BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/TM-ĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1993 |
Căn cứ Nghị định số 387/HĐBT
ngày 9/11/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại);
Căn cứ Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 về quản lý nhập khẩu máy móc và thiết
bị bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (dưới đây gọi tắt là Quyết định 91/TTg);
Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, các ngành hữu quan, Bộ Thương mại hướng dẫn
như sau:
Điều 1: Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- "Thiết bị" bao gồm thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ.
- "Chủ đầu tư" là doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu và sử dụng thiết bị.
- "Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị" là doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 4 dưới đây:
- "Cơ quan chủ quản" là Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý chủ đầu tư.
II- DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
4.1- Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại thương, giá cả, pháp lý quốc tế trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị.
4.2- Doanh nghiệp đã kinh doanh nhập khẩu ngành hàng máy móc thiết bị lẻ tối thiểu 5 năm và có mức doanh số nhập khẩu máy móc thiết bị trong một năm không dưới 5 triệu USD.
4.3- Doanh nghiệp có vốn lưu động do Nhà nước giao và tự bổ sung bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tối thiểu tương đương với 500.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh nhập khẩu thiết bị.
1. Đơn xin kinh doanh nhập khẩu thiết bị.
2. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Hồ sơ hợp lệ xác nhận vốn lưu động (bao gồm vốn Nhà nước giao và vốn tự bổ sung).
4- Bảng tổng kết tài sản 5 năm cuối cùng (biểu tổng hợp).
5- Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh và cán bộ cần thiết để đảm bảo đủ năng lực kinh doanh thiết bị.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Bộ Thương mại sẽ trả lời bằng văn bản cho đương sự ý kiến thuận hay không thuận.
Các doanh nghiệp khác nếu có nhu cầu nhập khẩu thiết bị thì uỷ thác cho các doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị theo thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành.
III- TRÌNH TỰ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
Trong yêu cầu cần nêu rõ tên thiết bị, đặc điểm kỹ thuật chủ yếu, mục đích sử dụng, trị giá ước tính, nguồn vốn nhập khẩu, thời hạn nhập khẩu và kiến nghị doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu, yêu cầu này phải được cơ quan chủ quan xác nhận.
Bộ Thương mại xét chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu trong số các doanh nghiệp có quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị theo nguyên tắc sau:
- Nếu doanh nghiệp nhập khẩu được chủ đầu tư kiến nghị nằm trong số các doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh ngành hàng máy móc, thiết bị thì Bộ Thương mại giải quyết như đề nghị của chủ đầu tư.
- Nếu chủ đầu từ không kiến nghị doanh nghiệp nhập khẩu hoặc kiến nghị chưa phù hợp thì Bộ Thương mại tham khảo ý kiến chủ đầu tư để chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu.
- Trong các trường hợp đặc biệt do tính chất đặc thù của thiết bị và nguồn vốn Bộ Thương mại quyết định việc chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu.
Điều 8: Các hình thức nhập khẩu thiết bị có:
- Đấu thầu.
- Mua sắm trực tiếp.
8.1- Trình tự đấu thầu:
- Lập hồ sơ gọi thầu và công bố
- Phân phát hoặc bán hồ sơ gọi thầu
- Mở thầu
- Xét đơn thầu
- Tuyên bố trúng thầu
- Đàm phán ký hợp đồng
8.2- Trình tự mua sắm trực tiếp
- Lập đơn xin chào hàng
- Gọi chào hàng cạnh tranh
- So sánh đánh giá chào hàng
- Đàm phán, ký hợp đồng.
Tuỳ tình hình cụ thể (đặc điểm của thiết bị, nguồn vốn ngoại tệ...) doanh nghiệp nhập khẩu và chủ đầu tư lựa chọn và tổ chức thực hiện, việc nhập khẩu theo một trong những hình thức nêu trên.
Nội dung chuyển giao công nghệ được thể hiện bằng điều khoản về chuyển giao công nghệ trong hợp đồng nhập khẩu thiết bị hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ kèm theo hợp đồng chính.
IV- PHÊ DUYỆT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
Điều 12: Hồ sơ cần thiết để xin phê duyệt hợp đồng bao gồm:
1- Hợp đồng (có chữ ký của các bên mua-bán) gồm bản tiếng nước ngoài và tiếng Việt (hoặc bản dịch) và các tài liệu có liên quan như Luận chứng kinh tế kỹ thuật, catalogues thiết bị (nếu có), các chào hàng hoặc các đơn thầu chung cuộc, biên bản kết luận về đầu thầu hoặc so sánh chào hàng...
2- Văn bản phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình phù hợp với quy định hiện hành.
3- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản.
4- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng các nguồn vốn viện trợ, vay nợ của nước ngoài hay nguồn vốn Ngân sách Nhà nước khác cho công trình.
5- Văn bản bảo lãnh của Ngân hàng (nếu hợp đồng nhập khẩu thiết bị quy định cần có bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng).
6- Các giấy tờ, văn bản khác mà Bộ Thương mại hoặc Hội đồng thẩm định Nhà nước yêu cầu.
7- Hồ sơ được lập thành 4 bộ (nếu thuộc phê duyệt của Bộ Thương mại) và 8 bộ (nếu thuộc phê duyệt của Hội đồng thẩm định Nhà nước).
Hồ sơ phải có một bộ văn bản gốc, các bộ trực tiếp theo có thể là bản sao.
Trị giá vốn đầu tư của dự án bao gồm cả phần đầu tư cho xây dựng cơ bản và đầu tư cho máy móc thiết bị nhập khẩu.
a) Dự án đến 10 triệu USD, Hội đồng thẩm định Nhà nước tự quyết định phê duyệt.
b) Dự án trên 10 triệu USD Hội đồng thẩm định Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Mức lệ phí thẩm định là 0,1% trị giá hợp đồng nhưng tối đa không qua 5.000 USD cho một hợp đồng.
V- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Điều 17: Thành phần Hội đồng thẩm định Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Thương mại
- Các uỷ viên thường trực: Đại diện có thẩm quyền của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
- Các uỷ viên không thường trực: Đại diện có thẩm quyền của các Bộ cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và cơ quan chủ quản của chủ đầu tư.
Chủ tịch Hội đồng, tuỳ trường hợp, cũng có thể lấy ý kiến của các thành viên trong Hội đồng thông qua đường công văn. Ý kiến bằng văn bản hay phát biểu của các đại diện các cơ quan thành viên tại phiên họp Hội đồng được coi là ý kiến chính thức của cơ quan đó, trường hợp có khác biệt thì ý kiến bằng văn bản được coi là chính thức.
- Chủ đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị được mời tham dự các phiên họp thẩm định các hợp đồng hữu quan để bảo vệ và giải trình các vấn đề cần thiết.
- Hội đồng có thể mời cơ quan chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, tư vấn pháp lý hoặc các cộng tác viên trong hoặc ngoài nước giúp thẩm định hợp đồng.
Điều 22: Bộ Thương mại áp dụng các biện pháp xử lý đối với các vi phạm như sau:
+ Rút quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị trong trường hợp phát hiện giấy tờ giả mạo hoặc thông tin báo cáo không chính xác để được cấp quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị.
+ Không xem xét phê duyệt và cấp giấy phép đối với các hợp đồng mua bán thiết bị do doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh nhập khẩu thiết bị ký kết.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị vi phạm quy định trong Văn bản này, tuỳ theo mức độ sai phạm có thể bị đình chỉ kinh doanh nhập khẩu và xử lý theo pháp luật hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vưỡng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ánh về Bộ để có hướng dẫn giải quyết.
|
Tạ Cả (Đã Ký) |
Thông tư 04/TM-ĐT năm 1993 hướng dẫn Quy định quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách kèm theo Quyết định 91/TTg năm 1992 do Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 04/TM-ĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Tạ Cả |
Ngày ban hành: | 30/07/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/TM-ĐT năm 1993 hướng dẫn Quy định quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách kèm theo Quyết định 91/TTg năm 1992 do Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video