BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2001/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2001 |
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm
số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
I. THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là giấy phép)
1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật kinh doanh bảo hiểm. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 Luật kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 bản bằng tiếng Việt và 1 bản bằng tiếng Anh. Có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Tổ chức, cá nhân đứng tên xin cấp giấy phép (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp giấy phép.
1.3. Đơn xin cấp giấy phép được làm theo mẫu tại Phụ lục 1 (đính kèm Thông tư này), có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của chủ đầu tư;
1.4. Ngoài các giấy tờ theo quy định tại điểm 1.1. nêu trên, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập, hồ sơ xin cấp giấy phép phải có những tài liệu sau đây:
1.4.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhà nước:
a) Văn bản của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chấp thuận việc doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm;
b) Giải trình về nguồn vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
1.4.2. Đối với công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm, công ty hợp danh môi giới bảo hiểm:
a) Biên bản họp của chủ đầu tư về việc thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm, công ty hợp danh môi giới bảo hiểm;
b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tính hợp pháp của nguồn vốn thành lập công ty.
1.4.3. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Điều lệ của bên nước ngoài tham gia liên doanh hoặc của chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài);
b) Giấy phép hoạt động của bên nước ngoài tham gia liên doanh hoặc của chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài);
c) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép bên nước ngoài tham gia góp vốn thành lập liên doanh hoặc cho phép chủ đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi bên nước ngoài hoặc chủ đầu tư nước ngoài có trụ sở chính không yêu cầu có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh phải có văn bản của cấp có thẩm quyền của bên Việt Nam cho phép tham gia vào liên doanh;
đ) Giải trình về nguồn vốn góp của đối tác là bên Việt Nam có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép
2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép được Bộ Tài chính tiếp nhận và kiểm tra trên cơ sở sau:
2.1.1. Số lượng bộ hồ sơ cần phải nộp và đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ theo quy định;
2.1.2. Tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy phép;
2.1.3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư.
2.2. Ngay sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp cho chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép.
2.3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của các chủ đầu tư, Bộ Tài chính quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm 2.1. nêu trên, Bộ Tài chính có thể gửi thông báo yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu thấy cần thiết.
Thời hạn chủ đầu tư gửi văn bản bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính. Hết thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu chủ đầu tư không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ xin cấp giấy phép hết giá trị xem xét.
2.4. Giấy phép được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Thông tư này).
3. Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép
3.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép được thẩm định dựa theo những căn cứ sau đây:
3.1.1. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3.1.2. Các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.2. Nội dung thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép :
3.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư thông qua:
a) Văn bản thành lập doanh nghiệp và điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp) hay văn bản chứng minh tư cách pháp lý (đối với chủ đầu tư là cá nhân);
b) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp đang hoạt động), bao gồm doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm; khả năng huy động vốn của các chủ đầu tư; chứng nhận của ngân hàng về số tiền có trong tài khoản của chủ đầu tư (đối với chủ đầu tư là cá nhân); sự hỗ trợ của công ty mẹ (nếu có).
c) Quy mô vốn, trích lập dự phòng nghiệp vụ và các quỹ dự trữ theo quy định của pháp luật, hoạt động đầu tư, phương án kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập.
3.2.2. Thẩm định về mức độ phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với quy hoạch và các lợi ích kinh tế-xã hội:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam;
b) Sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp được xem xét trên các vấn đề cụ thể sau đây:
- Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm;
- Nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về loại sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
- Xem xét khả năng nâng cao năng lực khai thác tiềm năng bảo hiểm trong nước và năng lực giữ lại phí bảo hiểm trên thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động;
- Tiến trình hội nhập, phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.
3.2.3. Thẩm định về nghiệp vụ đối với hồ sơ xin cấp giấy phép:
a) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được xây dựng phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Khuyến khích triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường chưa có khả năng đáp ứng.
4. Lệ phí cấp giấy phép
Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp lệ phí cấp giấy phép; mức lệ phí cấp giấy phép là 0,1% vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
5. Sửa đổi, bổ sung giấy phép
Thủ tục chấp thuận những thay đổi theo quy định tại Điều 69 Luật kinh doanh bảo hiểm được thực hiện cụ thể như sau:
5.1. Đổi tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn đổi tên doanh nghiệp phải gửi đến Bộ Tài chính đơn xin đổi tên do người đại diện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký và văn bản xác nhận của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền của doanh nghiệp về việc đổi tên doanh nghiệp;
5.2. Tăng hoặc giảm mức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ phải gửi đến Bộ Tài chính:
5.2.1. Bản giải trình về việc điều chỉnh tăng, giảm mức vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ số vốn tăng (hoặc giảm), lý do tăng (hoặc giảm), phương án sử dụng vốn và thời gian thực hiện;
5.2.2. Văn bản chấp thuận của cơ quan hay người có thẩm quyền của doanh nghiệp về việc tăng, giảm vốn điều lệ;
5.2.3. Giải trình về nguồn tài chính dùng để tăng vốn trong trường hợp tăng vốn điều lệ.
5.3. Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
5.3.1. Hồ sơ xin mở chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
5.3.2. Hồ sơ xin mở chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.
5.3.3. Hồ sơ xin chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm :
- Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động
- Báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 3 năm gần nhất. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động chưa được 3 năm thì báo cáo tình hình hoạt động từ khi bắt đầu hoạt động.
- Trách nhiệm và các vấn đề phát sinh khi chấm dứt hoạt động
5.4. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp phải gửi đến Bộ Tài chính đơn xin thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp do người đại diện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký.
5.5. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
Thủ tục và hồ sơ xin thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
5.6. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
Hồ sơ xin chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên được lập thành một (1) bộ và nộp cho Bộ Tài chính bao gồm các tài liệu sau đây:
5.6.1. Đơn xin chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên có chữ ký của người đại diện trước pháp luật hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp trong đó nêu rõ số lượng, giá trị cổ phần và tỷ lệ phần góp vốn được chuyển nhượng; lý do chuyển nhượng;
5.6.2. Các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
5.6.3. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
5.7. Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc)
5.7.1. Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày trước khi ra văn bản bổ nhiệm, miễn nhiệm theo định kỳ hoặc giữa kỳ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền phải có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị chấp thuận việc thay đổi.
5.7.2. Hồ sơ xin thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận việc thay đổi;
b) Dự kiến bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
c) Lý lịch người dự kiến được bổ nhiệm có xác nhận của Hội đồng Quản trị hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ và năng lực chuyên môn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến bổ nhiệm;
đ) Biên bản cuộc họp về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, nếu có.
5.8. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục và thời hạn giải quyết yêu cầu chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5.9. Thời hạn giải quyết các yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm quy định tại các điểm từ 5.1 đến 5.8, Phần I, Thông tư này, Bộ Tài chính có văn bản trả lời về việc chấp thuận hay từ chối chấp thuận đề nghị của doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Trong trường hợp chấp thuận, Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 (đính kèm Thông tư này). Giấy phép điều chỉnh là một bộ phận không tách rời của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm.
1.1. Việc đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được áp dụng đối với các sản phẩm bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động (hoặc Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm) do Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp.
1.3. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về nội dung và tính hợp pháp của quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm đăng ký với Bộ Tài chính.
1.4. Khi đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi cho Bộ Tài chính các tài liệu sau đây:
1.4.1. Văn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu quy định tại phụ lục số 13 kèm theo Thông tư này;
1.4.2. Quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm dự kiến áp dụng.
1.4.3. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ các tài liệu đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, Bộ Tài chính có trách nhiệm xác nhận việc doanh nghiệp bảo hiểm đã hoàn tất thủ tục đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
2. Công bố danh mục sản phẩm bảo hiểm
Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, Bộ Tài chính công bố danh mục các sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm đang cung cấp trên thị trường tính đến thời điểm công bố. Việc công bố danh mục các sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính tiến hành công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm được phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Hoa hồng bảo hiểm
3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thực tế thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm cho các đối tượng quy định tại Điều 20 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
3.2. Hoa hồng bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trả cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động sử dụng hoa hồng bảo hiểm cho các nội dung chi phí sau:
3.2.1. Chi trả trực tiếp cho đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi những tổ chức, cá nhân này mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bù đắp các chi phí sau đây:
- Chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục và giới thiệu khách hàng);
- Chi phí thu phí bảo hiểm;
- Chi phí theo dõi hợp đồng và thuyết phục khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm.
3.2.2. Chi hoa hồng bảo hiểm để phục vụ cho việc quản lý đại lý bao gồm:
- Chi cho người quản lý đại lý không phải là nhân viên của doanh nghiệp;
- Chi khuyến khích đại lý khai thác vượt định mức về doanh thu, về số lượng hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm cao;
- Chi phí để thực hiện một số chính sách phúc lợi và tạo điều kiện ổn định thu nhập cho đại lý.
3.3. Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm áp dụng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục 4 - Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và Phụ lục 5 - Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đính kèm Thông tư này.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào thực tiễn kinh doanh để điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm áp dụng giữa các sản phẩm bảo hiểm trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng không được điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm giữa các nghiệp vụ bảo hiểm.
3.4. Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm trả cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán quốc tế.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Danh mục các nghiệp vụ áp dụng tái bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
1.1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
1.2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
1.3. Bảo hiểm hàng không;
1.4. Bảo hiểm cháy, nổ;
1.5. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
2. Hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc do Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam trả cho doanh nghiệp đã nhượng tái bảo hiểm bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 đính kèm Thông tư này.
3. Căn cứ vào tình hình cụ thể từng thời kỳ, Bộ Tài chính quy định bổ sung danh mục nghiệp vụ tái bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc.
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm) đối với việc đào tạo đại lý bảo hiểm
1.1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm muốn đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm
1.2.1. Chỉ những cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm được Bộ Tài chính chấp thuận hoạt động mới có quyền cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm. Người được cấp chứng chỉ phải hoàn thành chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm và thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm.
1.2.2. Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành (Phụ lục 7 đính kèm Thông tư này).
1.3. Hàng năm, chậm nhất vào ngày 30/01 của năm sau, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý bảo hiểm đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 đính kèm Thông tư này). Hàng quý, chậm nhất trước ngày 15 tháng đầu của quý sau, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về danh sách đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 đính kèm Thông tư này).
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc quản lý hoạt động đại lý bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
3. Nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có các hành vi sau đây:
3.1. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
3.2. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
3.3. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
3.4. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như: hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho khách hàng;
3.5. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
4. Việc giám sát hoạt động của Bộ Tài chính đối với hoạt động đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm, sử dụng đại lý bảo hiểm.
4.2. Bộ Tài chính có thể tiến hành kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam về tình hình đào tạo, sử dụng đại lý bảo hiểm.
Việc kiểm tra trên không được làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
V. DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
1. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.
2. Đóng phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể ủy quyền cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thu phí bảo hiểm, bồi thường, hoặc trả tiền bảo hiểm.
2.2. Trong trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thu phí bảo hiểm, trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Trong trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thu phí bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thanh toán số phí bảo hiểm nói trên cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian sớm nhất nhưng tối đa không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận được số phí bảo hiểm.
2.3. Trong trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm trước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
2.4. Trong trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm nói trên cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng ngay khi nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
3.1. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
3.2. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3.3. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 110 Luật kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Đơn xin đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, theo mẫu của Bộ Tài chính quy định tại Phụ lục 10 đính kèm Thông tư này.
1.3. Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 đính kèm Thông tư này.
1.4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận hay từ chối chấp thuận đề nghị của doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối chấp thuận phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Trong trường hợp chấp thuận, Bộ Tài chính cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
1.5. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải nộp lệ phí cấp giấy phép; mức lệ phí cấp giấy phép hoặc gia hạn hoạt động là 1 (một) triệu đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện
2.1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính các hoạt động của văn phòng đại diện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Báo cáo 6 tháng đầu năm phải gửi trước ngày 30 tháng 7 và báo cáo cả năm phải gửi trước ngày 1 tháng 3 của năm tiếp theo.
2.2. Nội dung báo cáo:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện, nhân sự, số người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện;
2.2.2. Những hoạt động chính:
a) Tiếp cận thị trường của văn phòng đại diện;
b) Quan hệ giữa văn phòng đại diện với các doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức kinh tế Việt Nam;
c) Công tác tư vấn, đào tạo;
d) Các hoạt động khác của văn phòng đại diện.
2.2.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
2.3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể yêu cầu văn phòng đại diện báo cáo đột xuất ngoài các báo cáo định kỳ nói trên, cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
3. Thay đổi nội dung giấy phép
3.1. Khi có nhu cầu thay đổi một trong số các nội dung sau đây trong giấy phép đặt văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép:
3.1.1. Thay đổi tên gọi, quốc tịch của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc tên gọi của văn phòng đại diện;
3.1.2. Thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ có văn bản trả lời về việc chấp thuận hay từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
3.2. Trong trường hợp tăng, giảm số người từ nước ngoài vào làm việc tại văn phòng đại diện hay thay đổi địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải thông báo ngay bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
VII. THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1.1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hay một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là chuyển giao) cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt nam theo quy định tại Mục 3, Chương III, Luật kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Việc chuyển giao phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm sau khi thực hiện việc chuyển giao.
2. Thủ tục chuyển giao
2.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao): Doanh nghiệp chuyển giao phải có đơn đề nghị chuyển giao gửi cho Bộ Tài chính trong đó nêu rõ lý do xin chuyển giao, kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Kế hoạch chuyển giao trong đó nêu rõ:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Phương thức chuyển giao các quỹ, dự phòng nghiệp vụ và khiếu nại bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao.
b) Hợp đồng chuyển giao giữa doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đối tượng của việc chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
c) Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.
2.2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn, doanh nghiệp chuyển giao phải:
a) Đăng bố cáo về việc chuyển giao trên hai tờ báo trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao và doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao;
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao.
b) Doanh nghiệp chuyển giao phải gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm ngay sau khi Bộ Tài chính phê chuẩn đơn đề nghị chuyển giao. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ thời hạn bên mua bảo hiểm được phép huỷ hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.
c) Bên mua bảo hiểm được phép huỷ hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc chuyển giao tính theo dấu bưu điện. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm huỷ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm phi nhân thọ; hoặc số phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm nhân thọ.
2.3. Kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận đơn đề nghị chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm đã được chuyển giao.
2.4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao phải chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:
a) Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
b) Các hồ sơ khiếu nại chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
c) Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và các hồ sơ khiếu nại chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao.
3. Phê chuẩn hồ sơ xin chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
3.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận, từ chối chấp thuận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin chuyển giao. Trong trường hợp, Bộ Tài chính có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn chỉnh lại hồ sơ gửi Bộ Tài chính. Quá thời hạn trên, Bộ Tài chính có quyền từ chối chấp thuận hồ sơ xin chuyển giao. Trong trường hợp từ chối chấp thuận hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính giải thích rõ lý do bằng văn bản.
3.2. Sau khi chấp thuận hồ sơ xin chuyển giao, Bộ Tài chính sẽ cấp giấy phép điều chỉnh (theo mẫu tại Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này) cho doanh nghiệp chuyển giao phù hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp chuyển giao còn được phép tiến hành.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao
4.1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thoả thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao.
4.2. Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các khiếu nại đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
VIII. ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được trích một tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm thực giữ lại theo quy định tại Phụ lục 12 đính kèm Thông tư này để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất được quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Số tiền chi đề phòng, hạn chế tổn thất chỉ được được trích và sử dụng theo từng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Việc chi đề phòng, hạn chế tổn thất được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về quản lý tài chính doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2001.
2. Các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
2.1. Thông tư số 144/1999/TT-BTC ngày 13/12/1999 của Bộ Tài chính quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm nhân thọ.
2.2. Thông tư số 78/1998/TT-BTC ngày 9/6/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
2.3. Thông tư số 26/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
2.4. Thông tư số 27/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động khai thác bảo hiểm và quản lý phí bảo hiểm;
2.5. Thông tư số 28/1998/TT-BTC ngày 4/3/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm;
2.6. Thông tư số 02 TC/TCNH ngày 4/1/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc thực hiện chế độ hoa hồng bảo hiểm.
2.7. Thông tư số 76 TC/TCNH ngày 25/10/1995 của Bộ Tài chính quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm;
2.8. Quyết định số 581a TC/TCNH ngày 01/07/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tạm thời về các quy định chung của hợp đồng bảo hiểm;
2.9. Quyết định số 927 TC/QĐ/TCNH ngày 18/08/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi phạm vi áp dụng các quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
1. Mẫu đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
2. Mẫu giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
3. Mẫu giấy phép điều chỉnh
4. Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
5. Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
6. Danh mục nghiệp vụ tái bảo hiểm bắt buộc và tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc
7. Mẫu chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm
8. Báo cáo danh sách đại lý bảo hiểm
9. Báo cáo về hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm
10. Mẫu đơn xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
11. Mẫu giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
12. Bảng tỷ lệ chi đề phòng, hạn chế tổn thất
13. Mẫu văn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm
MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày.... tháng.... năm 200...
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Chúng tôi (tên của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) xin trình Bộ Tài chính Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là Đơn xin cấp giấy phép) theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:
I. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên và địa chỉ của chủ đầu tư/sáng lập viên công ty.
- Nếu là cá nhân phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú;
- Nếu là doanh nghiệp, tổ chức phải ghi rõ:
+ tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ;
+ ngày, tháng, năm thành lập, số giấy phép/quyết định thành lập;
+ họ tên, chức vụ của người đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đó.
Chúng tôi xin phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm /doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với các nội dung sau đây:
II. CÁC THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM/DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM DỰ KIẾN THÀNH LẬP
1. Tên đầy đủ, tên viết tắt và tên giao dịch:
Bằng tiếng Việt:
Bằng tiếng nước ngoài, nếu có:
2. Hình thức pháp lý:
3. Địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm giao dịch, số điện thoại, fax:
4. Tên và địa chỉ người đại diện trước pháp luật:
5. Lĩnh vực kinh doanh:
6. Phạm vi hoạt động:
7. Địa bàn hoạt động:
8. Đối tượng khách hàng:
9. Vốn điều lệ: (nêu bằng chữ và bằng số), tỷ lệ góp vốn, nguồn vốn:
10. Thời hạn hoạt động:
11. Đề nghị miễn, giảm thuế, nếu có:
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung trong Đơn và các tài liệu kèm theo.
2. Nếu được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm và các quy định của giấy phép thành lập và hoạt động.
Ký
tên và đóng dấu
(Người đại diện trước pháp luật hoặc
người được chủ đầu tư uỷ quyền hợp lệ)
Hồ sơ kèm theo gồm có:
1. Điều lệ doanh nghiệp;
2. Phương án hoạt động năm năm đầu;
3. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp
4. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những chủ đầu tư chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên, tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các chủ đầu tư đó;
5. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành;
PHỤ LỤC 2 - MẪU GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
BỘ TÀI CHÍNH
GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Số:
Ngày:
Cấp tại:
Nơi cấp: Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH Số:.....GP/KDBH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hà Nội, ngày…. tháng….. năm 200...
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;
- Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
- Xét đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của............
ngày... tháng.... năm 200...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập doanh nghiệp
Cho phép [Tên chủ đầu tư/sáng lập viên công ty
- Nếu là cá nhân phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú;
- Nếu là doanh nghiệp, tổ chức phải ghi rõ:
+ tên và địa chỉ giao dịch
+ ngày, tháng, năm thành lập, số giấy phép/quyết định thành lập;
+ họ tên, chức vụ của người đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức đó].
được thành lập [tên đầy đủ, tên viết tắt và tên giao dịch; địa chỉ giao dịch và
địa chỉ chi nhánh, nếu có; tư cách pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm được thành lập] để kinh doanh bảo hiểm/hoạt động môi giới bảo
hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật và các quy định tại
Giấy phép này.
Doanh nghiệp bảo hiểm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại
ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 2. Vốn
Vốn điều lệ của [tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được
thành lập] là:.... (nêu bằng số và bằng chữ), trong đó:
Tên các bên tham gia góp vốn Số vốn góp tính bằng tiền Tỷ lệ %
.................................................
.......................................... ..........……………….
.................................................
.......................................... ..........……………….
.................................................
.......................................... ..........……………….
Điều 3. Lĩnh vực, nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động
[Tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập]
được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh sau:
3.1. Lĩnh vực kinh doanh: [bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới bảo
hiểm, tái bảo hiểm]
3.2. Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh
[Kinh doanh bảo hiểm]:
[Kinh doanh tái bảo hiểm]:
[Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất]:
[Giám định tổn thất]:
[Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn]:
[Quản lý quỹ và đầu tư vốn]:
[Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật]:
[Hoạt động môi giới bảo hiểm: chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm]
-
-
3.3. Địa bàn hoạt động: [trên phạm vi cả nước hay trong những khu vực địa lý nhất
định]
3.4. Đối tượng khách hàng:
Điều 4. Thời hạn hoạt động
[Tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập] được
phép hoạt động trong thời hạn [ ] năm.
Điều 5. Nghĩa vụ nộp thuế
[Tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập phải
nộp các loại thuế sau:....
Điều 6. Điều kiện hoạt động
Trong quá trình hoạt động, [tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm được thành lập] phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy
phép thành lập và hoạt động, Điều lệ doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Điều 7. Hiệu lực của giấy phép
Giấy phép thành lập và hoạt động này có hiệu lực từ ngày ký. Trong thời hạn 12
tháng kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, [tên của doanh nghiệp bảo
hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập] phải hoàn thành các thủ tục
để khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật và phải thông báo kết quả
tiến hành các thủ tục trên cho Bộ Tài chính.
Sau thời hạn trên, nếu [tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm được thành lập] không hoàn thành các thủ tục đã quy định, Giấy phép thành
lập và hoạt động này sẽ không còn hiệu lực.
Điều 8.Cấp giấy phép
Giấy phép thành lập và hoạt động này được lập thành 5 bản chính: 1 bản cấp cho
[tên của doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập];
1 bản lưu tại Bộ Tài chính; 1 bản gửi cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở chính; 1 bản gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 bản gửi cho cơ quan
đăng ký kinh doanh.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
PHỤ LỤC 3 - MẪU GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH
BỘ TÀI CHÍNH
GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH
Số:
Ngày:
Cấp tại:
Nơi cấp: Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH Số:.....GP/KDBH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hà Nội, ngày…. tháng….. năm 200...
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;
- Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
- Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động số [ ], ngày [ ] tháng [ ] năm [ ]
của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Xét đề nghị của [tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm]tại
văn thư số [ ] ngày [ ] và hồ sơ kèm theo, nộp ngày [ ]...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Cho phép [tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm] được sửa đổi/bổ
sung/điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động số [ ], ngày [ ] tháng [ ] năm
[ ] của Bộ trưởng Bộ Tài chính với nội dung như sau:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...............................................................................................................................…
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều 2.
Giấy phép điều chỉnh này là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và
hoạt động số [ ], ngày [ ] tháng [ ] năm [ ] của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giấy phép này đồng thời có giá trị là Giấy chứng nhận sửa đổi/bổ sung/điều chỉnh
những nội dung quy định tại Điều 1 nêu trên.
Các nội dung quy định tại điều lệ của [tên doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm] và [hợp đồng liên doanh, trong trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh] sẽ được sửa đổi phù hợp với các
quy định của Giấy phép điều chỉnh này.
Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3
Giấy phép điều chỉnh này được lập thành 5 bản chính: 1 bản cấp cho [tên của
doanh nghiệp bảo hiểm/doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập]; 1 bản lưu
tại Bộ Tài chính; 1 bản gửi cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính; 1 bản gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 bản gửi cho cơ quan đăng ký
kinh doanh.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
BẢNG TỶ
LỆ HOA HỒNG BẢO HIỂM TỐI ĐA
ÁP DỤNG CHO CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
71/2001/TT-BTC
ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính)
STT |
Nghiệp vụ |
Tỷ lệ hoa hồng (%) |
1 |
Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người |
12 |
2 |
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại |
5 |
3 |
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt |
5 |
4 |
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không |
2 |
5 |
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển và tàu pha sông biển |
2 |
6 |
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu sông và tàu cá |
10 |
7 |
Bảo hiểm trách nhiệm chung |
4 |
8 |
Bảo hiểm hàng không |
0,5 |
9 |
Bảo hiểm xe cơ giới |
5 |
10 |
Bảo hiểm cháy, nổ |
5 |
11 |
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính |
5 |
12 |
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh |
10 |
13 |
Bảo hiểm nông nghiệp |
10 |
14 |
Bảo hiểm bắt buộc |
5 12
3 3 3 |
BẢNG TỶ
LỆ HOA HỒNG BẢO HIỂM TỐI ĐA ÁP DỤNG
CHO CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính)
I. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân:
A. Trường hợp cho từng nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Hoa hồng bảo hiểm nhân thọ
được áp dụng theo bảng sau:
Đơn vị tính : %
Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ |
Tỷ lệ hoa hồng tối đa tính trên phí bảo hiểm toàn phần |
|||
|
Phương thức nộp phí bảo hiểm định kỳ |
Phương thức nộp phí 1 lần |
||
|
Năm hợp đồng thứ nhất |
Năm hợp đồng thứ hai |
Các năm hợp đồng tiếp theo |
|
1. Bảo hiểm tử kỳ |
40 |
20 |
15 |
15 |
2. Bảo hiểm sinh kỳ |
|
|
|
|
- Thời hạn bảo hiểm 10 năm trở xuống |
15 |
10 |
5 |
5 |
- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm |
20 |
10 |
5 |
5 |
3. Bảo hiểm hỗn hợp: |
|
|
|
|
- Thời hạn bảo hiểm 10 năm trở xuống |
25 |
7 |
5 |
5 |
- Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm |
40 |
10 |
10 |
7 |
4. Bảo hiểm trọn đời |
30 |
20 |
15 |
10 |
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ |
15 |
10 |
7 |
7 |
B. Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Hoa hồng bảo hiểm nhân
thọ được tính trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
riêng biệt nêu trên.
II. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50%
các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.
TỶ LỆ HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM BẮT BUỘC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính)
1. Đối với hợp đồng tái bảo hiểm cố định:
Nghiệp vụ tái bảo hiểm bắt buộc |
Tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc (%) |
1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại |
26 15 24 |
2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không |
20 |
3. Bảo hiểm hàng không |
90% tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế. |
4. Bảo hiểm cháy, nổ |
27 |
5. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu |
22 15 |
* Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ và nhóm sản phẩm bảo hiểm xây dựng, lắp đặt...
Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận
tỷ lệ hoa hồng lợi nhuận thực lãi tính theo năm tài chính.
2. Đối với hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời: Tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc
bằng 90% tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc
tế.
MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Tên cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
Địa chỉ giao dịch:
CHỨNG NHẬN
Ông/Bà: (Tên đầy đủ)
Ngày sinh:
Địa chỉ thường trú:
Đã hoàn thành chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm
và thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm.
Thời gian đào tạo từ ngày….. đến ngày
Địa điểm đào tạo: tại
Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:
1/
2/
3/
4/
5/
..., ngày….. tháng..... năm.....
Người đại diện trước pháp luật của cơ
sở
đào tạo đại lý bảo hiểm
(Ký tên và đóng dấu)
Số chứng chỉ:
MẪU BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
- Tên cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm:
- Năm báo cáo: từ ngày….. đến ngày
Số thứ tự các khoá đào tạo trong năm |
Số lượng đại lý bảo hiểm được đào tạo trong năm |
Số lượng chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trong năm |
1. |
|
|
Tổng số |
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu (Ký và ghi rõ tên) |
...., ngày.... tháng….. năm..... Người đại diện trước pháp luật của (Ký và đóng dấu) |
MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
Kỳ báo cáo: từ đến
Số thứ tự |
Mã đại lý bảo hiểm |
Họ và tên |
Địa chỉ hoạt động |
Ngày tuyển dụng |
Ngày thôi việc |
Ngày sinh |
Trú quán |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
Người lập biểu (Ký và ghi rõ tên) |
..., ngày ... tháng ... năm ... Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
MẪU
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TẠI VIỆT NAM
[TÊN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH
NGHIỆP MÔI GIỚI
BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI]
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài gửi Bộ Tài
chính đơn xin đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam với các nội dung sau:
I. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài:
- Tên đầy đủ và tên viết tắt của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài;
- Địa chỉ của trụ sở chính, số điện thoại, fax;
- Vốn điều lệ (vốn đăng ký);
- Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, ngày cấp và số của Giấy phép
thành lập và hoạt động;
- Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh và ngày bắt đầu hoạt động;
- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày và số của Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
- Nội dung hoạt động chủ yếu:
II. Văn phòng đại diện xin đặt tại Việt Nam
- Tên đầy đủ và tên viết tắt của văn phòng đại diện tại Việt Nam:
- Địa điểm dự kiến đặt văn phòng đại diện:
- Mục đích chủ yếu xin đặt văn phòng đại diện:
- Số người làm việc tại văn phòng đại diện, trong đó:
+ Số người nước nước ngoài (tối đa)
+ Số người Việt Nam (tối thiểu)
- Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến là...... năm
- Họ tên, năm sinh, quốc tịch Trưởng văn phòng đại diện
Chúng tôi cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, văn phòng đại diện và
các nhân viên của văn phòng đại diện tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam
và hoạt động đúng nội dung mà Bộ Tài chính cho phép.
Ngày...... tháng....... năm.....
Ký đơn:
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc
người được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền
BỘ TÀI CHÍNH
GIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TẠI VIỆT NAM
Số:
Ngày:
Cấp tại:
Nơi cấp: Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH Số:.....GP/VPĐD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hà Nội, ngày…. tháng….. năm 200...
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày
9/12/2000;
- Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
- Xét đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại [nơi dự kiến
đặt văn phòng đại diện] của [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài] ngày... tháng.... năm 200...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập văn phòng đại diện
Cho phép [Tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
+ Địa chỉ giao dịch: ................
+ Quốc tịch: ................
+ Ngày, tháng, năm thành lập, số giấy phép/quyết định thành lập:
................
được đặt văn phòng đại diện tại [nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện]
Điều 2. Tên chính thức của Văn phòng đại diện
[tên của văn phòng đại diện]
Điều 3. Số lượng nhân viên của Văn phòng đại diện
là người, trong đó:
- Số người từ nước ngoài vào: người;
- Số người địa phương: người;
Điều 4. Phạm vi hoạt động
1. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện:
- Làm chức năng văn phòng liên lạc của [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm nước ngoài];
- Nghiên cứu thị trường;
- Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của [tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm nước ngoài];
- Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do [tên doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài] tài trợ Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện [tên của văn phòng đại diện] không được thực hiện các hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 5. Thời hạn hoạt động
Giấy phép này có giá trị đến ngày tháng năm
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
BẢNG TỶ LỆ CHI ĐỀ PHÒNG, HẠN CHẾ TỔN THẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính)
STT |
Nghiệp vụ bảo hiểm |
Tỷ lệ chi đề phòng, hạn chế tổn thất tối đa tính trên phí bảo hiểm giữ lại của từng nghiệp vụ bảo hiểm (%) |
1 |
Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người |
5 |
2 |
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại |
5 |
3 |
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không |
2 |
4 |
Bảo hiểm hàng không |
2 |
5 |
Bảo hiểm xe cơ giới |
5 |
6 |
Bảo hiểm cháy, nổ |
1 |
7 |
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu |
2 |
8 |
Bảo hiểm trách nhiệm chung |
5 |
9 |
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính |
5 |
10 |
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh |
5 |
11 |
Bảo hiểm nông nghiệp |
2 |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày.... tháng.... năm 200...
Kính gửi: Bộ Tài chính
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 và các văn bản
hướng dẫn thi hành,... (tên doanh nghiệp bảo hiểm) đề nghị được đăng ký....
(tên sản phẩm bảo hiểm) theo quy định với các nội dung chính của sản phẩm như
sau:
1. Tên sản phẩm bảo hiểm: (viết rõ cả tên thương mại và ký hiệu sản phẩm nếu
có)
2. Nghiệp vụ bảo hiểm: (viết rõ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nào) được quy định tại
điểm... mục... Điều... Giấy phép thành lập và hoạt động (Giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm) số.... ngày....tháng... năm... do
Bộ Tài chính cấp cho doanh nghiệp.
3. Nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm: (ghi tóm tắt các nội dung cơ bản)
- Đối tượng bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm:
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, thời điểm chấm dứt
trách nhiệm bảo hiểm:
... (tên doanh nghiệp bảo hiểm) xin chịu trách nhiệm về sự chính xác và phù hợp
với pháp luật của quy tắc, điều khoản, biểu phí (tên sản phẩm bảo hiểm).
Ý KIẾN CỦA BỘ TÀI CHÍNH |
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) (Ký tên và đóng dấu) |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 71/2001/TT-BTC |
Hanoi, August 28, 2001 |
Pursuant to Insurance Business Law No.
24/2000/QH10 of December 9, 2000;
Pursuant to the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001
detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business
Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 178/CP of October 28, 1994 defining the
tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance hereby provides the following detailed guidance:
I. ESTABLISHMENT AND OPERATION OF INSURANCE ENTERPRISES AND INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES
1.1 Dossiers of application for licenses of insurance enterprises shall comply with the provisions of Article 64 of the Insurance Business Law. Dossiers of application for licenses of insurance brokerage enterprises shall comply with the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 64 of the Insurance Business Law.
1.2 Dossiers of application for licenses of insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall be made in three sets each, including one set of original documents and two sets of copies. Dossiers of application for licenses of foreign-invested insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall be made in three sets, each consisting of one Vietnamese version and one English version. Of these three sets one consists of original documents and two others consist of copies. Organizations and individuals applying for licenses (hereinafter called investors for short) shall be accountable for the accuracy of their application dossiers.
1.3 Applications for licenses shall be made according to a set form and signed by the representatives at law or by persons authorized by the investors;
...
...
...
1.4.1 For State insurance enterprises and State insurance brokerage enterprises:
a/ Document of the agency that has decided on the establishment of the enterprise, approving the enterprise to conduct insurance business or insurance brokerage activities;
b/ Written explanation on the source of capital for establishment of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise, certified by the competent body.
1.4.2 For joint-stock insurance companies, joint-stock insurance brokerage companies, insurance brokerage limited liability companies, private insurance brokerage enterprises and insurance brokerage partnerships:
a/ Minutes of the investors meeting on the establishment of the joint-stock insurance company, joint-stock insurance brokerage company, insurance brokerage limited liability company, private insurance brokerage enterprise or insurance brokerage partnership;
b/ The competent body’s written certification of the legality of the source of capital for the company establishment.
1.4.3 For foreign-invested insurance enterprises and insurance brokerage enterprises:
a/ Charter of the foreign party to the joint venture or of the foreign investor (for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises with 100% foreign capital);
b/ Operation license of the foreign party to the joint venture or of the foreign investor (for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises with 100% foreign capital).
...
...
...
d/ The joint venture insurance or insurance brokerage enterprise must have a document issued by the competent Vietnamese authority permitting it to participate in the joint venture;
e/ Written explanation on the source of capital contributed by the Vietnamese party, certified by the competent body.
2. Procedures for receiving and handling dossiers of application for licenses
2.1 License application dossiers shall be received and examined by the Ministry of Finance on the following basis:
2.1.1 The number of dossier sets required to be submitted and the titles of documents which must be included in the dossier as prescribed;
2.1.2 The validity of the license application dossier;
2.1.3 Written certification of the legal status and financial situation of the investors.
2.2 Right after receiving the complete and valid dossiers, the Ministry of Finance shall issue to the investors or their authorized representatives the receipts thereof.
2.3 Within 60 days after receiving from the investors the complete license application dossiers, the Ministry of Finance shall decide to grant or refuse to grant licenses. In case of refusal, the Ministry of Finance shall issue written replies clearly explaining the reason therefor.
...
...
...
The time limit for the investors to send written supplements and/or amendments to the license application dossiers is working 30 days after they receive the written requests of the Ministry of Finance. Past this time limit, including the extension time, if the investors fail to finalize the dossiers as requested, their license application dossiers shall be no longer valid for consideration.
2.4 Licenses shall be granted according to a set form.
3. Appraisal of license application dossiers
3.1 License application dossiers shall be appraised on the following grounds:
3.1.1 The Insurance Business Law and documents guiding the implementation thereof;
3.1.2 Other relevant law provisions.
3.2 Contents of appraisal of license application dossiers:
3.2.1 The appraisal of the investors’ legal status and financial capabilities through:
a/ Document on the establishment of the enterprise and its organization and operation charter (for investors being enterprises) or document(s) proving the legal status (for investors being individuals);
...
...
...
c/ Capital amount, deductions for professional reserves and reserve funds according to law provisions, investment activities and business plan of the to be-established insurance enterprise or insurance brokerage enterprise.
3.2.2 Appraisal of the compatibility of the establishment of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise with the socio-economic planning and benefits:
a/ The compatibility of the license application dossier with the planning, plan and orientations for the development of the insurance market and financial market in Vietnam;
b/ The compatibility of the enterprise’s establishment shall be examined in the following specific issues:
- Assurance of a healthy development of the insurance market;
- The national economy’s demands for the types of insurance products which the enterprise intends to deal in;
- Examination of the possibility to raise the capacity of tapping the domestic insurance potential and the capacity of retaining insurance premiums on the market; the possibility to create jobs for laborers;
- The process of integration and development of trade relations between Vietnam and other countries.
3.2.3 Professional appraisal of license application dossiers:
...
...
...
b/ Encouraging the deployment of new insurance operations which the insurance enterprises currently operating on the market have not yet been able to carry out.
Within 7 days after being granted the establishment and operation licenses, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises must pay a licensing fee being equal to 0.1% of legal capital according to the provisions in Article 4 of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001 on the financial regime applicable to insurance enterprises and insurance brokerage enterprises.
5. Amendment and supplementation of licenses
The procedures for approval of amendments according to the provisions in Article 69 of the Insurance Business Law are specified as follows:
5.1 Change of the enterprise’s name:
Insurance enterprises or insurance brokerage enterprises wishing to change their names must send to the Ministry of Finance applications for change of name, which are signed by the enterprises representatives at law or competent persons, together with the written certifications by the enterprises competent bodies or persons of the change of the enterprises names;
5.2 Increase or decrease of the charter capital level of the insurance enterprises or insurance brokerage enterprises:
Insurance enterprises or insurance brokerage enterprises wishing to change their charter capital levels must send to the Ministry of Finance:
...
...
...
5.2.2 Written approval of the charter capital increase or decrease by the competent body or person of the enterprise;
5.2.3 Explanation on the financial source used for capital increase in case of increase of charter capital.
5.3 Opening, or termination of operation, of branches and/or representative offices
5.3.1 Dossiers of application for opening of branches and/or representative offices of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall comply with the provisions in Articles 11 and 12 of the Governments Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
5.3.2 Dossiers of application for opening of overseas branches and/or representative offices of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall comply with the law provisions on overseas investment.
5.3.3 A dossier of application for termination of operation of a branch or representative office of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise consists of:
- Application for termination of operation;
- Report on the situation of operation of the branch or representative office in the latest three years. Where the branch or representative office has operated for less than three years, the situation of operation from the starting time should be reported;
- Responsibilities and matters arising from the termination of operation.
...
...
...
Insurance enterprises or insurance brokerage enterprises wishing to change the locations of their head offices, branches or representative offices must send to the Ministry of Finance the applications therefor, signed by their representatives at law or competent persons.
5.5 Change of the operation contents, scope and duration
The procedures and dossiers of application for change of the operation contents, scope and duration of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall comply with the provisions of Article 13 of the Governments Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
5.6 Transfer of shares and contributed capital amounts
Dossiers of application for transfer of shares or contributed capital amounts accounting for 10% or more of charter capital must be made in one set and submitted to the Ministry of Finance, comprising the following documents:
5.6.1 Application for transfer of shares or contributed capital amounts accounting for 10% or more of charter capital, signed by the enterprises representative at law or competent persons, clearly stating the quantity and value of shares or percentage of the contributed capital to be transferred; the reason(s) for the transfer;
5.6.2 Information related to the organization(s) and/or individual(s) being transferees of the shares or contributed capital amounts;
5.6.3 Contract for transfer of shares or contributed capital amounts.
5.7 Change of the Managing Board chairmen or general directors (directors)
...
...
...
5.7.2 A dossier of application for change of the Managing Board chairman or general director (directors) consists of:
a/ Written request for approval of the change;
b/ Proposed appointment or dismissal of personnel of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise;
c/ Curricula vitae of the proposed appointees, certified by the Managing Board or competent person of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise;
d/ Diplomas and certificates proving the qualifications and professional capabilities of the to be-appointed Managing Board chairman or general director (director);
e/ Minutes of the meeting on the appointment or dismissal of the Managing Board chairman or general director (director) of the insurance enterprise or insurance brokerage enterprise (if any).
5.8 Separation, split, merger, consolidation, dissolution and transformation of enterprises
The dossiers, procedures and time limit for settlement of requests for separation, split, merger, consolidation, dissolution and transformation of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall comply with relevant law provisions.
5.9 Time limit for settlement of requests of amendment and/or supplementation of licenses
...
...
...
1. Registration of insurance rules, terms and premium rates of insurance products
1.1 The registration of insurance rules, terms and premium rates applicable to insurance products shall comply with the provisions at Clause 3, Article 18 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
1.2 Insurance enterprises may only register the insurance rules, terms and premium rates for insurance products of insurance operations permitted for business as prescribed in their establishment and operation licenses (or certificates of eligibility and satisfaction of insurance business conditions) granted by the Ministry of Finance to them.
1.3 Insurance enterprises shall take responsibility for the contents and lawfulness of the insurance rules, terms and premium rates of their insurance products already registered with the Ministry of Finance.
1.4 When registering the insurance rules, terms and premium rates of their insurance products, the insurance enterprises must send to the Ministry of Finance the following documents:
1.4.1 Document requesting registration of insurance products, made according to a set form;
1.4.2 Insurance rules, terms and premium rates of insurance products, expected to be applied;
1.4.3 Within seven days after receiving all documents for registration of insurance rules, terms and premium rates, the Ministry of Finance shall have to make certification of the enterprises completion of the procedures for registration of insurance rules, terms and premium rates.
...
...
...
Within the first 15 days of each quarter, the Ministry of Finance shall publicize the lists of insurance products which the insurance enterprises have been offering on the market by the time of publicization. The publicization of lists of insurance products shall be made by the Ministry of Finance on the mass media and such lists shall be sent to Vietnam Insurance Association and insurance enterprises established and operating lawfully in Vietnam.
3.1 Insurance enterprises may only pay insurance commissions from the amounts of actually collected insurance premiums at the insurance commission rates prescribed by the Ministry of Finance for each insurance operation to the subjects specified in Article 20 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
3.2 Insurance commissions are amounts paid by insurance enterprises to insurance brokerage enterprises and insurance agents. Insurance enterprises may take initiative in using the insurance commissions for the following expenses:
3.2.1 Direct payment to insurance agents and insurance brokerage enterprises after these organizations and individuals bring about services for insurance enterprises to cover the following expenses:
- Initial exploitation expenses (exploration, persuasion and introduction of customers);
- Expenses for collection of insurance premiums;
- Expenses for monitoring insurance contracts and persuading customers to maintain their insurance contracts.
3.2.2 Payment of insurance commissions in service of the management of agents, including:
...
...
...
- Payment to encourage agents to exploit in excess of the norms on turnover, quantity of insurance contracts and ensure a high percentage of continued insurance contracts;
- Expenses for implementing a number of welfare policies and creating conditions for stabilizing agents incomes.
3.3 The maximum rates of insurance commissions the insurance enterprises are permitted to pay to insurance agents shall accord with the tables of insurance commission rates applicable to each insurance operation in Appendix 4 - Table of maximum insurance commission rates applicable to non-life insurance operations and Appendix 5 - Table of maximum insurance commission rates applicable to life insurance operations, attached with this Circular.
Insurance enterprises may base themselves on the practical business activities to adjust the insurance commission rates applicable to insurance products of the same insurance operation but not the insurance commissions for different insurance operations.
3.4 The rates of insurance commissions paid to insurance brokerage enterprises shall be applied on the basis of the agreement between the insurance enterprises and insurance brokerage enterprises in accordance with the Vietnamese laws and international practices.
1. Insurance enterprises shall effect compulsory re-insurance according to the provisions of Article 22 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law. The list of operations subject to compulsory re-insurance includes:
1.1 Property insurance and damage insurance;
1.2 Insurance of cargoes transported by land, sea, river, rail and air;
...
...
...
1.4 Fire and explosion insurance;
1.5 Ship hull insurance and ship owner’s civil liability insurance.
2. Compulsory re-insurance commissions payable by Vietnam National Re-insurance Company to enterprises which have transferred compulsory re-insurance shall comply with the provisions in Appendix 6 attached to this Circular.
3. Basing itself on the practical situation in each period, the Ministry of Finance may make addition to the lists of re-insurance operations and compulsory re-insurance commissions.
1. Responsibilities of insurance enterprises, the Vietnam Insurance Association (hereinafter called insurance agent-training establishments) for the training of insurance agents
1.1 The insurance agent-training establishments which wish to train insurance agents must send written requests to the Ministry of Finance for approval of the insurance agent-training programs according to the provisions of Clause 3, Article 31 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
1.2 Granting of insurance agent training certificates
1.2.1 Only insurance agent training establishments whose operation is approved by the Ministry of Finance may grant insurance agent training certificates. Only those who have completed the insurance agent-training program and passed examinations shall be granted the insurance agent training certificates.
...
...
...
1.3 Annually, not later than January 30 of the following year, the insurance agent training establishments must report to the Ministry of Finance the number of training courses they have organized, the number of trained insurance agents and the number of certificates already granted in the year (according to a set form). Quarterly, not later than the 15th of the first month of the following quarter, the insurance enterprises must report to the Ministry of Finance the lists of their insurance agents (according to a set form).
2. Rights and obligations of insurance enterprises and insurance agents
The rights and obligations of insurance enterprises in managing activities of their insurance agents, and the rights and obligations of insurance agents are prescribed in Articles 29 and 30 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
3. Insurance agents are strictly forbidden to commit the following acts:
3.1 Publicizing false information and advertisements on the contents and scope of operation of insurance enterprises, insurance conditions and terms, thus causing damage to the legitimate rights and interests of insurance buyers;
3.2 Obstructing the insurance buyers to supply information related to the insurance contracts or inciting them not to declare details related to the insurance contracts;
3.3 Competing over customers in the forms of obstructing, dragging, buying off and/or threatening employees or customers of other insurance enterprises, insurance agents or insurance brokerage enterprises;
3.4 Offering customers illegal forms of sale promotion such as promise of lower insurance premiums, refund of insurance premiums or other interests, which the insurance enterprises do not provide for their customers;
3.5 Inciting the insurance buyers to cancel existing insurance contracts to buy new ones.
...
...
...
4.1 Insurance enterprises and Vietnam Insurance Association shall be accountable before law for all activities of training and employing insurance agents.
4.2 The Ministry of Finance may inspect the situation of insurance agent training and employment at insurance enterprises and Vietnam Insurance Association.
The above inspection must not affect the normal operation of the insurance enterprises and Vietnam Insurance Association.
V. INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES
1. Principles for insurance brokerage activities
Insurance brokerage enterprises may only counsel and introduce to the insurance buyers the insurance rules, terms and premium rate tables already promulgated, approved by the Ministry of Finance, or registered by the insurance enterprises with the Ministry of Finance.
2. Collection of insurance premiums and payment of insurance sums through insurance brokerage enterprises
2.1 Insurance enterprises may authorize insurance brokerage enterprises to collect insurance premiums, pay compensations or insurance sums.
2.2 Where insurance brokerage enterprises are authorized by insurance enterprises to collect insurance premiums, the insurance buyers responsibility to pay insurance premiums shall be fulfilled after they have paid the insurance premiums as agreed upon in the insurance contracts to the insurance brokerage enterprises.
...
...
...
2.3 Where insurance brokerage enterprises are authorized by insurance enterprises to pay insurance sums or compensations, the insurance enterprises shall still be responsible to the insured or beneficiaries for the insurance sums they are obliged to pay to the insured or beneficiaries.
2.4 Where insurance brokerage enterprises are authorized by insurance enterprises to pay insurance sums or compensations, the insurance brokerage enterprises shall have to pay such insurance sums to the insured or beneficiaries immediately after receiving them from the insurance enterprises.
3. Insurance brokerage enterprises must not commit the following acts:
3.1 Obstructing the insurance buyers to supply information related to the insurance contracts or inciting them not to declare details related to the insurance contracts.
3.2 Offering customers sale promotion in the form of promise of unlawful interests to incite them to enter into insurance contracts;
3.3 Inciting the insurance buyers to cancel existing insurance contracts to buy new ones.
1. Dossiers of application for granting of licenses for opening of representative offices
1.1 If wishing to open representative offices in Vietnam, foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall have to send to the Ministry of Finance a set of dossier of application for granting of licenses for opening of representative offices according to the provisions in Article 110 of the Insurance Business Law.
...
...
...
1.3 Licenses for opening of representative offices of foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises shall be issued in a set form.
1.4 Within 30 days after receiving complete dossiers of application for granting of licenses for opening of representative offices, the Ministry of Finance shall reply in writing whether it accepts or rejects the enterprises applications. In case of rejection, it must clearly state the reasons therefor. In case of acceptance, the Ministry of Finance shall grant the licenses for opening of representative offices of foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises in Vietnam.
1.5 Within 7 days after being granted the licenses for opening of representative offices or operation extension, foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises must pay a licensing fee; the licensing or operation extension fee is one million Vietnam dong as provided for in Article 43 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
2. Reporting on the operation of representative offices
2.1 Vietnam-based representative offices of foreign insurance enterprise or insurance brokerage enterprises must report on their activities every six months and annually to the Ministry of Finance and the People’s Committees of the provinces or cities where they are based.
The first six months’ reports must be sent before July 30 and the annual reports before March 1 of the following year.
2.2 Reporting contents:
2.2.1 Organizational structure of the representative office, staff, numbers of Vietnamese and foreign employees working at the representative office;
2.2.2 Major activities:
...
...
...
b/ Relationships between the representative office and insurance enterprises, insurance brokerage enterprises as well as economic organizations in Vietnam;
c/ Counseling and training work;
d/ Other activities of the representative office.
2.2.3 Operation orientations in the coming time.
2.3 In case of necessity, the Ministry of Finance may request the representative offices to make extraordinary reports in addition to the above periodical reports, supply documents and explain matters related to their activities.
3,1 When they need to change one of the following contents of the licenses for opening of representative offices, foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises must send written requests to the Ministry of Finance to amend and/or supplement such licenses:
3.1.1 Change of the name or nationality of the foreign insurance enterprise or insurance brokerage enterprise or the name of the representative office;
3.1.2 Change in the operation contents of the representative office.
...
...
...
3.2 Where there is an increase or decrease in the number of people coming from abroad to work at their representative offices or where their representative offices are relocated, the foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises must immediately inform the Ministry of Finance thereof in writing.
VII. PROCEDURES AND DOSSIERS OF APPLICATION FOR TRANSFER OF INSURANCE CONTRACTS
1. Transfer of insurance contracts
1.1 In the course of operation, insurance enterprises may transfer all contracts of one or several insurance operations (hereinafter called transfer for short) to other insurance enterprises licensed to operate in Vietnam according to the provisions in Section, 3, Chapter III of the Insurance Business Law.
1.2 The transfer must ensure the principle of causing no damage to the interests of the insurance buyers after the transfer is effected.
2. Transfer procedures
2.1 For transferring insurance enterprises (hereinafter called transferor- enterprises for short): Transferor-enterprises must send to the Ministry of Finance the transfer applications clearly stating the reason(s) for the transfer and attach therewith the following documents:
a/ The transfer plan, clearly stating:
- The name and address of the enterprise that accepts the transfer (hereinafter called transferee-enterprise for short);
...
...
...
- The mode of transfer of various funds, professional reserve and making of insurance complaints related to the transferred contracts;
- The estimated time for the transfer to be effected;
- Detailed explanation by the transferee-enterprise on its satisfaction of the financial requirements after the transfer is effected.
b/ A transfer contract between the transferor-enterprise and transferee-enterprise contains the following principal contents:
- The object of the transfer;
- The estimated time for the transfer to be effected;
- Rights and obligations of the parties to the transfer;
- Mode of dispute settlement.
c/ Commitments made by the transferee-enterprise to guaranteeing the interests of the insurance buyers under the transferred insurance contracts after the transfer takes effect.
...
...
...
a/ Publish the announcement on the transfer on two central newspapers for five consecutive issues, with the following principal contents:
- The names and addresses of the transferor-enterprise and transferee-enterprise;
- Types of insurance operations and the number of contracts to be transferred;
- The estimated time for the transfer to be effected;
- The address for settlement of transfer-related complaints and questions of insurance buyers.
b/ The transferor-enterprises must send notices together with a summary of the transfer plan to every insurance buyer immediately after the Ministry of Finance ratifies the transfer applications. Such a notice must clearly state the time limit allowed for the insurance buyers to cancel their insurance contracts if they disagree with the transfer plan, and the date when the transfer plan officially takes effect.
c/ After receiving the notices on the transfer, the insurance buyers may opt to cancel the insurance contracts within 15 days counting from the postmarks printed on such notices. Where they cancel their insurance contracts, the transferor-enterprises must refund to the insurance buyers the parts of the insurance premiums they have received, which correspond to the remaining durations of the insurance contracts, after subtracting related reasonable expenses, for non-life insurance; or the insurance premium amounts the insurance buyers have paid after subtracting related reasonable expenses, for life insurance.
2.3 As from the date when the Ministry of Finance accepts the transfer applications, the transferor-enterprises must not continue to sign new insurance contracts of the already transferred insurance operations.
2.4 Within 60 days after the Ministry of Finance approves the transfer plans, the transferor-enterprises must hand over to the transferee enterprises:
...
...
...
b/ Dossiers of unsettled complaints related to the transferred insurance operations;
c/ All assets, funds and professional reserves related to the transferred insurance contracts and dossiers of unsettled complaints related to the transferred insurance operations.
3. Approval of dossiers of application for transfer of insurance contracts
3.1 Within 30 days after receiving the complete dossiers of application for transfer, the Ministry of Finance shall reply in writing whether it accepts, rejects the dossiers, or requests amendments and/or supplements thereto. Where the Ministry of Finance requests some amendments and/or supplements, within 15 days after receiving such requests the transferor-enterprises must finalize the dossiers and send them to the Ministry of Finance. Past this time limit, the Ministry of Finance shall be entitled to reject such dossiers. In case of rejection of the dossiers, the Ministry of Finance shall clearly explain the reason(s) therefor in writing.
3.2 After accepting the dossiers of application for transfer, the Ministry of Finance shall grant adjusted licenses (made according to a set form) to the transferor-enterprises compatible with the insurance operations which they are allowed to continue.
4. Responsibilities of transferee-insurance enterprises
4.1 Transferee-insurance enterprises shall have to coordinate with the transferor-enterprises in elaborating the transfer plans, determining the value of assets related to funds and professional reserves of the transferred insurance contracts and reaching agreement on the date when the transfer plans take effect.
4.2 As from the date of accepting the transfer, the transferee-enterprises shall have to fulfill the obligations of the transferred insurance contracts according to the terms already signed between the transferor-enterprises and the insurance buyers, including the responsibility to settle complaints not yet reported. The transferee-enterprises shall be entitled to receive assets related to funds and professional reserves of the transferred insurance contracts and use such assets to fulfill the obligations under the transferred insurance contracts.
VIII. LOSS PREVENTION AND RESTRICTION
...
...
...
2. The sums of money to be spent on loss prevention and restriction may only be deducted and used according to each insurance operation.
3. The spending on loss prevention and restriction shall comply with the current regulations on the enterprise finance management and relevant laws.
IX. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect as from August 16, 2001.
2. The following documents cease to be effective as from the effective date of this Circular:
2.1 Circular No. 144/1999/TT-BTC of December 13, 1999 of the Ministry of Finance prescribing the life insurance commission regime.
2.2 Circular No. 78/1998/TT-BTC of June 9, 1998 of the Ministry of Finance prescribing re-insurance business activities;
2.3 Circular No. 26/1998/TT-BTC of March 4, 1998 of the Ministry of Finance guiding the procedures for granting certificates of eligibility and satisfaction of conditions for insurance business activities;
2.4 Circular No. 27/1998/TT-BTC of March 4, 1998 of the Ministry of Finance guiding the insurance exploitation and insurance premium management;
...
...
...
2.6 Circular No. 02/TC-TCNH of January 4, 1996 of the Ministry of Finance guiding the amendment and supplementation of the implementation of the insurance commission regime;
2.7 Circular No. 76/TC-TCNH of October 25, 1995 of the Ministry of Finance prescribing the insurance commission regime;
2.8 Decision No. 581a/TC-TCNH of July 1, 1996 of the Minister of Finance issuing the Provisional Regulation on the general terms of insurance contracts;
2.9 Decision No. 927/TC-QD-TCNH of August 18, 1995 of the Minister of Finance amending the scope of application of insurance rules, terms and premium rate table.
Any difficulties and problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
...
...
...
2. The set form of establishment and operation licenses of insurance enterprises or insurance brokerage enterprises (*).
3. The set form of adjusted licenses (*).
4. The Table of maximum insurance commission rates applicable to non-life insurance operations.
5. The Table of maximum insurance commission rates applicable to life insurance operations.
6. The list of compulsory re-insurance operations and compulsory re-insurance commission rates.
7. The set form of insurance agent training certificate (*).
8. The report on the list of insurance agents(*).
9. The report on the activities of training insurance agents(*).
...
...
...
11. The set form of licenses to open the representative offices of foreign insurance enterprises or insurance brokerage enterprises in Vietnam(*).
12. The table of rates of expense for loss prevention and restriction.
13. The set form of the application for registration of insurance products (*).
(*) Not printed herein
TABLE OF MAXIMUM INSURANCE COMMISSION
RATES APPLICABLE TO NON-LIFE INSURANCE
OPERATIONS
(issued
together with Circular No. 71/2001/TT-BTC of August 28, 2001
of the Ministry of Finance)
Ordinal number
...
...
...
Commission rates (%)
1
Health insurance and human accident insurance
12
2
Property insurance and damage insurance
5
3
Construction and installation insurance
...
...
...
4
Insurance of cargoes transported by land, sea, river, railway and air
2
5
Ship hull insurance and ship owner�s civil liability insurance, for sea-going ships and river- coastal ships
2
6
Ship hull insurance and ship owner�s civil liability insurance, for river ships and fishing ships
10
...
...
...
Common liability insurance
4
8
Aviation insurance
0.5
9
Motorized vehicle insurance
5
10
...
...
...
5
11
Credit and financial risk insurance
5
12
Business loss insurance
10
13
Agricultural insurance
...
...
...
14
Compulsory insurance
a/ Car owner�s civil liability insurance
5
b/ Moped or motorcycle owner�s civil liability insurance
12
...
...
...
c/ Insurance of air carriers� civil liability for passengers
3
d/ Insurance of professional liability for legal consultancy activities
3
e/ Insurance of professional liability of insurance brokerage enterprises
3
...
...
...
3
TABLE OF MAXIMUM INSURANCE COMMISSION RATES
APPLICABLE TO LIFE INSURANCE OPERATIONS
(issued together with Circular No. 71/2001/TT-BTC of August 28, 2001 of the
Ministry of Finance)
I. FOR INDIVIDUAL LIFE INSURANCE OPERATIONS:
A. FOR SEPARATE INSURANCE OPERATIONS, THE LIFE INSURANCE COMMISSIONS SHALL APPLY ACCORDING TO THE FOLLOWING TABLE:
Calculation unit: %
Life insurance operations
Maximum commission rates computed on the whole insurance premium
...
...
...
Mode of lump-sum payment of premiums
First contractual year
Second contractual year
Subsequent contractual years
1. Term insurance
40
20
15
...
...
...
2. Endowment insurance
- Insurance durations of 10 years or less
15
10
5
...
...
...
- Insurance durations of more than 10 years
20
10
5
5
3. Combined insurance:
...
...
...
- Insurance durations of 10 years or less
25
7
5
5
- Insurance durations of more than 10 years
40
10
10
...
...
...
4. Whole life insurance
30
20
15
10
5. Annuity
15
10
7
...
...
...
B. FOR COMBINATION OF SEPARATE INSURANCE OPERATIONS: LIFE INSURANCE COMMISSIONS SHALL BE COMPUTED ON THE BASIS OF THE TOTAL OF COMMISSIONS OF ABOVE-SAID SEPARATE INSURANCE OPERATIONS.
II. FOR GROUP LIFE INSURANCE OPERATIONS
The maximum commission rates shall be equal to 50% of the corresponding rates applicable to individual life insurance operations of the same types.
COMPULSORY REINSURANCE COMMISSION RATES
(issued together with Circular No. 71/2001/TT-BTC of August 28, 2001 of the
Ministry of Finance)
1. For fixed re-insurance contracts:
Compulsory re-insurance operations
Compulsory re-insurance commission rates (%)
...
...
...
- Group of construction, installation.. insurance products
26
- Group of oil and gas insurance products
15
- Group of other insurance products in service of investment projects
24
2. Insurance of goods transported by land, sea, river, railway and air
20
...
...
...
90% of re-insurance commission rates for the same service kinds on the international market
4. Fire and explosion insurance
27
5. Ship hull insurance and ship owner’s civil liability insurance
- Ship hull insurance products
22
- Products of ship owner’s civil liability insurance
15
...
...
...
2. For temporary re-insurance contracts: The compulsory re-insurance commission rates shall be equal to 90% of the re-insurance commission rates for the services of the same kinds on the international market.
TABLE OF PERCENTAGES OF EXPENDITURE ON LOSS
PREVENTION
AND RESTRICTION
(issued together with Circular No. 71/2001/TT-BTC of August 28, 2001 of the
Ministry of Finance)
Ordinal number
Insurance operations
Maximum percentage of expenditure on loss prevention and restriction computed on the retained amount of insurance premiums of each insurance operation (%)
1
Health insurance and human accident insurance
...
...
...
2
Property insurance and damage insurance
5
3
Insurance of goods transported by land, sea, river, railway and air
2
4
Aviation insurance
2
...
...
...
Motorized vehicle insurance
5
6
Fire and explosion insurance
1
7
Insurance of ship body and civil liability of ship owners
2
8
...
...
...
5
9
Credit and financial risk insurance
5
10
Business loss insurance
5
11
Agricultural insurance
...
...
...
;
Thông tư 71/2001/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 71/2001/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 28/08/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 71/2001/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video