BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1-TT-LB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1996 |
Để thi hành pháp luật đã quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh và bảo dảm an toàn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng, liên Bộ Tài chính - Tư pháp - Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp Nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh đối với mọi thành phần kinh tế khi vay vốn ngân hàng (sau đây gọi là Tổ chức tín dụng) như sau:
I. THỦ TỤC THẾ CHẤP, CẦM CỐ TÀI SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Khi cần thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn, doanh nghiệp nhà nước lập danh mục các tài sản dùng để thế chấp hoặc danh mục các tài sản dùng để cầm cố theo mẫu quy định tại Thông tư này để được Cơ quan quản lý vốn có thẩm quyền xác nhận.
1.1. Đối với các tài sản là bất động sản mà doanh nghiệp nhà nước được quyền dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật thì lập danh mục riêng (mẫu số 01.TSTC), kèm theo các bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất (nếu có).
1.2. Đối với các tài sản là động sản mà doanh nghiệp nhà nước được quyền dùng để cầm cố theo quy định của pháp luật thì lập danh mục riêng (mẫu số 02.TSCC) kèm theo các bản gốc giấy tờ về quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản (nếu có).
1.3. Đối với những tài sản mà pháp luật quy định khi thế chấp, cầm cố phải được Cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép như: dây chuyền sản xuất đồng bộ, cơ sở hạ tầng quan trọng... thì doanh nghiệp nhà nước phải lập danh mục riêng (theo mẫu 01.TSTC hoặc mẫu 02.TSCC) và đề nghị Cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép bằng văn bản được dùng để thế chấp, cầm cố.
2. Cơ quan Tài chính (Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp ở Trung ương, Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - sau đây gọi tắt là Cơ quan quản lý vốn và tài sản) tiến hành xác nhận cho doanh nghiệp nhà nước thuộc mình quản lý các bảng danh mục tài sản do doanh nghiệp lập mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý cần thế chấp, cầm cố để vay vốn tại tổ chức tín dụng.
2.1. Đối với những tài sản mà doanh nghiệp nhà nước được quyền dùng để thế chấp, cầm cố như quy định tại điểm 1.1 và 1.2 mục này thì Cơ quan quản lý vốn và tài sản tiến hành xác nhận danh mục tài sản và các yếu tố ghi trên bảng danh mục theo mẫu quy định.
2.2 Đối với những tài sản quy định tại điểm 1.3 mục này thì Cơ quan quản lý vốn và tài sản chỉ tiến hành xác nhận danh mục các tài sản và các yếu tố ghi trên bảng danh mục sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp nhà nước được dùng tài sản để thế chấp, cầm cố.
3. Tổ chức tín dụng cho vay tiến hành xem xét danh mục tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp nhà nước đã được Cơ quan quản lý vốn và tài sản ghi ý kiến xác nhận, trừ những tài sản không đủ điều kiện thế chấp, cầm cố; hai bên định giá lại tài sản làm cơ sở cho việc xác định số tiền được vay, lập hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng cầm cố tài sản.
Việc định giá tài sản thế chấp, cầm cố do hai bên thế chấp, cầm cố và tổ chức tín dụng thoả thuận trên cơ sở giá trị còn lại (sau khi đã khấu hao) và giá cả thị trường tại địa phương của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Đối với giá trị quyền sử dụng đất thì theo giá giao đất hoặc tiền thuê đất (đối với đất được thuê) mà doanh nghiệp đã trả trước theo giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trong phạm vi khung giá hiện hành của Chính phủ.
4. Danh mục tài sản thế chấp hoặc danh mục tài sản cầm cố được lập thành 2 bản: một bản lưu giữ tại tổ chức tín dụng cho vay vốn trong suốt thời gian thế chấp, cầm cố và một bản lưu tại Cơ quan quản lý vốn và tài sản nơi xác nhận.
5. Những tài sản đã được Cơ quan quản lý vốn và tài sản xác nhận đang được dùng thế chấp, cầm cố tại một tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp nhà nước không được kê khai bảng danh mục khác để được xác nhận hoặc xin phép được thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác. Nếu tổ chức tín dụng phát hiện doanh nghiệp nhà nước nào cố ý làm sai quy định này thì đình chỉ ngay việc cho vay vốn và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của thể lệ tín dụng hiện hành. Những hành vi cố ý lừa đảo để kê khai nhiều bảng danh mục để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng, nếu phát hiện sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Một tài sản dùng để thế chấp, cầm cố cho nhiều lần vay tại một tổ chức tín dụng thì chỉ cần xác nhận bảng danh mục tài sản lần đầu, các lần cho vay sau tổ chức tín dụng cần theo dõi đối chiếu để tổng số tiền cho vay không được vượt quá mức quy định so với giá trị tài sản thế chấp cầm cố đã được thoả thuận định giá, trường hợp cần bổ sung thêm tài sản thế chấp, cầm cố cho đủ số tiền xin vay thì doanh nghiệp nhà nước phải lập danh mục tài sản bổ sung.
Trường hợp một tài sản được dùng để thế chấp, cầm cố cho nhiều tổ chức tín dụng cùng một lúc cho vay một dự án đầu tư thì được dùng một bảng danh mục để ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố tài sản cho nhiều tổ chức tín dụng.
6. Trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ hoặc bị tuyên bố phá sản thì tổ chức tín dụng căn cứ vào hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố tài sản và bảng danh mục tài sản thế chấp hoặc cầm cố làm cơ sở đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
II. THỦ TỤC CÔNG CHỨC HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP, CẦM CỐ, BẢO LÃNH VAY VỐN NGÂN HÀNG
1. Mỗi lần thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh, hai bên thế chấp, cầm cố hoặc bên bảo lãnh và tổ chức tín dụng phải ký kết văn bản theo hình thức là hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố hoặc hợp đồng bảo lãnh, kèm theo giấy tờ về quyền sở hữu tài sản hoặc bảng danh mục tài sản thế chấp, cầm cố (đối với doanh nghiệp nhà nước).
1.1. Hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố hoặc hợp đồng bảo lãnh lập thành 4 bản có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) theo quy định tại điểm 1.3 mục này và cả 4 bản đều có giá trị ngang nhau. Việc làm thủ tục công chứng được tiến hành sau khi bên cho vay đồng ý duyệt cho vay và thoả thuận ký hợp đồng.
- 1 bản bên thế chấp, cầm cố (bên vay) hoặc bên bảo lãnh giữ.
- 1 bản tổ chức tín dụng (bên cho vay) giữ cùng với các bản gốc giấy tờ sở hữu tài sản hoặc danh mục tài sản thế chấp, cầm cố (đối với doanh nghiệp nhà nước).
- 1 bản cơ quan đăng ký thế chấp, cầm cố giữ (nếu là tài sản có đăng ký thế chấp, cầm cố).
- 1 bản lưu tại cơ quan công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi chứng nhận.
1.2. Chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện là xác thực việc ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của hai bên, tính hợp pháp của các giấy tờ kèm theo và làm cơ sở pháp lý để xử lý tranh chấp, đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của các bên liên quan.
1.3. Phạm vi công chứng:
- Đối với những tài sản là bất động sản, động sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản mà pháp luật không quy định đăng lý quyền sở hữu nhưng tổng giá trị các tài sản của hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh từ 50 (năm mươi) triệu đồng trở lên thì hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố hoặc hợp đồng bảo lãnh nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Đối với những tài sản khác ngoài quy định trên thì việc cần chứng nhận hay không của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện vào hợp đồng thế chấp, hợp động cầm cố hoặc hợp đồng bảo lãnh là do hai bên thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh và tổ chức tín dụng thoả thuận.
2. Khi tiến hành chứng nhận hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, hợp đồng bảo lãnh thì công chứng viên hoặc cán bộ được giao trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải kiểm tra đầy đủ các yếu tố của hợp đồng và các giấy tờ kèm theo như bản gốc giấy tờ về quyền sở hữu hoặc quản lý tài sản, bảng danh mục tài sản thế chấp, cầm cố (đối với doanh nghiệp nhà nước).
3. Địa điểm công chứng:
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc chứng nhận hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố hoặc hợp đồng bảo lãnh được thực hiện tại Phòng công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký tài sản đó.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Mọi điều khoản quy định tại các Thông tư trước đây trái với Thông tư này hết hiệu lực thi hành.
3. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
4. Tổ chức tín dụng, Cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Cơ quan Công chứng nhà nước và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này. Quá trình thực hiện có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Liên Bộ để giải quyết.
Tên doanh nghiệp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa chỉ:.................
Chu Văn Nguyễn (Đã ký) |
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Nguyễn Ngọc Hiến (Đã ký) |
(Theo thông tư liên bộ:Tài chính - Tư pháp - NHNNSố 1013/TT-LB ngày 3/7/1996)
DANH MỤC TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VAY VỐN NGÂN HÀNG
Số TT |
Tên tài sản |
Số hiệu tài sản |
Số giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) |
Diện tích đất |
Nguyên giá (1000đ) |
Giá trị còn lại (1000đ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
... Ngày... tháng... năm 19...
Ý kiến Tổng giám đốc (Giám đốc)
của Cơ quan quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước
và tài sản tại doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Tên doanh nghiệp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa chỉ:.................
(Thông tư liên Bộ:Tài chính - Tư pháp - NHNNSố 1013/TT-LB ngày 3/7/1996)
DANH MỤC TÀI SẢN CẦM CỐ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VAY VỐN NGÂN HÀNG
Số TT |
Tên tài sản |
Số hiệu tài sản |
Số giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) |
Diện tích đất |
Nguyên giá (1000đ) |
Giá trị còn lại (1000đ) Đến:... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
... Ngày... tháng... năm 19...
Ý kiến Tổng giám đốc (Giám đốc)
của Cơ quan quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước
và tài sản tại doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
THE MINISTRY OF JUSTICE - THE STATE BANK - THE MINISTRY OF FINANCE
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01-TT/LB |
Hanoi, July 03, 1996 |
INTER-MINISTERIAL CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE ON PROCEDURES FOR PROPERTY MORTGAGE AND PLEDGE BY STATE ENTERPRISES AND PROCEDURES FOR THE NOTARIZATION OF PLEDGE, MORTGAGE AND GUARANTY CONTRACTS FOR BORROWING OF CAPITAL FROM THE BANK
To implement the legislation on mortgage and pledge of property, thus creating favorable conditions for enterprises to borrow capital for production and business, and to ensure the security of loaned capital of the credit institutions, the Ministry of Finance, the Ministry of Justice and the State Bank jointly provide the following guidances on the procedures for mortgage and pledge of property by State enterprises and the procedures for the notarization of mortgage, pledge and guaranty contracts for borrowing capital from banks (hereafter referred to as credit institutions) by all economic sectors:
I. PROCEDURES FOR MORTGAGE AND PLEDGE OF PROPERTY BY STATE ENTERPRISES
1. A State enterprise which needs to mortgage or pledge its assets for a loan shall have to make a list of the assets to be mortgaged or pledged already certified by the competent capital management agency.
1.1. For immovable assets which the State enterprise is entitled to mortgage as prescribed by law, a separate list must be made with the attachment of the original papers evidencing the right to use land allotted or leased to the enterprise by the State (if any).
1.2. For movable assets which the State enterprise is entitled to pledge as prescribed by law, a separate list must be attached to the original papers certifying the right to own or manage such assets (if any).
1.3 For assets the mortgage or pledge of which must be permitted by the competent management agency, such as complete production lines, important infrastructures..., the State enterprise must make a separate list and request the competent management agency to permit in writing their use as mortgage or pledge.
...
...
...
2.1 With regard to assets which the enterprise is entitled to mortgage or pledge as provided for in Points 1.1 and 1.2 of this Item, the Capital and Property Management Agency shall certify the list of assets and the detailed items in the list in accordance with the stipulated form.
2.2 With regard to assets stipulated in Point 1.3 of this Item, the Capital and Property Management Agency shall certify the list of assets and the detailed items in the list only after the State enterprise is permitted in writing by the competent agency to mortgage or pledge such assets.
3. The lending credit institution shall consider the list of the assets of the State enterprise to be mortgaged or pledged, which has already been certified by the Capital and Property Management Agency, except for those assets which are not qualified for mortgage or pledge; the two sides shall re-evaluate the assets which shall serve as basis for determining the size of the loan and drawing up the contract for the mortgage or pledge of property.
The evaluation of the assets to be mortgaged or pledged shall be agreed upon by the mortgagor, the pledgor and the credit organization, based on the remaining value (after depreciation) and the local market prices of such assets at the time of the signing of the contract; with regard to the value of the land-use right, it shall be determined according to the price of the transferred land or the land rent (for leased land) already paid in advance at the price set by the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government within the current price brackets prescribed by the Government.
4. The list of the mortgaged or pledged assets shall be made in two copies: one to be kept by the credit institution that lent the capital for the entire duration of the mortgage or pledge, and the other at the Capital and Property Management Agency which certifies the list.
5. With regard to assets already certified by the Capital and Property Management Agency and being used as mortgages or pledges at a credit institution, the State enterprise is not allowed to draw up another list to apply for certification or for permission to mortgage or pledge such assets at any other credit institution. If a credit institution finds out that the State enterprise deliberately contravene this provision, it shall immediately suspend the lending and take measures to settle it in accordance with the current regulations on credit. All fraudulent acts to make many lists of the same assets in order to get loans from many credit institutions, if detected, shall be prosecuted before law.
Where a property is used as mortgage or pledge for several loans at one credit institution, the list of assets needs to be certified only for the first loan. For the subsequent loans, the credit institution shall have only to monitor and make comparisons to ensure that the total loan shall not exceed the value of the mortgaged or pledged assets agreed upon by the two parties. Where more assets are needed as mortgaged or pledged for the requested loan, the State enterprise shall have to make a list of additional assets.
Where a property is used as mortgage or pledge at several credit institutions which simultaneously give loans to the same investment project, the same list of assets can be used for signing the contract for the mortgage or pledge of property to several credit institutions.
6. Where the State enterprise cannot repay its debts or is declared bankrupt, the credit institution shall base itself on the contract for the mortgage or pledge of property and the list of the mortgaged or pledged assets to propose the competent State agency to organize an auction of such assets in accordance with the provisions of law so as to retrieve the debts.
...
...
...
1. For each mortgage, pledge or guaranty, the mortgagor, the pledgor or the guarantor and the credit institution must sign a mortgage, pledge or guaranty contract with the papers evidencing the ownership over the assets or the list of the assets to be mortgaged or pledged (with regard to a State enterprise) attached thereto.
1.1 A mortgage, pledge or guaranty contract must be made in four copies with notarization by the State Notary office or certification by the Peoples Committee of the district, town or provincial capital or town (hereafter referred to as district Peoples Committee) as provided for in Point 1.3 of this Item. All four copies shall be equally valid. Procedures for the notarization are conducted after the lending party has ratified the loan and agreed to sign the contract.
- One copy shall be kept by the mortgagor or the pledgor (the borrowing party) or the guarantor.
- One copy shall be kept by the credit institution (the lending party), together with the original papers on the ownership over the assets or the list of the assets to be mortgaged or pledged (with regard to a State enterprise).
- One copy shall be kept by the mortgage or pledge registering agency (if the assets are registered for mortgage or pledge)
- One copy shall be kept at the State Notary office or the district Peoples Committee which certifies the list of the mortgaged or pledged assets.
1.2. The notarization by the State Notary office or the certification by the district Peoples Committee is the recognition of the signing of the mortgage, pledge or guaranty contract between the two parties, the legality of the attached documents which shall serve as legal basis to settle any disputes between the parties involved or to auction the mortgaged or pledged assets.
1.3. Scope of notarization:
- For assets which are immovables or movables over which the ownership rights must be registered as prescribed by law; and assets over which the ownership right needs not to be registered as prescribed by law but with a total value stated in the mortgage, pledge or guaranty contract of 50 (fifty) million VND or more, such a contract must be notarized by the State Notary office or certified by the district Peoples Committee.
...
...
...
2. When notarizing or certifying a mortgage, pledge or guaranty contract, the Notary Public or the authorized officer of the district Peoples Committee must inspect all the clauses of the contract and the documents attached thereto such as the original papers on the right to own or manage the assets, the list of the mortgaged or pledged assets ( with regard to a State enterprise).
3. Place of notarization:
With regard to assets over which the ownership rights have been registered, the notarization or certification of the mortgage, pledge or guaranty contract shall be conducted at the State Notary office or the Office of the district Peoples Committee where such assets are registered.
III. PROVISIONS ON IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect from the date of its signing.
2. All provisions stipulated in the earlier circulars which are contrary to this Circular shall be no longer valid for implementation.
3. Any amendment or supplement to the provisions in this Circular shall be decided by the Minister of Finance, the Minister of Justice and the Governor of the State Bank.
4. The credit institutions, the agencies managing State capital and property at enterprises, the State Notary Public offices and the concerned agencies shall have to implement this Circular. In the process of implementation, if any difficulty or obstacle arises, it must be promptly reported to the said ministries for settlement.
...
...
...
FOR THE
MINISTER JUSTICE
VICE MINISTER
Nguyen Ngoc Hien
FOR THE
GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR
Chu Van Nguyen
;
Thông tư liên bộ 1-TT/LB 1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng do Bộ Ngân hàng nhà nước - Tài chính - Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 1-TT-LB |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Chu Văn Nguyễn, Nguyễn Ngọc Hiến, Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 03/07/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên bộ 1-TT/LB 1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng do Bộ Ngân hàng nhà nước - Tài chính - Tư pháp ban hành
Chưa có Video