Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
*****

Số : 47/2007/TT-BTC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

**********

Hà Nội, ngày 15 tháng  5  năm  2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
Căn cứ Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
Bộ Tài chính hướng dẫn về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp từ các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Bộ, ngành), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (dưới đây gọi tắt là Tổng công ty).

2. Phạm vi áp dụng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp:

2.1. Quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước 1 thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập.

2.2. Quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty TNHH có 2 thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập.

2.3. Quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập.

2.4. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Nguyên tắc chuyển giao:

3.1. Chỉ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đối với hoạt động của doanh nghiệp khác thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

3.2. Việc chuyển giao được thực hiện giữa các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh với Tổng công ty, trong đó:

a) Bên chuyển giao là Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền bằng văn bản.

b) Bên nhận chuyển giao là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản.

3.3. Việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo từng doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển giao và sau khi có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

4. Nội dung chuyển giao:

4.1. Đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần nhà nước (tính theo mệnh giá) đầu tư tại doanh nghiệp và các khoản tiền của Nhà nước còn phải thu hồi.

4.2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

5. Hồ sơ chuyển giao:

5.1. Hồ sơ chuyển giao được lập theo từng doanh nghiệp, bao gồm:

a) Báo cáo giá trị vốn (hoặc giá trị cổ phần) nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (chi tiết theo Phụ lục số 1).

b) Báo cáo số tiền nhà nước còn phải thu hồi từ doanh nghiệp (chi tiết theo Phụ lục 2).

c) Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chi tiết theo Phụ lục số 3).

d) Danh sách và thông tin về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (chi tiết theo Phụ lục số 4).

đ) Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh về Tổng công ty (mẫu theo Phụ lục số 5).

5.2. Các tài liệu pháp lý của Công ty kèm theo hồ sơ, bao gồm:

a) Quyết định thành lập công ty, hoặc quyết định chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước (bản sao).

b) Quyết định hoặc biên bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần, công ty TNHH được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao nếu có). Trường hợp chưa có các tài liệu này thì vẫn thực hiện chuyển giao và bổ sung sau khi ký biên bản.

c) Văn bản xác nhận của Hội đồng quản trị doanh nghiệp về số vốn, số cổ phần đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phiếu hoặc giấy chứng nhận cổ đông hoặc sổ cổ đông của nhà nước (đối với công ty cổ phần); giấy chứng nhận góp vốn hoặc sổ thành viên của nhà nước (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên).

d) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại thời điểm gần nhất (nếu có).

đ) Danh sách Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

e) Điều lệ hiện hành về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp (bản sao).

g) Báo cáo quyết toán tài chính Quý gần nhất của doanh nghiệp.

5.3. Hồ sơ chuyển giao được lập thành 04 bộ để gửi các bên có liên quan sau khi ký Biên bản bàn giao, trong đó:

a) 01 bộ gửi cho Bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh (để chuyển giao).

b) 01 bộ gửi Tổng công ty (để nhận chuyển giao).

c) 01 bộ gửi Bộ Tài chính (để giám sát).

d) 01 bộ lưu tại doanh nghiệp chuyển giao.

6. Căn cứ xác định số liệu chuyển giao:

6.1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành việc chuyển đổi (đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH) thì căn cứ xác định số liệu chuyển giao là số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp.

6.2. Đối với những doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi quy định tại điểm 8 Thông tư này: do các doanh nghiệp này chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần nên số liệu chuyển giao được xác định trên cơ sở số liệu vốn nhà nước theo Quyết định phê duyệt phương án chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và kết quả bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp. Đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng công ty kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định lại giá trị phần vốn nhà nước và điều chỉnh lại số liệu  nhận chuyển giao chính thức theo quy định.

6.3. Trường hợp sau khi bàn giao, nếu số liệu có thay đổi, Tổng công ty điều chỉnh lại số liệu nhận chuyển giao chính thức và thông báo cho Bộ Tài chính và bên chuyển giao.

7. Trình tự chuyển giao:

7.1. Căn cứ Hồ sơ chuyển giao do người đại diện lập theo quy định tại Thông tư này, Vụ Tài chính kế toán hoặc Vụ Tài chính kế hoạch các Bộ, ngành (đối với doanh nghiệp trung ương), Sở Tài chính (đối với doanh nghiệp địa phương) thẩm định hồ sơ, số liệu, lập Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại từng doanh nghiệp (mẫu Phụ lục số 5) báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh hoặc người được uỷ quyền ký biên bản chuyển giao.

7.2. Sau khi ký Biên bản chuyển giao, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh gửi Biên bản chuyển giao (kèm theo Hồ sơ chuyển giao) cho Tổng công ty để ký nhận chuyển giao.

7.3. Khi hoàn tất chuyển giao, Tổng công ty gửi Biên bản cho bên giao (01 bản), Bộ Tài chính (01 bản) và doanh nghiệp (01 bản).

7.4. Đối với các trường hợp chưa thống nhất về hồ sơ, số liệu, trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biên bản chuyển giao, Tổng công ty phải có ý kiến bằng văn bản gửi cho các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh để bổ sung Hồ sơ và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức, đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính biết để theo dõi, giám sát.

7.5. Trường hợp cần thiết, Tổng công ty có thể phối hợp với các các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh họp, trao đổi thống nhất Biên bản và số liệu bàn giao.

8.  Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hoá:

8.1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hoá được triển khai đồng thời với tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Đối với những doanh nghiệp chuyển đổi thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty: các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, sau khi ban hành quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp và hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu, có trách nhiệm gửi công văn thông báo (kèm theo hồ sơ chuyển giao quy định tại điểm 8.2 Thông tư này) để Tổng công ty triển khai ngay việc tiếp nhận và thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước trước khi Đại hội cổ đông lần đầu như: cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tiếp nhận hồ sơ tài liệu đăng ký quyền cổ đông, tham gia xử lý các vấn đề hậu cổ phần hóa....

8.2. Hồ sơ chuyển giao đối với những doanh nghiệp đang chuyển đổi bao gồm:

a) Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

b) Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

c) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá để chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

d) Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu.

đ) Danh sách các đơn vị thành viên và phần vốn góp của công ty tại từng đơn vị thành viên (trường hợp chuyển giao công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con hoặc Tổng công ty cổ phần hóa toàn bộ).

e) Dự thảo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần (nếu có).

g) Các tài liệu khác (nếu có).

9. Tổ chức thực hiện:

9.1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Giám sát quá trình chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh về Tổng công ty.

b) Phối hợp cùng các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Tổng công ty xử lý các vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.

9.2. Các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Hoàn thành việc chuyển giao vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá và chuyển đổi từ năm 2006 về trước trong quý II năm 2007 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại tiết b điểm 2 mục III Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007. Đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao và đã hoàn thành cổ phần hoá và chuyển đổi từ ngày 01/01/2007 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, phải hoàn thành công tác chuyển giao trong thời gian 01 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

b) Chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp xử lý các tồn tại liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu trước khi chuyển giao và lập hồ sơ chuyển giao theo quy định tại Thông tư này.

c) Thẩm định hồ sơ, số liệu chuyển giao, lập và ký Biên bản chuyển giao (mẫu theo Phụ lục số 5) gửi Tổng công ty (để ký nhận) theo hướng dẫn tại Thông tư này.

d) Chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính, Tổng công ty tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp phát sinh trước thời điểm ký Biên bản chuyển giao.

đ) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước. Nội dung quản lý nhà nước được quy định tại Điều 161, 162, 164, 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

e) Giải quyết chế độ và bố trí công việc đối với người đại diện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm khi không đảm nhiệm chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển giao.

g) Phối hợp, đề xuất với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước về việc cử người thay thế người đại diện phần vốn nhà nước theo đề nghị của Tổng công ty.

h) Khi chưa chuyển giao, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh không quyết định bán bớt vốn hoặc điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp.

i) Trường hợp doanh nghiệp đã đủ điều kiện mà không thực hiện chuyển giao theo quy định tại Thông tư này phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về sự chậm trễ này cũng như những phát sinh về tài chính, tổn thất có liên quan đến doanh nghiệp này.

9.3. Trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp: 

a) Lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu tại các báo cáo: Báo cáo giá trị vốn (hoặc giá trị cổ phần) nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (Phụ lục số 1); Báo cáo giá trị các khoản tiền nhà nước còn phải thu hồi (Phụ lục số 2); Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh (Phụ lục số 3); Báo cáo thông tin về người đại diện vốn nhà nước (Phụ lục số 4) và lập hồ sơ chuyển giao theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Phối hợp với doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký lại sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp của nhà nước từ Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh về Tổng công ty.

c) Đôn đốc doanh nghiệp nộp các khoản thu về cổ phần hoá và cổ tức thuộc phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty.

d) Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cử trước đây, sau khi chuyển giao vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Tổng công ty cho đến khi Tổng công ty có quyết định thay thế.

đ) Trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì cơ quan có thẩm quyền xem xét thay thế người đại diện khác để thực hiện nhiệm vụ. Nếu cố tình chậm trễ trong việc triển khai các công việc có liên quan đến chuyển giao phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất phát sinh (nếu có).

9.4.  Trách nhiệm của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước:

a) Tiếp nhận, thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ thời điểm nhận chuyển giao.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cử người đại diện phần vốn nhà nước bổ sung, thay thế khi cần thiết.

c) Thực hiện quyền chủ nợ trong việc theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty nộp các khoản thu về cổ phần hoá và cổ tức thuộc phần vốn nhà nước về Tổng công ty (theo ủy quyền của Bộ Tài chính) và quyết toán việc thu nộp các khoản này với Bộ Tài chính.

d) Hàng quý báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính về:

- Tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh về Tổng công ty.

- Tình hình bán bớt vốn nhà nước và đầu tư vốn tại các doanh nghiệp.

- Tình hình triển khai việc đưa doanh nghiệp tham gia niêm yết trên Thị trường chứng khoán.

- Tình hình thu các khoản nợ về bán cổ phần nhà nước và cổ tức thuộc phần vốn nhà nước còn phải thu phát sinh trước thời điểm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty.

- Kế hoạch tổ chức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của quý tiếp theo.

đ) Định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và việc triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

10. Điều khoản thi hành:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 81/2005/TT-BTC ngày 19/9/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để có hướng dẫn và giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
- Kiểm toán Nhà nước,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
- HĐND, UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc TW,
- Ban chỉ đạo ĐM&PTDN,
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp),
- Công báo,
- Các đơn vị thuộc Bộ,
- Sở Tài chính các địa phương,
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

 

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BÁO CÁO GIÁ TRỊ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 47/2007/TT-BTC ngày 15  tháng 5 năm 2007của Bộ Tài chính)

 

                                            Nội dung

 

Số liệu

 

Ghi chú

 

 

 

I. Số liệu chuyển giao (số liệu tại thời điểm lập Hồ sơ bàn giao):

    1. Giá trị vốn nhà nước chuyển giao (theo mệnh giá) (đồng)

    2. Số lượng cổ phần nhà nước chuyển giao (đối với Công ty cổ phần): cổ phần

    3. Tỷ lệ vốn nhà nước/vốn điều lệ của Công ty (%)

 

 

 

 

II. Một số thông tin về Công ty có vốn nhà nước chuyển giao:

    1. Thông tin theo Giấy chứng nhận ĐKKD cấp lần đầu:

       - Số giấy chứng nhận ĐKKD

       - Ngày cấp

       - Vốn điều lệ đăng ký của Công ty (đồng)

          Trong đó: + Vốn Nhà nước đầu tư tại Công ty (đồng)

                  + Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại Công ty (%)

       - Tên doanh nghiệp

       - Địa chỉ, điện thoại, Fax

       - Ngành nghề kinh doanh chính

      2. Thông tin theo Giấy chứng nhận ĐKKD cấp tại thời điểm gần nhất (nếu có):

       - Số giấy chứng nhận ĐKKD

       - Ngày cấp

       - Vốn điều lệ đăng ký của Công ty (đồng)

         Trong đó: + Vốn Nhà nước đầu tư tại Công ty (đồng)

                 + Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại Công ty (%)

       - Tên doanh nghiệp

       - Địa chỉ, điện thoại, Fax

       - Ngành nghề kinh doanh chính

 

 

 

 

 

Xác nhận của doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ngày ..... tháng ..... năm 200...

Người đại diện phần vốn nhà nước

 tại doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BÁO CÁO CÁC KHOẢN TIỀN NHÀ NƯỚC CÒN PHẢI THU HỒI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 47 /2007/TT-BTC ngày 15 tháng 5  năm 2007 của Bộ Tài chính)

                        Đơn vị: Đồng

    1. Số tiền chuyển nhượng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (1):

       1.1. Tổng số phát sinh phải nộp

       1.2. Số đã nộp.

       1.3. Số còn phải nộp

    2. Lợi nhuận, cổ tức được chia trên vốn Nhà nước:

       2.1. Tổng số phát sinh phải nộp

       2.2. Số đã nộp.

       2.3. Số còn phải nộp

    3. Số tiền nhà nước phải thu hồi của người lao động mua cổ phần trả chậm:

       3.1. Tổng số phát sinh phải thu

       3.2. Số đã thu

       3.3. Số còn phải thu

    4. Giá trị cổ phần nhà nước cấp cho người lao động hưởng cổ tức.

4.1. Trong đó: Số đã thu hồi:

    5. Tổng số đã nộp (1.2 + 2.2 + 3.2 + 4.1)

    6. Tổng số còn phải thu hồi: (1.3 + 2.3 + 3.3)

 

 

 

Ghi chú: - (1) Trường hợp chưa có Quyết định hoặc biên bản xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì xác định theo dự toán chi và thu được duyệt.     

 - Số liệu báo cáo tại thời điểm lập Hồ sơ chuyển giao.

 

Xác nhận của doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ngày ..... tháng ..... năm 200...

Người đại diện phần vốn nhà nước

 tại doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHUYỂN GIAO VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số  47/2007/TT-BTC  ngày  15  tháng 5  năm 2007  của Bộ Tài chính)

1. Tên doanh nghiệp:..................... 2. Địa chỉ, điện thoại, FAX: ...............

3. Giấy đăng ký kinh doanh số...........ngày..........tháng.........năm.............

4. Ngành nghề kinh doanh chính: ...............................................

5. Vốn điều lệ: .................. triệu đồng.

Trong đó:Vốn Nhà nước: ..................triệu đồng

                Số cổ phần nhà nước nắm giữ:...cổ phần (đối với công ty cổ phần)

 

6. Một số chỉ tiêu tài chính:  

                        Đơn vị: Đồng

Chỉ  tiêu

Mã số

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

I. Tổng tài sản

 

 

 

1. Tài sản ngắn hạn

100 – BCĐKT

 

 

    + Tiền và các khoản tương đương tiền

110 –BCĐKT

 

 

    + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120 – BCĐKT

 

 

    + Các khoản phải thu

    Trong đó: Nợ phải thu khó đòi

130 – BCĐKT

 

 

    + Hàng tồn kho

140 – BCĐKT

 

 

    + Tài sản ngắn hạn khác

150 – BCĐKT

 

 

2.Tài sản dài hạn

200 – BCĐKT

 

 

    + Các khoản phải thu dài hạn

210 – BCĐKT

 

 

    + Tài sản cố định

      - Tài sản cố định hữu hình

      - Tài sản cố định thuê tài chính

      - Tài sản cố định vô hình

      - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

220 – BCĐKT

221 – BCĐKT

224 – BCĐKT

227 – BCĐKT

230 – BCĐKT

 

 

    + Bất động sản đầu tư

240 – BCĐKT

 

 

    + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250 – BCĐKT

 

 

    + Tài sản dài hạn khác

260 – BCĐKT

 

 

II. Nguồn vốn

 

 

 

1. Nợ phải trả

300 – BCĐKT

 

 

    + Nợ ngắn hạn

    Trong đó: Nợ quá hạn

310 – BCĐKT

 

 

    + Nợ dài hạn

320 – BCĐKT

 

 

2. Nguồn vốn chủ sở hữu

400 – BCĐKT

 

 

    + Vốn đầu tư của chủ sở hữu

411 – BCĐKT

 

 

    + Thặng dư vốn cổ phần

412-BCĐKT

 

 

    + Cổ phiếu ngân quỹ

413 – BCĐKT

 

 

    + Quỹ đầu tư phát triển

416 – BCĐKT

 

 

    + Lợi nhuận chưa phân phối

419 – BCĐKT

 

 

               Chỉ tiêu

Mã số

 Năm trước

Năm báo cáo

III. Kết quả kinh doanh

 

 

 

    1. Tổng doanh thu

   - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

 

10-BCKQKD

 

 

    - Doanh thu hoạt động tài chính

21- BCKQKD

 

 

    - Thu nhập khác

31- BCKQKD

 

 

    2. Tổng chi phí

 

 

 

    3. Tổng lợi nhuận trước thuế

50- BCKQKD

 

 

    4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

60 – BCKQKD

 

 

    5. Lợi nhuận được chia trên vốn Nhà nước      

 

 

 

7. Phần phân tích đánh giá và kiến nghị: ( trong đó nêu rõ các tồn tại và đề xuất hướng xử lý).

           

 

Xác nhận của doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ngày ..... tháng ..... năm 200...

Người đại diện phần vốn nhà nước

 tại doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 4

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư hướng dẫn số  47/2007/TT-BTC ngày 15   tháng 5  năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

 

 

Stt

Tiêu chí

Thông tin

 

 

1

Họ và tên người đại diện

 

 

 

2

Ngày tháng năm sinh

 

 

 

3

Giới tính

 

 

 

4

Điện thoại

 

 

 

5

Địa chỉ thường trú

 

 

 

6

Trình độ chuyên môn

 

 

 

7

Tổng sổ cổ phần nhà nước được ủy quyền đại diện tại doanh nghiệp.

 

 

 

8

Chức vụ tại doanh nghiệp

 

 

 

9

Chức vụ khác (trường hợp kiêm nhiệm)

 

 

 

10

Quyết định giao quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp (số, ngày, tháng của văn bản)

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ngày ..... tháng ..... năm 200...

Người đại diện phần vốn nhà nước

 tại doanh nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BIÊN BẢN CHUYỂN GIAO
(Kèm theo Thông tư hướng dẫn số  47/2007/TT-BTC  ngày 15 tháng 5  năm 2007 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY.......... (CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN, CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN) TỪ........ (BỘ, NGÀNH, UBND CẤP TỈNH) VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC.

- Căn cứ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;

- Căn cứ Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

Căn cứ Thông tư số   /2007/TT-BTC ngày  /  /2007  của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thống nhất lập Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn đầu tư của nhà nước tại Công ty ..... từ (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

A.THÀNH PHẦN CHUYỂN GIAO

I/ Bên giao:

Ghi rõ tên, chức danh người ký chuyển giao (Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người được ủy quyền). Trường hợp uỷ quyền thì ghi rõ văn bản uỷ quyền và kèm theo văn bản này vào hồ sơ chuyển giao.

II/ Bên nhận: Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoặc người được ủy quyền.

(Phần này để trắng, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nướcghi sau).

III/ Bên giám sát: Đại diện Bộ Tài chính (nếu có).

B.NỘI DUNG CHUYỂN GIAO

I. Số liệu chuyển giao:

1. Giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Công ty ............. chuyển giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước: ………….. đồng.

  - Số cổ phần nhà nước chuyển giao (đối với công ty cổ phần): ….. cổ phần.

(Chi tiết theo Phụ lục số 1 Hồ sơ kèm theo).

2. Các khoản tiền của Nhà nước còn phải thu hồi từ doanh nghiệp: .....đồng (chi tiết theo Phụ lục số 2 Hồ sơ kèm theo).

II/ Hồ sơ tài liệu kèm theo:

Danh mục Hồ sơ theo quy định tại điểm 5 (hoặc điểm 8.2) Thông tư số     /2007 /BTC-TT ngày     /5/ 2007 của Bộ Tài chính.

III/ Các vấn đề tiếp tục thực hiện sau chuyển giao (nếu có)

1. Số liệu vốn chuyển giao, tình hình doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo của doanh nghiệp và người đại diện tại thời điểm …/…/200...(Thời điểm lập Hồ sơ chuyển giao). Các thay đổi về số liệu, tình hình đến thời điểm ký Biên bản chuyển giao, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo để Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước điều chỉnh lại số liệu nhận chuyển giao chính thức.

2. Các tồn tại cần tiếp tục giải quyết (nếu có)

................................   

IV/ Trách nhiệm của các bên liên quan cần tiếp tục thực hiện sau khi chuyển giao thực hiện theo đúng quy định tại điểm 9 Thông tư số      /2007/TT-BTC ngày     /5/2007 của Bộ Tài chính.

V/ Biên bản này được các bên thống nhất và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau để gửi các bên có liên quan (các hồ sơ chuyển giao được kèm theo biên bản này):

  1/ 01 bản cho bên giao.

2/ 01 bản cho bên nhận.

3/ 01 bản gửi Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

4/ 01 bản lưu tại Công ty.

                     ............., ngày      tháng       năm

BÊN CHUYỂN GIAO

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

                            Hà Nội, ngày      tháng       năm

BÊN NHẬN CHUYỂN GIAO

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 BÊN GIÁM SÁT

Đại diện Bộ Tài chính (Nếu có)

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 47/2007/TT-BTC

Hanoi , May 15, 2007

 

CIRCULAR

GUIDING THE TRANSFER OF THE RIGHT TO REPRESENT THE OWNER OF STATE INVESTMENT CAPITAL PORTIONS AT ENTERPRISES TO THE STATE CAPITAL INVESTMENT AND TRADING CORPORATION

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 199/2004/ND-CP of December 3, 2004, promulgating the Regulation on financial management of state companies and management of state capital invested in other enterprises;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 151/2005/QD-TTg of June 20, 2005, establishing the State Capital Investment and Trading Corporation;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No.152/2005/QD-TTg of June 20, 2005, approving the organization and operation charter of the State Capital Investment and Trading Corporation;
The Ministry of Finance guides the transfer of the right to represent the owner of state investment capital portions at enterprises to the State Capital Investment and Trading Corporation as follows:

1. Subjects of application:

This Circular guides the transfer of the right to represent the owner of state investment capital portions at enterprises from ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies (hereinafter referred to as ministries and branches) and People's Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) to the State Capital Investment and Trading Corporation (hereinafter referred to as the Corporation).

2. Scope of the transfer of the right to represent the owner of state investment capital portions at enterprises:

2.1. The right to represent the owner of state investment capital portions at one-member state limited liability companies which have been transformed from independent state companies.

2.2. The right to represent the owner of state investment capital portions at limited liability companies with two or more members which have been transformed from independent state companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. Other cases as decided by the Prime Minister.

3. Transfer principles:

3.1. Only the right to represent the owner of state capital portions at enterprises shall be transferred. The organization, management and business activities of other enterprises as well as the state management of other enterprises' activities by ministries, branches and provincial-level People's Committees shall be carried out according to current laws.

3.2. The transfer shall be carried out between ministries, branches, provincial-level People's Committees and the Corporation, in which:

a/ The transferor is the minister, the head of a ministerial-level agency or government-attached agency, the president of a provincial-level People's Committee or a person who is authorized in writing.

b/ The transferee is the president of the Board of Directors of the Corporation or the person who is authorized in writing.

3.3. The transfer shall be organized at each enterprise having state capital to be transferred and a complete dossier with sufficient enclosed documents as prescribed by law and guided in this Circular.

4. Transferred value:

4.1. For joint-stock companies, it is the value of State-owned shares (calculated according to their par value) in the enterprise and amounts of money to be recovered by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Transfer dossiers:

5.1. A transfer dossier shall be compiled for each enterprise, consisting of:

a/ A report on the value of state capital (or State-owned shares) invested in the enterprise;

b/ A report on the amounts of money to be recovered from the enterprise by the State;

c/ A report on the financial status and business activities of the enterprise;

d/ A list of representatives of state capital portions at the enterprise and their relevant personal details;

e/ A written record of the transfer of the right to represent the owner of state capital portions at the enterprise from a ministry, branch or provincial-level People's Committee to the Corporation.

5.2. Legally valid documents of the company enclosed with the dossier, including:

a/ A copy of the decision on the establishment of the company or the decision on the transformation of the state enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A written certification, made by the enterprise's Board of Directors, of the amount of state capital and the number of State-owned shares at the enterprise and the State's stocks or shareholder certificate or book (for joint-stock companies); and the State's certificate of capital contribution or member book (for limited liability companies with two or more members).

d/ A copy of the first business registration certificate and a copy of the latest business registration certificate (if any).

e/ The list of the company's Board of Directors' members or president and director or general director.

f/ A copy of the current organization and operation charter of the enterprise.

g/ The enterprise's financial settlement statement of the latest quarter.

5.3. A transfer dossier shall be made in four sets to be sent to concerned parties after the transfer record is signed, including:

a/ 01 set to be sent to the concerned ministry, branch or provincial-level People's Committee (for conducting the transfer).

b/ 01 set to be sent to the Corporation (for receiving the transfer).

c/ 01 set to be sent to the Ministry of Finance (for supervision).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Grounds for identifying transfer figures:

6.1. For state enterprises which have been completely transformed (have officially switched to operate after the joint-stock company or limited liability company model), the grounds for identifying transfer figures are those shown in the latest financial statement of the enterprise.

6.2. For enterprises undergoing transformation specified at Point 8 of this Circular: As these enterprises have not yet been officially transformed into joint-stock companies, transfer figures are determined on the basis of figures on state capital stated in decisions approving plans on the transformation of state enterprises into joint-stock companies, issued by ministries, branches or provincial-level People's Committees, and the results of the initial public offerings conducted by the enterprises. By the time the enterprises are officially transformed into joint-stock companies, the agencies competent to decide on enterprises' value shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Corporation in, inspecting and handling financial matters arising from the time of valuation to the time the joint-stock companies are granted business registration certificates in order to re-determine the value of state capital portions and adjust the official transfer figures according to regulations.

6.3. After the transfer is completed, if there is any change in figures, the Corporation shall adjust the official transfer figures and notify the readjusted figures to the Ministry of Finance and the transferor.

7. Transfer process:

7.1. On the basis of the transfer dossier compiled by the representative under this Circular, the Finance-Accounting Department or the Finance-Planning Department of the concerned ministry or branch (for central enterprises) or the provincial-level Finance Service (for local enterprises) shall examine the dossier and figures and submit a written record of the transfer of the right to represent the owner of the state capital portion at the enterprise to the leadership of the concerned ministry, branch, provincial-level People's Committee or authorized person for signing.

7.2. After signing the transfer record, the concerned ministry, branch and provincial-level People's Committee shall send the transfer record (enclosed with the transfer dossier) to the Corporation for signing.

7.3. After the transfer is completed, the Corporation shall send one copy of the transfer written record to the transferor, one copy to the Ministry of Finance and one copy to the enterprise concerned.

7.4. When it does not agree to the dossier or figures, within five working days after receiving the transfer record, the Corporation shall send its written opinions to the concerned ministry, branch or provincial-level People's Committee for supplementation of the dossier or adjustment of the official transfer figures and, at the same time, notify the Ministry of Finance thereof for monitoring and supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Transfer of the right to represent the owner of state capital portions at state enterprises undergoing equitization

8.1. The transfer of the right to represent the owner of state capital portions at state enterprises undergoing equitization shall be carried out concurrently with the transformation of state enterprises.

For transformed enterprises subject to transfer of the right to represent the owner of state capital portions to the Corporation: The concerned ministry, branch or provincial-level People's Committee, after issuing a decision approving the plan on the transformation of the enterprise and completing the enterprise's initial public offerings, shall sent a written notice (enclosed with the transfer dossier specified at Point 8.2 of this Circular) to the Corporation for acceptance of the transfer and exercise of the rights of the representative of the owner of state capital portions before the first shareholders' assembly is organized, such as appointing a representative of state capital portions at the enterprise, receiving dossiers and documents on registration of shareholders' rights, participating in handling post-equitization issues, etc.

8.2. For enterprises undergoing transformation, the transfer dossier comprises:

a/ The decision on equitization of the state enterprise, issued by a competent agency;

b/ The dossier on valuation of the equitized enterprise.

c/ The decision publicizing the enterprise's value and the decision approving the equitization plan for transformation of the state enterprise into a joint-stock company.

d/ The results of initial public offerings.

e/ A list of member units and the company's capital amounts contributed to each member unit (for cases of transforming the parent company in the parent company-subsidiary company model or equitizing the whole corporation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Other documents (if any).

9. Organization of implementation:

9.1. The Ministry of Finance shall:

a/ Supervise the process of transferring the right to represent the owner of state capital portions from ministries, branches and provincial-level People's Committees to the Corporation.

b/ Coordinate with ministries, branches, provincial-level People's Committees and the Corporation in solving remaining issues related to the right to represent the owner of state capital portions at enterprises.

9.2. Ministries, branches and provincial-level People's Committees shall:

a/ Complete in the second quarter of 2007 the transfer of state capital portions at enterprises which were equitized and transformed in 2006 backwards in accordance with the Government's instruction at Item b, Point 2, Section III of Resolution No. 03/2007/NQ-CP of January 19, 2007, on major solutions for directing and administering the realization of the 2007 socio-economic plan and state budget. For enterprises subject to transfer and completely equitized and transformed in the period from January 1, 2007, to the effective date of this Circular, the transfer must be completed within one month after the effective date of this Circular.

b/ Provide guidance for representatives of state capital portions to solve remaining issues related to the right to represent the owner before the transfer and compile the transfer dossiers according to this Circular.

c/ Examine transfer dossiers and figures, make and sign transfer records before sending them to the Corporation for signing under the guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Perform the state management of enterprises in which the right to represent the owner of state capital has been transferred. The contents of state management are specified in Articles 161, 162, 164 and 165 of the 2005 Enterprise Law.

f/ Providing benefits according to regulations and arrange jobs for full-time or part-time representatives who no longer work as representatives of state capital portions at transformed enterprises.

g/ Coordinate with, and propose the Corporation to, appoint persons to replace representatives of the owner of state capital portions at the request of the Corporation.

h/ Pending the transfer, ministries, branches and provincial-level People's Committees may not sell part of or adjust the charter capital of enterprises.

i/ Eligible enterprises which fail to carry out the transfer according to the provisions of this Circular shall take responsibility before the Prime Minister for the delay and related financial losses.

9.3. Representatives of state capital portions at enterprises shall:

a/ Make reports and take responsibility for the accuracy of reported figures, such as the report on the value of state capital (or shares) at the enterprise; the report on the value of amounts of money to be recovered by the State; the report on financial status and business activities; the report on the representative of state capital, and compile transfer dossiers under the guidance in this Circular.

b/ Coordinate with enterprises in carrying out procedures for re-registration of State ownership of shares or the contribution of capital by ministries, branches or provincial-level People's Committees to the Corporation.

c/ To urge enterprises to remit to the Corporation proceeds from the equitization and dividends on state capital portions at enterprises in which the right to represent the owner of state capital portions has been transferred.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ If these representatives cannot perform their assigned tasks and powers, competent agencies shall consider and appoint other representatives to perform the tasks. If they deliberately delay the implementation of jobs related to the transfer, they shall pay compensation for arising losses (if any).

9.4. The Corporation shall:

a/ Receive and exercise the rights and perform the obligations to represent the owner of state capital portions at enterprises from the time of receiving the transfer.

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial-level People's Committees in, appointing representatives of state capital portions when necessary.

c/ Exercise the rights of the creditor in supervising and urging enterprises in which the right to represent the owner of state capital portions has been transferred to the Corporation to remit to the Corporation proceeds from equitization and dividends on state capital portions (under the Finance Ministry's authorization) and finalize the collection and remittance of these amounts with the Finance Ministry.

d/ Send quarterly or irregular reports, at the Finance Ministry's request, to the Ministry of Finance on:

- The situation of the transfer of the right to represent the owner of state capital from ministries, branches, provincial-level People's Committees to the Corporation.

- The sale of part of state capital and the investment of capital in enterprises.

- The preparation for the listing of enterprises on the securities market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The plan on organization of the transfer of the right to represent the owner of state capital for the subsequent quarter.

e/ Annually, report to the Prime Minister and the Ministry of Finance on the transfer of the right to represent the owner of state capital; results of production and business activities and realization of long-term and medium-term plans already approved by competent authorities.

10. Implementation provisions:

This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Finance Ministry's Circular No. 81/2005/TT-BTC of September 19, 2005, guiding the transfer of the right to represent the owner of state capital portions at enterprises to the State Capital Trading and Investment Corporation.

Problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for guidance and settlement.

 

THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Xuan Ha

 

;

Thông tư 47/2007/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu: 47/2007/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 15/05/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 47/2007/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [6]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…