Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG TRƯỜNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31-TT-LB

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1963 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

Nhiệm vụ của ngành Nông trường quốc doanh ngày càng to lớn trong việc phục vụ kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân và tích lũy vốn cho Nhà nước để thực hiện công nghiệp hóa nước nhà.

Hiện nay các nông trường quốc doanh cũng sản xuất, chế biến và kinh doanh nhiều mặt hàng như các xí nghiệp quốc doanh khác, việc áp dụng chế độ thuế khóa cần phải thống nhất để bảo đảm tích lũy cho Nhà nước, đồng thời phát huy tác dụng giám đốc bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế, thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.

Căn cứ tinh thần điều lệ thuế hiện hành do các Nghị định số 421-TTg, 425-TTg ngày 18-12-1954 và Thông tư số 437-TTg ngày 18-12-1954 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, liên Bộ Tài chính- Nông trường hướng dẫn việc thi hành đối với các nông trường quốc doanh  cụ thể như sau:

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC THỂ LỆ ÁP DỤNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH.

A. THUẾ DOANH NGHIỆP:

1. Các sản phẩm trồng trọt của nông trường đã qua chế biến, thì khi bán ra phải nộp thuế doanh  nghiệp 2% trên doanh số bán ra như: bán sắn lát, khoai lát khô, bột sắn, bột khoai, chuối khô, bánh kẹo v .v… (ngô xay, gạo, khoai sắn khô của nông trường được để lại bán cho công nhân viên theo chế độ phân phối lương thực của Nhà nước thì không phải nộp thuế doanh nghiệp vào phần đó). Các sản phẩm trồng trọt của nông trường quốc doanh chưa qua chế biến thì khi bán ra không phải nộp thuế doanh nghiệp, ví dụ: bán thóc, gạo, ngô, khoai sắn tươi, cam quýt, chuối tươi v .v…

2. Đối với các sản phẩm chăn nuôi của nông trường thì về nguyên tắc khi bán ra đều phải nộp thuế doanh nghiệp 3% trên doanh số bán ra. Tuy nhiên, để chiếu cố những khó khăn hiện nay của các nông trường, trong việc chăn nuôi lợn, gà, cừu, tạm thời chưa thu thuế doanh nghiệp vào các gia súc đó. Trường hợp điều chuyển nội bộ các loại: trâu bò, lợn, cừu từ vốn lưu động lên tài sản cố định, hoặc chuyển gia súc giống từ nông trường này đến nông trường khác theo kế hoạch của Bộ Nông trường thì không phải nộp thuế doanh nghiệp vào doanh số đó.

3. Các nông trường có khai hoang hoặc tổ chức khai thác lâm sản như: gỗ, củi và các lâm sản khác thì ngoài việc nộp tiền bán khoản lâm sản, khi bán ra còn nộp thuế doanh nghiệp về kinh doanh khai thác 2% trên giá bán. Nếu nông trường tự tổ chức chế biến lâm sản như: xẻ gỗ, gỗ ván sàn, gỗ tà vẹt, đóng bàn ghế, giường và làm than hầm, v .v… thì chỉ phải nộp một lần thuế doanh nghiệp 2% trên doanh số bán các sản phẩm nói trên.

4. Nông trường có những phương tiện vận tải như: ô-tô, xe bò, xe ngựa để chuyển vận trong nội bộ nông trường thì không phải nộp thuế, nếu có chở thuê cho ngoài thì phải nộp thuế 3% trên doanh số cước phí thu được.

5. Nông trường có bộ phận sửa chữa máy móc trong nội bộ nếu có chữa thuê cho ngoài thì nộp 5% trên doanh số thu được về sửa chữa.

6. Đối với một số vật liệu kiến trúc như: vôi, gạch, ngói…của nông trường sản xuất ra thì phần để lại dùng vào kiến thiết cơ bản trong nông trường không phải nộp thuế, phần bán ra ngoài thì phải nộp thuế doanh nghiệp 2%.

B. THUẾ HÀNG HÓA:

Thuế hàng hóa đánh vào một loại hàng theo những thuế suất nhấn định ghi ở hàng thuế biểu kèm theo theo điều lệ tạm thời về thuế hàng hóa số 426-TTg ngày 18-12-1954. Trị giá hàng dùng làm căn cứ để tính thuế, gọi tắt là “giá tính thuế” do cơ quan tài chính địa phương ấn định (đối với hàng công nghệ phẩm sản xuất trong nước giá tính thuế là giá bán buôn công nghiệp; đối với sản phẩm nông lâm nghiệp sản xuất trong nước, giá tính thuế là giá bán buôn (trong đó có cả thuế) của mậu dịch quốc doanh ở địa phương).

Kèm theo đây bảng thuế suất về một số loại hàng mà các nông trường hiện đang sản xuất, trong đó có 5 mặt hàng hiện nay sản xuất của nông trường còn gặp khó khăn, tạm thời chưa thu thuế hàng hóa là: dầu sả, cà phê xuất khẩu (cà phê bán nội địa, vẫn phải nộp thuế hàng hóa), sữa hộp, sữa bánh, chè băm do nông trường tận dụng lá già trong các đợt đốn chè và trực tiếp chế biến lấy.

C. THUẾ SÁT SINH:

Trong lúc chờ đợi ban hành những bổ sung về điều lệ thuế sát sinh cho thích hợp với tình hình mới, liên Bộ căn cứ những nguyên tắc thể lệ thuế sát sinh hiện hành nhắc lại một số điểm chính sau đây:

- Thuế sát sinh đánh vào bốn loại súc vật giết thịt là: trâu, bò, lợn, dê.

- Người tự chăn nuôi súc vật ít nhất trên ban thàng được ủy ban hành chính địa phương cho phép mổ để ăn thì được miễn thuế sát sinh về phần thịt để lại ăn, còn phần bán ra thì phải nộp thuế.

Thuế suất thuế sát sinh ấn định là 10% trên giá con vật mổ thịt. Giá con vật mổ thịt căn cứ vào trọng lượng con vật sau khi đã mổ thịt và giá tính thuế cơ quan tài chính ấn định, căn cứ giá bán buôn trên thị trường trong đó có cả thuế.

Đối với nông trường, mua súc vật về giết thịt cũng như trường hợp được phép giết súc vật do các tổ, đội sản xuất chăn nuôi đều phải nộp thuế sát sinh dù mổ để ăn trong các dịp liên hoan hay mổ bán cho các bếp ăn tập thể hoặc bán ra ngoài. Riêng đối với các tổ chức công đoàn phân công viên tranh thủ chăn nuôi ngoài giờ hành chính nếu giết súc vật tự chăn nuôi trên ba tháng để ăn thì được miễn thuế sát sinh về phần thịt để ăn, phần dư bán ra vẫn phải nộp thuế.

II. THỦ TỤC NỘP THUẾ

1. Về thuế doanh nghiệp: Nông trường có nhiệm vụ khai báo và nộp thuế cho cơ quan tài chính ở gần nơi cơ quan văn phòng nông trường đó trụ sở (phòng tài chính huyện). Thuế doanh  nghiệp thu hai lần trong một tháng.

Lần thứ nhất, từ ngày 15 đến 20 hàng tháng tính trên doanh số đã thực hiện 15 ngày đầu tháng.

Lần thứ hai, vào ngày 5 đầu tháng sau, tính trên doanh số đã thực hiện cả tháng sau khi đã trừ số thuế đã nộp lần thứ nhất. Nếu chưa có điều kiện kết toán doanh thu hàng tháng đúng hạn thì sẽ căn cứ vào kế hoạch kinh doanh tiêu thụ hàng tháng mà tính thuế (lần đầu 50% kế hoạch, lần thứ hai 50%) sau khi kết toán được doanh thu sẽ điều chỉnh lại số thuế đã nộp, nếu thiếu thì nộp thêm ngay, thừa thì để trừ vào tháng sau.

2. Về thuế hàng hóa: Thuế hàng hóa phải nộp ngay tại nông trường khi bắt đầu vận chuyển hàng đi và nộp từng chuyến hàng một, nên khi bán hàng nông trường phải tính giá bán là giá có cả thuế hàng hóa để rồi nông trường sẽ trích số thuế đó ra nộp cho cơ quan tài chính địa phương. Nông trường là cơ sở sản xuất ra hàng hóa phải có nghĩa vụ khai báo và nộp thuế đầy đủ, kịp thời. Sau khi đã thu thuế, cơ quan thuế địa phương cấp giấy chứng nhận đã nộp thuế để mang kèm theo hàng chuyển vận đi.

3. Tổ chức công đoàn ở nông trường có kinh doanh và chế biến thì cũng áp dụng chế độ thuế nói chung.

III. NHIỆM VỤ CHẤP HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CÁC NÔNG TRƯỜNG VÀ CƠ QUAN TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG:

1. Các nông trường quốc doanh có nhiệm vụ:

- Tổ chức học tập phổ biến chính sách thể lệ thuế xuống đến tổ, đội sản xuất.

- Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ khai báo và nộp thuế cho cơ quan tài chính địa phương.

- Triệt để chấp hành kỷ luật nộp sản phẩm cho Nhà nước và tích cực giúp đỡ các cơ quan tài chính và các cơ quan khác có trách nhiệm thu mua nông sản phẩm và quản lý thị trường.

- Các bộ phận tài vụ kế toán, kế hoạch và cung tiêu chế biến phải nghiên cứu tính toán để ghi chi tiêu tiền thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong các kế hoạch thu chi tài vụ kế hoạch giá thành hàng bán ra.

- Nông trường phải gửi báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ, lỗ lãi nộp ngân sách hàng tháng, hàng quý, năm cho cơ quan tài chính và thường xuyên trao đổi bàn bạc với cán bộ tài chính địa phương trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, để cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ thu nộp vào ngân sách Nhà nước và thi hành đầy đủ chế độ kế toán tài vụ Nhà nước đã ban hành.

2. Cơ quan tài chính địa phương có nhiệm vụ:

- Giúp đỡ các nông trường tổ chức việc phổ biến học tập chính sách và thể lệ thuế.

- Giám sát và đôn đốc các nông trường thực hiện thu nộp kịp thời và đầy đủ các loại thuế, lợi nhuận và khấu hao vào ngân sách Nhà nước và giúp đỡ nông trường giải quyết những khó khăn trở ngại trong sản xuất tiêu thụ để nông trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Cán bộ tài chính chuyên trách phải thường xuyên đi sát từng nông trường, đi sâu vào kế toán, tài vụ để giúp nông trường thực hiện đúng chế độ đã ban hành và nắm chắc mọi hoạt động kinh tế của nông trường để cùng nông trường đã tham gia xây dựng kế hoạch thu chi tài vụ và xét duyệt quyết toán của nông trường.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 
 


Trịnh Văn Bính

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG
 


 

Nguyễn Văn Trí

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 31-TT-LB năm 1963 hướng dẫn chính sách thuế đối với các nông trường quốc doanh do Bộ Tài chính - Bộ Nông trường ban hành

Số hiệu: 31-TT-LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Nông trường
Người ký: Trịnh Văn Bính, Nguyễn Văn Trí
Ngày ban hành: 18/12/1963
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 31-TT-LB năm 1963 hướng dẫn chính sách thuế đối với các nông trường quốc doanh do Bộ Tài chính - Bộ Nông trường ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…