Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/1999/TT-BTM

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 33/1999/TT-BTM NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/1999/NĐ-CP NGÀY 12/4/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

Căn cứ Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá, dưới đây gọi tắt là Nghị định số 20/1999/NĐ-CP, Bộ Thương mại hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành thống nhất như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

1. Đối tượng kinh doanh

Chỉ có các đối tượng sau đây được kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá:

a) Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá;

c) Chi nhánh công ty giám định nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

Các đối tượng kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá theo khoản a, b, c nêu trên, dưới đây được gọi chung là thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

2. Điều kiện kinh doanh

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá, không thuộc hệ thống tổ chức của doanh nghiệp không chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

II. PHẠM VI KINH DOANH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

1. Phạm vi kinh doanh

Phạm vi kinh doanh của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá như sau:

a) Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hoá theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hoá theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy phép đầu tư;

c) Chi nhánh công ty giám định hàng hoá nước ngoài thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hoá theo lĩnh vực đã được quy định trong Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.

2. Nguyên tắc hoạt động giám định hàng hoá

Hoạt động giám định hàng hoá được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá thực hiện việc giám định và cấp chứng thư giám định hàng hoá trong các trường hợp:

- Được các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá yêu cầu giám định hàng hoá;

- Đước một hoặc một số bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá yêu cầu giám định hàng hoá;

- Được cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định hàng hoá;

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giám định hàng hoá để thực hiện công vụ.

b) Việc giám định hàng hoá phải được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật phù hợp và đảm bảo tính độc lập, trung lập, khách quan, khoa học, chính xác.

c) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá không được giám định và cấp chứng thư giám định đối với hàng hoá có liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

Giám định viên không được giám định hàng hoá có liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của chính giám định viên.

III. GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ THUỘC DANH MỤC HÀNG HOÁ PHẢI KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG

1. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, chủ hàng phải yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá thực hiện việc giám định hàng hoá theo nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng và trả phí giám định.

2. Trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng mua bán có thoả thuận yêu cầu giám định hàng hoá mà nội dung và kết quả của Chứng thư giám định phù hợp với quy định của Nhà nước về hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì Chứng thư giám định này có giá trị là Chứng thư giám định theo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng.

IV. GIÁM ĐỊNG HÀNG HOÁ THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VỤ

1. Khi có yêu cầu giám định hàng hoá liên quan đến việc thực hiện công vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ hàng hoá thực hiện việc giám định và trả phí giám định.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá thực hiện giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để thực hiện công vụ phải là doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP.

2. Trong trường hợp chủ hàng không công nhận kết quả của Chứng thư giám định, chủ hàng có quyền yêu cầu một tổ chức trọng tài chỉ định một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định khác nêu tại khoản 1 Mục này giám định lại. Kết quả giám định của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định do trọng tài chỉ định có giá trị cuối cùng. Lệ phí trọng tài do bên yêu cầu giám định trả.

V. UỶ QUYỀN GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá được uỷ quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác thực hiện việc giám định hàng hoá. Việc uỷ quyền giám định được thực hiện theo thoả thuận giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền.

2. Tổ chức giám định nước ngoài chưa được phép hoạt động tại Việt Nam mà được yêu cầu giám định hàng hoá tại Việt Nam thì tổ chức giám định nước ngoài đó phải uỷ quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nêu tại khoản 1 Mục I Thông tư này thực hiện việc giám định hàng hoá. Việc uỷ quyền giám định được thực hiện theo thoả thuận giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền.

VI. TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH VIÊN; CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

1. Tiêu chuẩn giám định viên

a) Tiêu chuẩn giám định viên được thực hiện theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP.

b) Đối với những người đã là giám định viên từ 05 năm trở lên trước ngày Nghị định số 20/1999/NĐ-CP có hiệu lực, Giám đốc của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá được quyền quyết định công nhận những người này là giám định viên.

2. Chữ ký và con dấu trong Chứng thư giám định hàng hoá

a) Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá, chữ ký của giám định viên và ghi rõ họ tên.

b) Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định; chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.

c) Con dấu đóng trong Chứng thư giám định là con dấu nghiệp vụ đã được thương nhân đăng ký tại cơ quan công an có thẩm quyền và được đóng bên phía chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá và chỉ có giá trị đối với Chứng thư giám định do thương nhân cấp.

Con dấu nghiệp vụ nói trên có hình chữ nhật, chiều dài 6cm, chiều rộng 2cm, phía trên có dòng chữ "Thay mặt công ty", phía dưới có biểu tượng (nếu có) và tên thương mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Định kỳ 6 tháng một lần vào trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 năm sau, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của thương nhân cho Sở Thương mại tỉnh, thành phố nơi thương nhân đặt trụ sở chính để tổng hợp báo cáo Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP.

 

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 33/1999/TT-BTM

Hanoi, NOVEMBER 18, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENTS DECREE No.20/1999/ND-CP OF APRIL 12, 1999 ON THE PROVISION OF GOODS-ASSESSMENT SERVICES

Pursuant to the Government’s Decree No.20/1999/ND-CP of April 12, 1999 on the provision of goods-assessment services, which is hereinafter referred to as Decree No.20/1999/ND-CP for short, the Ministry of Trade hereby guides a number of specific points for uniform implementation as follows:

I. SUBJECTS ELIGIBLE AND CONDITIONS FOR GOODS-ASSESSMENT SERVICE PROVISION

1. Eligible subjects

Only the following subjects are eligible for goods-assessment services provision:

a/ Vietnamese enterprises of all economic sectors which are granted by the competent agency(ies) business registration certificates for the provision of goods-assessment services;

b/ Foreign-invested enterprises which are granted by the competent agency(ies) investment licenses for the provision of goods-assessment services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Subjects doing business in the provision of goods-assessment services according to Clauses a, b and c above, shall be hereinafter referred to as the goods-assessment service providers.

2. Business conditions

Goods-assessment service providers must fully meet the following conditions:

a/ Being enterprises established under the provisions of law;

b/ Being enterprises specialized in the goods-assessment service provision, not belonging to the organizational structure of other enterprises which are not specialized in the goods-assessment service provision.

II. BUSINESS SCOPE AND PRINCIPLES FOR THE GOODS-ASSESSMENT OPERATIONS

1. Business scope

The business scope of goods-assessment service providers shall be as follows:

a/ Vietnamese enterprises engaged in the goods-assessment service business shall conduct the assessment and issue goods-assessment certificates according to the fields stated in their business registration certificates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Branches of foreign goods-assessment companies shall conduct the assessment and issue goods-assessment certificates according to the fields stated in the permits for setting up branches in Vietnam.

2. Principles for goods-assessment operations

Goods assessment operations shall be conducted according to the following principles:

a/ Goods-assessment service providers shall conduct the assessment and issue goods assessment certificates in the following cases:

- They are requested by the parties to goods purchase/sale contracts to assess goods;

- They are requested by one or several parties to goods purchase/sale contracts to assess goods;

- They are requested by individuals or organizations to assess goods;

- They are requested by the competent State body(ies) to assess goods for performance of official duty(ies).

b/ The goods assessment must be conducted according to the appropriate professional and technical procedures and ensure the independence, neutrality, objectiveness, scientism and accuracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Assessors must not assess goods related to their own rights and economic interests.

III. ASSESSMENT OF GOODS ON THE LIST OF GOODS SUBJECT TO THE STATE QUALITY INSPECTION

1. For goods on the list of goods subject to the State quality inspection, the goods owners shall have to request goods-assessment service providers to conduct the goods assessment according to the State quality inspection contents and pay assessment charges.

2. In cases where the parties to purchase/sale contracts agree to request goods assessment and the contents and results stated in assessment certificates conform to the States regulations on goods on the list of goods subject to the State quality inspection, such assessment certificates shall be valid as those issued at requests for the State quality inspection.

IV. GOODS ASSESSMENT AT REQUESTS OF THE COMPETENT STATE BODIES FOR PERFORMANCE OF OFFICIAL DUTIES

1. When requesting assessment of goods related to the performance of its official duty, a competent State body shall select a goods assessment service provider to conduct the assessment, and shall pay the assessment charge.

Goods-assessment service providers conducting the goods assessment at State bodies requests for performance of their official duties must be enterprises which fully meet the conditions and criteria set by the competent State body(ies) according to provisions of Clause 3, Article 16 of Decree No.20/1999/ND-CP.

2. In cases where goods owners do not recognize the result stated in assessment certificates, they may request an arbitration organization to designate another assessment service providing enterprise as specified in Clause 1 of this Section to re-assess the goods. The assessment results of the assessment service providing enterprise designated by the arbitration shall be the final one. The arbitration fee shall be paid by the assessment requesting party.

V. AUTHORIZATION OF GOODS ASSESSMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where a foreign goods-assessment organization that has not yet been licensed to operate in Vietnam is requested to conduct the goods assessment in Vietnam, such foreign assessment organization shall have to authorize an assessment service provider specified in Clause 1, Section I of this Circular to perform the goods assessment. The assessment authorization shall be effected according to the agreement between the authorizer and authorized.

VI. CRITERIA FOR ASSESSORS; SIGNATURES AND SEALS IN GOODS-ASSESSMENT CERTIFICATES

1. Criteria for assessors

a/ Criteria for assessors shall comply with Clause 1, Article 7 of Decree No.20/1999/ND-CP.

b/ For persons who had worked as assessors for 5 years or more before the effective date of Decree No.20/1999/ND-CP, the directors of goods-assessment service providers may issue decisions to recognize such persons as assessors.

2. Signatures and seals in goods-assessment certificates

a/ The assessment certificate must contain signatures of the competent representative of the goods-assessment service provider and the assessor with their full names clearly inscribed.

b/ The signature of the competent representative of the goods-assessment service provider must be put on the bottom right of the assessment certificate, while that of the assessor on the bottom left of the assessment certificate.

c/ The seal on the assessment certificate must be the professional one already registered by the provider at the competent police office and affixed on the signature of the competent representative of the goods-assessment service provider and shall be valid only for assessment certificates issued by the provider.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. Every six months, before July 15 each year and before January 15 of the following year, goods-assessment service providers shall have to send written reports on their operations to Trade Services of provinces or cities where they are headquartered for the latters sum-up reports to the Ministry of Trade according to Article 5 of Decree No.20/1999/ND-CP.

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Mai Van Dau

 

;

Thông tư 33/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 20/1999/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu: 33/1999/TT-BTM
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 18/11/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 33/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 20/1999/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá do Bộ Thương mại ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…