BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2009 |
Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại công văn số 502/VPCP - KTTH ngày 20/01/2009 và công văn số 869/VPCP-KTTH ngày 12/02/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
Điều 1. Bổ sung vào khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
1. Bổ sung vào tiết 2.1.5 các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:
a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống.
c) Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.
a) Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
b) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
c) Đối với các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân sử dụng. Trường hợp được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
d) Đối với các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ... nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Trường hợp không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. Trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch của đơn vị thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,… này không tính vào thu nhập chịu thuế.
Điều 2. Bổ sung hướng dẫn điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.4 các nội dung sau :
1.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế có mẹ kế, bố dượng ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng thì đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ người phụ thuộc.
1.2. Đối tượng được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn trên và hướng dẫn tại tiết 3.1.4, tiết 3.1.5 khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC cụ thể như sau:
- Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị tàn tật không có khả năng lao động (trừ con đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề);
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.
- Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.
- Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.
2. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.7 như sau:
2.1. Hồ sơ chứng minh đối với người phụ thuộc là bố dượng, mẹ kế là: bản sao giấy khai sinh của đối tượng nộp thuế và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế.
a. Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
b. Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai (theo mẫu số 21a/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
c. Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 21b/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng.
2.3. Hướng dẫn bổ sung về nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là người tàn tật không có khả năng lao động:
Trường hợp người tàn tật không có khả năng lao động nhưng không có xác nhận của cơ quan y tế thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 22/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc ; ví dụ như xác nhận người phụ thuộc bị cụt tay, cụt chân, mù mắt, mắc bệnh thiểu năng trí tuệ (down), bị di chứng chất độc màu da cam,...
Trường hợp người phụ thuộc mắc bệnh mà không có khả năng lao động (như: bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…) có bệnh án của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên thì chỉ cần bản sao bệnh án mà không cần phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cách 1: Chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên phải tờ khai. Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với đối tượng nộp thuế; các nội dung khác, đối tượng nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
Trường hợp có sự thay đổi người phụ thuộc thì đề nghị Thủ trưởng đơn vị xác nhận vào tờ khai điều chỉnh.
- Cách 2: thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 3.1.7, điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC và hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.8 như sau:
Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định; hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh; cụ thể như sau:
- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập; đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng.
- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: trường hợp, đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ.
Điều 3. Bổ sung vào khoản 3, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC điểm mới (3.3) như sau:
Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,... Các khoản bảo hiểm khác không được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế.
Mức bảo hiểm được trừ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Trường hợp cá nhân tự đóng các khoản bảo hiểm nói trên thì mức được trừ căn cứ vào chứng từ của cơ quan bảo hiểm và tỷ lệ đóng bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Điều 4. Thay thế nội dung nêu tại gạch đầu dòng thứ 3, tiết 2.2.1 a, điểm 2.2, khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng công ty phát hành cổ phiếu uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông và cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và công ty phát hành không uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ động thì giá chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.7, khoản 1, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Áp dụng thống nhất một mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập chi trả, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).
- Trường hợp cá nhân làm đại lý bán hàng hoá (kể cả đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số) hoặc thực hiện các dịch vụ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh không đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu là độc thân hoặc dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc hoặc dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu có 02 người phụ thuộc...) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) gửi cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập đơn vị chi trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế nhưng hết năm vẫn phải cung cấp danh sách để cơ quan thuế biết. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập hoặc tổng thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.
Điều 6. Bổ sung điểm 2.2, khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC về khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh như sau:
1. Đối với hoạt động cho thuê nhà, tài sản:
Trường hợp cá nhân cho thuê nhà, tài sản trước năm 2009 và đã thu tiền cho thuê cho cả thời gian từ năm 2009 trở đi, đã khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trên toàn bộ doanh thu thu trước. Từ ngày 01/01/2009, cá nhân cho thuê được quyền lựa chọn giữ nguyên mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho doanh từ năm 2009 trở đi hoặc tính lại theo Luật thuế TNCN.
Cá nhân có yêu cầu tính lại theo Luật thuế TNCN làm đơn đề nghị gửi cơ quan thuế đã thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh thu cho thuê. Trong đơn nói rõ họ tên người cho thuê, người đi thuê, doanh thu đã thu tiền trước, thời hạn thu tiền trước, số thuế TNDN đã nộp cho doanh thu thu tiền trước, kèm theo hợp đồng thuê và chứng từ đã nộp thuế TNDN cho doanh thu thu phát sinh từ năm 2009. Căn cứ vào đơn đề nghị của cá nhân cho thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng thuê và chứng từ đã nộp thuế TNDN, cơ quan thuế tính số thuế TNCN phải nộp cho doanh thu phát sinh từ 2009.
Nếu số thuế TNCN phải nộp thấp hơn số thuế TNDN đã nộp trước đây, cơ quan thuế sẽ hoàn lại cho người nộp thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ tính thuế tiếp theo. Việc hoàn thuế hoặc bù trừ do người cho thuê nhà, tài sản đề nghị.
Trường hợp hợp đồng thuê quy định giá thanh toán cho bên cho thuê là giá chưa có thuế và bên đi thuê nộp toàn bộ tiền thuế hộ bên cho thuê thì việc tính lại thuế theo quy định của Luật thuế TNCN cũng được thực hiện theo hướng dẫn ở mục này.
2. Về việc giảm thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo phương pháp khoán có tạm nghỉ kinh doanh:
Trường hợp trong năm khoán thuế, cá nhân kinh doanh có nghỉ liên tục từ trọn 01 tháng (từ ngày mùng 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên thì được giảm 1/3 số thuế phải nộp quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 2 tháng trở lên thì được giảm 2/3 số thuế phải nộp quý, nếu nghỉ trọn quý thì được giảm tất cả số thuế phải nộp quý.
Ví dụ: Ông A là cá nhân kinh doanh có số thuế khoán phải nộp năm 2009 là 12 triệu đồng. Trong năm, Ông có nghỉ kinh doanh liên tục từ ngày 20/02 đến hết ngày 20/6. Ông A sẽ được xét giảm thuế như sau :
- Số tháng nghỉ kinh doanh liên tục của Ông A được xét giảm thuế là tháng 3, tháng 4 và tháng 5;
- Số thuế khoán hàng quý của Ông A là 12 triệu đồng/4 quý = 3 triệu đồng
Vậy số thuế Ông A được giảm sẽ là:
- Trong quý I: Ông A nghỉ kinh doanh liên tục 1 tháng nên Ông A được giảm 1/3 số thuế của quý I tướng ứng với 1 triệu đồng.
- Trong quý II: Ông A nghỉ kinh doanh liên tục 2 tháng nên Ông A được giảm 2/3 số thuế của quý II tướng ứng với 2 triệu đồng.
Cá nhân nghỉ kinh doanh thuộc đối tượng được giảm thuế phải lập hồ sơ đề nghị giảm thuế. Hồ sơ đề nghị giảm thuế được áp dụng như theo hướng dẫn tại điểm 3, mục II, phần E Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế
Căn cứ hồ sơ đề nghị giảm thuế, cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết định giảm thuế.
3. Bổ sung vào tiết 2.2.3 hướng dẫn khai thuế đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ổn định: Trường hợp trong năm khoán thuế có doanh thu kinh doanh thực tế lớn hơn doanh thu đã khoán; hết năm cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh phải khai báo để tính lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cả năm.
4. Bổ sung hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến):
Cá nhân kinh doanh lưu động phải tạm nộp thuế TNCN tính trên thu nhập của từng chuyến hàng; mức tạm nộp thuế TNCN là 10% tính trên thu nhập chịu thuế của chuyến hàng.
Cá nhân kinh doanh lưu động tạm nộp thuế TNCN đồng thời với việc nộp thuế GTGT theo từng chuyến hàng.
5. Bổ sung hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh có yêu cầu cấp hoá đơn lẻ :
- Cá nhân kinh doanh (trừ trường hợp cho thuê nhà, tài sản) hoặc cá nhân bán tài sản có yêu cầu cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ thì phải tạm nộp thuế TNCN; mức thuế TNCN tạm nộp là 10% tính trên thu nhập chịu thuế từ hoạt động bán lô hàng hoặc tài sản.
Cá nhân kinh doanh yêu cầu cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ phải tạm nộp thuế TNCN đồng thời với việc nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi được cấp hoá đơn lẻ.
Cá nhân kinh doanh được cấp hoá đơn lẻ nếu có yêu cầu hoàn thuế (hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau) thì cuối năm phải thực hiện quyết toán thuế để xác định tổng thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế xin hoàn hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau.
6. Bổ sung hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với trường hợp một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh đóng ở nhiều địa bàn quận, huyện, tỉnh, thành phố khác nhau:
Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh phải kê khai tạm nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế nơi diễn ra hoạt động kinh doanh và quyết toán thuế TNCN đối với toàn bộ thu nhập chịu thuế từ kinh doanh với Chi cục Thuế tại một nơi có địa điểm kinh doanh mà cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh.
Điều 7. Bổ sung vào cuối khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC về khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn:
1. Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng:
Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn.
- Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (x) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn. Trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức, cổ phiếu thưởng với giá thấp hơn mệnh giá thì tính thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Cá nhân chuyển nhượng số cổ phiếu có được từ việc nhận cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng phải tự khai (theo Mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) và nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.
- Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu có được từ nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng là giá thực tế tại thời điểm chuyển nhượng và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng cổ phiếu thấp hơn mệnh giá thì không phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì cá nhân nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá thực chuyển nhượng hoặc theo mức thuế suất 20% trên chênh lệch giữa giá thực tế chuyển nhượng với mệnh giá hoặc giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán.
- Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng; nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì phải khai và nộp thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng ngay. Trường hợp số lượng cổ phiếu chuyển nhượng lần đầu ít hơn số cổ phiếu nhận thay cổ tức hoặc số cổ phiếu thưởng thì sẽ tính và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần chuyển nhượng sau cho tới khi hết số cổ phiếu đó.
Sau khi nhận cổ tức bằng tiền và ghi tăng vốn đầu tư, nếu cá nhân rút vốn khỏi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn thì phải khai và nộp thuế TNCN tương ứng với phần cổ tức nhận được ngay. Trường hợp giá trị vốn góp được rút khỏi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng lần đầu ít hơn giá trị cổ tức nhận được thì sẽ kê khai và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần rút vốn hoặc chuyển nhượng sau cho tới khi hết.
Điều 8. Bổ sung, sửa đổi điểm 2.8, khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC:
Điểm 2.8 khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT- BTC hướng dẫn như sau: "Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng"
Nay sửa lại như sau: "Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng hoặc được miễn thuế thì cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai".
Điều 9. Sửa đổi mẫu tờ khai thuế đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản:
Ban hành tờ khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản mới (Mẫu số 11/KK-TNCN), thay thế Mẫu số 11/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/TT-BTC.
Điều 10. Bổ sung về thời hạn nộp thuế đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng vốn góp,… như sau:
Thời hạn nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng; chuyển nhượng vốn góp, đầu tư vốn (trường hợp phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế),… là ngày ghi trên thông báo nộp thuế của cơ quan thuế nhưng chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế.
Điều 11. Bổ sung giảm thuế TNCN đối với người lao động làm việc tại các khu kinh tế:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 34 của Luật thuế TNCN thì những khoản thu nhập của cá nhân được ưu đãi về thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành tiếp tục được hưởng ưu đãi.
Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại các khu kinh tế kể từ ngày Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành và từ sau ngày 01/01/2009 đều được giảm 50% thuế TNCN.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các khoản thu nhập phát sinh từ ngày 01/01/2009. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và các văn bản khác của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN trái với hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc đề nghị có ý kiến về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 62/2009/TT-BTC |
Hanoi, March 27, 2009 |
CIRCULAR
AMENDING AND SUPPLEMENTING THE MINISTRY OF FINANCE'S CIRCULAR No. 84/2008/ TT-BTC OF SEPTEMBER 30, 2008, GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PERSONAL INCOME TAX AND GUIDING THE GOVERNMENT'S DECREE No. 100/2008/ND-CP OF SEPTEMBER 8, 2008, DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PERSONAL INCOME TAX
Pursuant to the Law on
Personal Income Tax and the Government's Decree No. 100/2008/ND-CP of September
8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Personal Income Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/ 2008/ND-CP of November 27, 2008,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Ministry of Finance;
Based on the Prime Minister's directing opinions in Official Letters No. 502/VPCP-KTTH of January 20, 2009, and No. 869/VPCP-KTTH of February 12, 2009, on persona! income tax guidance;
The Ministry of Finance amends and supplements Circular No. 84/2008/TT-BTC of September 30, 2008, guiding a number of articles of the Law on Personal Income Tax and guiding the Government's Decree No. 100/2008/ND-CP of September 8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Personal Income Tax (below referred to as Circular No. 84/2008/TT-BTC) as follows:
Article 1. To supplement Clause 2, Section II, Part A of Circular No. 84/2(X)8AT-BTC as follows:
1. To add to Item 2.1.5 the following non-taxable incomes from salaries and wages of resident individuals:
a/ One-off region transfer allowances for foreigners coming to reside in Vietnam. The deductible allowance level is based on labor contracts or agreements between employers and employees.
...
...
...
c/ Schooling fees or tuitions for foreigners' children studying in Vietnam at general education schools paid by employers for their employees, which are determined based on labor contracts and school fee or tuition receipts.
2. To specifically guide Item 2.1.5 as follows:
Other benefits enjoyable by employees shall be accounted as taxable incomes only when beneficiaries are specified. These benefits will not be accounted as personal taxable incomes when beneficiaries are unspecified. Following are some specific cases:
a/ House rents paid by employers for their employees: These rents shall be accounted as taxable incomes according to actually paid amounts but must not exceed 15% of total taxable incomes (exclusive of house rents).
b/ Expenses for vehicles transporting employees to and from working places will not be accounted as taxable incomes of employees. For vehicles transporting separate individuals, expenses therefor shall be accounted as taxable incomes of these individuals.
c/ For membership fees for golf courses: tennis courts: cultural, art or sports and physical training clubs, if membership cards specify the names of their holders, either individuals or groups of individuals, these fees shall be accounted as taxable incomes of cardholders. For common-use cards without specific names of any individuals or groups of individuals, these fees will not be accounted as taxable incomes.
d/ Charges for other services for individuals in healthcare, entertainment, sports, recreation and beauty care activities, if users of these services are specified, shall be accounted as taxable incomes of these individuals. If individual users of these services are not specified and service charges are paid commonly for labor collectives, these charges will not be accounted as taxable incomes.
e/ Expenses paid by employers for their employees for skills training courses relevant to employees" professions or under employers" plans will not be accounted as incomes of employees. Expenses for training courses neither relevant to employees' professional skills nor included in employers' plans shall be accounted as taxable incomes of employees.
f/ Mid-shift meal allowance will not be accounted as a taxable income of employees if employers directly cater mid-shift meals for their employees.
...
...
...
Specific allowance levels applicable to state enterprises and licensed business organizations and units of administrative non-business agencies. Party organizations, mass organizations and associations must not exceed the level specified by the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs. For non-state enterprises and other organizations, applicable allowance levels may be decided by their heads after reaching agreement with trade union leaders but must not exceed that applicable to state enterprises.
g/ Presumptive expenditures for stationery, working mission allowances, telephone charges and working outfits shall not be accounted as taxable incomes if they are compliant with the State's current regulations. Following are presumptive expenditure limits applicable to some specific cases:
- For cadres, civil servants and persons working in non-business and administrative agencies. Party organizations, mass organizations and associations: Applicable presumptive expenditure limits must comply with the guidance of the Ministry of Finance.
- For laborers working in business organizations and representative offices: Applicable presumptive expenditure limits must comply with levels for determining incomes liable to enterprise income tax under documents guiding the implementation of the Enterprise Income Tax.
- For laborers working in international organizations and representative offices of foreign organizations: Presumptive expenditure limits must comply with regulations of these organizations and representative offices.
3. To add to Point 2.2 the following allowances deductible upon determination of taxable incomes from salaries and wages:
For working domains, professions and occupations which are eligible for allowances as prescribed by the State, these allowances will not be accounted as taxable incomes.
Article 2. To additionally guide Point 3.1. Clause 3, Section I, Part B of Circular No. 84/2008/ TT-BTC on family circumstance-based reductions as follows:
1. To additionally guide Item 3.1.4 as follows:
...
...
...
1.2. Persons treated as taxpayers' dependants under the guidance of Point 1.1 above and Items 3.1.4 and 3.1.5. Clause 3. Section I, Part B of Circular No. 84/2008/TT-BTC (except for dependants being children) are specified as follows:
- Persons of the working age must fully satisfy the following conditions to be treated as dependants:
+ Being disabled and incapable of working:
+ Earning no income or an average monthly income of VND 500,000 or less from all income sources.
- Persons beyond the working age and earning no income or an average monthly income of VND
500,000 or less from all income sources will be treated as dependants.
- Dependants being grandparents; blood uncles and aunts; blood siblings; blood nephews and nieces and other individuals must also satisfy the condition that they are helpless and directly nurtured by taxpayers.
2. To additionally guide Item 3.1.7 as follows:
2.1. A dossier for a dependant being a step mother or father comprises a copy of the birth certificate of the taxpayer and a copy of the marriage certificate to prove that the dependant is the step mother or father of the taxpayer or other relevant papers certifying the taxpayer's step mother or father.
...
...
...
a/ In case the dependant is named in the household registration book of the taxpayer, certification by the commune-level People's Committee is not required but only a copy of this household book registration is required.
b/ In case the dependant is not named in the household registration book of the taxpayer but actually lives together with the taxpayer: A copy of the temporary residence registration paper or self-declaration (made according to a form enclosed with this Circular, not printed herein) with the certification by the commune-level People's Committee in the locality where the taxpayer lives with the dependant.
c/ In case the dependant does not live together with the taxpayer but the latter must directly nurture him/her, he/she shall make a self-declaration (according to a form enclosed with this Circular. not printed herein) and request the commune-level People's Committee in the locality where the dependant is residing to certify that the dependant is residing in the locality and helpless.
2.3. Additional guidance on certification by commune-level People's Committees in case dependants are disabled and incapable of working:
For disabled people who are incapable of working and obtain no certification of a health establishment, taxpayers shall make self-declarations (according to a set form provided together with this Circular, not printed herein) and request commune-level People's Committees in localities where these dependants are residing to certify their specific disabilities, for example: certification of lack of a limb, blindness, suffering from the down syndrome or deformities caused by agent orange.
For dependants infected with diseases which render them incapable of working (AIDS, cancer, chronic kidney failure) with their case histories recorded by district- or higher-level health establishments, only case history copies are required without certification of commune-level People's Committees.
2.4. For employees of economic organizations or non-business administrative agencies whose parents, spouses, children or other persons are eligible for being treated as dependants who have already been declared in these employees' curricula vitae, dossiers to evidence these dependants may be made by either of the following methods as chosen by these employees:
- Method 1: Only the declaration for dependant registration is required to be made according to a form provided together with Circular No. 84/2008/TT-BTC, with the certification by the head of the employing unit on the left side. The head of the employing unit shall take responsibility only for the following details: full name(s) of dependant(s), year(s) of birth and their relations with the taxpayer. Taxpayers shall take responsibility for the accuracy of other details declared by themselves.
In case of a change in dependants, taxpayers may request heads of their employing units to give certification in adjusted declarations.
...
...
...
3. To additionally guide Item 3.1.8 as follows:
In case taxpayers earn incomes from salaries or wages on a regular and stable basis and paid by two or more employers, or earn incomes from both business activities and regular and stable salaries or wages, or earn incomes from regular and stable business activities paid by two or more employers, they may choose places for registration of family circumstance-based reductions, specifically as follows:
- Regarding reduction for taxpayers themselves: A taxpayer may choose to make declaration for reduction for himself/herself at a place where he/ she earns incomes, and concurrently notify such to other income-paying units or tax offices (in localities where he/she conducts other business activities) for the latter not to calculate reduction anymore.
- Regarding reduction for dependants: In case a taxpayer has more than one dependant eligible for reduction in a place of earning incomes and reductions for them are larger than his/her incomes earned at this place, the taxpayer may register his/ her dependants for whom reductions cannot be given yet at other places of earning incomes for reduction.
Article 3. To add a new point (3.3) to Clause 3, Section I. Part B of Circular No. 84/2008/TT-BTC as follows:
Compulsory insurance premiums eligible for deduction when determining taxed incomes are those specified by the Labor Code, the Social Insurance Law and the Health Insurance Law. such as social insurance, health insurance, insurance for professional liability for some professions subject to compulsory insurance and unemployment insurance. Other insurance premiums are ineligible for deduction from taxable incomes.
Insurance premiums eligible for deduction are based on the guidance of the Labor. War Invalids and Social Affairs Ministry. In case individuals pay by themselves these insurance premiums, the deduction levels shall be based on vouchers of insurers and insurance premium percentages under the guidance of the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry.
Article 4. To replace the provisions at the 3rd em rule. Item 2.2.1 a, Point 2.2. Clause 2, Section II, Part B of Circular No. 84/2008/TT-BTC with the following:
- For unlisted stocks which have not yet been registered for trading at the Securities Trading Center, with their issuing companies having or not having entrusted securities companies to manage shareholder lists, their transfer prices to serve as a basis for tax withholding shall be based on transfer contracts. In case transfer contracts indicate no transfer price, the basis for tax withholding is transfer prices declared by transferors themselves. Individuals who transfer stocks without specifying transfer prices in transfer contracts and declare these prices by themselves shall be held responsible for the accuracy of declared prices. In case tax offices have grounds for determining that contractual prices or self-declared prices are untruthful, they may assess transfer prices for recalculation of payable tax amounts and concurrently impose fines for tax fraud under the Law on Tax Administration.
...
...
...
Organizations and individuals that pay commissions to goods sale agents; salaries, wages, remuneration or other sums of money to individuals performing services of VND 500.000 or more each lime or as the total value of commissions or service charges, shall withhold personal income tax before paying incomes to these individuals under the following guidance:
- Withholding tax at the single rate of 10% of paid incomes, except for cases for which the Ministry of Finance has given a written guidance on specific temporary withholding rates (for insurance or lottery agency commission).
- In case individuals acting as goods sale agents (including also insurance or lottery agents) or performing services earn only incomes subject to tax withholding at the above rate but their estimated total taxable incomes after deducting family circumstance-based reductions are not high enough to be taxed (for example, an individual earns an annual income of less than VND 48 million, for single ones, or less than VND 67.2 million, for those with one dependant, or less than VND 86.4 million, for those with two dependants, will be entitled to reduction for full 12 months), these individuals shall make written commitments (according to a form provided together with this Circular, not printed herein) and send them to income payers for use as a temporary basis for delay of 10% personal income tax withholding. Based on commitments of income recipients, income payers shall temporarily delay the tax withholding but shall still supply lists of these recipients to tax offices at the end of the year. These individuals shall take responsibility for their commitments. Any frauds in their commitments shall be handled under the Law on Tax Administration.
- For organizations and individuals that employ laborers under seasonal labor contracts of a term of between over 3 months and under 12 months, the tax withholding rate of 10% upon each time of income payment or of the total income will not apply but temporary tax withholding will be made on monthly incomes according to the Partially Progressive Tariff.
Article 6. To supplement Point 2.2. Clause 2. Section II. Part D of Circular No. 84/2008/TT-BTC on tax declaration by resident individuals earning incomes from business activities as follows:
1. For house and asset lease:
For individuals who lease houses or assets before 2009. have collected rents for the whole lease term from 2009 onward, and declared and paid enterprise income tax for the whole previously collected rent amount, from January 1. 2009. they may choose either to pay the enterprise income tax at the rate at which they have paid enterprise income tax amounts for their rents collected from 2009 onward or to pay income tax under the Law on Personal Income Tax.
Individuals wishing to have their payable tax amounts recalculated under the Law on Personal Income Tax shall file written requests with tax offices that have colected enterprise income tax on rent turnover. Such a request must clearly state the full names of the lessor and lessee, previously collected rent amount, duration for which the rent has been paid and enterprise income tax amount already paid for the collected rent amount, and be enclosed with the lease contract and receipt of the enterprise income tax amount paid for the rents collected from 2009. Based on the requests of house or asset lessors, lease contracts and enterprise income tax payment receipts, tax offices shall calculate payable personal income tax amounts for rent amounts earned from 2009.
If payable personal income tax amounts are lower than previously paid enterprise income tax amounts, tax offices shall refund overpaid amounts to taxpayers or clear overpaid amounts against payable tax amounts of the subsequent tax period. House or asset lessors may request tax refund or clearing at their own will.
...
...
...
2. Regarding personal income tax reduction for business individuals who pay personal income tax by the presumptive method and have temporarily ceased their business activities:
In case in a year of presumptive taxation, a business individual who ceases his/her business activities for one full month (from the first day to the last day of a month) or longer will be entitled to reduction of one-third of the quarterly payable tax amount. Likewise, if a business individual ceases his/her business activities for two full months or the whole quarter, he/she will be entitled to reduction of two-thirds or the whole of the quarterly payable tax amount, respectively.
Example: Mr. A, a business individual, has a payable presumptive tax amount of VND 12 million in 2009. In the year, he ceases his business activities continuously from February 20 to the end of June 20. Mr. A will be considered for tax reduction as follows:
- The number of months of Mr. A's continuous business cessation is three (March, April and May);
- Mr. A's quarterly presumptive tax amount is VND 12 million divided by 4 quarters = VND 3 million.
So, Mr. A's reduced tax amount will be:
- In the first quarter: Mr. A ceases his business activities continuously for one full month. So, he will be entitled to reduction of one-third of the payable tax amount of the first quarter (VND 1 million).
- In the second quarter: Mr. A ceases his business activities continuously for two full months. So, he will be entitled to reduction of two-thirds of the payable tax amount of the second quarter (VND 2 million).
Individuals who temporarily cease their business activities and eligible for tax reduction shall make dossiers of request for tax reduction. Dossiers of request for tax reduction must comply with the guidance at Point 3. Section II, Part E of the Ministry of Finance's Circular No. 60/2007/ TT-BTC of June 14, 2007, guiding a number of articles of the Law on Tax Administration and guiding the Government's Decree No. 85/2007/ ND-CP of May 25, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Tax Administration.
...
...
...
3. To add to Item 2.2.3 the following guidance on tax declaration by business individuals and groups of business individuals that stably pay presumptive tax: In a year of presumptive taxation, if such an individual or group earns an actual business turnover higher than the presumptive turnover, he/she/it shall make, at the end of the year, a declaration for recalculation of the personal income tax amount payable for the whole year.
4. To add the following guidance on tax declaration and payment by individuals conducting mobile business activities (shipment trading):
Individuals conducting mobile business activities shall temporarily pay a personal income tax of 10% of taxable income from each shipment.
Individuals conducting mobile business activities shall temporarily pay personal income tax concurrently with value-added tax upon each shipment.
5. To add the following guidance on tax declaration and payment by business individuals who request issuance of separate invoices:
- Business individuals (except for house or asset lessors) or asset sellers who request tax offices to issue separate invoices shall temporarily pay a personal income tax of 10% of taxable income from the sale of a goods or assset lot.
Business individuals who request tax offices to issue separate invoices shall temporarily pay personal income tax concurrently with value-added tax upon the issuance of separate invoices.
If business individuals who are issued separate invoices request tax refund (or clearing of overpaid tax amounts against payable tax amounts of the subsequent period), they shall make, at the end of the year, tax finalization in order to determine their total taxable incomes, payable tax amounts, paid tax amounts and tax amounts requested to be refunded or cleared against payable tax amounts of the subsequent period.
6. To add the following guidance on tax declaration and payment by a business individual or a group of business individuals that has two or more places of business in different districts, provinces or cities.
...
...
...
Article 7. To add the following to the end of Clause 2. Section II, Part D of Circular No. 84/ 2008/TT-BTC on tax declaration by individuals earning incomes from capital investment:
1. For individuals receiving dividends in the form of stocks or bonus stocks:
Individuals receiving dividends in the form of stocks or bonus stocks are not required to pay personal income tax upon receipt of these stocks. When transferring these stocks, individuals shall pay personal income tax for securities transfer and incomes from capital investment.
- Bases for determining payable personal income tax amounts on incomes from capital investment are book values of dividends or actually received stock volumes multiplied (x) by stock par value and the personal income tax rate applicable to incomes from capital investment. In case of transfer of stocks received in substitution for dividends or bonus stocks at a price lower than their par value, personal income tax on incomes from capital investment shall be calculated based on the market price at the time of transfer.
Individuals who transfer stock volumes received as dividends or bonus stocks shall make by themselves declarations (according to a form provided together with this Circular, not printed herein) and pay personal income tax thereon at district-level Tax Departments in localities where they reside.
- Bases for determining payable personal income tax amounts for incomes from transfer of stocks received as dividends or bonus stocks are actual prices at the time of transfer and the personal income tax rate for incomes from securities transfer.
In case the actual stock transfer price is lower than the stock par value, personal income tax is not required to be paid on securities transfer activities.
In case the actual stock transfer price is higher than the stock par value, individuals shall pay tax on securities transfer at the rate of 0.1 % of the actual transfer price or 20% of the difference between the actual stock transfer price and the par value or the book value of dividends.
- After receiving dividends in the form of stocks or bonus stocks, if individuals wish to transfer stocks of the same type, they shall immediately declare and pay personal income tax on dividends in the form of stocks or bonus stocks. In case the volume of stocks transferred at the first time is smaller than that received as dividends or that of bonus stocks, personal income tax shall be calculated and paid upon subsequent transfers until the received stock volume is wholly transferred.
...
...
...
- After receiving dividends in cash and record an increase in their investment capital, individuals who withdraw their capital contributions from enterprises or transfer their capital contributions shall immediately declare and pay personal income tax in proportion to the received bonus stocks. In case the value of capital contributions withdrawn from enterprises or transferred at the first time is lower than that of received dividends, personal income tax shall be declared and paid upon subsequent capital withdrawals or transfers until the capital is wholly withdrawn or transferred.
Article 8. To supplement and amend Point 2.8, Clause 2, Section II, Part D of Circular No. 84/ 2008/TT-BTC:
The guidance at Point 2.8, Clause 2, Section II, Part D of Circular No. 84/2008/TT-BTC is as follows: "Based on these tax declaration dossiers, tax offices shall check and calculate tax amounts payable by heirs or gift recipients into the state budget. For incomes of under VND 10 million from inheritances or gifts"
The above guidance is amended as follows: "Based on these tax declaration dossiers, tax offices shall check and calculate tax amounts payable by heirs or gift recipients into the state budget. For incomes of under VND 10 million from inheritances or gifts or are exempt from tax. tax offices shall give certification in declarations."
Article 9. Replacement of the tax return form for transfer of real estate or receipt of inheritance or gifts being real estate
To provide the new personal income tax return form applicable to individuals who earn incomes from real estate transfer or receipt of real estate inheritance or gifts (Form No. 11/KK-TNCN enclosed with this Circular, not printed herein) to replace Form No. 11/KK-TNCN provided together with Circular No. 84/2008/TT-BTC.
Article 10. To add the following provision on the deadline for payment of tax on transfer of real estate, receipt of inheritance or gifts or transfer of capital contributions
The deadline for payment of personal income tax on transfer of real estate, receipt of inheritance or gifts, transfer of capital contributions or investment of capital (in case of direct tax declaration to tax offices) is the date stated in tax payment notices of tax offices, which must not be later than the 30th day from the date of receipt of tax notices.
Article 11. To add the following provision on personal income tax reduction for employees in economic zones
...
...
...
Pursuant to the above provision, all individuals being Vietnamese or foreigners working in economic zones from the effective date of the Government's Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14. 2008. and after January 1,2009. will be entitled to 50% reduction of personal income tax.
Article 12. Organization of implementation
This Circular takes effect 45 days from the date of its signing and applies to incomes earned from January 1.2009. To annul all guidance on personal income tax in Circular No. 84/2008/TT-BTC of September 30. 2008. and other documents of the Ministry of Finance which is contrary to this Circular's guidance.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for timely settlement.
FOR THE MINISTER
OF FINANCE
VICE MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
;
Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 62/2009/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 27/03/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video