BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2013/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013 |
Căn cứ Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp (gọi tắt là Thông tư số 228/2009/TT-BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC như sau:
a) Đối tượng: là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
b) Điều kiện: Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.
c) Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức trích cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức trích dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính |
= |
Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế |
- |
Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế |
x |
Số vốn đầu tư của mỗi bên |
Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế |
Trong đó:
- Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Ví dụ: Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, với cơ cấu 3 cổ đông góp vốn là: Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ tương ứng 25 tỷ đồng; Công ty C nắm giữ 30% vốn điều lệ tương ứng 15 tỷ đồng, Công ty D nắm giữ 20% vốn điều lệ tương ứng 10 tỷ đồng. Các công ty đã đầu tư đủ vốn theo tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, vì vậy tổng vốn đầu tư của 3 Công ty B, C, D tại Công ty A là 50 tỷ đồng.
Năm 2012, do suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động SXKD của công ty A bị lỗ 6 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu (mã số 410 của Bảng cân đối kế toán) của Công ty A còn lại 44 tỷ đồng.
Như vậy, năm 2012 khi Công ty B, Công ty C, Công ty D thực hiện trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính tại Công ty A phải căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty A, mức trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính tại Công ty cổ phần A của các Công ty như sau:
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty B:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 25/50 = 3 tỷ đồng.
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty C:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 15/50 = 1,8 tỷ đồng
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty D:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x 10/50 = 1,2 tỷ đồng
d. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại tiết c Điều này;
Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 7 năm 2013.
2. Các doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính cùng năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp khi các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra xuất toán khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm tương ứng mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước sẽ giảm trừ vào số phải nộp của năm sau (trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thì không phải nộp và không phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán).
Các doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính năm trước của tổ chức kinh tế nhận vốn góp (Ví dụ: Công ty mẹ trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2011 đã căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2010 của các tổ chức kinh tế nhận vốn góp), doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế theo quy định của pháp luật thì không thực hiện điều chỉnh lại việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính theo quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 89/2013/TT-BTC |
Hanoi, June 28, 2013 |
AMENDING AND SUPPLEMENTING THE CIRCULAR NO. 228/2009/TT-BTC DATED 7/12/2009 OF THE MINISTRY OF FINANCE GUIDING THE APPROPRIATION AND USE OF PROVISIONS FOR DEVALUATION OF INVENTORIES, LOSSES OF FINANCIAL INVESTMENTS, BAD RECEIVABLE DEBTS AND WARRANTY FOR PRODUCTS, GOODS AND CONSTRUCTION AND INSTALLMENT WORKS AT ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Securities;
Pursuant to the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP dated 11/12/2008 detailing and guding implementation of a number of articles of the Law on Enterprise income tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 122/2011/ND-CP dated 27/12/2011 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 124/2008/ND-CP dated 11/12/2008 detailing and guiding implementation of a number of articles of Law on Enterprise income tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP dated 27/11/2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the proposal of Director of Corporate Finance Department;
The Minister of Finance promulgates the Circular amending and supplementing the Circular No. 228/2009/TT-BTC dated 7/12/2009 of the Ministry of Finance guiding the appropriation and use of provisions for devaluation of inventories, losses of financial investments, bad receivable debts and warranty for products, goods and construction and installment works at enterprises (hereinafter abbreviated to the Circular No. 228/2009/TT-BTC) as follows:
Article 1. To amend and supplement clause 2 Article 5 of the Circular No. 228/2009/TT-BTC as follows:
a) Objects: Capital portions currently invested by an enterprise in other economic organizations set up under law (including: Limited liability companies, joint-stock companies not eligible to make appropriation of provision as prescribed in clause 1 Article 5 of the Circular No. 228/2009/TT-BTC dated 7/12/2009 of the Ministry of Finance, joint venture companies, partnership companies) and other long-term investments for which provisions must be appropriated in case the economic organizations invested by enterprises get loss (except cases of loss anticipated in the business plans compiled before making investment).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Conditions: An enterprise performs appropriation of provision only when total actual invested capital of owner is more than total actual value of equity capital of the invested economic organization.
c) Method of appropriating the provision:
The level of the provision for each financial investment to be appropriated is equal to the invested capital amount and calculated according to the following formula:
Level of the provision for each financial investment
=
Parties' actual investment capital at economic organization
-
Actual equity capital of economic organization
x
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Parties' actual investment capital at economic organization
In which:
- Parties' actual investment capital at the economic organization is determined in the annual accounting balance sheet of the economic organization receiving the contributed capital at the time of appropriating the provision (codes 411 and 412 of the accounting balance sheet, promulgated together with the Finance Minister's Decision No. 15/2006/QD-BTC of March 20, 2006).
- The actual equity capital of economic organization is determined in the economic organization's annual accounting balance sheet at the time of appropriating the provision (code 410 of the accounting balance sheet, promulgated together with the Finance Minister's Decision No. 15/2006/QD-BTC of March 20, 2006).
Example: An A company is a joint-stock company operating in construction with charter capital of VND 50 billion, and structure of 3 shareholders contributed capital, including: B company holds 50% of charter capital, proportion to VND 25 billion; C company holds 30% of charter capital, proportion to VND 15 billion, and D company holds 20% of charter capital, proportion to VND 10 billion. All companies have invested full capital at the rates of charter capital they are holding, so that total investment capital of 3 companies B, C and D at the A company is VND 50 billion.
In 2012, due to deterioration of economy, the production and business result of the A company was lost VND 6 billion, leading to remaining of equity capital (code 410 of the Balance sheet) of the A company of VND 44 billion.
So that, in 2012, when the B company, C company and D company implement appropriation of provision for the financial investment at the A company, they must base on the 2012 financial statements of the A company, the level of appropriation of provision for loss of financial investment at the A joint-stock company of these companies shall be as follows:
Level of appropriation of provision for financial investment of B company:
(VND 50 billion - VND 44 billion) x = VND 3 billion.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(VND 50 billion – VND 44 billion) x = VND 1.8 billion
Level of appropriation of provision for financial investment of D company:
(VND 50 billion – VND 44 billion) x = VND 1.2 billion
d. Handling of the provision:
At the time of appropriating provisions, if the capital amounts invested in economic organizations are lost due to loss-making operations of these economic organizations, a provision for loss of financial investments must be appropriated according to Item c of this Article;
If the amount of the provision for loss of financial investments to be appropriated is equal to the balance of the existing provision, the enterprise is not required to appropriate the provision;
If the amount of the provision to be appropriated is higher than the balance of the existing provision, the enterprise shall add the difference to its financial expenditures.
If the amount of the provision to be appropriated is lower than the balance of the existing provision, the enterprise shall refund the difference and record it as a decrease in its financial expenditures.
Article 2. Organization of implementation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. For enterprises have implemented appropriation of provision for financial investments on the basis of financial statements in the same year of year when the economic organizations received the contribution capital , if agencies competent to inspection and examination have excluded the deductable expenses from the accounts upon determining taxable incomes, the payable EIT will be increased additionally respectively which enterprises have remitted in the State budget will be reduced for the payable amounts of next year (if enterprises have not yet remitted, enterprises will be not required for remittance and adjustment of accounting books is not required).
Enterprises that have implemented appropriation of provision for financial investments on the basis of the previous annual financial statement of economic organization receiving capital (Example: Mother company make appropriation of provisions of long-term financial investment in 2011 based on the 2010 financial statement of economic organizations receiving its contributed capital), if enterprise has declared tax as prescribed by law, it is not required to adjust appropriation of provision for financial investment as prescribed in this Circular.
In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Finance for timely settlement.
FOR THE FINANCE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Tran Van Hieu
;
Thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 89/2013/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 28/06/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video