Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 22/2002/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ VỐN GÓP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM KHI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/06/ 2000;
Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;
Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với những doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư này quy định việc xử lý tài chính và hạch toán đối với:

1.1 Phần tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp Nhà nước được chia từ liên doanh khi liên doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp:

- Hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư;

- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp liên doanh;

- Theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc quy định của giấy phép đầu tư;

- Do bị tuyên bố phá sản.

1.2 Doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng hoặc mua lại phần vốn góp liên doanh.

2. Khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động, các bên góp vốn liên doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý, thực hiện phương án phân chia, xử lý tài sản, tiền vốn theo đúng điều lệ và hợp đồng liên doanh, đảm bảo công bằng và đúng pháp luật (Trừ trường hợp liên doanh bị tuyên bố phá sản thì thủ tục giải quyết theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp).

3. Doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam, căn cứ vào kết quả phân chia tài sản và tiền vốn của Ban thanh lý doanh nghiệp liên doanh (hoặc quyết định của Toà án), có trách nhiệm tiếp nhận tài sản được chia từ liên doanh, xử lý tài chính và hạch toán theo quy định tại phần II và III của Thông tư này.

Doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam bao gồm:

- Tổng Công ty, doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Tổng Công ty, doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây đưa một bộ phận doanh nghiệp hoặc một phần tài sản, tiền vốn góp liên doanh;

- Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã đưa toàn bộ giá trị doanh nghiệp góp vốn thành lập liên doanh, không còn tồn tại pháp nhân doanh nghiệp Nhà nước:

+ Nếu doanh nghiệp là thành viên các Tổng Công ty Nhà nước thì Đại diện đối tác bên Việt Nam là các Tổng Công ty Nhà nước.

+ Nếu là doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ định doanh nghiệp làm đại diện đối tác bên Việt Nam thực hiện tiếp nhận tài sản, tiền vốn được chia từ liên doanh.

4. Nguyên tắc chung để xử lý tài chính và hạch toán khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động bao gồm:

Trường hợp giá trị tài sản và tiền vốn nhận về từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên doanh lớn hơn giá trị vốn góp liên doanh, doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam được hạch toán tăng nguồn vốn kinh doanh. Trường hợp nhỏ hơn giá trị vốn góp liên doanh thì doanh nghiệp được sử dụng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, nếu thiếu doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, không có khả năng tài chính để tự bù đắp, doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Trung ương) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) xem xét và xử lý cho giảm vốn kinh doanh.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam nhận lại hoặc được chia từ liên doanh giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển của thời gian liên doanh chưa sử dụng (dưới đây gọi là giá trị còn lại của quyền sử dụng đất):

1.1 Nếu trước đây doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam đã góp vốn liên doanh bằng tiền sử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà số tiền đó không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước, khi liên doanh chấm dứt hoạt động doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại được Nhà nước giao đất và không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước nhưng phải nộp thuế sử dụng đất (thuế đất) cho Nhà nước theo quy định hiện hành.

1.2 Nếu trước đây doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam đã góp vốn liên doanh bằng tiền sử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp mà tiền đó có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước hoặc là đất doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất, được dùng giá trị quyền sử dụng đất( tiền thuê đất) để góp liên doanh với nước ngoài và tiền thuê đất đã được chuyển thành phần vốn Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp thì khi liên doanh chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thuê hoặc giao đất còn lại và có trách nhiệm bảo toàn số vốn Nhà nước tương ứng với tiền thuê đất đã được Nhà nước giao để góp liên doanh, thực hiện nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tính từ thời điểm sử dụng tiền thuê đất góp vốn liên doanh theo các quy định hiện hành.

1.3 Trường hợp liên doanh bị giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam được chia giá trị còn lại của quyền sử dụng đất mà đất đó trước đây không phải là đất góp liên doanh của doanh nghiệp thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất coi như tài sản được chia. Doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn giao đất, thuê đất còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai.

Giá trị còn lại của quyền sử dụng đất được chia quy định tại điểm 1 phần II nói trên nếu có chênh lệch tăng (hoặc giảm) so với vốn góp liên doanh thì doanh nghiệp hạch toán số chênh lệch như quy định tại điểm 4 phần I Thông tư này.

2. Đối với tài sản khác được chia là nhà cửa, máy móc, thiết bị, tiền, công nợ phải thu hoặc các khoản lỗ, công nợ phải trả, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân chia tài sản của Ban thanh lý doanh nghiệp liên doanh (hoặc quyết định của Toà án) để hạch toán như quy định tại điểm 4 phần I của Thông tư này.

3. Các khoản lãi phải trả phát sinh do vay vốn để đem góp liên doanh, nếu doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam chưa hạch toán thì được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.

4. Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam mua lại phần vốn của bên đối tác nước ngoài thì doanh nghiệp hạch toán tăng tài sản và nguồn vốn tương ứng theo các quy định hiện hành về mua tài sản.

5. Trường hợp doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam được phép chuyển nhượng lại vốn góp liên doanh cho bên nước ngoài hoặc đối tác thứ ba (kể cả trường hợp liên doanh còn hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động):

5.1 Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp liên doanh (bao gồm cả quyền sử dụng đất) doanh nghiệp hạch toán như thanh lý một khoản đầu tư tài chính, số tiền thu được từ việc chuyển nhượng hạch toán vào thu nhập tài chính; giá trị vốn góp liên doanh và các chi phí chuyển nhượng phát sinh hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính. Trường hợp có phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

5.2 Nếu doanh nghiệp chỉ chuyển nhượng một phần vốn góp liên doanh, giá trị quyền sử dụng đất không chuyển nhượng mà cho bên đối tác nước ngoài hoặc bên thứ ba thuê hoặc thuê lại thì số tiền thu được từ phần vốn chuyển nhượng, doanh nghiệp hạch toán như điểm 5.1 nêu trên. Tiền thu về cho thuê đất hàng năm, hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp phát sinh lỗ thì phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp liên doanh và số tiền thu được từ chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp hạch toán theo quy định tại điểm 4 phần I Thông tư này.

6. Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản khi góp vốn liên doanh được đánh giá cao hơn so với giá trị quyền sử dụng đất và tài sản ghi trên sổ kế toán nay liên doanh chấm dứt hoạt động, sau khi doanh nghiệp đã nhận lại tài sản được chia và hạch toán như quy định trên, nếu trường hợp giá trị tài sản nhận về cao hơn mặt bằng giá hiện hành, doanh nghiệp xác định chênh lệch giá và báo cáo Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp Nhà nước địa phương) xem xét điều chỉnh giá trị tài sản và vốn cho phù hợp.

III. QUY ĐỊNH HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU

1. Khi liên doanh chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp đối tác bên Việt Nam căn cứ vào giá trị tài sản được nhận (quyền sử dụng đất, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm, nợ phải thu, tiền...) đã được Ban thanh lý doanh nghiệp liên doanh (hoặc của Toà án) quyết định, đồng thời xác định số chênh lệch (tăng hoặc giảm) so với vốn góp liên doanh, ghi:

1.1 Trường hợp giá trị tài sản nhận được có chênh lệch thấp hơn so với vốn góp liên doanh (vốn góp ghi trên sổ kế toán đã được liên doanh chấp nhận), số chênh lệch trước hết được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu hạch toán vào chi phí tài chính, doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 111,112 - (nhận bằng tiền)

Nợ TK 138 - (nhận các khoản nợ phải thu)

Nợ các TK 152,155,156 - (nhận nguyên vật liệu, hàng hoá)

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại)

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

(nhận giá trị còn lại quyền sử dụng đất, tài sản vô hình khác)

Nợ TK 415- Quỹ dự phòng tài chính (phần chênh lệch giảm)

Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính (phần chênh lệch giảm còn lại)

Có TK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

1.2 Trường hợp giá trị tài sản nhận được có chênh lệch cao hơn so với vốn góp liên doanh (vốn góp ghi trên sổ kế toán đã được liên doanh chấp nhận), số chênh lệch ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp ghi:

Nợ các TK 111,112- (nhận bằng tiền)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (nhận các khoản nợ phải thu)

Nợ các TK 152,155,156- (nhận nguyên vật liệu, hàng hoá)

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại)

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

(nhận giá trị còn lại quyền sử dụng đất, tài sản vô hình khác)

Có TK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (phần chênh lệch tăng)

2. Trường hợp chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

2.1 Trường hợp giá chuyển nhượng cao hơn giá trị vốn góp liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112- (số tiền thực nhận)

Có TK 222 - Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (phần chênh lệch tăng)

2.2 Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị vốn góp liên doanh, doanh nghiệp ghi:

Nợ các TK 111, 112- (số tiền thực nhận)

Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính (phần chênh lệch giảm)

Có TK 222- Góp vốn liên doanh (số vốn đã góp)

2.3 Chi phí chuyển nhượng phát sinh (nếu có), doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 111,112

2.4 Kết chuyển chi phí chuyển nhượng phát sinh và thu nhập chuyển nhượng (nếu có) để xác định kết quả thu nhập chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp ghi:

+ Kết chuyển chi phí chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811- Chi phí hoạt động tài chính

+ Kết chuyển thu nhập chuyển nhượng vốn góp liên doanh:

Nợ TK 711- Thu nhập hoạt động tài chính

Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

3. Xử lý các vấn đề khác có liên quan đến quá trình nhận lại vốn góp liên doanh

3.1 Nếu doanh nghiệp vay vốn để góp vốn liên doanh nhưng chưa trả được gốc vay hoặc vay nhưng chưa trả được lãi vay trên số vốn vay để góp liên doanh thì doanh nghiệp phải xác định số lãi vay phải trả theo cam kết vay tính vào chi phí tài chính của kỳ kinh doanh, doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 335- Chi phí phải trả

3.2 Trường hợp doanh nghiệp khó khăn được Nhà nước cho ghi giảm vốn, khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép giảm vốn kinh doanh, doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (chi tiết theo nguồn vốn)

Có TK 222- Góp vốn liên doanh

Hoặc:

Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (chi tiết theo nguồn vốn)

Có TK 211, 213 - (chênh lệch giá trị tài sản được đánh giá cao hơn so với giá trị trên số sách kế toán khi đem góp liên doanh)

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Các Hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu tạo ra tài sản chung giữa các bên khi chấm dứt hoạt động thì cũng được áp dụng theo Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Trường hợp có vướng mắc, các doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 22/2002/TT-BTC

Hanoi, March 11, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF FINANCIAL MATTERS AND ACCOUNTING BY VIETNAMESE STATE ENTERPRISES WHICH HAVE CONTRIBUTED CAPITAL FOR SETTING UP JOINT-VENTURE ENTERPRISES UNDER THE LAW ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM WHEN THESE JOINT-VENTURE ENTERPRISES TERMINATE OPERATION

Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam and the June 9, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 04/2000/ND-CP of February 11, 2000 detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law;
The Ministry of Finance hereby guides the handling of financial matters and accounting by Vietnamese State enterprises which have contributed capital for setting up joint-venture enterprises under the Law on Foreign Investment in Vietnam when these joint-venture enterprises terminate operation as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects and scope of application:

This Circular prescribes the handling of financial matters and accounting related to:

1.1. The portions of assets and capital of State enterprises, which are divided from joint ventures when the latter terminate operation in the following cases:

- At the expiry of the term defined in the investment license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- By decisions of the agencies in charge of State management over foreign investment, due to serious violations of law or stipulations of the investment license;

- Being declared bankrupt.

1.2. State enterprises which transfer or re-purchase the capital portions contributed to joint ventures.

2. When joint-venture enterprises terminate operation, the joint-venture capital contributors shall have to set up liquidation boards to carry out the liquidation, implement the asset and capital division and disposal plans according to the joint-venture charters and contracts, ensuring fairness and law observance (except for cases where joint ventures are declared bankrupt, the settlement procedures shall comply with the Enterprise Bankruptcy Law).

3. Enterprises being Vietnamese partners shall, on the basis of the asset and capital division results of the joint-venture enterprise liquidation boards (or the court decisions), have to receive the assets divided from the joint ventures, financially handle and account them according to the provisions in Parts II and III of this Circular.

Enterprises being Vietnamese partners include:

- Corporations, independent cost-accounting practicing enterprises belonging to corporations, independent enterprises of the ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, which previously made joint-venture capital contribution with an enterprise component or part of their assets and capital;

- Where State enterprises previously contributed the whole of their values for setting up joint ventures, thus their legal entities no longer existed:

+ If the enterprises are members of State corporations, the representatives of the Vietnamese partners shall be State corporations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. General principles for handling financial matters and accounting when joint-venture enterprises terminate operation include:

Where the asset and capital value received from the liquidation of the joint-venture enterprises is bigger than the value of the capital contributed thereto, the enterprises being Vietnamese partners may account it as an increase in their business capital source. Where it is smaller than the value of the capital contributed to joint ventures, the enterprises may offset the deficit with the financial reserve funds; if the financial reserve funds are not enough, the enterprises may account the deficit into their financial operation expenses.

Where the enterprises suffer from prolonged losses, thus financially incapable of offsetting the deficit themselves, they shall report such to the Ministry of Finance (for central enterprises) or the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (for local enterprises) for consideration and permission to reduce their business capital.

II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Where enterprises being Vietnamese partners receive back or get the value of the right to use land, water surface or sea surface divided from joint ventures for the time the joint ventures have not used it up (hereinafter called the remaining value of the land use right):

1.1. If the enterprises being Vietnamese partners previously contributed to the joint-venture capital with the land use levy or already accepted the transfer of the lawful land use right but such amounts do not derive from the State budget, when the joint ventures terminate operation, the enterprises may continue to use the land for the remaining duration in which the State has allocated the land without having to pay remittances for the use of the State budget capital, but shall have to pay the land use tax (land tax) to the State according to current regulations.

1.2. If the enterprises being Vietnamese partners previously contributed to the joint-venture capital with the land use levy or accepted the transfer of the lawful land use right and such amounts derive from the State budget, or the land has been leased by the Vietnamese State to these enterprises which can contribute the value of the land use right (the land rent) to joint ventures with foreign countries and the land rents have been converted into the State capital invested in the enterprises, when the joint ventures terminate operation, the enterprises may continue using the land for the remaining land lease or allocation duration and shall be responsible for preserving the State capital amount corresponding to the land rents already assigned by the State for contribution to the joint ventures, pay remittances for the use of the State budget capital, which are calculated from the time the land rents are used as joint-venture capital contribution, according to current regulations.

1.3. Where the joint ventures are dissolved or go bankrupt and the enterprises being Vietnamese partners get the residual value of the right to use the land which is not that already contributed to joint ventures by the enterprises, the residual value of the land use right shall be regarded as a divided asset. The enterprises may continue using the land for the remaining land lease or allocation duration. Upon the expiry of the land use duration, the enterprises shall abide by the current provisions of the land legislation.

If the divided residual value of the land use right as prescribed at Point 1 of Part II above sees some increase (or decrease) as compared with the contributed joint-venture capital, the enterprises shall account the difference according to the provisions at Point 4, Part I of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For payable interests on loans borrowed for joint-venture capital contribution, which have not yet been accounted by the enterprises being Vietnamese partners, they shall be accounted into financial operation expenses.

4. Where enterprises being Vietnamese partners re-purchase the capital portions of the foreign partners, they shall account them as asset increase in the corresponding capital source according to current regulations on asset purchase.

5. Where enterprises being Vietnamese partners are permitted to transfer their capital contributed to joint-ventures to the foreign partners or the third partners (regardless of whether the joint ventures remain operative or have terminated operation):

5.1. If the whole capital amounts contributed to joint ventures are transferred (including the land use right), the enterprises shall account them like liquidating a financial investment; the proceeds from the transfer shall be accounted into financial revenues; the value of the contributed joint-venture capital and expenses incurred in the transfer shall be accounted into financial operation expenses. Where profits arise, the enterprise income tax must be paid thereon according to current regulations.

5.2. If the enterprises transfer only part of their capital contributed to the joint ventures, or do not transfer but lease or sub-lease the value of the land use right to the foreign partners or the third parties, they shall account the proceeds from such transfer as prescribed at Point 5.1 above. The annual proceeds from the land lease shall be accounted into financial revenues of the enterprises.

Where losses incur, the difference between the value of the contributed joint-venture capital and the proceeds from the capital transfer shall be accounted by the enterprises according to the provisions at Point 4, Part I of this Circular.

6. Where the land use right value and assets, when contributed to joint-venture capital, are valued higher than their value reflected on the accounting books and now the joint ventures terminate operation, after the enterprises have received the divided assets and accounted them as prescribed above, if the value of the received assets is higher than the current prices, the enterprises shall determine the price differences and report them to the Ministry of Finance (for central State enterprises) or the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (for local State enterprises) for consideration and appropriate adjustment of the value of such assets and capital.

III. REGULATIONS ON ACCOUNTING OF SOME MAJOR OPERATIONS

1. When their joint ventures terminate operation, the enterprises being Vietnamese partners shall, on the basis of the value of the received assets (the land use right, fixed assets, tools, instruments, materials and raw materials, finished products, receivable debts, cash), which have been decided by the joint-venture liquidation boards (or by the court), and concurrently determining the difference (increase or decrease) as compared with the contributed joint-venture capital, make entries as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit Accounts 111, 112 - (received in cash)

Debit Account 138 - (receivable debts received)

Debit Accounts 152, 155 and 156 (materials and raw materials, goods received)

Debit Account 211 - Tangible fixed assets (residual value)

Debit Account 213 - Intangible fixed assets (residual value of the land use right, other intangible assets received)

Debit Account 415 - The financial reserve fund (the decreasing difference)

Debit Account 811 - Financial operation expenses (the residual decreasing difference)

Credit Account 222 - Contributed joint-venture capital (contributed capital amount).

1.2. Where the value of the received assets is higher than the contributed joint-venture capital (which is inscribed in accounting books and has been accepted by joint ventures), the difference shall be inscribed as an increase in the business capital source, and the enterprises shall make entries as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit Account 138 - Other receivable debts (receivable debts received)

Debit Accounts 152, 155 and 156 (materials and raw materials, goods received)

Debit Account 211 - Tangible fixed assets (residual value)

Debit Account 213 - Intangible fixed assets (residual value of the land use right, other intangible assets received)

Credit Account 222 - Contributed joint-venture capital (contributed capital amount)

Credit Account 411 - Business capital source (the increasing difference).

2. Cases of transfer of the contributed joint venture capital:

2.1. Where the transfer price is higher than the value of the contributed joint-venture capital, entries shall be made as follows:

Debit Accounts 111, 112 - (actually received cash amounts)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit Account 711 - Financial operation revenues (the increasing difference).

2.2. Where the transfer price is lower than the value of the contributed joint-venture capital, the enterprises shall make entries as follows:

Debit Accounts 111, 112 - (actually received cash amounts)

Debit Account 811 - Financial operation expenses (the decreasing difference)

Credit Account 222 - Contributed joint venture capital (capital amounts already contributed).

2.3. For the arising transfer expenses (if any), the enterprises shall make entries as follows:

Debit Account 811 - Financial operation expenses

Credit Account 111, 112.

2.4. Upon settlement of incurred transfer expenses and transfer revenues (if any), in order to determine the capital transfer revenues, the enterprises shall make entries as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit Account 911 - Determination of business results

Credit Account 811 - Financial operation expenses.

+ Settlement of the revenues from transfer of contributed joint-venture capital:

Debit Account 711 - Financial operation revenues

Credit Account 911 - Determination of business results.

3. Handling of other matters related to the process of receiving back contributed joint-venture capital

3.1. If the enterprises have borrowed capital for contributing to joint-venture capital but have not yet repaid the principal or interests thereon, they must determine the payable interests according to the borrowing commitments and include them in the financial expenses of the business cycle; and make entries as follows:

Debit Account 811 - Financial operation expenses

Credit Account 335 - Payable expenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit Account 411 - Business capital source (specified by capital source)

Credit Account 222- Contributed joint-venture capital

or

Debit Account 411 - Business capital source (specified by capital source)

Credit Accounts 211, 213 - (the difference between the value of assets evaluated when contributed to joint-venture capital and their value recorded in accounting books)

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular shall also apply to business cooperation contracts which have created assets commonly owned by the involved parties when they terminate operation.

This Circular takes effect from the date of its signing. If meeting with any problems, the enterprises should promptly report them to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

;

Thông tư 22/2002/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 22/2002/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 11/03/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 22/2002/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…