BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2018 |
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ như sau:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP) thông qua xử lý nợ để chuyển thành công ty cổ phần.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ).
2. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc danh mục Nhà nước cần nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp tái cơ cấu).
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
4. Chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. “Phương án tái cơ cấu” là phương án chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này thành công ty cổ phần, trong đó bao gồm cả phương án xử lý tài chính thông qua hoạt động mua bán nợ.
2. “Giá vốn mua nợ” là tổng chi phí mua nợ tính đến thời điểm giảm trừ trách nhiệm trả nợ, bao gồm: giá mua nợ thực tế cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc mua khoản nợ (kể cả lãi vay huy động vốn để mua nợ) và các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh được phân bổ (nếu có).
3. “Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ” là biện pháp xóa một phần trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
4. “Chủ nợ” là tổ chức, cá nhân có nợ phải thu tại doanh nghiệp tái cơ cấu.
5. “Chủ nợ tham gia tái cơ cấu” là chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu, cùng tham gia quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Điều 4. Nguyên tắc tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ
1. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty Mua bán nợ hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty Mua bán nợ chỉ quyết định mua nợ sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, chuyển đổi thành công doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo quy định.
3. Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5. Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần
Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng phương án tái cơ cấu
a) Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
- Phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ tham gia tái cơ cấu.
b) Xây dựng phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
Điều 6. Xử lý tài chính doanh nghiệp tái cơ cấu
1. Xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 41/2018/TT-BTC).
2. Xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu
a) Nguyên tắc xử lý tài chính:
- Việc xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu phải gắn với phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
- Đảm bảo công khai, minh bạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung xử lý tài chính
- Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt:
+ Công ty Mua bán nợ quyết định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết. Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất (đã điều chỉnh theo kết quả xử lý tài chính theo quy định) đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ (-) đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ.
+ Các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên.
- Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó:
+ Lợi nhuận phát sinh được phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
+ Trường hợp phát sinh lỗ thì doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định.
- Tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, sau khi bù trừ các khoản bồi thường (nếu có) mà doanh nghiệp tái cơ cấu vẫn còn lỗ lũy kế thì Công ty Mua bán nợ phối hợp với các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu tối đa bằng số lũy kế. Trường hợp này, Công ty Mua bán nợ thực hiện giảm trừ nghĩa vụ trả nợ từ nguồn chênh lệch còn lại (giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ) sau khi trừ đi nguồn chênh lệch đã xử lý nêu tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 40/2018/TT-BTC). Trong đó, căn cứ quy định tại điểm d Khoản 1 và Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần.
2. Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
Điều 8. Xử lý số cổ phần không bán hết
Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó:
1. Trường hợp không bán hết số cổ phần cho các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận sau khi bán đấu giá công khai không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán của cuộc đấu giá công khai theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 40/2018/TT-BTC thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.
Điều 9. Chính sách đối với người lao động dôi dư
1. Chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa.
2. Nguồn kinh phí:
Kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo nguyên tắc: toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán được sử dụng để chi trả cho người lao động dôi dư. Trường hợp không đủ để chi trả cho người lao động dôi dư thì doanh nghiệp tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp bổ sung phần còn thiếu.
Điều 10. Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần
1. Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó, nguồn thanh toán chi phí chuyển đổi là toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán.
2. Trường hợp không đủ bù đắp thì doanh nghiệp tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung phần còn thiếu.
Điều 11. Quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu
Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu của doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương 2 Thông tư số 40/2018/TT-BTC. Trong đó:
1. Toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán được dùng để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này. Phần còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng.
2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm quyết toán các khoản chi cho người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Điều 12. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu
Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC, trong đó:
1. Giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần.
2. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ sung thành phần Ban chỉ đạo sau khi thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ về phương án tái cơ cấu. Thành phần bổ sung Ban chỉ đạo gồm: đại diện Công ty Mua bán nợ, đại diện các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (nếu cần).
3. Thẩm tra và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này.
4. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt các khoản chi phí chuyển đổi, chi cho người lao động dôi dư và số tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu phải nộp, đồng gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án tái cơ cấu theo đúng quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu.
2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả.
4. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phải quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
6. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC.
Điều 14. Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ
1. Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác.
2. Cử cán bộ tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu.
3. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty và quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
5. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC và Thông tư số 41/2018/TT-BTC, trong đó:
1. Chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp trước khi tham gia tái cơ cấu.
2. Thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ về phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ theo quy định tại Thông tư này.
3. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các nội dung đã thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
4. Kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và doanh nghiệp trong việc triển khai phương án tái cơ cấu.
5. Phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, chi phí chuyển đổi doanh nghiệp và tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu, đồng gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
Điều 16. Trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu
1. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Thực hiện xử lý tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết và phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Cử đại diện tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu (nếu cần).
3. Cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu (nếu có) theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
Các doanh nghiệp tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án tái cơ cấu trước thời điểm Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Việc xử lý tài chính và quản lý, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 40/2018/TT-BTC, Thông tư số 41/2018/TT-BTC và hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TÁI CƠ CẤU
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 69/2018/TT-BTC ngày
08/8/2018 của Bộ Tài chính)
Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần bao gồm các bước công việc sau:
Bước 1. Xây dựng phương án tái cơ cấu
a) Triển khai kế hoạch tái cơ cấu, chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá/tái cơ cấu và kế hoạch, lộ trình triển khai.
+ Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo.
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này thì thành phần Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc bao gồm đại diện của Công ty Mua bán nợ và đại diện chủ nợ tham gia tái cơ cấu (nếu cần).
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm:
+ Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.
+ Các Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Lập dự toán chi phí chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định.
+ Lập phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Chính.
+ Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý.
+ Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các quy định hiện hành.
- Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định.
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:
+ Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Gửi phương án sử dụng đất đã được duyệt cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn để xin ý kiến về giá đất làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo cổ phần hoá/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp tái cơ cấu và tổ chức tư vấn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê chọn gói về lập phương án cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.
- Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ tham gia tái cơ cấu.
+ Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Công ty Mua bán nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp.
+ Công ty Mua bán nợ căn cứ báo cáo thẩm tra của Ban chỉ đạo về kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện các bước tiếp theo của quá trình tái cơ cấu nêu dưới đây.
b) Xây dựng phương án tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt
- Triển khai xây dựng phương án tái cơ cấu.
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu và các chủ nợ của doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp tái cơ cấu.
+ Căn cứ kết quả khảo sát, Công ty Mua bán nợ chủ động phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu đàm phán mua nợ với các chủ nợ và dự kiến phương án tái cơ cấu.
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đàm phán, Công ty Mua bán nợ phải có văn bản thống nhất (hoặc không thống nhất) tham gia tái cơ cấu và đề xuất các nội dung cơ bản xác định điều kiện, giải pháp để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp phương án mua bán nợ để tái cơ cấu không khả thi và hiệu quả (Công ty Mua bán nợ không thống nhất tham gia tái cơ cấu), Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ ý kiến thống nhất và đề xuất của Công ty Mua bán nợ, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, chấp thuận bằng văn bản và chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu hoặc thuê tổ chức tư vấn, đồng thời quyết định bổ sung thành phần Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu doanh nghiệp và Tổ giúp việc gồm: đại diện Công ty Mua bán nợ, đại diện các chủ nợ khác (nếu có).
- Hoàn tất phương án tái cơ cấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nội dung cơ bản của phương án tái cơ cấu bao gồm:
+ Thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
+ Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (sau khi được Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ khảo sát, đánh giá) và những vấn đề cần tiếp tục xử lý để đảm bảo doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần hóa.
+ Nội dung phương án xử lý tài chính thuộc trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ theo đàm phán và cam kết của các bên.
+ Vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
+ Phương án chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ; Phương án xử lý số cổ phần không bán hết.
+ Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định.
+ Dự thảo Điều lệ hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Phương án sắp xếp lại lao động;
+ Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo.
+ Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) thực hiện công khai phương án tái cơ cấu và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động (bất thường).
Sau Hội nghị người lao động, Tổ giúp việc, doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện phương án tái cơ cấu để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
- Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thẩm định kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (sau khi xử lý các vấn đề tài chính theo đề nghị của Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ), phương án tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu
1. Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các bên có liên quan và tổ chức tư vấn tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu và bán cổ phần theo phương án đã được duyệt.
2. Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án tái cơ cấu được duyệt, Ban chỉ đạo tái cơ cấu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xử lý cổ phần không bán hết theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
1. Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
a) Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần.
b) Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
2. Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
a) Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Căn cứ kết quả xác định lại giá trị vốn của doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
c) Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp./.
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 69/2018/TT-BTC |
Hanoi, August 08, 2018 |
CIRCULAR
GUIDELINES FOR RESTRUCTURING STATE-OWNED ENTERPRISES INELIGIBLE FOR EQUITIZATION AS PRESCRIBED IN THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 126/2017/ND-CP DATED NOVEMBER 16, 2017 ON CONVERSION FROM STATE-OWNED ENTERPRISES AND SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES 100% OF CHARTER CAPITAL OF WHICH IS HELD BY STATE-OWNED ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
Pursuant to the Law on Enterprises No. 68/2014/QH13 dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprise’s manufacturing and business activities No. 69/2014/QH13 dated November 26, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion from state-owned enterprises and single-member limited liability companies 100% of charter capital of which is held by state-owned enterprises into joint-stock companies;
At the request of the Director of the Department of Corporate Finance;
The Minister hereby promulgates a Circular on restructuring state-owned enterprises ineligible for equitization as prescribed in the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017.
...
...
...
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides guidelines for restructuring state-owned enterprises ineligible for equitization as prescribed in Clause 2 Article 4 of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion from state-owned enterprises and single-member limited liability companies 100% of charter capital of which is held by state-owned enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as “the Decree No. 126/2017/ND-CP”) through debt settlement to convert them into joint-stock companies (JSCs).
Article 2. Regulated entities
1. Vietnam Debt and Asset Trading Corporation (hereinafter referred to as “DATC”).
2. State-owned enterprises on the list of enterprises over 50% of shares of which has to be held by the State under the Prime Minister’s decision after they have financial issues settled and enterprise value calculated as prescribed in Decree No. 126/2017/ND-CP but their actual enterprise value is lower than debts payables (hereinafter referred to as “the restructured enterprise”).
3. Representative agencies of the owner (hereinafter referred to as “representative agencies”).
4. Creditors involved in restructuring.
Article 3. Definitions
...
...
...
1. “restructuring plan” means a plan for converting state-owned enterprises specified in Clause 2 Article 2 of this Circular into JSCs, including a plan for settling financial issues through debt trading.
2. “cost of debt purchase” means the total cost of debt purchase by the time of debt relief, including actual price of debt purchase (+) reasonable expenses incurred in connection with the purchase of debt (including interest on loans taken to purchase debts) and distributed administration expenses (if any).
3. “debt relief” means a solution for partially relieving a restructured enterprise from a debt obligation with a competent authority’s approval in accordance with regulations of law.
4. “creditor” means an organization or individual to whom a debt is owed by the restructured enterprise.
5. “creditor involved in restructuring” means a creditor of the restructured enterprise participating in the restructuring of an enterprise to convert it into a JSC.
Article 4. Rules for restructuring enterprises through debt trading
1. The restructuring plan is implemented by consensus between the restructured enterprise owners’ representative agencies and DATC or creditors involved in restructuring (the consensus between parties shall be made into a record). DATC may negotiate with creditors about the debt purchase and propose an enterprise restructuring plan in accordance with regulations of law.
2. DATC shall only decide to purchase debts after reaching an agreement with the representative agency and obtaining the result of negotiation over debt purchase with the creditors of the restructured enterprise. The plan for purchasing debts to restructure an enterprise must ensure its feasibility and capacity for capital recovery with efficiency and sufficient difference between the debt purchase cost and book value of the debt to settle financial issues and successfully convert a state-owned enterprise into a JSC as prescribed.
3. In the cases where the plan for purchasing debts to restructure an enterprise is not feasible and efficient, the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall request the representative agency to consider deciding another form of conversion as prescribed by law.
...
...
...
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Article 5. Procedures for restructuring of a state-owned enterprise for conversion into a JSC
Procedures for restructuring of a state-owned enterprise for conversion into a JSC are provided in the Appendix hereof, including the following basic steps:
1. Formulate a restructuring plan
a) Implement the plan for conversion from a state-owned enterprise into a JSC
- Establish a Steering Committee for Equitization/Restructuring and Assistance team.
- Prepare documents.
- Approve the estimate of equitization cost, decide to select an equitization consulting firm.
...
...
...
- Decide to request DATC to engage in the restructuring.
b) Formulate a restructuring plan and submit it to a representative agency for approval.
2. Organize the implementation of the restructuring plan
3. Finalize the conversion from the state-owned enterprise into a JSC.
a) Hold the first General Meeting of Shareholders and apply for enterprise registration.
b) Make terminal statements and transfer between the enterprise and the JSC.
Article 6. Settlement of financial issues of restructured enterprises
1. Settle financial issues upon enterprise valuation
The restructured enterprise shall settle financial issues upon enterprise valuation as prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP and Circular No. 41/2018/TT-BTC dated May 04, 2018 of the Ministry of Finance (hereinafter referred to á “the Circular No. 41/2018/TT-BTC”).
...
...
...
a) Rules for settling financial issues:
- Associate the financial settlement with the restructuring plan approved by the representative agency.
- Ensure openness, transparency and compliance with regulations of law. In the cases where relevant organizations and individuals fail to comply with regulations upon financial settlement, resulting in capital and asset losses, they shall compensate and take responsibility for such loss as prescribed by law.
b) Financial settlements:
- At the time of enterprise valuation, according to the restructuring plan approved by the representative agency:
+ DATC shall decide to partially relieve the restructured enterprise from the debt obligation according to the commitment. The maximum relief from debt obligation is equal to a negative number of equity specified in the latest financial statement (which has been adjusted according to the result of financial settlement) that has been audited by an independent audit organization, minus (-) the relief from debt obligation given by other creditors (if any) and must not exceed the difference between the book value of debt purchased and the cost of debt purchase by the time of deciding on debt relief.
+ Other creditors shall decide to partially relieve the restructured enterprise from the debt obligation under the agreement between parties.
- From the date of enterprise valuation to the date of conversion into a JSC, the restructured enterprise shall keep settling financial issues as prescribed. Where:
+ The profits that arise shall be distributed in accordance with applicable regulations applied to state-owned enterprises.
...
...
...
- At the time when the restructured enterprise is officially converted into a JSC and after offsetting the compensation (if any), if the restructured enterprise still suffers accrued losses, DATC shall co-operate with the creditors involved in the restructuring to consider continuing to relieve the restructured enterprise from a debt obligation in a manner that is equal to the accrued value. In this case, DATC shall relieve debt obligation from the remaining difference (between the book value of debt purchased and the cost of debt purchase) after deducting the difference settled under Point b Clause 2 Article 6 of this Circular.
Article 7. Initial offering of shares
1. The restructured enterprise shall adhere to regulations on procedures and methods for offering, and prices for initial offering of shares prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP and Circular No. 40/2018/TT-BTC dated May 04, 2018 of the Ministry of Finance (hereinafter referred to as “the Circular No. 40/2018/TT-BTC”). Pursuant to Point d Clauses 1 and 3 Article 42 of the Decree No. 126/2017/ND-CP, the representative agency shall decide on the selling prices of shares offered to employees and trade unions of the restructured enterprise which must not be lower than 60% of the par value of share.
2. DATC and creditors involved in the restructuring are entitled to convert debts into stakes by consensus and such conversion is approved in the restructuring plan by the representative agency.
Article 8. Settlement of unsold shares
The restructured enterprises shall settle unsold shares as prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP and Circular No. 40/2018/TT-BTC. Where:
1. In the cases where shares are not sold out to investors by negotiation after the public auction is unsuccessful or the shares offered at the public auction as prescribed in Clauses 2 and 3 Article 9 of the Circular No. 40/2018/TT-BTC are not sold out, the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall consider deciding to make an offer to DATC and creditors according to the rules specified in Clause 2 Article 7 of this Circular.
2. In the cases where DATC and creditors do not still purchase all of the shares offered as specified in Clause 1 Article 8 of this Circular, the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall notify the competent agency for adjusting the charter capital and structure thereof to convert the restructured enterprise into a JSC prior to the first General Meeting of Shareholders.
Article 9. Benefits provided for redundant employees
...
...
...
2. Funding sources:
Funding for providing benefits for redundant employees of the restructured enterprise shall adhere to the rule: all proceeds from the sale of shares after deducting the total par value of the shares sold are used for provision of benefits for the redundant employees. If it is insufficient to pay redundant employees, the restructured enterprise shall notify the representative agency, which will request the Ministry of Finance in writing to extract the Enterprise Assistance and Development Fund to cover insufficient amount.
Article 10. Cost of conversion from a restructured enterprise into a JSC
1. The cost of successful conversion from a restructured enterprise to a JSC shall comply with the Decree No. 126/2017/ND-CP and Circular No. 40/2018/TT-BTC. All proceeds from the sale of shares after deducting the total par value of the shares sold will be used for payment of the conversion costs.
2. In the case of insufficiency, the restructured enterprise shall notify the representative agency, which will request the Ministry of Finance in writing to extract the Enterprise Assistance and Development Fund to cover insufficient amount.
Article 11. Management and use of proceeds from equitization/restructuring
The management and use of proceeds from equitization/restructuring by the restructured enterprise shall comply with Section 3 Chapter 2 of the Circular No. 40/2018/TT-BTC. Where:
1. All proceeds from the sale of shares after deducting the total par value of the shares sold are used for provision of benefits for redundant employees and payment of the conversion costs as prescribed in Articles 9 and 10 of this Circular. The remaining amount (if any) shall be managed and used by the JSC.
2. After obtaining the certificate of registration of enterprise converted into a JSC, the restructured enterprise shall make a statement of the payments to redundant employees and conversion costs and send it to the Steering Committee for Equitization/Restructuring, which will send it to the representative agency for approval.
...
...
...
IMPLEMENTATION
Article 12. Responsibilities of Steering Committee for Equitization/Restructuring
The Steering Committee for Equitization/Restructuring shall exercise its rights and responsibilities prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP, Circular No. 40/2018/TT-BTC and Circular No.41/2018/TT-BTC, to be specific:
1. Assist the representative agency in directing and organizing the conversion from a restructured enterprise into a JSC.
2. Request the representative agency to approve the list of additional members of the Steering Committee for Equitization/Restructuring to the after reaching an agreement with DATC and creditors on the restructuring plan. Additional members of the Steering Committee include representatives of DATC, representatives of creditors involved in the restructuring (if necessary).
3. Assess and submit the restructuring plan to the representative agency for approval as prescribed in this Circular.
4. Request the representative agency to approve the report on conversion costs, payments to redundant employees and proceeds from the equitization/restructuring that have to be paid and submit it to the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance)
5. Inspect and supervise the implementation of the restructuring plan in accordance with regulations of this Circular and its relevant instructional documents.
Article 13. Responsibilities of restructured enterprises
...
...
...
2. Cooperate with DATC and creditors in formulate a restructuring plan and submit it to a representative agency for approval as prescribed.
3. Request the representative agency to consider reaching an agreement with DATC to initiate the procedures for restructuring specified in this Circular in case a state-owned enterprise has yet to settle financial issues and re-determine enterprise value but its total value of assets is lower than the debts payables according to the latest audited financial statement.
4. Organize the implementation of the restructuring plan, manage and use proceeds from the equitization/restructuring in accordance with regulations of this Circular and its relevant instructional documents. In the case of any loss incurred due to the violation of or failure to comply with regulations of this Circular, the restructured enterprise and relevant individuals shall compensate and take responsibility for such loss as prescribed by law.
5. After the completion of the restructuring process, each enterprise shall make a statement of the payments to redundant employees and conversion costs and send it to the Steering Committee for Equitization/Restructuring, which will send it to the representative agency for approval.
6. Assume other obligations and responsibilities as prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP, Circular No. 40/2018/TT-BTC and Circular No.41/2018/TT-BTC.
Article 14. Responsibilities of DATC
1. Negotiate with the representative agency and restructured enterprise before deciding to purchase debts from credit institutions and other creditors.
2. Assign officials to join the Steering Committee for equitization/restructuring and Assistance team to implement the restructuring plan.
3. Settle financial issues according to the restructuring plan approved by the representative agency within its jurisdiction and in accordance with regulations of law.
...
...
...
5. Assign a representative of its stakes in the restructured enterprise as prescribed.
6. Comply with regulations of this Circular and its relevant instructional documents.
Article 15. Responsibilities of representative agencies
Each representative agency shall exercise its rights and responsibilities prescribed in the Decree No. 126/2017/ND-CP, Circular No. 40/2018/TT-BTC and Circular No.41/2018/TT-BTC, to be specific:
1. Direct restructured enterprises to cooperate with DATC and creditors in carrying out survey and assessment of enterprises’ current situation before engaging in the restructuring.
2. Negotiate with DATC and creditors about the enterprise restructuring plan through debt settlement as prescribed in this Circular.
3. Decide to approve enterprise value and restructuring plan as prescribed in this Circular and under the agreements with DATC and creditors involved in the restructuring.
4. Inspect and supervise the implementation of the restructuring plan by the Steering Committee for Equitization/Restructuring and enterprises.
5. Approve the statement of payments to redundant employees, conversion costs and proceeds from the equitization/restructuring and submit it to the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).
...
...
...
1. Cooperate with enterprises in implementing the restructuring plan. Settle financial issues of restructured enterprises according to the commitment and restructuring plan approved by the representative agency.
2. Assign representatives to join the Steering Committee for equitization/restructuring and Assistance team to implement the restructuring plan (if necessary).
3. Assign representatives of their stakes in restructured enterprises (if any) as prescribed.
4. Comply with regulations of this Circular and its relevant instructional documents.
Article 17. Transition clauses
Any restructured enterprise whose restructuring has been approved by a representative agency before the effective date of the Decree No. 126/2017/ND-CP shall continue to be restructured according to the approved restructuring plan. Financial statement and management and statement of proceeds from equitization/restructuring at the time the enterprise is officially converted into a JSC shall comply with the Decree No. 126/2017/ND-CP, Circular No. 40/2018/TT-BTC and Circular No. 41/2018/TT-BTC.
Article 18. Implementation clause
1. This Circular comes into force from October 01, 2018 and replaces the Circular No. 194/2013/TT-BTC dated December 17, 2013 of the Ministry of Finance.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.
...
...
...
PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER
Huynh Quang Hai
APPENDIX
PROCEDURES FOR CONVERTING A RESTRUCTURED ENTERPIRSE INTO A
JOINT-STOCK COMPANY
(Enclosed with the Circular No. 69/2018/TT-BTC dated August 08, 2018 of the
Ministry of Finance)
Procedures for converting a restructured enterprise into a joint-stock company include the following steps:
Step 1. Formulate a restructuring plan
a) Implement a plan for conversion from a state-owned enterprise into a joint-stock company
- Establish a Steering Committee for equitization/restructuring and Assistance team.
...
...
...
+ The head of the Steering Committee shall select and issue a decision on establishment of an Assistance Team within 5 working days from the date on which the decision on establishment of the Steering Committee is issued.
+ In the case specified in Clause 3 Article 13 of this Circular, members of the Steering Committee and Assistance Team include representatives of DATC and representatives of creditors involved in the restructuring (if any).
- Prepare documents.
The Steering Committee for Equitization/Restructuring shall direct the Assistance Team to cooperate with the enterprise in preparing relevant documents, including:
+ Legal documents on establishment of the enterprise.
+ Legal documents on assets, sources of capital and debts of the enterprise.
+ Financial statements and terminal tax statements of the enterprise on the date of enterprise valuation.
+ Estimate of equitization expenses.
+ Plan for using the land under the management of the enterprise in accordance with regulations of law on rearrangement and disposal of housing or land.
...
...
...
+ Methods and time for determining the enterprise value in accordance with requirements for the enterprise and applicable regulations.
- The Steering Committee shall direct the Assistance Team to cooperate with the enterprise in preparing relevant documents to request the representative authority to approve the estimate of equitization costs or select an equitization/restructuring consulting firm as prescribed.
- List and settle financial issues and determine enterprise value.
The enterprise shall cooperate with the consulting firm (if any) in:
+ inventorying and classifying assets and making financial statements or terminal tax statements and cooperate with relevant authorities in settling financial issues until the date of enterprise valuation.
+ sending the approved land use plan and all relevant documents to the People’s Committee of the province to seek opinions about land prices as the basis for determination of the enterprise value.
+ determining the enterprise value.
The Steering Committee shall direct the Assistance Team to cooperate with the enterprise and consulting firm in determining the enterprise value as prescribed. The consulting firm licensed for valuation may be hired to provide lump-sum services including the formulation of equitization plan, determination of the enterprise value and offering of shares.
- Decide to request DATC to engage in the restructuring.
...
...
...
+ DATC shall, according to the report on assessment of results of inventory and classification of assets and determination of enterprise value to take the steps below.
b) Formulate a restructuring plan and submit it to a representative agency for approval
- Formulate a restructuring plan.
+ Within 10 working days from the receipt of the request for approval for the restructuring plan, DATC shall cooperate with the restructured enterprise and creditors of the enterprise in carrying out survey and assessment of restructured enterprises’ current situation.
+ According to the survey result, DATC shall cooperate with the restructured enterprise in negotiating with creditors about debt purchase and propose a restructuring plan.
+ Within 10 working days from the end of the negotiation, DATC shall grant a written consent (or non-consent) to participation in the restructuring and propose basic contents related to determination of requirements and solutions for enterprise restructuring to the representative agency. In the cases where the plan for trading debts to restructure an enterprise is not feasible and efficient (DATC gives its dissenting opinion about the restructuring), the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall request the representative agency to consider deciding another form of conversion as prescribed by law.
+ According to the assenting opinion and proposal of DATC, the representative shall consider granting a written consent and direct the restructured enterprise to cooperate with DATC and creditors in formulating a restructuring plan or hire a consulting firm, and deciding to add members of the Steering Committee for Equitization/Restructuring and Assistance Team, including: representatives of DATC and representatives of other creditors (if any).
- Finalize the restructuring plan and submit it to a competent authority for approval.
+ A restructuring plan includes:
...
...
...
+ Result of enterprise valuation (after DATC and creditors carry out survey and assessment) and existing issues that need addressing to ensure the enterprise is eligible for equitization.
+ Contents of the financial settlement plan within the jurisdiction of DATC and creditors according to the negotiation and commitment made by parties.
+ Charter capital varying upon business operations of the JSC.
+ Plan for converting debts into stakes of DATC and creditors; plan for settlement of unsold shares.
+ Structure of charter capital, starting price and methods for offering shares.
+ Draft of the JSC Charter under regulations of the Law on Enterprises and applicable legal documents.
+ Plan for rearrangement of employees;
+ Business plan in the next 3 – 5 years.
+ Land use plan approved by a competent authority.
...
...
...
After the employee conference, the Assistance Team and the enterprise shall cooperate with the consulting firm (if any) in submit a complete restructuring plan to the representative authority for approval.
- The Steering Committee for Equitization/Restructuring shall assess the result of enterprise valuation (after financial issues are settled at the request of DATC and creditors) and the restructuring plan, and submit them to the representative authority for approval.
Step 2. Organize the implementation of the restructuring plan
1. The Steering Committee for Equitization/Restructuring shall direct the enterprise to cooperate with relevant parties and consulting firm in organizing the implementation of the restructuring plan and offering shares according to the approved plan.
2. In case shares are not sold out according to the approved plan, the Steering Committee shall request the representative agency to decide on settlement of unsold shares as prescribed in Article 8 of this Circular.
Step 3. Complete the conversion from the enterprise into a joint-stock company
1. Hold the first General Meeting of Shareholders and apply for enterprise registration.
a) The Steering Committee for Equitization/Restructuring shall direct the Assistance Team and restructured enterprise to hold the first General Meeting of Shareholders so as to adopt the JSC’s Charter and business plan, elect the Board of Directors, Board of Supervisors and organizational structure of the JSC.
b) According to result of the first General Meeting of Shareholders, the Board of Directors of the JSC shall apply for enterprise registration as prescribed.
...
...
...
a) Within 90 days from the date of obtaining the first enterprise registration certificate, the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall direct the Assistance Team and the enterprise to make financial statements from the day on which the JSC obtains the first business registration certificate, make terminal tax statements, audit financial statements, make statements of conversion costs and notify the representative authority thereof.
b) According to the result of redetermination of the enterprise’s capital value on the date of enterprise registration, the Steering Committee for Equitization/Restructuring shall direct the Assistance Team and the enterprise in converting from the enterprise to the JSC.
c) The JSC shall be launched and published through mass media as prescribed.
In the course of implementation, the representative agency, Steering Committee for Equitization/Restructuring, Assistance Team and the enterprise may take multiple steps in order to accelerate the progress of enterprise restructuring./.
;
Thông tư 69/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 69/2018/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 08/08/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 69/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video