Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2345/1998/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 2345/1998/TT-BKHCNMT NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
Nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư về công nghệ cao từ nước ngoài; Thông tư này hướng dẫn xác định và công nhận Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao,

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng), sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 10/ 1998).

Những doanh nghiệp công nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao (sau đây gọi tắt là DNCNKTC) phải là những doanh nghiệp công nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, đã được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao (điện tử, vi điện tử, tin học, viễn thông, tự động hoá, cơ khí chính xác, sinh học, vật liệu mới, hạt nhân), có doanh thu từ việc sản xuất và bán các sản phẩm công nghệ cao (được định nghĩa tại Điểm g, Mục 3, Phần I của Thông tư này) chiếm ít nhất 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp và đã hoạt động ít nhất được 1 năm.

Các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng trong các Khu công nghiệp, khu chế suất, Khu công nghệ cao, căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này tự xem xét, ở bất kỳ thời điểm nào, sau ít nhất là 1 năm hoạt động, nếu thấy có đủ điều kiện và tiêu chuẩn có thể làm đơn đăng ký được công nhận là DNCNKTC.

2. Chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp được công nhận Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao:

Doanh nghiệp được công nhận là DNCNKTC được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật, như quy định tại các Điều khoản thuộc Chương VII Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997 (sau đây gọi tắt là Nghị định 12/CP), và Chương III Nghị định 10/1998, một số ưu đãi cụ thể như sau:

a. Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất;

b. Được hưởng thuế suất ưu đãi theo Khoản 3 Điều 54 Nghi định 12/CP;

c. Miễn thuế lợi tức (kể từ 01/01/1999 là thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 4 năm kể từ ngày hết hạn miễn thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Nghị định 12/CP hoặc được hưởng tổng thời hạn miễn thuế lợi tức là 8 năm nếu trước đó Doanh nghiệp chưa được hưởng đủ thời hạn miễn thuế 4 năm;

d. Giảm 50% thuế lợi tức trong 4 năm tiếp theo kể từ khi hết hạn miễn thuế lợi tức cho doanh nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao;

e. Thuế suất ưu đãi được hưởng trong suốt thời hạn của dự án;

f. Bất kể doanh nghiệp công nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao vào thời điểm nào, tổng thời gian Doanh nghiệp đó có thể được hưởng miễn thuế lợi tức tới 8 năm (theo Đ17.2.c, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp), trong đó kể cả thời hạn được hưởng miễn thuế theo khoản 3 Điều 56 của Nghị định 12/CP).

3. Giải thích các thuật ngữ

Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến là dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá, được tổ chức theo phương pháp cơ giới hoá, trong đó ít nhất phải có 1/3 (một phần ba) các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; trên dây chuyền sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Hệ thống quản lý doanh nghiệp phải là hệ thống tiên tiến (tin học hoá một số khâu như: quản lý công nghệ, vật tư, tiếp thị...).

b. Doanh thu là tổng các khoản thu tính theo hoá đơn bán sản phẩm hoàn chỉnh và/hoặc linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao do doanh nghiệp sản xuất ra, và/hoặc từ các dịch vụ kỹ thuật cao, không bao gồm các khoản thu do bán các sản phẩm, linh kiện, bộ phận mua từ bất cứ nguồn nào, hoặc do các hoạt động dịch vụ thông thường mang lại và các khoản thu khác.

c. Các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao:

- Trong lĩnh vực điện tử là các bản mạch, các tụ, chiết áp, trở kháng, các rơle, cuộn dây, súng phóng tia điện tử, các loại đèn hình, các IC, các "chip" điện tử....dùng trong các sản phẩm điện tử.

- Trong lĩnh vực tự động hoá, cơ khí, chế tạo máy là các chi tiết, bộ phận có cấp chính xác bậc 2 trở lên, các van điều tiết, điều khiển thuỷ lực, khí nén, các cơ cấu cam, các bộ con quay định hướng, các loại dụng cụ chính xác, dụng cụ đo, đồng hồ so, đồng hồ đo chính xác.

- Trong lĩnh vực vật liệu mới, hoá chất, dược phẩm, sinh học, thực phẩm...là các hoá phẩm vi lượng, các hoá chất tinh khiết, các chất xúc tác, các chất kích thích, premix, enzim .

Các phần mềm máy tính dùng trong các hệ thống điều khiển các thiết bị tự động, trong các thiết bị thông tin, các hệ thống thiết bị quản lý công nghệ và quản lý doanh nghiệp, cũng coi là các bộ phận có kỹ thuật cao.

d. Dịch vụ kỹ thuật cao là dịch vụ đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật cao.

e. Hoạt động dịch vụ thông thường là hoạt động dịch vụ không đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và không phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật cao.

f. Số đầu người để tính các chỉ tiêu quy định tại Thông tư này là tổng số người lao động (người Việt nam và người nước ngoài) làm việc trong năm, không tính những người làm việc dưới 3 tháng.

g. Sản phẩm công nghệ cao là các sản phẩm bao gồm các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao nói tại Điểm c, Mục 3 Phần I của Thông tư này, các phần mềm máy tính.

h. Nguyên nhân bất khả kháng là nguyên nhân xuất phát từ những sự cố không lường trứơc được như thiên tai, tai hoạ bất ngờ, cấm vận, thay đổi chính sách của các Chính phủ có liên quan đến việc thực hiện dự án...

II. TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO

Những doanh nghiệp quy định tại Mục 1 Phần I Thông tư này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được công nhận là Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao:

1. Dây chuyền công nghệ phải đạt trình độ tiên tiến, sản phẩm có thể xuất khẩu được, hoặc sản phẩm tiêu thụ trong nước phải có chất lượng tương đương sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9000.

2. Giá trị trang thiết bị công nghệ tính bình quân cho một đầu người là 40.000 USD trở lên.

Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất các phần mềm máy tính thì được xem như đạt tiêu chuẩn quy định tại Mục 2 Phần II của Thông tư này.

3. Tỷ lệ giá trị các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao do bản thân xí nghiệp sản xuất (Tỷ lệ nội địa hoá) phải đạt ít nhất là 2% doanh thu hàng năm hoặc tổng giá trị các bộ phận đó do doanh nghiệp sản xuất và do các doanh nghiệp công nghiệp khác tại Việt Nam sản xuất phải đạt ít nhất là 15% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

4. Số lao động trong doanh nghiệp:

a. ít nhất 40% tổng số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của doanh nghiệp phải được thực tập nghiệp vụ tại các cơ sở nghiên cứu triển khai và/hoặc các cơ sở sản xuất hiện đại ở nước ngoài.

b. 100% cán bộ trung cấp và công nhân phải được doanh nghiệp đào tạo nghiệp vụ hoặc tay nghề, trong đó ít nhất 5% được đào tạo trên dây chuyền sản xuất hiện đại ở nước ngoài.

5. Chi phí cho công tác nghiên cứu-triển khai, đào tạo, huấn luyện chiếm tỷ lệ không dưới 2% doanh thu hàng năm.

Nếu hoạt động nghiên cứu-triển khai, đào tạo, huấn luyện được thực hiện miễn phí hoặc một phần miễn phí thì giá trị miễn phí cũng được tính trong tỷ lệ nói trên.

Đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 10.000.000 USD trở lên thì chi phí nghiên cứu-triển khai, đào tạo, huấn luyện hàng năm không thấp hơn 200.000 USD.

Nếu có Hợp đồng chuyển giao công nghệ được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt thì 4 năm đầu (kể từ khi Hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt) Doanh nghiệp được xem như đạt tiêu chuẩn quy định tại Mục 5 Phần II của Thông tư này.

6. Doanh thu hàng năm tính theo đầu người phải đạt tương đương 70.000 USD trở lên.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp có vốn pháp định trên 30.000.000 USD với số lao động trên 1.000 người thì chỉ tiêu quy định tại Mục 6 này (doanh thu hàng năm trên một người lao động) không yêu cầu phải tính.

7. Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt nam.

Các chỉ tiêu nêu trong Phần II của Thông tư này phải được tính toán từ những số liệu thống kê của doanh nghiệp trong năm hoạt động trước liền kề.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Để được xem xét cấp giấy chứng nhận là "Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao", doanh nghiệp cần phải gửi những hồ sơ sau về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

a. Đơn đăng ký công nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b. Giải trình kinh tế-kỹ thuật của dự án đã được cơ quan cấp giấy phép đầu tư xem xét;

c. Bản sao giấy phép đầu tư;

d. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm trước liền kề, có xác nhận của cơ quan kiểm toán;

e. Bản giải trình nội dung hoạt động của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2).

2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan cấp, thu hồi giấy chứng nhận DNCNKTC. Văn phòng Thẩm định Công nghệ và Môi trường các dự án đầu tư (VPTĐ) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét, quyết định cấp, thu hồi giấy chứng nhận DNCNKTC.

3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định công nhận DNCNKTC.

Trong trường hợp Doanh nghiệp không đủ điều kiện và tiêu chuẩn để được công nhận là DNCNKTC thì Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp biết rõ lý do.

4. Trong trường hợp Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu Doanh nghiệp đề nghị công nhận DNCNKTC bổ sung hồ sơ thì Doanh nghiệp đó có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu này trong thời hạn 45 ngày, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu. Quá thời hạn trên, nếu các yêu cầu nói trên không được làm rõ thì đơn đề nghị công nhận DNCNKTC không còn giá trị.

5. Sau khi ra quyết định công nhận DNCNKTC, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ thông báo với cơ quan có thẩm quyền đã quyết định cấp giấy phép đầu tư để điều chỉnh Quyết định và cho Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.

6. Doanh nghiệp đã được công nhận là DNCNKTC có trách nhiệm gửi về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường báo cáo tình hình hoạt động hàng năm không muộn hơn ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.

7. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Phần II của Thông tư này thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận DNCNKTC.

8. DNCNKTC có quyền khiếu nại đối với những hành vi, quyết định vi phạm pháp luật, có liên quan đến việc công nhận DNCNKTC theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ảnh kịp thời với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để hướng dẫn giải quyết cụ thể.

 

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày tháng năm 1998

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO

Kính gửi : Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Chúng tôi là:

Địa chỉ liên hệ:

Địa điểm thực hiện dự án:

Số điện thoại: Fax:

Thực hiện dự án đầu tư...... theo Quyết định đầu tư/ Giấy phép đầu tư số...... do..... cấp ngày... tháng... năm

Chúng tôi xin chuyển đến Quý Bộ những hồ sơ sau:

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật (01 bản tiếng Việt)

- Giấy phép đầu tư (bản sao)

- Các chỉ tiêu đăng ký Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao.

- Bản giải trình hoạt động của Công ty trong năm trước liền kề.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm trước liền kề, có xác nhận của cơ quan kiểm toán.

Chúng tôi xin bảo đảm độ chính xác của các số liệu trong các văn bản được trình và xin cam kết rằng Dự án của chúng tôi khi đi vào hoạt động sẽ thực hiện theo những nội dung đăng ký.

Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và cho đăng ký là doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao.

Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên-đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm 199

BẢN GIẢI TRÌNH HOẠT ĐỘNG

của ( Công ty ) .......

trong năm:

Kính gửi : Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Tên công ty:

Tên giao dịch:

Có trụ sở đăng ký tại:

Số điện thoại: Fax:

Thành lập theo giấy phép đầu tư số : ngày

do cấp.

Hình thức đầu tư:

Bên Việt nam: (Tên công ty)

Bên nước ngoài: (Tên công ty)

Theo Thông tư số ........./1998-TT-BKHCN&MT do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành ngày tháng năm 1998, hướng dẫn xác định công nhận Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao (DNCNKTC),

Chúng tôi xin giải trình hoạt động của Công ty chúng tôi trong năm........như sau:

1. Mặt bằng địa điểm xây dựng hiện nay;

- Địa chỉ:

- Diện tích sử dụng:

2. Thời hạn được phép hoạt động của doanh nghiệp:

3. Thời điểm chính thức sản xuất:

4. Mục tiêu và phạm vi hoạt động chính của doanh nghiệp:

5. Tổng vốn đầu tư ......................................USD, trong đó

- Vốn cố định: USD, bao gồm

+ Nhà xưởng m2, trị giá USD

+ Văn phòng m2, trị giá USD

+ Trang thiết bị công nghệ trị giá USD

+ Giá trị công nghệ được đưa vào vốn CĐ USD

- Vốn cố định khác USD

- Vốn pháp định USD

- Bên Việt nam %, là USD

Gồm: + Tiền, tương đương USD

+ Tài sản khác, tương đương USD

- Bên nước ngoài %, là USD

Gồm: + Tiền, USD

+ Tài sản khác USD

6. Nội dung công nghệ của dự án

6.1. Đặc điểm của công nghệ sản xuất;

6.2. Mô tả các bước công nghệ của sản xuất;

6.3. Danh mục trang, thiết bị:

Tên trang, thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Năm sản xuất

Số lượng

Giá trị USD

Tỷ lệ

% (1)

1. Thiết bị công nghệ (2)

2. Trang bị khuôn mẫu, đồ gá

3. Thiết bị phụ trợ (3)

4. Thiết bị vận chuyển

5. Thiết bị văn phòng

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1). Tỷ lệ % so với tổng vốn cố định.

(2). Bao gồm cả các thiết bị thông gió, hút bụi và xử lý chất thải.

(3). Bao gồm các thiết bị cung cấp, phân phối năng lượng.

6.4. Mô tả hoạt động của dây chuyền sản xuất và các thiết bị công nghệ chính trong dây chuyền sản xuất, nêu rõ trình độ cơ khí hoá, tự động hoá của cả dây chuyền và của các thiết bị chính.

6.5. Mức huy động công suất thiết kế.

Tên sản phẩm

Dự kiến theo thiết kế

Thực hiện

 

Số lượng

Đơn giá

Doanh thu

Số lượng

Đơn giá

Doanh thu

Tỷ lệ theo
giá trị%

Cho năm trước liền kề
1.
2.
3.
Cộng:

 

 

(a)

 

 

(b)

(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1). So với doanh thu dự kiến của năm tương ứng trong luận chứng klhả thi đã được cơ quan cấp giấy phép xem xét: ( (b/a) x100%).

6.6 Tiêu hao vật chất cho một đơn vị sản phẩm

Loại vật chất tiêu hao

Khối lượng

Giá trị
USD

 

Tổng thể

trên 1 đvị sản phẩm

Tổng thể

trên1đơn vị sản phẩm

- Năng lượng điện (kWh/năm)
- Nước (m3/ngày đêm)
- Nguyên vật liệu chính

 

 

 

 

6.8. Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, thuyết minh mức độ tin học hoá hệ thống quản lý.

6.9. Lao động và đào tạo

+ Số lao động gián tiếp;

+ Số lao động trực tiếp;

+ Số lao động người nước ngoài;

+ Số lượng, khối lượng cán bộ công nhân viên được đi đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ trong từng năm kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư (số người-ngày), ( phân ra: cán bộ cao đẳng, đại học trở lên và trung cấp, công nhân viên);

+ Chi phí đã thực hiện cho việc đào tạo nói trên ;

6.10. Trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài.

+ Nội dung trợ giúp kỹ thuật (giám sát, hướng dẫn bố trí, lắp đặt thiết bị, giám sát xây dựng công trình, hướng dẫn vận hành thiết bị và dây chuyền sản xuất, hướng dẫn thao tác thực hiện quy trình sản xuất).

+ Số lượng, khối lượng chuyên gia được cử đến để trợ giúp kỹ thuật trong từng năm kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư (số người-ngày).

+ Chi phí đã thực hiện cho việc trợ giúp kỹ thuật nói trên.

7. Các chỉ tiêu chung

7.1. Đánh giá chung về trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thuộc loại thế hệ những năm nào ?

Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nào hoặc tương đương sản phẩm trong nước ở loại nào ?

7.2. Giá trị nội địa hoá:

- Giá trị các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao của sản phẩm do xí nghiệp tự sản xuất tại Việt nam được sử dụng trong từng năm.

- Giá trị các linh kiện, bộ phận có kỹ thuật cao của sản phẩm do xí nghiệp khác tai Việt nam sản xuất được sử dụng trong từng năm.

7.3. Trình độ cán bộ công nhân viên

Số cán bộ công nhân viên:

- Trên đại học

- Đại học, cao đẳng

- Trung học

7.4. Tổng giá trị sản lượng tính theo đầu người

7.5. Giá trị thiết bị máy móc công nghệ tính bình quân cho một đầu người.

7.6. Tỷ lệ kinh phí tính theo doanh thu hàng năm dành cho công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

7.7. Các tiêu chuẩn về môi trường đăng ký

7.8. Đã có Hợp đồng chuyển giao công nghệ chưa ? Nội dung chuyển giao công nghệ, thời hạn, phí chuyển giao công nghệ ?

7.9. Chất lượng sản phẩm (các chỉ tiêu cụ thể)

7.10. Tỷ lệ xuất khẩu

Tôi xin cam đoan những nội dung giải trình trên là đúng sự thật.

TÊN DOANH NGHIỆP
(Người đại diện - Ghi rõ chức vụ
- Ký tên - Đóng dấu)

Ghi chú: Các số liệu nêu trong bản giải trình này được thu thập, tính toán phù hợp với các khái niệm được giả thích trong Thông tư........... /1998/TT-BKHCNMT ngày / / 1998.

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 2345/1998/TT-BKHCNMT

Hanoi, December 04, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING THE DETERMINATION AND RECOGNITION OF HIGH-TECH ENTERPRISES OPERATING UNDER THE LAW ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM

Pursuant to Decree No.22-CP of May 22, 1993 of the Government on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment;
Pursuant to Decree No.36-CP of April 24, 1997 of the Government, promulgating the Regulation on Industrial Parks, Export Processing Zones and High-Tech Parks;
Pursuant to Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government on a number of measures to promote and secure the foreign direct investment activities in Vietnam;
In order to promote and create favorable conditions for the attraction of foreign high-tech investment capital, this Circular guides the determination and recognition of high-tech enterprises in the industrial parks, export processing zones and high-tech parks.

I. GENERAL PROVISIONS

1. Objects of application:

Subject to this Circular shall be foreign-invested industrial enterprises and business cooperation enterprises contracted under the Law on Foreign Investment in Vietnam (hereafter called for short as contractual business cooperation enterprises), which produce high-tech products on the lists of projects with special encouragement for investment specified in Appendix I of Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government on a number of measures to promote and secure foreign direct investment in Vietnam ( hereafter referred to as Decree No.10/1998).

Those industrial enterprises recognized as high-tech industrial enterprises (hereafter abbreviated as HTIE) must be industrial enterprises in industrial parks, export processing zones or high-tech parks, which have already been licensed to produce and trade in high-tech products (electronic, micro-electronic, informatic, telecommunications, automation, precision engineering, biological, new materials, nuclear) and have their turnover from the production and sale of high-tech products (as defined in Point g, Item 3, Part I of this Circular) accounting for at least 70 per cent of their respective total turnover, and have operated for at least one year.

The foreign-invested industrial enterprises and contractual business cooperation enterprises in the industrial parks, export processing zones and high-tech parks shall base themselves on the guidance in this Circular to make self-assessment at any time after at least one year of operation and may make written registration for recognition as HTIEs if they deem that they have met the prescribed conditions and criteria.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The enterprises recognized as HTIEs shall be entitled to fully enjoy the preferences under the provisions of laws, as prescribed in Chapter VII of Decree No.12-CP of February 18, 1997 (hereafter referred to for short as Decree No.12-CP) and Chapter III of Decree No.10/1998. Following are some specific preferences:

a/ Being exempt from import tax on production materials for 5 years after commencing their production;

b/ Enjoying preferential tax rates prescribed in Clause 3, Article 54, Decree No.12-CP;

c/ Being exempt from profit tax (the enterprise income tax as from 01/01/1999) for 4 years after the expiry of the tax exemption period prescribed in Clause 3, Article 56 of Decree No.12-CP or enjoying the total profit tax exemption period of 8 years if the enterprises have not yet enjoyed the full 4-year tax exemption period;

d/ Enjoying the 50 per cent income tax reduction for 4 subsequent years after the expiry of the period of profit tax exemption for enterprises recognized as high-tech industrial enterprises;

e/ Enjoying the preferential tax rates throughout the project duration;

f/ Regardless of the time an industrial enterprise is recognized as a high-tech industrial enterprise, the total length of time for profit tax exemption enjoyed by such enterprise amounts to 8 years (according to Article 17.2.c of the Enterprise Income Tax Law), including the tax exemption period enjoyed under Clause 3, Article 56 of Decree No.12-CP.

3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Turnover is the total of all revenues calculated according to the invoices on the sale of finished products and/or high-tech components and parts turned out by the enterprise, and/or from high-tech services, excluding revenues from the sale of products, components and parts purchased from any sources, or from ordinary service activities and other revenues.

c/ High-tech components and parts:

- In electronics, they are circuits panels, condensers, capacitors, resistance, relays, wire pools, electronic ray guns, picture tubes of various types, ICs, electronic chips... used in electronic products.

- In the fields of automation, engineering, machine building, they are details and parts with precision of grade 2 or higher, regulatory vans, hydraulic regulators, air compressors, cam structures, direction- finding rotators, precision tools, measurement devices, comparison watches, precision watches.

- In the fields of new-materials, chemicals, pharmaceuticals, biology, foodstuffs.., they are micro-chemicals, refined chemicals, catalysts, stimulants, premix, enzyme.

Computer software used in control systems of automation equipment, information equipment, technology and business control systems are also considered high-tech parts.

d/ High-tech services are services that require that the performers must have the professional high-tech qualifications and must use high-tech means.

e/ Common service activities are service activities that do not require that the performers have the professional high-tech qualifications and shall not have to use high-tech means.

f/ The payroll for calculating norms prescribed in this Circular is the total number of laborers (Vietnamese and foreigners) working in the year, excluding those who work for less than 3 months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Force majeure causes are those deriving from unexpected incidents such as natural calamities, unexpected accidents, embargoes, changes of Governments policies relating to the implementation of projects...

II. CRITERIA OF HIGH-TECH INDUSTRIAL ENTERPRISES

The enterprises defined in Item 1, Part I of this Circular which fully satisfy the following criteria shall be recognized as high-tech industrial enterprises:

1. Their technological lines must be advanced, their products can be exported or the products for domestic consumption must have the quality equivalent to that of the import products of the same types. The enterprises product quality control systems must be granted the certificate of ISO 9000 standards.

2. The average per-head value of technological equipment is US$ 40,000 or more.

Enterprises specialized in producing computer software are considered as meeting the criteria prescribed in Item 2, Part II of this Circular.

3. The proportion of high-tech components and parts produced by the enterprise (localization percentage) must represent at least 2 per cent of its annual turnover or the total value of such parts produced by the enterprise and other industrial enterprises in Vietnam must represent at least 15 per cent of the enterprise's annual turnover.

4. The number of employees in the enterprise:

a/ At least 40 per cent of the total number of officials with college, university or higher degree of the enterprise must be given professional practices at research and development institutions and/or modern production establishments in foreign country(ies).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The expenditure on research and development, training and fostering accounts for no less than 2 per cent of the annual turnover.

If the research and development, training and fostering activities are carried out fully or partly free of charge, the charge exemption value is also included in the above-mentioned percentage.

For enterprises with the annual turnover of US$10,000,000 or more, the annual expenses for research and development and training shall not be lower than US$200,000.

If a technology transfer contract is approved by the Ministry of Science, Technology and Environment, the enterprise shall, for the first four years (after the technology transfer contract is approved), be considered having met the criteria prescribed in Item 5, Part II of this Circular.

6. The annual per-capita turnover must reach about US$70,000 or more.

For industrial enterprises having the legal capital of more than US$30,000 and a workforce of over 1,000 people each, the norms prescribed in this Item 6 (the annual per-capita turnover) are not required to be calculated.

7. Ensuring the environmental standards set by the Vietnamese State.

The norms mentioned in Part II of this Circular must be calculated from statistical data of the enterprise in the preceding operation year.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The application for being recognized as the high-tech industrial enterprise;

b/ The technical and economic justification of the project already considered by the investment licensing agency;

c/ The copy of the investment license;

d/ The enterprise's financial report for the preceding year, certified by the auditing agency;

e/ The written explanation of the enterprise's operation contents.

2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall be the body which grants and withdraws the HTIE certificates. The Office for Technology and Environment Evaluation of investment projects under the Ministry of Science, Technology and Environment shall be the body that organizes the evaluation and reports to the Minister of Science, Technology and Environment for considering and deciding the granting or withdrawal of the HTIE certificates.

3. Within 45 days after fully receiving the valid dossiers, the Minister of Science, Technology and Environment shall issue decision on the recognition of HTIE.

In cases where the enterprise fails to meet the conditions and criteria for being recognized as HTIE, the Ministry of Science, Technology and Environment shall have to reply the enterprise in writing clearly stating the reason therefor.

4. In cases where the Ministry of Science, Technology and Environment requests the enterprise applying for the HTIE recognition to supplement the dossiers, such enterprise shall have to meet that request within 45 days after receiving the written request. Past the above-mentioned time-limit, if the above-mentioned request is not yet satisfied, the written application for the HTIE recognition is no longer valid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Enterprises that have been recognized as HTIEs shall have to submit to the Ministry of Science, Technology and Environment the annual reports on their operation situation not later than January 15 of the subsequent year.

7. If during the course of operation an enterprise can no longer fully meet the criteria defined in Part II of this Circular, its HTIE recognition certificate shall be withdrawn.

8. The HTIES shall be entitled to complain about acts and/or decisions violating laws, relating to the HTIE recognition according to the complaints ands denunciation legislation.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation, if any problems arise, the concerned organizations and individuals are requested to report in time to the Ministry of Science, Technology and Environment for guidance on the settlement thereof.

 

 

MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha

;

Thông tư 2345/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn xác định và công nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

Số hiệu: 2345/1998/TT-BKHCNMT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký: Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành: 04/12/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 2345/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn xác định và công nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…