Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 43/2004/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖ PHÁT SINH TỪ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHÍNH THỨC CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 280/VPCP-ĐMDN ngày 15/01/2004 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý khoản lỗ kinh doanh phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá như sau:

I. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐANG THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ

1. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước và Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (gọi tắt là Ban Đổi mới tại doanh nghiệp) phải khẩn trương hoàn thành phương án chuyển đổi trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày được phê duyệt phương án cổ phần hoá. Trong quá trình thực hiện phương án cổ phần hoá (doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần) nếu từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo tài chính quý hoặc năm doanh nghiệp có phát sinh lỗ kinh doanh thì: Giám đốc doanh nghiệp và Ban đổi mới tại doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân; xử lý bồi thường vật chất (nếu do nguyên nhân chủ quan), đồng thời phối hợp với cơ quan tài chính, ngân hàng thương mại xem xét điều kiện, làm thủ tục xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, lãi vay ngân hàng chưa thanh toán để xử lý khoản lỗ còn lại (nếu có) như quy định tại Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính và Thông tư số 05/2003/TT-NHNN ngày 24/2/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Sau khi đã xử lý như quy định tại điểm 1 mà vẫn còn lỗ thì Giám đốc doanh nghiệp và Ban đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để xem xét, xử lý như sau:

2.1. Trường hợp doanh nghiệp có số lỗ nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và không thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối: Thực hiện điều chỉnh phương án cổ phần hoá trên cơ sở điều chỉnh giảm giá trị phần vốn của Nhà nước dự kiến góp tại doanh nghiệp tương ứng với số lỗ còn lại, nếu không đủ thì tiếp tục điều chỉnh giảm giá trị phần vốn Nhà nước dùng để thực hiện chính sách ưu đãi về giá bán cổ phần và phương án bán cổ phần ưu đãi.

2.2. Trường hợp doanh nghiệp có số lỗ nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng thuộc đối tượng Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối: Điều chỉnh phương án cổ phần hoá theo hướng điều chỉnh giảm quy mô vốn điều lệ và phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, người sản xuất, cung cấp nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ đủ để thực hiện quyền chi phối.

2.3. Trường hợp doanh nghiệp có số lỗ bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì chuyển sang hình thức sắp xếp khác như giao, bán hoặc phá sản doanh nghiệp.

II. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐÃ CỔ PHẦN HOÁ VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

Sau khi cổ phần hoá và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để bàn giao cho công ty cổ phần. Nếu có phát sinh lỗ từ thời điểm định giá đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giám đốc doanh nghiệp và Ban đổi mới tại doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để kiểm tra, xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất (nếu do nguyên nhân chủ quan), số lỗ còn lại (sau khi xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất) của doanh nghiệp được xử lý như sau:

1. Đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối:

1.1. Nếu số lỗ ít hơn số tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, được Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (Quỹ sắp xếp doanh nghiệp) hoàn trả một phần số tiền thu đã nộp quỹ để bù đắp.

1.2. Nếu số lỗ lớn hơn số tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng nhỏ hơn giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm trước khi cổ phần hoá thì :

- Được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cấp lại toàn bộ số tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Số lỗ còn lại (chênh lệch giữa số lỗ đề nghị xử lý với số tiền được Quỹ hoàn trả) doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định việc điều chỉnh giảm phần vốn Nhà nước góp tại doanh nghiệp và số lượng cổ phần bán ưu đãi giảm giá (nếu vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần ít hơn số lỗ còn lại); đồng thời triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để quyết định phát hành thêm cổ phiếu bù đắp số cổ phần Nhà nước giảm hoặc điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ, bầu lại Hội đồng quản trị và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1.3. Nếu số lỗ lớn hơn hoặc bằng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm trước khi cổ phần hoá:

- Được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cấp lại số tiền đã nộp do bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Điều chỉnh giảm hết phần vốn Nhà nước góp tại doanh nghiệp và thu hồi giá trị phần vốn Nhà nước đã dùng để thực hiện ưu đãi giảm giá và ưu đãi chậm trả để giảm lỗ.

Trường hợp đã giảm hết vốn Nhà nước tham gia nhưng vẫn còn lỗ thì công ty phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông báo về thực trạng doanh nghiệp và biểu quyết các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp theo hướng :

+ Chấp nhận kế thừa khoản lỗ còn lại và tiếp tục hoạt động;

+ Thực hiện bán doanh nghiệp với điều kiện bên mua kế thừa nợ và lỗ;

+ Tuyên bố phá sản công ty, thanh lý tài sản để thanh toán nợ cho các chủ nợ và trả lại tiền góp cho các cổ đông.

2. Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối thì được sử dụng nguồn Quỹ sắp xếp doanh nghiệp để bù đắp, duy trì tỷ lệ phần vốn nhà nước góp trong công ty cổ phần.

III. TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC

1. Để có căn cứ kiểm tra và kịp thời xử lý lỗ, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng phương án xử lý (theo quy định tại Mục I và Mục II của Thông tư này) và lập hồ sơ đề nghị xử lý lỗ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá, Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổng công ty nhà nước có số lỗ làm giảm giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên), tổng công ty nhà nước (nếu doanh nghiệp là thành viên tổng công ty) và cơ quan quản lý quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị xử lý lỗ phát sinh của doanh nghiệp cổ phần hoá bao gồm:

- Công văn đề nghị xử lý lỗ của doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước (nếu doanh nghiệp là thành viên tổng công ty).

- Báo cáo tài chính từ thời điểm xác định giá trị đến thời điểm kết thúc quý hoặc năm có phát sinh lỗ (đối với doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hoá). Báo cáo tài chính từ thời điểm định giá đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá).

Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá là thành viên tổng công ty thì báo cáo tài chính phải có ý kiến thẩm định của Tổng công ty

- Biên bản xác định nguyên nhân lỗ, trách nhiệm tập thể, cá nhân và phương án xử lý lỗ của doanh nghiệp.

- Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân lỗ tại doanh nghiệp và phối hợp với cơ quan quản lý quỹ sắp xếp doanh nghiệp để xử lý theo chế độ hiện hành và quy định tại Thông tư này.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá thì tổng công ty có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quyết định cổ phần hoá kiểm tra và xử lý lỗ của doanh nghiệp thành viên.

Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có khoản lỗ phát sinh từ 500 triệu đồng trở lên thì phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước khi xử lý.

4. Việc sử dụng nguồn Quỹ sắp xếp doanh nghiệp để xử lý các khoản lỗ phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được thực hiện như sau:

4.1. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp tiền thu từ bán phần vốn nhà nước về Quỹ nào thì Quỹ đó chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan quyết định cổ phần hoá và Bộ Tài chính để xử lý theo các quy định trên.

4.2. Trường hợp Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các Tổng công ty và các địa phương không có đủ nguồn để bù đắp: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để thực hiện điều hoà Quỹ như quy định tại Quyết định số 174/2002/QĐ-TTg ngày 02/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính doanh nghiệp và cơ quan quản lý quỹ sắp xếp doanh nghiệp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá xử lý khoản lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển sang công ty cổ phần theo quy định của thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 43/2004/TT-BTC

Hanoi, May 20, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF STATE ENTERPRISES' LOSSES ARISING IN THE PERIOD FROM THE TIME OF ENTERPRISE VALUATION TO THE TIME OF THEIR OFFICIAL TRANSFORMATION INTO JOINT-STOCK COMPANIES

In implementation of the Prime Minister's direction in the Government Office's Official Dispatch No. 280/VPCP-DMDN of January 15, 2004, the Ministry of Finance hereby guides the handling of equitized State enterprises' business losses arising in the period from the time of enterprise valuation to the time of their transformation into joint-stock companies as follows:

I. FOR ENTERPRISES CURRENTLY UNDERGOING EQUITIZATION

1. The directors of State enterprises and the Enterprise Renewal and Development Boards (called the Enterprise Renewal Boards for short) must expeditiously complete the transformation plans within 6 months as from the date the equitization plans are approved. In the course of implementing the equitization plans (before the enterprises make business registration to operate as joint-stock companies), if in the period from the time of enterprise valuation to the time of making of quarterly or annual financial statements, the enterprises suffer from business losses, then the enterprise directors and the Enterprise Renewal Boards must clearly identify the causes, responsibilities of the collectives as well as individuals, handle the compensation for material damage (if due to subjective causes), and at the same time coordinate with the finance agencies and commercial banks in considering the conditions and carrying out procedures to write off debts being tax arrears, State budget remittances and unpaid bank loan interests in order to handle the remaining losses (if any) as prescribed in the Finance Ministry's Circular No. 85/2002/TT-BTC of September 26, 2002 and Vietnam State Bank's Circular No. 05/2003/TT-NHNN of February 24, 2003.

2. After the losses have been handled as prescribed at Point 1 but there remain some losses, the enterprise directors and the Enterprise Renewal Boards shall have to report thereon to the agencies with equitization-deciding competence for consideration and handling as follows:

2.1. If the enterprises suffer from losses which are smaller than the actual value of the State's capital portions at the enterprises and do not fall into the subjects where the State holds dominant shares: To adjust the equitization plans on the basis of reducing the State's capital portions planned to be contributed to the enterprises corresponding to the remaining losses, if not enough, to further reduce the value of the State's capital portions used for implementation of preferential policies on sale prices of shares and plans on sale of preferential shares.

2.2. Where the enterprises suffer from losses which are smaller than the actual value of State's capital portions at the enterprises but they fall into the subjects where the State needs to hold dominant shares: To adjust the equitization plans by reducing the size of their charter capital and the plans on sale of preferential shares to laborers, raw-material producers and suppliers while still ensuring that the State still holds dominant shares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. FOR ENTERPRISES WHICH HAVE BEEN EQUITIZED AND MADE BUSINESS REGISTRATION UNDER THE ENTERPRISE LAW

After having been equitized and made business registration under the Enterprise Law, the enterprises must make financial settlements at the time of being granted the business registration certificates for hand-over to the joint-stock companies. If they suffer from losses arising in the period from the time of valuation to the time of being granted the business registration certificates, the enterprise directors and the Enterprise Renewal Boards must clearly identify the causes, responsibilities of the collectives as well as individuals and report thereon to the agencies with equitization-deciding competence for examination and handling of the responsibility to compensate for material damage (if due to subjective causes), the remaining losses (after the material damage-compensating responsibility is fulfilled) of the enterprises shall be handled as follows:

1. For enterprises not falling into the subjects where the State needs to hold dominant shares:

1.1. If the losses are smaller than the proceeds from the sale of the State's capital portions at the enterprises, the enterprises shall be refunded by the funds in support of reorganization and equitization of State enterprises (the enterprise reorganization funds) part of the proceeds already remitted into the funds for offsetting such losses.

1.2. If the losses are bigger than the proceeds from the sale of the State's capital portions at the enterprises but smaller than the value of the State's capital portions prior to the time of equitization, then:

- The enterprises shall be refunded by the enterprise reorganization funds the whole of the proceeds from the sale of the State's capital portions at the enterprises.

- The remaining losses (the difference between the loss amounts proposed for handling and the amounts refunded by the enterprise reorganization funds) must be reported by the enterprises to the agencies with equitization-deciding competence for consideration and decision on the reduction of the State's capital portions contributed to the enterprises and the quantity of preferential shares sold at a lowered price (if the State's capital amounts contributed to the joint-stock companies are smaller than the remaining losses); and at the same time an extraordinary shareholders' meeting shall be convened in order to decide on the issuance of additional shares to offset the reduced quantity of the State's shares or to adjust the size and structure of the charter capital, to re-elect the managing boards and adjust the business registration certificates.

1.3. If the losses are bigger than or equal to the value of the State's capital portions at the enterprises prior to the time of equitization:

- The enterprises shall be refunded by the enterprise reorganization funds the remitted money amounts collected from the sale of the State's capital portions at the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where there remain some losses even after the State's contributed capital amounts have been reduced to zero, the companies must convene an extraordinary shareholders' meeting to notify the enterprises' actual conditions and vote on matters related to the enterprises' existence along the direction of:

+ Accepting to inherit the remaining losses and continuing operation;

+ Selling the enterprises provided that the purchasers inherit all debts and losses;

+ Declaring the companies bankrupt, liquidating their assets for payment of debts to creditors and refund of contributed money to shareholders.

2. For enterprises falling into the subjects where the State needs to hold dominant shares, they may use the supports from the Enterprise Renewal Funds to offset and maintain the percentage of the State's capital portions contributed to the joint-stock companies.

III. ORDER AND PROCEDURES

1. In order to have grounds for examining and handling losses in time, the enterprises must take initiative in working out handling plans (according to the provisions of Section I and Section II of this Circular) and compile dossiers to propose the loss handling to the agencies with equitization-deciding competence, the Ministry of Finance (for enterprises which belong to the provinces, centrally-run cities and State corporations and suffer from losses which reduce the State's capital portions at the enterprises by VND 500 million or more), to State corporations (if enterprises are members of such corporations), and the agencies managing the enterprise reorganization funds.

2. A dossier of proposal for handling losses of an enterprise consists of:

- An written request for handling losses of the enterprise and the State corporation (if the enterprise is a member of the corporation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For equitized enterprises being corporation members, their financial statements must contain evaluation opinions of the corporations.

- The written record identifying the causes of the losses, the responsibilities of the collectives as well as individuals and the enterprise's loss-handling plan.

- The competent agencies' decision stating the value of the equitized enterprise and decision approving the equitization plan.

- The dossier of valuation of the equitized enterprise.

3. Within 15 days as from the date of receiving the complete dossiers, the agencies with equitization-deciding competence shall have to examine and identify the causes of losses at the enterprises and coordinate with the agencies managing the enterprise reorganization funds in handling them according to the current regime and the provisions of this Circular.

For equitized State enterprises being members of State corporations, such corporations shall have to coordinate with the agencies which have decided on the equitization in examining and handling losses of such member enterprises.

For equitized enterprises each suffering from losses of VND 500 million or more, written agreements of the Minister of Finance must be obtained before such losses are handled.

4. The use of the enterprise reorganization funds for handling losses arising from the time of valuation of State enterprises for equitization to the time of their official transformation into joint-stock companies is prescribed as follows:

4.1. The funds into which the enterprises remit the proceeds from the sale of the State's capital portions shall have to coordinate with the agencies which have decided on the equitization and the Ministry of Finance in handling the losses according to the provisions above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. The agencies with equitization-deciding competence shall have to coordinate with the enterprise finance agencies and the agency in charge of the enterprise reorganization funds in guiding, examining and supervising equitized enterprises in handling losses arising in the period from the time of enterprise valuation to the time of their transformation into joint-stock companies according to the provisions of this Circular.

3. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

;

Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 43/2004/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 20/05/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…