point 1(b).

II. USE OF SURCHARGE:

Surcharge is a payment made in addition to the customary service charges stipulated and added to the total service charge paid by the customers. The unit concerned must account separately for the surcharge, the service charge, and the price of goods on each bill, and register them for paying turnover tax according to the tax rate set for the business concerned.

The surcharge collected after deduction to pay the turnover tax shall be distributed as follows:

Part of it, but not exceeding 50% of the salary and wage fund, shall be used to reward the individuals and collectives with good quality of service, to organize study tours to improve professional skills and to improve the working conditions. This spending is regarded as rational and legal spending in fixing profit tax and shall not be included in the controlled level of funds for enterprises according to the regime of annual dividend distribution.

After paying the turnover tax and granting rewards as mentioned above, the unit concerned shall account for the remaining part in its revenues in order to fix the rate of profit tax and pay it as stipulated. For the losing business units, they are not allowed to make the above-mentioned spendings, but account for it in its revenues to make up for the losses.

III. MANAGEMENT:

The Tourist Service units have to closely organize and manage this source of revenue, organize the collection of the fixed percentage of surcharge on the services mentioned above, and rationally distribute it among the members of the unit according to this regime. They should re-organize the writing of bills to be paid by the customers, write the surcharge as a separate item for easy supervision and management. They must ensure that their cadres and employees shall not receive tips in any form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Tourist Services shall have to strictly carry out the concrete stipulations of this Inter-ministerial Circular, and shall not set up other funds in any form for distribution. The Taxation Service shall have to distribute bills to the units in conformity with the requirement of this Circular.

This Circular takes effect on January 1st, 1995. All relevant documents issued earlier which are contrary to these stipulations are now annulled.

 

HEAD OF THE GENERAL DEPARTMENT OF TOURISM




Do Quang Trung

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE-MINISTER




Vu Mong Giao

 

;

Thông tư liên bộ 88-TTLB năm 1995 hướng dẫn thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch do Bộ Tài chính - Tổng cục du lịch ban hành

Số hiệu: 88-TTLB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch
Người ký: Đỗ Quang Trung, Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 27/11/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 88-TTLB năm 1995 hướng dẫn thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch do Bộ Tài chính - Tổng cục du lịch ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…