BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25-TC/TCDN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 1997 |
Thực hiện Điều 15 Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục và nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước, như sau:
Đối tượng áp dụng thông tư này là doanh nghiệp Nhà nước bị tuyên bố giải thể, gồm: tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp thành viên tổng công ty Nhà nước hạch toán độc lập, doanh nghiệp Nhà nước độc lập (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật doanh nghiệp Nhà nước.
II. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:
1. Các trường hợp bị xem xét tuyên bố giải thể doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
1.1.: Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết theo quy hoạch sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty.
1.2: Hết thời hạn kinh doanh ghi trong quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không xin gia hạn hoặc không được phép gia hạn kinh doanh.
1.3: Kinh doanh thua lỗ kéo dài từ 02 năm trở lên với số lỗ luỹ kế bằng 3 phần 4 số vốn thực có của doanh nghiệp nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã được áp dụng các biện pháp tài chính, các hình thức tổ chức lại nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng thua lỗ.
1.4: Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao từ 02 năm trở lên tuy đã được áp dụng các biện pháp cần thiết về tài chính, tổ chức.
1.5: Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính mà vốn điều lệ của doanh nghiệp vẫn thấp hơn mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp:
2.1: Khi doanh nghiệp rơi vào một trong 05 trường hợp trên dây, người đề nghị thành lập doanh nghiệp có văn bản đề nghị người quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan chức năng Nhà nước phát hiện thấy doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể thì có quyền đề nghị người đề nghị thành lập doanh nghiệp đề nghị giải thể doanh nghiệp hoặc đề nghị người quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc quyết định giải thể doanh nghiệp cũng phải theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. Văn bản đề nghị giải thể phải nêu rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo báo cáo tài chính 02 năm cuối cùng của doanh nghiệp đề nghị giải thể.
2.2: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp, người có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp phải ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Trường hợp thấy không đủ căn cứ để quyết định giải thể doanh nghiệp thì người quyết định phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị giải thể doanh nghiệp biết lý do không quyết định giải thể doanh nghiệp.
2.3: Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp bị giải thể
- Ngày tuyên bố giải thể doanh nghiệp
- Lý do giải thể doanh nghiệp
- Phương án giải thể doanh nghiệp
2.4: Quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi đến các cơ quan sau:
- Người đề nghị giải thể doanh nghiệp
- Doanh nghiệp bị giải thể
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật
Bản sao quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi cho các cơ quan:
- Cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế doanh nghiệp.
- Cục Thống kê tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
- UBND tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính nếu doanh nghiệp bị giải thể do các Bộ, ngành Trung ương, Tổng công ty Nhà nước đề nghị thành lập.
3. Hội đồng giải thể doanh nghiệp:
3.1: Người quyết định giải thể doanh nghiệp thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp gồm các thành viên sau:
- Đại diện cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp được thành lập trước Nghị định 50/CP) hoặc đại diện cơ quan đề nghị thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp được thành lập theo Nghị định 50/CP) làm Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
- Đại diện cơ quan kế hoạch và đầu tư.
- Đại diện cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
- Đại diện cơ quan Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
- Đại diện công đoàn của doanh nghiệp bị giải thể.
- Đại diện doanh nghiệp bị giải thể.
3.2: Hội đồng giải thể doanh nghiệp lập tổ chuyên viên giúp việc gồm cán bộ từ các cơ quan có người tham gia Hội đồng giải thể doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp quyết định danh sách tổ chuyên viên giúp việc theo sự giới thiệu của cơ quan có người tham gia Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
4. Nhiệm vụ của Hội đồng giải thể doanh nghiệp:
4.1:- Thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp trình người có thẩm quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp.
4.2:- Tiếp nhận và quản lý sổ sách, tài liệu, tài sản của doanh nghiệp bị giải thể bàn giao, đối chiếu bảo đảm khớp đúng giữa sổ sách và thực tế. Trường hợp giữa sổ sách và thực tế có chênh lệch phải lập biên bản xác định rõ ràng nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể.
4.3:- Lập danh sách các chủ nợ và số nợ của từng chủ nợ theo chứng từ các chủ nợ gửi đến chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần và nợ không có bảo đảm.
4.4:- Tiến hành thu hồi các tài sản của doanh nghiệp bị giải thể, gồm các khoản phải thu, tài sản đang cho thuê, cho mướn, gửi giữ hộ, tài sản quy định tại điểm 7 Mục III dưới đây.
4.5:- Hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp bị giải thể đi thuê, đi mượn, nhận giữ hộ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp, nếu chủ các tài sản xuất trình đủ căn cứ pháp lý chứng minh tài sản đó là của họ.
4.6:- Xử lý tài sản của doanh nghiệp bị giải thể theo phương án đã được duyệt.
Trường hợp tài sản đem bán đấu giá phải lập tổ định giá để định giá chuẩn trước khi bán đấu giá.
4.7:- Thanh toán các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ bằng số tiền thu được từ tài sản doanh nghiệp bị giải thể.
4.8:- Quyết toán quá trình giải thể doanh nghiệp.
III. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1. Tài sản của doanh nghiệp bị giải thể: Là những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động, công trình xây dựng dở dang, các khoản vốn góp liên doanh, liên kết, các khoản phải thu.
Những tài sản dự trữ Nhà nước để tại doanh nghiệp, tài sản đi thuê, đi mượn, nhận giữ hộ không thuộc tài sản của doanh nghiệp bị giải thể.
2. Kể từ ngày tuyên bố giải thể doanh nghiệp, mọi khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, các khoản nợ được ngừng tính lãi.
3. Mọi tài sản của doanh nghiệp bị giải thể chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân đều phải thanh toán theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao.
4. Chủ nợ bảo đảm được nhận tài sản bảo đảm theo giá do tổ định giá xác định, nếu chủ nợ không nhận thì tài sản có được đem bán đấu giá theo quy định hiện hành. Số tiền thu được từ bán đầu giá tài sản bảo đảm được dùng để trả cho chủ nợ có bảo đảm; số thừa thuộc tài sản của doanh nghiệp bị giải thể, số thiếu được coi là nợ không có bảo đảm và được xử lý như các khoản nợ không có bảo đảm khác.
5. Người bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ đã trả nợ thay cho doanh nghiệp thì số trả nợ thay đó được coi là khoản nợ không có bảo đảm và được thanh toán như các khoản nợ không bảo đảm khác.
6. Toàn bộ số tiền thu được từ tài sản của doanh nghiệp bị giải thể được xử lý theo trình tự sau:
6.1: Thành toàn các khoản chi phí giải thể doanh nghiệp (chi phí thu hồi tài sản, nhượng, bán tài sản, phụ cấp cho thành viên Hội đồng giải thể doanh nghiệp, chuyên viên giúp việc Hội đồng giải thể doanh nghiệp).
6.2: Thanh toán các khoản nợ lương, nợ BHXH, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác theo chế độ cho người lao động tại doanh nghiệp bị giải thể theo hợp đồng hoặc thoả ước lao động tập thể.
6.3: Thanh toán các khoản nợ thuế.
6.4: Số tiền còn lại sau khi trừ các khoản 6.1, 6.2, 6.3 được thanh toán cho các chủ nợ không có bảo đảm. Nếu số tiền còn lại đủ thanh toán cho các chủ nợ thì các chủ nợ được nhận đủ số nợ của mình. Nếu không đủ thì các khoản nợ không có bảo đảm chỉ được thanh toán theo tỷ lệ giữa tổng số tiền còn lại với tổng số nợ không có bảo đảm của doanh nghiệp.
Ví dụ:
- Số tiền thu được từ tài sản của doanh nghiệp bị giải thể: 1.600 tr
- Chi phí giải thể doanh nghiệp: 100 tr
- Các khoản nợ lương của cán bộ công nhân viên: 400 tr
- Các khoản nợ thuế: 300 tr
- Các khoản nợ không có bảo đảm: 1000 tr
- Số tiền còn lại để thanh toán cho các khoản nợ không có bảo đảm là:
1600 - (100 + 400 + 300) = 800tr
- Tỷ lệ giữa số tiền còn lại và số nợ không bảo đảm là:
800: 1000 x 100 = 80%
Chủ nợ A có số nợ không có bảo đảm 100tr thì sẽ được thanh toán là:
100tr x 80% = 80 tr
6.5: Số tiền còn lại sau khi trừ các khoản 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 thuộc ngân sách Nhà nước, Hội đồng giải thể doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số tiền này vào ngân sách Nhà nước.
7. Trong thời gian 06 tháng trước ngày tuyên bố giải thể doanh nghiệp, các hành vi sau đây của doanh nghiệp bị coi là không có hiệu lực:
- Phân tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức;
- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
- Từ bỏ quyền đòi các khoản nợ phải thu;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm;
- Bán tài sản thấp hơn giá trị thực.
Hội đồng giải thể doanh nghiệp có quyền thu hồi các tài sản trên và tính vào trong tài sản của doanh nghiệp bị giải thể.
Khi thu hồi các tài sản trên hội đồng giải thể doanh nghiệp xuất trình quyết định của Chủ tịch hội đồng giải thể doanh nghiệp và giải thích rõ lý do thu hồi tài sản cho đương sự biết. Mọi tranh chấp về thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp bị giải thể do toà án giải quyết.
IV. TRÌNH TỰ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:
1. Khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và báo địa phương trong 03 số liên tiếp. Nội dung đăng báo là:
- Tên, dịa chỉ của doanh nghiệp bị giải thể;
- Số, ngày, tháng, năm và cấp ký quyết định giải thể;
- Ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động (ngày tuyên bố giải thể)
- Yêu cầu chủ nợ đến đối chiếu công nợ.
2. Kể từ ngày tuyên bố giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải:
2.1: Chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh, mua bán, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho thuê, cho mượn tài sản, gửi giữ hộ tài sản.
2.2: Khoá sổ kế toán, kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ (kể cả phải thu, phải trả). Lập báo cáo tài chính đến thời điểm tuyên bố giải thể. Chậm nhất 30 ngày sau ngày tuyên bố giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải lập xong báo cáo tài chính gửi Hội đồng giải thể doanh nghiệp;
2.3: Lập doanh sách chủ nợ và số nợ phải trả chia ra nợ có bảo đảm, có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm; danh sách khách nợ và số nợ phải thu, chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi;
2.4: Thu hồi các tài sản cho thuê, cho mượn, nhờ giữ hộ và các khoản nợ phải thu;
2.5: Ban giao cho Hội đồng giải thể doanh nghiệp:
- Sổ sách kế toán và các sổ sách, tài liệu khác của doanh nghiệp;
- Toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp (Kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
- Danh sách các chủ nợ, khách nợ của doanh nghiệp.
Việc bàn giao tài sản phải tiến hành ngay sau khi doanh nghiệp kiểm kê xong tài sản. Sổ sách kế toán và danh sách chủ nợ, khách nợ phải bàn giao ngay sau khi hoàn thành báo cáo tài chính.
3. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng số báo đầu tiên về giải thể doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi cho Hội đồng giải thể doanh nghiệp giấy đòi nợ kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh số nợ đó. Số nợ phải ghi rõ nợ có bảo đảm, có bảo đảm một phần và không có bảo đảm.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Hội đồng giải thể doanh nghiệp phải lập xong danh sách chủ nợ, đối chiếu với danh sách chủ nợ của doanh nghiệp bàn giao và niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể.
Trong 10 ngày từ khi niêm yết, Hội đồng giải thể doanh nghiệp hoàn chỉnh danh sách chủ nợ để làm căn cứ phân chia tài sản doanh nghiệp bị giải thể.
4. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng số báo đầu tiên về giải thể doanh nghiệp, các chủ nợ có tài sản cho doanh nghiệp bị giải thể thuê, mướn, gửi giữ hộ phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý hợp pháp (đối với doanh nghiệp Nhà nước) để nhận lại tài sản. Nếu tài sản mà doanh nghiệp bị giải thể đi thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê và đã trả hết tiền thuê thì người cho thuê phải thanh toán lại phần tiền thừa mới được nhận lại tài sản.
5. Hội đồng giải thể doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản doanh nghiệp bị tuyên bố giải thể. Khi thu hồi, Hội đồng giải thể doanh nghiệp phải xuất trình quyết định tuyên bố giải thể doanh nghiệp. Nếu phát hiện những tài sản của doanh nghiệp giải thể bị chiếm dụng bất hợp pháp và chưa nằm trong danh mục bàn giao của doanh nghiệp bị giải thể thì chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp ra quyết định thu hồi các tài sản nói trên và tổ chức thu hồi.
Hội đồng giải thể doanh nghiệp có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
6. Hội đồng giải thể doanh nghiệp lập tổ định giá để định giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị giải thể, kể cả tài sản đã cầm cố, thế chấp để làm căn cứ bán đấu giá tài sản. Thành phần tổ định giá gồm:
- Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp làm tổ trưởng.
- Đại diện Sở Tài chính - Vật giá nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
- Đại diện Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nơi doanh nghiệp giải thể đóng trụ sở chính.
- Đại diện một số cơ quan có liên quan theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp mời chủ nợ có khoản nợ bảo đảm tham gia tổ định giá các tài sản làm vật bảo đảm cho chủ nợ đó.
Tổ định giá quyết định theo đa số. Khi số phiếu nganh nhau thì bên có phiếu của tổ định giá là ý kiến quyết định.
7. Tài sản của doanh nghiệp bị giải thể được tổ chức bán đấu giá công khai theo quy chế bán đầu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 26/12/1996 của Chính phủ. Trường hợp chưa có tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì Hội đồng giải thể doanh nghiệp tổ chức việc bán đấu giá theo quy định của "Quy chế bán đấu giá tài sản". Việc bán những tài sản cấm hoặc hạn chế lưu hành phải tuân theo các quy định liên quan của Nhà nước.
Việc bán tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân theo Luật đất đai.
8. Chậm nhất là sau 05 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp phải mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để gửi tiền bán tài sản của doanh nghiệp bị giải thể. Tài khoản này do Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp làm chủ tài khoản.
Toàn bộ tiền bán tài sản của doanh nghiệp bị giải thể phải gửi vào tài khoản của Hội đồng giải thể doanh nghiệp ngay trong ngày thu được tiền. Trường hợp hết ngày làm việc thì phải gửi ngay sau ngày làm việc tiếp sau. Người nào chậm trễ gửi tiền phải bồi thường theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn do ngân hàng công bố và phải chịu kỷ luật hành chính tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ.
9. Việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bị giải thể phải tuân theo thứ tự quy định tại điểm 6 mục III trên đây.
Việc thanh toán có thể tiến hành nhiều lần trên cơ sở công bằng, hợp lý theo tỷ lệ giữa giá trị tài sản thu hồi thực tế (sau khi trừ các khoản ưu tiên) so với tổng số nợ không có bảo đảm. Mỗi chủ nợ đều nhận được tỷ lệ như nhau trong tổng số nợ. Trường hợp số nợ quá nhỏ, nếu thấy việc thanh toán làm nhiều lần làm không cần thiết, Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp có thể quyết định thanh toán làm 1 hoặc 2 lần nhưng phải bảo đảm tính chất công bằng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
10. Đối với chủ nợ có tài khoản tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp làm thủ tục chuyển tiền thanh toán nợ vào tài khoản của chủ nợ. Nếu không có tài khoản, chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp thông báo cho chủ nợ đến nhận trực tiếp hoặc chuyển qua bưu điện cho chủ nợ. Phí gửi bưu điện trừ vào số tiền thanh toán cho chủ nợ.
11. Tiền thu được do bán tài sản của doanh nghiệp bị giải thể còn lại sau khi trừ các khoản ưu tiên và thanh toán hết cho các chủ nợ, chậm nhất 05 ngày sau phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước.
12. Bảy ngày sau khi kết thúc việc thanh toán cho các chủ nợ, Hội đồng giải thể doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp. Báo cáo được gửi cho cơ quan quyết định giải thể doanh nghiệp, cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tài doanh nghiệp nơi doanh nghiệp bị giải thể đóng trụ sở chính và cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp bị giải thể (nếu có).
Cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét báo cáo tài chính của Hội đồng giải thể doanh nghiệp nếu không có gì vướng mắc thì ra quyết định công nhận báo cáo đó. Nếu còn vấn đề chưa rõ thì yêu cầu Hội đồng giải thể doanh nghiệp giải trình trước khi quyết định.
13. Hội đồng giải thể doanh nghiệp và tổ chuyển viên giúp việc nếu vi phạm các vấn đề sau đây thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu làm thiệt hai tài sản thì phải bồi thường:
- Lập bản kê tài sản không đúng thực tế, kê không đúng thủ tục pháp luật quy định;
- Lập danh sách chủ nợ và số nợ không đúng, không có căn cứ;
- Thành lập tổ định giá không đúng, tổ chức bán đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
- Việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị giải thể không đúng phương án đã được duyệt, không đúng trình tự ưu tiên, thanh toán cho các chủ nợ không công bằng;
- Sử dụng trái phép tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;
- Không thực hiện các biện pháp bảo vệ dẫn đến thất thoát tài sản của doanh nghiệp bị giải thể hoặc có hành vi làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;
- Lập báo cáo tài chính khi kết thúc giải thể doanh nghiệp không đúng sự thật.
- Từ bỏ nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ không đầy đủ làm khó khăn cho hoạt động của Hội đồng giải thể doanh nghiệp hoặc thất thoát tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;
14. Khi chưa kết thúc quá trình giải thể doanh nghiệp, giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp giải thể chưa được thuyên chuyển công tác.
V. CHI PHÍ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:
Các chi phí giải thể doanh nghiệp được tính trừ vào giá trị tài sản doanh nghiệp bị giải thể trước khi thanh toán các khoản khác, gồm có:
1. Chi phí cho việc kê biên, vận chuyển, thu hồi, giám định, bảo quản, tổ chức bán đấu giá tài sản và các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp. Các khoản chi này thanh toán theo thực chi do Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp duyệt.
2. Mức thù lao cho mỗi ngày làm việc của mỗi thành viên Hội đồng giải thể doanh nghiệp, tổ định giá, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giải thể doanh nghiệp và những người tham gia thu hồi tài sản của doanh nghiệp bị giải thể được tính bằng 01 ngày phụ cấp lưu trú trong chế độ công tác phí của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế thông tư số 54 TC/CN ngày 13/1/1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi giải thể xí nghiệp quốc doanh. Các quy định trái với thông tư này đều không có giá trị thi hành.
Thông tư này không áp dụng trong trường hợp sáp nhập, chia tách doanh nghiệp hoặc chuyển doanh nghiệp thành đơn vị sự nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
|
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 25/TC-TCDN |
Hanoi, May 15, 1997 |
In furtherance of Article 15 of Decree No.50-CP of August 28, 1996 of the Government on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises, the Ministry of Finance hereby provides the following guidances on the order, procedures and principles for financial settlement when State enterprises are dissolved:
This Circular shall apply to State enterprises which are declared dissolved, including: State corporations, member enterprises of State corporations with independent cost-accounting, independent State enterprises (hereinafter referred to as the enterprises) as defined in Articles 1 and 2 of the Law on State Enterprises.
II. PROCEDURES FOR THE DISSOLUTION OF AN ENTERPRISE:
1. Cases where an enterprise is considered for the dissolution declaration:
An enterprise shall be considered for its dissolution in the following cases:
...
...
...
1.2. The business duration, which is defined in the establishment decision and the business registration certificate, has expired but the enterprise does not apply for the extension thereof or is not allowed to extend its business.
1.3. Having suffered from losses for two consecutive years or more with an amount of cumulative losses equal to three-fourths of its actual capital, but not to the extent that the enterprise loses its capability to repay due debts, and though financial measures and various forms of reorganization have already been applied, the loss situation has not been overcome.
1.4. The enterprise has been unable to fulfill the State-assigned tasks for two years or more even after necessary financial and organizational measures have been applied.
1.5. Even after the financial measures have been applied, the statutory capital of the enterprise is still lower than the prescribed capital required by its business line.
2. Procedures for the dissolution of enterprises:
2.1. When an enterprise falls into one of the five above-said cases, the person who proposed its establishment shall sent a written request to the person who has decided its establishment to issue a decision on its dissolution. If any State functional agency, while performing its duties, discovers that an enterprise is getting into the state of inevitable dissolution, it can request the person who proposed the establishment of the enterprise to request the dissolution of the enterprise or request the person who has decided the establishment of the enterprise to issue a decision on its dissolution. In cases where the enterprise was established under the empowerment of the Prime Minister, the decision on its dissolution must be also empowered by the Prime Minister. The written request for the dissolution of the enterprise must clearly state the reason(s) for the dissolution and be enclosed with a financial statement for the latest two years of the enterprise proposed to be dissolved.
2.2. Within 15 days after receiving the written request for the dissolution of the enterprise, the person competent or authorized to issue a dissolution decision shall have to issue such decision. If the grounds are deemed insufficient to decide the dissolution of the enterprise, the decision maker shall have to notify in writing the person who has requested the dissolution of the enterprise of the reasons for not deciding the dissolution.
2.3. The decision on the dissolution of an enterprise must include the following contents:
- The name and address of the enterprise to be dissolved;
...
...
...
- The reason(s) for the dissolution of the enterprise;
- The dissolution plan.
2.4. The decision on the dissolution of the enterprise shall be sent to the following agencies:
- The person who requests the dissolution of the enterprise;
- The enterprise to be dissolved;
- The Ministry of Planning and Investment
- The Ministry that manages the economic-technical branch.
Copies of the dissolution decision shall be sent to the following agencies:
- The agency that manages the State capital and assets at enterprises in the locality where the enterprises head office is located;
...
...
...
- The Statistics Department of the province or city where the enterprises head office is located;
- The Planning and Investment Service of the province or city where the enterprise has made its business registration;
- The Peoples Committee of the province or city where the enterprises head office is located if the dissolved enterprise has been established at the proposal of a Ministry, a central branch or a State corporation.
3. The enterprise dissolution council:
3.1. The person who has decided the dissolution of an enterprise shall set up a dissolution council composed of the following members:
- A representative of the agency that has decided the establishment of the enterprise (for enterprises established before the issue of Decree No.50-CP) or a representative of the agency that has proposed the establishment of the enterprise (for enterprises established under Decree No.50-CP) who shall act as the Chairman of the council.
- A representative of the Planning and Investment agency
- A representative of the Department for the Management of the State Capital and Assets at Enterprises in the locality where the enterprises head office is located.
- A representative of the State Banks office in the province or city where the enterprises head office is located.
...
...
...
- A representative of the dissolved enterprise.
3.2. The dissolution council shall set up a group of assisting experts who are officials from the agencies having representatives in the dissolution council. The Chairman of the dissolution council shall decide the list of assisting experts recommended by the agencies having representatives in the council.
4. The duties of the dissolution council:
4.1. To appraise the dossier proposing the dissolution of the enterprise then submit it to the person competent to decide the dissolution of the enterprise.
4.2. To receive and manage books, documents and assets handed over by the dissolved enterprise, make comparisons to ensure the agreement between figures in the books and those in reality. In case of a disparity, a report must be made, clearly stating the reason(s) therefore as well as the responsibilities of collectives or individuals for each specific case.
4.3. To draw up a list of creditors and the amount of debt owed to each of them according to the vouchers sent from the creditors, classifying the debts into secured debts, partially secured debts and unsecured debts.
4.4. To recover assets of the dissolved enterprise, including amounts which must be collected, assets which are being leased, lent or put under others bailment, and those defined in Point 7, Section III below.
4.5. To return assets which the dissolved enterprise has rented, borrowed or bailed from other enterprises, organizations and individuals outside the enterprise, provided that the owners of such assets produce sufficient legal evidence of their ownership over such assets
4.6. To settle assets of the dissolved enterprise according to the approved plan.
...
...
...
4.7. To repay due debts to creditors by proceeds from the assets of the dissolved enterprise.
4.8. To make final settlement of account of costs for the dissolution of the enterprise.
III. PRINCIPLES FOR RESOLVING FINANCIAL MATTERS WHEN AN ENTERPRISE IS DISSOLVED
1. The assets of a dissolved enterprise are assets under its lawful management and use, including: fixed assets, current assets, incomplete construction projects, capital contributed to joint ventures or associations, amounts which must be collected.
The State reserve assets assigned to the enterprise, and assets leased and borrowed by the enterprise or entrusted under its bailment shall not be included in the assets of the dissolved enterprise.
2. As from the date of declaring the dissolution of the enterprise, all undue debts shall be regarded as due ones, and the interests thereon shall no longer be accounted.
3. All the dissolved enterprises assets transferred to units and individuals must be paid at the market price at the time of transfer.
4. Secured creditors shall receive all secured assets according to the price determined by the valuation team. If a creditor refuses to receive, such assets shall be put on an auction according to current regulations. The proceeds from the auction of secured assets shall be used for paying the creditors of secured debts; the surplus therefore shall be included into the assets of the dissolved enterprise while the deficit shall be considered as unsecured debts and settled like other unsecured debts.
5. Debts paid by the guarantor of the debtor enterprise shall be considered unsecured debts and be settled like other unsecured debts.
...
...
...
6.1. To pay the dissolution expenses (costs for assets recovery, assignment or sale of assets, allowances for members of the dissolution Council and its assisting experts)
6.2. To pay the deferred wages, social insurance, severance allowances and other prescribed interests for laborers at the dissolved enterprise under labor contracts or collective labor agreements.
6.3. To pay tax arrears.
6.4. The remainder after minusing the payments mentioned in Clauses 6.1, 6.2 and 6.3 shall be paid to creditors of unsecured debts. If the remaining amount is sufficient for the payment to the creditors, they shall receive in full their credits. If not, the unsecured debts shall be paid only according to the proportion between the total remainder and the total amount of unsecured debts owed by the enterprise.
For example:
- The proceeds from the assets of the dissolved enterprise: 1,600 million
- The expenses for the dissolution of the enterprise: 100 million
- The deferred wages for the enterprises workers and employees: 400 million
- The tax arrears: 300 million
...
...
...
- The remainder used for payment of unsecured debts is:
1,600 - (100 + 400 + 300) = 800 million
- The proportion between the total remainder and unsecured debts is:
800 : 1,000 x 100 = 80%
Creditor A who has an unsecured debt of 100 million shall be paid as follows:
100 million x 80% = 80 million
6.5. The amount left after minusing the payments mentioned in Clauses 6.1, 6.2, 6.3 and 6.4 shall be remitted by the dissolution council to the State budget.
7. Within 6 months before the date of declaring the dissolution of an enterprise, the following acts committed by the enterprise shall be considered invalid:
- Dispersing the enterprises assets in any forms;
...
...
...
- Renouncing the right to claim receivable amounts;
- Converting unsecured debts into secured debts;
- Selling assets at a price lower than their actual value.
The dissolution council shall be entitled to recover the above-said assets and include them into the enterprises assets.
When effecting the recovery of the above-said assets the dissolution council shall produce the decision of its chairman and clearly explain the reason for recovering the assets to the concerned parties. All disputes over the recovery of assets of dissolved enterprises shall be settled by the Court.
IV. ORDER OF DISSOLVING ENTERPRISES
1. When a dissolution decision is issued, the dissolved enterprise shall have to publish an announcement on its dissolution on central and local daily newspapers for three consecutive issues.
Such announcement shall include the following contents:
- The name and address of the dissolved enterprise;
...
...
...
- The date on which the enterprise terminates its operations (date of declaring the dissolution);
- Request to claim debts by creditors.
2. From the date of declaring its dissolution, the dissolved enterprise shall have to:
2.1. Terminate all business, purchase and sale activities, the payment of all due debts, the lease, lending and acceptance of assets entrusted under its bailment;
2.2. Close the account book, take stock of its assets, match all credits and debits (including receivable and payable amounts). Make a financial statement as of the time of declaring the dissolution. Within 30 days after the date of declaring the dissolution, the dissolved enterprise must complete the financial statement and send it to the dissolution council;
2.3. Draw up a list of creditors and debts payable which are classified into secured, partially secured and unsecured debts, a list of debtors and amounts receivable which are classified into recoverable and irrecoverable debts.
2.4. Recover all leased and lent assets and assets put under the others bailment and receivable debts;
2.5. Hand over to the dissolution council the following:
- Accounting books and other records and documents of the dissolved enterprise;
...
...
...
- The list of creditors and the list of debtors of the enterprise.
The hand-over of assets must be carried out immediately after the enterprise completes the asset inventory. The accounting books and lists of creditors and debtors must be handed over immediately after the financial statement is completed.
3. Within 60 days from the date the first newspaper announcement on the enterprises dissolution is published, the creditors shall have to send to the dissolution council their debt claims enclosed with documents evidencing such debts. The debts must be clearly indicated as secured, partially secured or unsecured.
Within 15 days from the deadline for sending debt claims, the dissolution council shall have to make a list of creditors, compare it to the list of creditors handed over by the enterprise and post it at the head office of the dissolved enterprise.
Within 10 days from the posting, the dissolution council shall finalize the list of creditors to serve as the basis for distributing the assets of the dissolved enterprise.
4. Within 30 days from the date the first newspaper announcement on the dissolution of the enterprise is published, the creditors whose assets are leased or borrowed by the dissolved enterprise or entrusted under its bailment shall have to present documents evidencing their lawful ownership or management (for State enterprises) so as to receive back their assets. For an asset leased by the dissolved enterprise which has paid the rent in full but the lease duration has not yet expired the lessor must reimburse the rent for the remainder of such duration so as to receive back his/her asset.
5. The dissolution council shall recover the assets of the enterprise declared to be dissolved. When so doing, it shall have to produce the decision to declare the dissolution of the enterprise. If discovering that the assets of the dissolved enterprise are misappropriated and not yet included in the list of assets handed over by the dissolved enterprise, the chairman of the dissolution council shall issue a decision to recover such assets and organize the recovery.
The dissolution council may request the concerned State agencies to assist in the recovery of assets.
6. The dissolution council shall set up a valuation team to determine the value of all assets of the dissolved enterprise, including pledged and mortgaged assets to serve as the basis for the auction thereof. The valuation team shall consist of:
...
...
...
- A representative of the Finance and Pricing Service of the province or city where the enterprise has its head office.
- A representative of the Department for Management of the State Capital and Assets at Enterprises of the province or city where the dissolved enterprise has its head office.
- Representatives of a number of concerned agencies as proposed by the chairman of the dissolution council.
The chairman of the dissolution council shall invite those creditors having secured debts to join the valuation team to determine the value of assets used as securities for such creditors.
The valuation team shall make decisions by majority of votes. When the numbers of votes for and against are equal the vote of the head of the valuation team shall be the decisive .
7. Assets of the dissolved enterprise shall be auctioned openly according to the Regulation on auctioning of assets issued together with Decree No. 86-CP of December 26, 1996 of the Government. If a professional auctioning organization is not available, the dissolution council shall organize the auction according to the Regulation on auctioning of assets The sale of assets which are banned or restricted from circulation shall comply with relevant regulations of the State.
The sale of assets associated with the land-use right shall comply with the Land Law.
8. Not later than 5 days from the date a dissolution decision is issued, the chairman of the dissolution council shall have to open an account at the State Treasury in the locality where the enterprise has its head office for depositing proceeds from the sale of the dissolved enterprises assets. The chairman of the dissolution council shall be the holder of this account.
All the proceeds from the sale of the dissolved enterprises assets shall be deposited into the account of the dissolution council immediately on the day they are collected. If the proceeds are collected at the end of a working day, they shall have to be deposited immediately on the following working day. Any person who delays in depositing such proceeds shall pay compensation at the interest rate for non-term savings announced by the bank and be administratively disciplined depending on the seriousness of his/her fault.
...
...
...
The payment may be made in several installments on the basis of equality and rationality according to the proportion between the actual value of recovered assets (after minusing all priority payments) and the total unsecured debts. Each creditor shall receive back their debts according to the same proportion. If the debt is too small for which the payment in many installments is deemed unnecessary, the chairman of the dissolution council may decide to pay it in one or two installments but shall have to ensure the equality and take responsibility for his/her decision.
10. For a creditor who has an account at the bank or State Treasury, the chairman of the dissolution council shall fill in the procedures for depositing the debt payment into the formers account. If the creditor does not have an account, the chairman of the dissolution council shall ask the creditor to directly receive the debt payments or mail it to the creditor. The mailing charge shall be deducted in the debt payment.
11. Not later than 5 days after all priority payments are deducted and all debts are paid, any remainder of the proceeds from the sale of the dissolved enterprises assets shall be remitted into the State budget.
12. Within seven days after completing the payment of debts to the creditors, the dissolution council shall have to make a financial report on the dissolution of the enterprise. The report shall be sent to the agency which decides the dissolution, the agency managing the State capital and assets at enterprises in the locality where the dissolved enterprise has its head office and its superior managing agency (if any).
The agency managing the State capital and assets at enterprises shall examine the financial report of the dissolution council and, if there is no problem therein, issues a decision to accept the financial statement. In case of any doubt, it shall request the explanation by the dissolution council before issuing such decision.
13. If the dissolution council and the team of assisting experts commit the following violations, they shall be administratively disciplined or examined for penal liability, depending on the seriousness of the violation, if any damage is caused to the assets, compensation must be made:
- Making inventory of assets not faithful to the reality, or not in accordance with the procedures prescribed by law;
- Making a false or groundless list of creditors and debts;
- Setting up the valuation team or organizing the auction at variance with the provisions of law;
...
...
...
- Illegally using assets of the dissolved enterprise;
- Failing to apply protection measures thereby causing losses of the dissolved enterprises assets or committing acts of causing losses of the dissolved enterprises assets;
- Making false financial statements upon the completion of the enterprises dissolution;
- Abandoning their duties or performing their duties improperly, thus obstructing the operation of the dissolution council or causing losses of the dissolved enterprises assets;
14. The director and the chief accountant of the dissolved enterprise shall not be moved to other jobs before the process of dissolving the enterprise is finished.
V. COST OF THE ENTERPRISE DISSOLUTION
The costs of the dissolution of an enterprise shall be accounted into the value of the assets of the dissolved enterprise prior to payment of other costs, including:
1. Expenses on the inventory, transport, recovery, evaluation, maintenance, and auction of assets and other expenses in relation to the execution of the decision to dissolve the enterprise. Such expenses shall be settled according to the actual spendings approved by the chairman of the dissolution council.
2. Daily remunerations for members of the dissolution council, the valuation team, team of experts assisting the dissolution council and people involved in the recovery of the dissolved enterprises assets, which shall be equal to daily stay allowances under the State regime on travel allowances.
...
...
...
This Circular takes effect 15 days after the date of signing for its issue and replaces Circular No.54-TC/CN of January 13, 1990 of the Ministry of Finance guiding the financial settlement when State-run enterprises are dissolved. All provisions which are contrary to this Circular shall cease to be effective.
This Circular shall not apply to cases of merger, division and splitting of enterprises or transformation of enterprises into non-business establishments by decision of the competent levels.
Any problem or difficulty arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Finance for consideration and solution.
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Pham Van Trong
;
Thông tư 25-TC/TCDN-1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 25-TC/TCDN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 15/05/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 25-TC/TCDN-1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video