TRỌNG
TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49-TT/PC |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1986 |
Nhằm bảo đảm cho việc xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng nói trên được đúng đắn, kịp thời, vừa quán triệt tinh thần Nghị quyết số 31- HĐBT về vai trò của cấp huyện trong quản lý hợp đồng kinh tế 2 chiều vừa phù hợp với sự phân công, phân cấp xét xử của các cơ quan trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế Nhà nước ra Thông tư hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều và xét xử kháng cáo đối với các quyết định xét xử đó như sau:
1. Về thẩm quyền xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều.
a) Những vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa một bên là hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, hộ tư nhân có giấy phép kinh doanh, có tài khoản ở Ngân hàng và một bên là tổ chức kinh tế quốc doanh của huyện thì thuộc thẩm quyền xét xử của Trọng tài kinh tế huyện như Nghị định số 62-HĐBT ngày 17-4-1984 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định.
Ở những huyện chưa có tổ chức Trọng tài kinh tế thì những tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc huyện quản lý do Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết.
b) Theo tinh thần Nghị quyết số 31-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các quan hệ hợp đồng giữa các hợp tác xã và kinh tế quốc doanh (kể cả quốc doanh tỉnh và quốc doanh Trung ương) nay giao nhiệm vụ thường xuyên cho Trọng tài kinh tế huyện xét xử những vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa một bên là hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và một bên là tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của Trung ương nhưng với điều kiện là tổ chức Trọng tài kinh tế huyện bảo đảm điều kiện thực hiện (có Chủ tịch, Trọng tài viên, cán bộ pháp lý đã qua lớp bồi dưỡng). Trọng tài kinh tế tỉnh cần xem xét và xác định Trọng tài kinh tế huyện nào đã được củng cố và kiện toàn theo quy định trên đây, trên cơ sở đó mới ra quyết định giao nhiệm vụ thường xuyên cho Trọng tài kinh tế huyện ấy xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa một bên là hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và một bên là tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của Trung ương. Chỉ khi nào có quyết định của Trọng tài kinh tế tỉnh về việc giao nhiệm vụ xét xử này, thì việc xét xử của Trọng tài kinh tế huyện đối với các tranh chấp và vi phạm hợp đồng nói trên mới có giá trị pháp lý.
Ở những huyện chưa có tổ chức Trọng tài kinh tế hoặc là tuy có tổ chức Trọng tài kinh tế nhưng chưa được củng cố và kiện toàn đúng mức (chưa có đủ Chủ tịch, trọng tài viên, cán bộ pháp lý), thì các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của trung ương xẩy ra trên địa bàn huyện vẫn do Trọng tài kinh tế tỉnh xét xử.
Cần lưu ý là ở những huyện đã được giao nhiệm vụ xét xử, nếu vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của trung ương có nhiều tình tiết phức tạp (có liên quan đến nhiều chính sách, nhiều mặt kinh tế - xã hội vượt ra khỏi sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện), thì trước khi xét xử, Trọng tài kinh tế huyện cần xin ý kiến Uỷ ban nhân dân huyện và Trọng tài kinh tế tỉnh, bảo đảm việc xét xử được đúng đắn, đúng pháp luật.
2. Về xét xử kháng cáo đối với quyết định xét xử vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều.
Việc kháng cáo và xét xử kháng cáo đối với quyết định xét xử vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng kinh tế 2 chiều nói riêng đều phải theo đúng quy định hướng dẫn trong Thông tư số 38-TT/PC ngày 25-9-1986 của Trọng tài kinh tế Nhà nước, cụ thể là:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xét xử kháng cáo sơ thẩm đối với quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế huyện về tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc huyện quản lý. Nếu đương sự không tán thành quyết định xét xử kháng cáo đó, thì có quyền kháng cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trọng tài kinh tế tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét xử kháng cáo chung thẩm vụ đó.
b) Trường hợp Trọng tài kinh tế huyện được giao nhiệm vụ thường xuyên xét xử vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của Trung ương, thì việc xét xử kháng cáo được quy định như sau:
- Đối với quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế huyện về tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, nếu có kháng cáo thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh xét xử kháng cáo sơ thẩm. Nếu đương sự không tán thành quyết định xét xử kháng cáo đó, thì có quyền kháng cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Đối với quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế huyện về tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của Trung ương, nếu có kháng cáo thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xét xử kháng cáo.
c) Trường hợp Trọng tài kinh tế tỉnh vẫn đảm nhiệm công việc xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh, của trung ương (vì ở huyện chưa có tổ chức trọng tài kinh tế, hoặc là tuy có nhưng tổ chức còn yếu) , thì việc xét xử kháng cáo được quy định như sau:
- Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh xét xử kháng cáo sơ thẩm đối với quyết định xét xử của trọng tài viên cấp mình về tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của tỉnh. Nếu đương sự không tán thành quyết định xét xử kháng cáo đó thì có quyền kháng cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xét xử kháng cáo đối với quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế tỉnh về tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế 2 chiều giữa tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế quốc doanh của Trung ương.
d) Các quyết định xét xử kháng cáo của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có giá trị cuối cùng như Quyết định số 76-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26-6-1986 đã quy định.
Thông tư này cụ thể hoá thẩm quyền xét xử của Trọng tài kinh tế huyện theo tinh thần Thông tư số 41-TT/NN ngày 13-10-1986 của Trọng tài kinh tế Nhà nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Trong khi thi hành Thông tư, các ngành, các địa phương, các cơ quan Trọng tài kinh tế cần phản ánh cho Trọng tài kinh tế Nhà nước biết những vướng mắc để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
|
Tô Duy (Đã ký) |
Thông tư 49-TT/PC-1986 hướng dẫn về thẩm quyền xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế hai chiều và xét xử kháng cáo đối với các xét xử đó do Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 49-TT/PC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Trọng tài kinh tế Nhà nước |
Người ký: | Tô Duy |
Ngày ban hành: | 03/12/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 49-TT/PC-1986 hướng dẫn về thẩm quyền xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế hai chiều và xét xử kháng cáo đối với các xét xử đó do Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
Chưa có Video