BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2003/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2003 |
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và
các văn bản hướng dẫn về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày
01/7/2003 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Căn cứ Quyết định số 175/2002/QĐ ngày
03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp ôtô Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020;
Căn cứ Quyết định 186/2002/QĐ-TTg ngày
26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
ngành cơ khí Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020.
Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách ưu đãi tài chính đối với các doanh
nghiệp cơ khí sản xuất ôtô buýt chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên (Sau đây gọi
là xe ôtô chở khách) như sau:
Đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ về tài chính và ưu đãi thuế theo quy định tại thông tư này là các doanh nghiệp (Bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp thực hiện việc sản xuất ôtô chở khách. Riêng Công ty cơ khí ôtô 1-5 thuộc Tổng công ty cơ khí Giao thông Vận tải được áp dụng các chính sách hỗ trợ về tài chính theo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung sản phẩm ôtô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên vào danh mục các sản phẩm cơ khí ưu đãi được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển.
Các doanh nghiệp cơ khí sản xuất xe ôtô chở khách phải đăng ký với Bộ Công nghiệp về tỷ lệ nội địa hoá xe ôtô chở khách đạt được đến 20% vào năm 2005 và từ 35-40% vào năm 2010 theo quy định tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.
Chính sách ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp.
1. Khi tiến hành đầu tư các dự án xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất xe ôtô chở khách được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp được vay vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển, thời hạn vay không quá 12 năm trong đó có 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm, lãi suất vay là 3%/năm tính riêng cho từng khoản vay. Doanh nghiệp vay vốn không phải thế chấp tài sản, nhưng không được chuyển nhượng tài sản trước khi trả xong nợ (Cả gốc và lãi) đối với từng khoản vay.
2. Trong trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển chưa đáp ứng được các khoản vay này, các doanh nghiệp được phép vay các Ngân hàng thương mại để triển khai dự án. Bộ Tài chính xem xét, làm thủ tục cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Hồ sơ, thủ tục cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính đề nghị cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển. Trong đó ghi rõ tổng số tiền vay, lãi suất đề nghị cấp bù và số tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng thương mại.
- Hồ sơ dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xác nhận của Ngân hàng thương mại đã cho vay.
Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp
Ngoài các ưu đãi quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp được áp dụng các chính sách ưu đãi quy định dưới đây, trường hợp các ưu đãi quy định tại thông tư này trùng với quy định tại các văn bản pháp luật trên thì doanh nghiệp được hưởng mức ưu đãi cao nhất.
1. Thuế nhập khẩu
- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được theo quy định của Bộ Công nghiệp (Hoặc có xác nhận của Bộ Công nghiệp).
- Hàng năm hoặc định kỳ (Quý, 6 tháng), các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất, lập danh mục và kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị phương tiện vận tải (Nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được gửi cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký việc thực hiện miễn thuế nhập khẩu.
- Cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với Cục Thuế địa phương nơi quản lý trực tiếp doanh nghiệp kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (Nằm trong dây chuyền công nghệ), trường hợp nếu phát hiện sử dụng hàng nhập khẩu sai mục đích phải xử lý truy thu thuế nhập khẩu đã được miễn và xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô chở khách được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm kế tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm là xe ôtô chở khách, còn các hoạt động sản xuất các sản phẩm khác vẫn thực hiện theo cơ chế hiện hành.
b. Các doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng đúng mục đính nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn hoặc giảm nộp để đầu tư các dự án nhằm phát triển, nâng cao năng lực sản xuất xe ôtô chở khách.
3. Đối với tiền thuê đất
Được giảm 50% tiền thuê đất cho các dự án sản xuất ôtô chở khách đầu tư xây dựng mới đến hết năm 2005.
Chính sách về hỗ trợ nghiên cứu phát triển.
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước sản xuất ôtô chở khách được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các hoạt động như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp thuộc các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô khách được trích tối đa đến 2% trên doanh số sản phẩm xe chở khách bán ra để lập quỹ nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp xây dựng quy chế sử dụng nguồn quỹ này đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả.
Thông từ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời bổ sung cho phù hợp.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2003/TT-BTC |
Hanoi,
September 15, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING A NUMBER OF FINANCIAL PREFERENTIAL POLICIES FOR MECHANICAL-ENGINEERING ENTERPRISES ENGAGED IN MANUFACTURE OF PASSENGER CARS OF 25 SEATS OR MORE
Pursuant to the Enterprise Income Tax Law and the current documents
guiding the enterprise income tax;
Pursuant to the Law on Import Tax and Export Tax and the current documents
guiding import tax and export tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 on the
tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 175/2002/QD-TTg of December 3,
2002 approving the strategy on development of Vietnam’s automobile industry
till 2010 and the vision till 2020;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 186/2002/QD-TTg of December 26,
2002 approving the strategy on development of Vietnam’s mechanical-engineering
industry till 2010, with vision till 2020,
The Ministry of Finance hereby guides a number of financial preferential
policies for mechanical-engineering enterprises engaged in manufacture of buses
of 25 seats or more (hereinafter called passenger cars) as follows:
I. SUBJECTS OF APPLICATION
Subjects entitled to financial support policies and tax preferences as prescribed in this Circular are enterprises (including foreign-invested enterprises) directly engaged in the manufacture of passenger cars. Particularly, the Automobile Mechanical-Engineering Company 1-5 under the Communications and Transport Mechanical-Engineering Corporation shall be entitled to the financial support policies under the provisions in the Prime Minister’s Decision No. 1223/QD-TTg of September 11, 2001 on adding passenger cars of 25 seats or more to the list of mechanical-engineering products entitled to development assistance policies.
Mechanical-engineering enterprises engaged in the manufacture of passenger cars must register with the Ministry of Industry the passenger cars’ localization rate of up to 20% by 2005 and of between 35% and 40% by 2010 as prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 175/2002/QD-TTg of December 3, 2002 approving the strategy on development of Vietnam’s automobile industry till 2010, with vision till 2020.
II. SPECIFIC CONTENTS
A. CAPITAL PREFERENTIAL POLICIES FOR ENTERPRISES
...
...
...
2. In cases where the Development Assistance Fund fails to provide such loans, the enterprises may borrow them from commercial banks for execution of the projects. The Ministry of Finance shall consider and carry out procedures for allocation to offset the difference between loan interest rates of the commercial banks and those of the Development Assistance Fund.
Dossiers and procedures for allocation to offset the difference between loan interest rates of the commercial banks and those of the Development Assistance Fund include:
- Enterprises’ documents requesting the Finance Ministry to provide allocation to offset the difference between loan interest rates of the commercial banks and those of the Development Assistance Fund, which clearly inscribe the total loan amount, proposed offset-allocation interest rate and the serial numbers of transaction accounts at the commercial banks.
- Investment project dossiers approved by competent authorities.
- Commercial banks’ certification on the provided loans.
B. TAX PREFERENTIAL POLICIES FOR ENTERPRISES
Apart from the preferences prescribed in the Law on Domestic Investment Promotion, the Foreign Investment Law and the Government’s and the Finance Ministry’s documents guiding the implementation thereof, the enterprises may apply the preferential policies mentioned below, in cases where the preferences prescribed in this Circular coincide with the regulations in the above-said legal documents, the enterprises shall be entitled to the highest preferential level.
1. Import tax:
- Import tax shall be exempt for special-use equipment, machinery and transport means in technological chains for the formation of fixed assets which cannot be produced at home yet according to the Industry Ministry’s regulations (or with the Industry Ministry’s certification).
...
...
...
- The customs offices shall assume the prime responsibility and coordinate with the local tax departments directly managing the enterprises in examining and making settlement of the use of machinery, equipment and transport means (in technological chains); if detecting that import goods are used for wrong purposes, the exempted import tax amount must be retrospectively collected, and sanctions shall be imposed according to law provisions.
2. For enterprise income tax:
a/ The passenger car-manufacturing enterprises shall be entitled to tax exemption for the first 2 years after taxable incomes are generated and the 50% reduction of payable income tax amount for the 2 following years for activities of manufacturing products being passenger cars, while the activities of manufacturing other products shall still comply with the current mechanism.
b/ The enterprises shall have to use the exempted or reduced enterprise income tax source for the right purposes for investment in projects aiming to develop and raise their passenger car-manufacturing capacity.
3. For land rents:
Newly invested and constructed projects on manufacturing passenger cars shall be entitled to the 50% reduction of land rents till the end of 2005.
C. RESEARCH AND DEVELOPMENT SUPPORT POLICIES
1. For State enterprises engaged in the manufacture of passenger cars, the State budget shall partly provide capital support for such activities as the hiring of experts, the purchase of designs and technologies, and transfer of technologies beyond their capabilities under investment projects approved by competent authorities.
2. The passenger car-manufacturing enterprises may deduct up to 2% of the passenger car sale turnover to set up the research and development funds. Enterprises shall elaborate regulations on the efficient use of such funds for the right purposes.
...
...
...
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for timely and appropriate supplementation.
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
Thông tư 87/2003/TT-BTC hướng dẫn chính sách ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất ô tô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 87/2003/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 15/09/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 87/2003/TT-BTC hướng dẫn chính sách ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất ô tô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video