NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/1999/TT-NHNN7 |
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1999 |
THÔNG TƯ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 03/1999/TT-NHNN7 NGÀY 12 THÁNG 08 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ Điều 22 và Điều 24 Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là "Ngân hàng Nhà nước") hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp như sau:
Mục I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ
Trong Thông tư này, các cụm từ sau đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp vay nước ngoài (sau đây gọi là "Doanh nghiệp") bao gồm:
a) Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, hoạt động tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài);
- Chi nhánh công ty nước ngoài;
- Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Nhà thầu nước ngoài;
- Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
b) Doanh nghiệp là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam:
- Tổ chức tín dụng Việt Nam: Tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ
phần của Nhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác;
- Tổ chức tín dụng liên doanh;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Người không cư trú được hiểu theo khái niệm "Người không cư trú" quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý Ngoại hối.
3. Hợp đồng vay nước ngoài là các thoả thuận vay nước ngoài có hiệu lực rút vốn, trong đó quy định các điều khoản và điều kiện của khoản vay nước ngoài, như: Hợp đồng mua hàng trả chậm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài chính và các thoả thuận vay nước ngoài khác.
4. Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài là việc Doanh nghiệp, sau khi ký Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn (hoặc sau khi hoàn thành các thủ tục phát hành trái phiếu ra nước ngoài), đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định của Thông tư này.
5. Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài là việc Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản việc Doanh nghiệp đã thực hiện Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
6. Ngân hàng Được phép là Ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối, theo quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý Ngoại hối.
1. Khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp bao gồm việc vay dưới các hình thức sau đây:
a) Vay tài chính (bằng tiền);
b) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm theo phương thức mở thư tín dụng, nhờ thu qua Ngân hàng Được phép hoặc theo phương thức trả chậm khác;
c) Thuê tài chính nước ngoài;
d) Phát hành trái phiếu ra nước ngoài;
đ) Các loại hình vay nước ngoài khác.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký các thoả thuận trên, Doanh nghiệp gửi bản chính (hoặc bản sao có công chứng) và bản dịch ra tiếng Việt nam thoả thuận đã ký (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
4. Yêu cầu và quy trình thực hiện việc đăng ký khoản vay nước ngoài:
a) Đối với khoản vay ngắn hạn: Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhưng Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện nêu tại Mục I, Chương II của Thông tư này.
Mục I. ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC NGOÀI NGẮN HẠN
Doanh nghiệp chỉ được ký Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Mục đích vay nước ngoài ngắn hạn phù hợp với phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp:
a) Đối với Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng: Khoản vay nước ngoài ngắn hạn dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, theo đúng phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đối với Doanh nghiệp là tổ chức tín dụng: Khoản vay nước ngoài ngắn hạn dùng để bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
2. Đáp ứng điều kiện vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:
a) Đối tượng các Doanh nghiệp được vay nước ngoài ngắn hạn;
b) Thời hạn vay và chi phí khoản vay nước ngoài ngắn hạn (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác);
c) Ký quỹ đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt nam.
Trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các điều kiện vay nêu tại Điểm 2, Mục I, Chương II của Thông tư này.
Khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoàn thành việc xây dựng và đưa Dự án vào hoạt động, đã hoàn thành việc góp vốn pháp định và sử dụng hết tổng vốn đầu tư, thì có thể vay ngắn hạn nước ngoài để bổ sung vốn lưu động theo các quy định của Thông tư này và không liên quan đến tổng vốn đầu tư.
Mục II. ĐIỀU KIỆN VAY NƯỚC NGOÀI TRUNG, DÀI HẠN
a) Doanh nghiệp có Dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt;
c) Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm 1(a) và 1(b), Mục II, Chương II của Thông tư này, vốn vay nước ngoài trung, dài hạn phải đảm bảo không làm tăng tổng vốn đầu tư.
d) Doanh nghiệp nhà nước, ngoài điều kiện nêu tại Điểm 1(a) và 1(b), Mục II, Chương II của Thông tư này, trước khi ký Hợp đồng vay nước ngoài trung dài hạn phải có ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về dự thảo lần cuối (kèm bản dịch ra tiếng Việt Nam, có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp) đối với các văn bản sau:
- Thư bảo lãnh (trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước được Người không cư trú bảo lãnh);
- Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn.
Ý kiến của Ngân hàng Nhà nước là định hướng cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đàm phán vay và trả nợ nước ngoài.
đ) Ngoài các điều kiện quy định tại Điểm 1(a), 1(b), 1(c), 1(d), Mục II, Chương II của Thông tư này, các nội dung sau đây của Hợp đồng vay nước ngoài và các thoả thuận liên quan đến khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp phải phù hợp với quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam:
- Doanh nghiệp mở tài khoản tại nước ngoài để phục vụ cho giao dịch của khoản vay;
- Bên cho vay nước ngoài nhận cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp vay nước ngoài để góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Chuyển nhượng hoặc chuyển đổi nợ thành cổ phần và các hình thức đầu tư khác;
- Nội dung khác được Pháp luật Việt Nam quy định.
a) Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dùng để bổ sung nguồn vốn tín dụng;
b) Đối với tổ chức tín dụng nhà nước: Điều kiện quy định tại Điểm 1(b), 1(d), 1(đ), 2(a) Mục II, Chương II của Thông tư này;
c) Đối với tổ chức tín dụng khác: Điều kiện quy định tại Điểm 1(b), 1(đ), 2(a) Mục II, Chương II của Thông tư này.
HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Mục I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
1. Hồ sơ Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo mẫu số 1);
b) Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Bản sao có công chứng văn bản của cơ quan chức năng phê duyệt Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
d) Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);
đ) Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp).
Mục II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI
Hồ sơ đăng ký thay đổi (đối với các trường hợp quy định tại Điểm 7, Mục II, Chương I của Thông tư này) bao gồm:
1. Đơn đăng ký thay đổi (theo mẫu số 2).
2. Dự thảo lần cuối và bản dịch ra tiếng Việt Nam (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) thoả thuận thay đổi.
3. Văn bản chấp thuận của Bên bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp về những thay đổi (trong trường hợp Doanh nghiệp được bảo lãnh).
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi, Doanh nghiệp được quyền ký thoả thuận thay đổi và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký, Doanh nghiệp phải gửi bản sao thoả thuận thay đổi đã ký và bản dịch ra tiếng Việt Nam (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
Mục III. XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
a) Kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài hàng năm do Thủ tướng Chính phủ duyệt;
b) Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Điều kiện về thời hạn vay, thời gian ân hạn và chi phí khoản vay (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ;
d) ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.
a) ý kiến của Ngân hàng Nhà nước đối với nội dung dự thảo Thư bảo lãnh (trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước được Người không cư trú bảo lãnh) và dự thảo Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp nhà nước;
b) Xác nhận (hoặc từ chối xác nhận) đối với việc Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp;
c) Xác nhận (hoặc từ chối xác nhận) khi Doanh nghiệp đăng ký những thay đổi phát sinh.
Mục IV. RÚT VỐN VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
a) Rút vốn thanh toán trực tiếp cho Người thụ hưởng nước ngoài đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu;
b) Rút vốn, trả nợ thông qua tài khoản của Doanh nghiệp mở tại nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp được phép mở tài khoản ở nước ngoài);
c) Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm, trả nợ dưới hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
a) Khi rút vốn:
- Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn bản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký;
- Đối với khoản vay nước ngoài trung, dài hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình bản chính văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước;
Ngoài ra, đối với các khoản vay nước ngoài ngắn, trung, dài hạn, Doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng Được phép yêu cầu.
Trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng Được phép mà chỉ thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng Được phép, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày rút vốn, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ về ngày rút vốn và số vốn đã rút theo Hợp đồng vay nước ngoài.
b) Khi trả nợ:
Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ các tài liệu sau:
- Bản chính văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp vay nước ngoài trung, dài hạn);
- Bản chính Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) đã ký;
- Bản chính hoặc bản sao (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) các chứng từ chứng minh việc rút vốn theo Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) và các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng Được phép yêu cầu.
Trong trường hợp Doanh nghiệp đã thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng Được phép nhưng không thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng Được phép, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày thực hiện việc trả nợ, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn về ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo Hợp đồng vay nước ngoài.
a) Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn:
- Thực hiện việc rút vốn, chuyển tiền trả nợ nước ngoài cho Doanh nghiệp trên cơ sở bản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký và các chứng từ chứng minh việc rút vốn, trả nợ do Doanh nghiệp xuất trình;
- Kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do Doanh nghiệp xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch khoản vay của Doanh nghiệp;
- Thống kê các giao dịch rút vốn, trả nợ phát sinh, số dư và các số liệu cần thiết khác của các khoản vay nước ngoài ngắn hạn mà ngân hàng đã bảo lãnh, làm dịch vụ;
- Lưu bản sao các văn bản cần thiết do Doanh nghiệp xuất trình.
b) Đối với khoản vay nước ngoài trung, dài hạn:
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do Doanh nghiệp xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch của khoản vay mà Doanh nghiệp đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước;
- Thực hiện việc chuyển tiền trả nợ nước ngoài trên cơ sở văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn và các chứng từ chứng minh việc rút vốn, trả nợ do Doanh nghiệp xuất trình;
- Lưu bản sao văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước và bản sao các văn bản, tài liệu cần thiết khác do Doanh nghiệp xuất trình;
- Thống kê các giao dịch rút vốn, trả nợ phát sinh và số dư của từng khoản vay nước ngoài trung, dài hạn mà ngân hàng đã bảo lãnh, làm dịch vụ;
c) Ngân hàng Được phép không thực hiện việc rút vốn, chuyển tiền trả nợ nước ngoài cho khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp trong trường hợp sau:
- Doanh nghiệp đã ký Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn với nội dung không phù hợp với các điều kiện quy định tại Mục I, Chương II của Thông tư này khi Ngân hàng Nhà nước không có văn bản cho phép ký;
- Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp không có văn bản Xác nhận Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước;
- Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp có những thay đổi phát sinh nhưng Doanh nghiệp chưa có văn bản xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước.
d) Hướng dẫn các Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài; kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp phát hiện Doanh nghiệp vi phạm các quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Định kỳ, Ngân hàng Được phép phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành về số liệu đối với các khoản vay nước ngoài ngắn, trung và dài hạn mà ngân hàng đi vay, bảo lãnh và làm dịch vụ rút vốn, trả nợ.
2. Định kỳ, Doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng không phải Ngân hàng Được phép) phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành về số liệu đối với:
a) Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của Doanh nghiệp, không thực hiện việc rút vốn và trả nợ qua Ngân hàng Được phép (các trường hợp nêu tại Điểm 1(a), 1(b), 1(c) Mục IV, Chương III của Thông tư này).
b) Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của Doanh nghiệp.
3. Khi cần thiết, Doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo về tình hình vay, trả nợ nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Mục II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Định kỳ hoặc khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan tiến hành công tác kiểm tra tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp mọi văn bản, tài liệu cần thiết để việc kiểm tra được thực hiện kịp thời, hiệu quả.
a) Doanh nghiệp đã ký Hợp đồng vay nước ngoài trung, dài hạn với nội dung không phù hợp với các điều kiện quy định tại Mục II, Chương II của Thông tư này trong khi Ngân hàng Nhà nước không có văn bản cho phép ký;
b) Doanh nghiệp đã ký thoả thuận thay đổi trong các trường hợp nêu tại Điểm 7, Mục II, Chương I của Thông tư này khi chưa có văn bản xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mọi vi phạm Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo Pháp luật hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau:
a) Thông tư số 07/TT-NH7 ngày 26/03/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp;
b) Quyết định số 161/QĐ-NH7 ngày 08/06/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/TT-NH7 ngày 26/03/1994 hướng dẫn việc quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp;
c) Một số nội dung liên quan tại Chỉ thị 06/CT-NH7 ngày 06/06/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tăng cường công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
a) Đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Doanh nghiệp (kể cả Ngân hàng Được phép) thực hiện việc báo cáo theo các quy định của Thông tư này;
b) Đối với các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn đã có văn bản xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước: Doanh nghiệp (kể cả Ngân hàng Được phép) tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đó và các quy định của Thông tư này.
3. Mọi sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
|
Dương Thu Hương (Đã ký) |
Số.............. (V/v đăng ký vay, trả nước ngoài) |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày....... tháng........ năm....... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Vụ Quản trị ngoại hối)
- Căn cứ vào Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan.
- Căn cứ vào Hợp đồng Vay vốn đã ký với Bên (các bên) cho vay nước ngoài ngày..../..../....
Doanh nghiệp có tên sau đây đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khoản vay nước ngoài với các nội dung chính sau:
I/ BÊN VAY:
1. Tên Doanh nghiệp vay:
2. Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
3. Họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc):
4. Quyết định (hoặc giấy phép) thành lập doanh nghiệp số..... ngày.....
5. Cơ quan ra quyết định (hoặc cấp giấy phép) thành lập doanh nghiệp
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số..... ngày.....
7. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
8. Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp theo giấy phép đăng ký kinh doanh:
9. Số tài khoản ngoại tệ:..... tại ngân hàng......
10. Tình hình vay nợ (tính tại thời điểm lập hồ sơ đăng ký vay nước ngoài)
10.1. Vay ngắn hạn:
- Vay ngắn hạn trong nước:
+ Số dư: + Trong đó quá hạn:
- Vay ngắn hạn nước ngoài:
+ Số dư: + Trong đó quá hạn:
10.2. Vay trung, dài hạn:
- Vay trung, dài hạn trong nước:
+ Doanh số vay:
+ Số dư: + Trong đó quá hạn:
- Vay trung, dài hạn nước ngoài:
+ Doanh số vay:
+ Số dư: + Trong đó quá hạn:
11. Tình hình góp vốn pháp định của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
11.1. Vốn pháp định theo giấy phép đầu tư:
11.2. Số vốn pháp định đã góp đến thời điểm đăng ký:
II/ BÊN (CÁC BÊN) CHO VAY:
1. Tên tổ chức cho vay:
2. Địa chỉ: (Ghi rõ địa chỉ giao dịch, tên nước)
3. Loại hình (Tổ chức Quốc tế, Tổ chức tín dụng, Công ty, cá nhân....)
III/ BÊN (CÁC BÊN) LIÊN QUAN KHÁC (NẾU CÓ):
Tên và địa chỉ của đơn vị bảo lãnh, tái bảo lãnh, bảo hiểm, đại lý.
IV/ CÁC ĐIỀU KIỆN VAY, TRẢ CƠ BẢN CỦA KHOẢN VAY:
1. Mục đích vay:
2. Hình thức vay:
3. Số tiền vay:
3.1 Nguyên tệ:
Bằng số:
Bằng chữ:
3.2. Quy đổi USD (theo tỷ giá được tính tại thời điểm làm đơn đăng ký vay nước ngoài)
Bằng số:
Bằng chữ:
4. Thời hạn vay:...... trong đó ân hạn:.......
5. Lãi suất vay:
5.1. Lãi suất thả nổi:
5.2. Lãi suất cố định:
6. Lãi phạt quá hạn:
7. Các loại phí:
7.1. Phí cam kết:
- Ngày tính phí Đầu tiên:
- Ngày tính phí cuối cùng:
- Cách tính:
- Ngày trả:
7.2. Phí quản lý:
- Ngày trả:
- Số tiền trả:
7.3. Phí thu xếp:
- Ngày trả:
- Số tiền trả:
7.4. Phí khác (yêu cầu ghi rõ nếu có)
8. Các hình thức bảo đảm khác:
8.1. Thế chấp
8.2. Cầm cố
8.3. Hình thức khác (ghi rõ)
9. Kế hoạch rút vốn và trả nợ: (Yêu cầu ghi chi tiết từng giao dịch theo bảng sau)
Đơn vị tính:
Kỳ |
Ngày phát sinh giao dịch |
Rút vốn |
Trả nợ |
Tên Ngân hàng thực hiện |
||
|
|
|
Gốc |
Lãi |
Phí |
|
1 |
..../..../.... |
|
|
|
|
|
2 |
..../..../.... |
|
|
|
|
|
3 |
..../..../.... |
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
V/ KIẾN NGHỊ:
(... Tên Doanh nghiệp vay...) đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận (... Tên Doanh nghiệp vay...) đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng Nhà nước với các điều kiện vay, trả nợ như trên.
VI/ CAM KẾT
- Người ký tên dưới đây cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong đơn này và các tài liệu kèm theo.
- (... Tên Doanh nghiệp vay....) cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam, các quy định tại Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài, các văn bản pháp quy có liên quan và các quy định trong Văn bản xác nhận đăng ký vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Doanh nghiệp.
TỔNG
GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu đính kèm:
- Bản sao có công chứng quyết định (hoặc giấy phép) thành lập Doanh nghiệp;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt LCKTKT/hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi/hoặc dự án đầu tư;
- Bản sao và bản dịch Hợp đồng vay nước ngoài ra tiếng Việt Nam (có xác nhận và đóng dấu của Thủ trưởng Doanh nghiệp).
............................ Số.............. (V/v thay đổi nội dung vay nước ngoài) |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ........., ngày....... tháng........ năm....... |
Kính gửi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
(Vụ quản lý ngoại hối)
- Căn cứ vào Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan.
- Căn cứ vào Hợp đồng Vay vốn đã ký với Bên (các bên) cho vay nước ngoài ngày..../..../....
Doanh nghiệp có tên sau đây đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khoản vay nước ngoài với các nội dung chính sau:
I/ BÊN VAY:
1. Tên Doanh nghiệp vay:
2. Mã số Khoản vay đã đăng ký vay tại Ngân hàng Nhà nước:
II/ NỘI DUNG SỬA ĐỔI: (YÊU CẦU GHI CHI TIẾT TỪNG SỰ SỬA ĐỔI THEO CÁC TIỂU MỤC SAU)
1. Thay đổi kim ngạch:
- Kim ngạch Mới:
- Lý do sửa đổi:
2. Thay đổi về lãi suất, lãi phạt, phí:
- Lãi suất, lãi phạt, phí mới:
- Lý do sửa đổi:
3. Thay đổi kế hoạch trả nợ:
- Kế hoạch trả nợ mới:
- Lý do sửa đổi:
4. Thanh toán trước hạn:
- Kỳ hạn được thanh toán trước:
- Thời điểm thanh toán:
- Số tiền thanh toán:
- Lý do thanh toán trước:
5. Thanh đổi Bên bảo lãnh:
- Bên bảo lãnh mới:
- Lý do thay đổi:
6. Những thay đổi khác:
- Nội dung thay đổi:
- Lý do thay đổi:
III. KIẾN NGHỊ:
(... Tên Doanh nghiệp vay....) đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Xác nhận (... Tên Doanh nghiệp vay...) đã đăng ký thay đổi tại Ngân hàng Nhà nước.
IV. CAM KẾT
- Người ký tên dưới đây cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong đơn này và các tài liệu kèm theo.
- (... Tên doanh nghiệp vay...) cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam, các quy định tại Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài, các văn bản pháp quy có liên quan và các quy định trong công văn xác nhận đăng ký trả nợ nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước xác nhận cho Doanh nghiệp.
TỔNG
GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu đính kèm:
- Bản gốc Công văn xác nhận đăng ký vay nước ngoài Ngân hàng Nhà nước đã gửi Doanh nghiệp.
- Dự thảo thoả thuận thay đổi.
THE
STATE BANK |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 03/1999/TT-NHNN7 |
Hanoi,
August 12, 1999 |
GUIDING THE BORROWING OF FOREIGN CAPITAL AND REPAYMENT OF FOREIGN DEBTS
Pursuant to Articles 22 and 24 of the
Regulation on the Management of Foreign Capital Borrowing and Foreign Debt
Repayment issued together with the Government’s Decree No. 90/1998/ND-CP of November 7,
1998, the State Bank of Vietnam (hereafter referred to as the "State
Bank") hereby guides the borrowing of foreign capital and repayment of
foreign debts by enterprises as follows:
Section I. INTERPRETATION OF
TERMS
In this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. Foreign capital-borrowing enterprises (hereafter referred to as "enterprises") include:
...
...
...
- State enterprises, private enterprises, limited liability companies, joint-stock companies, cooperatives;
- Foreign-invested enterprises (joint-venture enterprises, enterprises with 100% foreign capital);
- Branches of foreign companies;
- Foreign parties to business cooperation contracts, foreign contractors;
- Other enterprises of all economic sectors as prescribed by law.
b/ Enterprises being credit institutions which operate in Vietnam:
- Vietnamese credit institutions: State credit institutions, joint-stock credit institutions of the State and people, cooperative credit institutions;
- Joint-venture credit institutions;
- Non-bank credit institutions with 100% foreign capital;
...
...
...
2. Non-resident is understood as the "non-resident" defined in the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on the Management of Foreign Exchange.
3. Foreign borrowing contracts are foreign borrowing agreements having the effect to withdraw capital in which foreign loan terms and conditions are prescribed, such as contracts for the purchase of goods with deferred payment, credit contracts, financial renting contracts and other agreements on foreign loans.
4. Registration of foreign borrowing and foreign debt repayment means enterprises, after signing medium- or long-term foreign loan contracts (or after completing the procedures to issue bonds abroad), register the foreign borrowing and foreign debt repayment with the State Bank according to the provisions of this Circular.
5. Certification of foreign borrowing and foreign debt repayment registration means the State Bank makes a written certification of the fact that an enterprise has registered its foreign borrowing and foreign debt repayment with the State Bank.
6. Licensed banks are the banks operating on the Vietnamese territory which are licensed to conduct foreign exchange activities according to the provisions of the Government’s Decree No. 63/1998/ND-CP of August 17, 1998 on the Management of Foreign Exchange.
Section II. GENERAL PROVISIONS
1. Foreign borrowings of enterprises include borrowing in the following forms:
a/ Financial loans (in cash);
b/ Import of goods and/or services on deferred payment by the mode of opening letters of credit, collection via the licensed banks, or by other modes of deferred payment;
...
...
...
d/ Bond issuance abroad;
e/ Other types of foreign borrowing.
2. Enterprises, when signing foreign borrowing contracts, shall take self-responsibility for the legality, financial capability as well as capital arrangement capability of the foreign lenders.
3. Enterprises shall not have to register with the State Bank when signing foreign borrowing agreements without the effect to withdraw capital such as the framework credit agreements, memorandums of understanding and other similar accords, provided that the contents of all foreign loan agreements conform to the provisions of the Vietnamese law.
Within 30 days after signing the above-said agreements, enterprises shall have to send the originals (or the notarized copies) of such agreements as well as the Vietnamese translations thereof (with certification by the enterprises’ heads) to the State Bank (Department for Management of Foreign Exchange).
4. Requirements and procedures for registration of foreign borrowings:
a/ For short-term borrowing: Enterprises shall not have to register with the State Bank but the short-term foreign borrowing contracts must meet the conditions stipulated in Section I, Chapter II of this Circular.
b/ For medium- and long-term borrowings: Basing themselves on the conditions stipulated in Section II of this Circular, enterprises shall sign foreign borrowing contracts then register the foreign borrowing as well as the foreign debt repayment with the State Bank within 15 days after signing the foreign borrowing contracts and before withdrawing capital.
5. For capital-contribution loans granted to enterprises by credit institutions operating in Vietnam and foreign lenders, enterprises shall have to comply with the provisions of this Circular regarding the loans granted by foreign parties.
...
...
...
7. Before effecting any changes in the contents of the State Bank’s written certification of the foreign borrowing and foreign debt repayment registration such as adjusting the loan (debt) amount, extending the debt, adjusting the lending interest rate, making advance payment, changing the banks that provide the capital-withdrawal and debt-repayment services or other changes, enterprises shall have to register them with the State Bank.
CONDITIONS FOR FOREIGN
BORROWINGS
Section I. CONDITIONS FOR
SHORT-TERM FOREIGN BORROWING
An enterprise may only sign a short-term foreign borrowing contract when meeting the following conditions:
1. The purpose of the short-term foreign borrowing conforms to the scope of the enterprise�s activities:
a/ For an enterprise other than a credit institution: The short-term foreign borrowing shall be used to meet its demand for working capital for production and business in strict accordance with the scope of enterprise’s activities defined in its business registration certificate; or investment license; or operation license granted by the competent agency.
b/ For the enterprise being a credit institution: The short-term foreign borrowing shall be used to supplement its short-term credit capital sources.
2. Meeting the borrowing conditions stipulated by the State Bank Governor:
...
...
...
b/ The borrowing terms and short-term foreign loan expenses (including the interest rate, fee and other expenses);
c/ The collateral security for short-term foreign loans at commercial banks operating in Vietnam.
In each period, the State Bank Governor shall stipulate in detail the borrowing conditions specified at Point 2, Section I, Chapter II of this Circular.
3. For foreign-invested enterprises, apart from the conditions stipulated at Point 1(a) and Point 2, Section I, Chapter II of this Circular, they shall, during the project construction and pre-operation period, have to ensure that the short-term foreign loan capital shall not increase the total investment capital.
When a foreign-invested enterprise has completed the construction of a project and put it into operation, completed the contribution of legal capital and used up all investment capital, it may seek short-term foreign loan(s) to supplement its working capital according to the provisions of this Circular, without affecting the total investment capital.
4. Enterprises being credit institutions shall, besides meeting the conditions stipulated at Point 1(b) and Point 2, Section I, Chapter II of this Circular, have to comply with the current regulations of the State Bank on the borrowing limits and guaranty for short-term foreign loans.
5. In addition to the conditions stipulated at Points 1, 2, 3, 4, Section I, Chapter II of this Circular, the other contents of the short-term foreign loan contracts and agreements related to short-term foreign loans of enterprises must comply with the current provisions of Vietnamese law.
Section II. CONDITIONS FOR
MEDIUM- AND LONG-TERM FOREIGN BORROWING
1. Enterprises other than credit institutions may only sign medium- and long-term foreign borrowing contracts when meeting the following conditions:
...
...
...
b/ The borrowing terms, grace periods and expenses (including interest rates, fees and other expenses) of medium- and long-term loans must comply with the State Bank Governor’s stipulations in each period;
c/ For foreign-invested enterprises, apart from the conditions stipulated at Points 1(a) and 1(b), Section II, Chapter II of this Circular, the medium- and long-term foreign loan capital must not increase the total investment capital.
d/ For State enterprises, apart from the conditions stipulated at Points 1(a) and 1(b), Section II, Chapter II of this Circular, before signing medium- and long-term foreign borrowing contracts, they must obtain the State Bank’s written comments on the final drafts (attached with the Vietnamese translations certified by the enterprise heads) of the following documents:
- The letter of guaranty (in cases where a State enterprise is guaranteed by a non-resident);
- The medium- or long-term foreign borrowing contract.
The State Bank’s comments shall serve as orientations for State enterprises in the course of negotiation on the borrowing of foreign capital and repayment of foreign debts.
e/ In addition to the conditions stipulated at Points 1(a), 1(b), 1(c) and 1(d), Section II, Chapter II of this Circular, the following contents of the foreign loan contract and agreements related to the medium- or long-term foreign loan of an enterprise must comply with the current provisions of Vietnamese law:
- The enterprise opens bank account abroad in service of the loan transactions;
- The foreign lender receives pledged and/or mortgaged assets of the enterprise;
...
...
...
- Debts are transferred or converted into stocks and other forms of investment;
- Other contents as prescribed by Vietnamese law.
2. Enterprises being credit institutions may only sign medium- or long-term foreign loan contracts when the following conditions are met:
a/ The medium- or long-term foreign loans are used to supplement their credit capital sources;
b/ For State credit institutions: They must satisfy the conditions stipulated at Points 1(b), 1(d), 1(e) and 2(a), Section II, Chapter II of this Circular;
c/ For other credit institutions: They must satisfy the conditions stipulated at Points 1(b), 1(e) and 2(a), Section II, Chapter II of this Circular.
THE DOSSIER AND
PROCEDURES FOR REGISTRATION OF FOREIGN BORROWING AND FOREIGN DEBT REPAYMENT
Section I. Dossier for registration of foreign borrowing and foreign debt REpayment
...
...
...
a/ The application for registration of foreign borrowing and foreign debt repayment;
b/ The notarized copies of the establishment decision, business registration certificate; or investment license; or operation license, and other relevant documents issued by the competent agency;
c/ The notarized copy of the written approval of the investment project or business/production plan by the specialized agency (except for foreign-invested enterprises);
d/ The notarized copy of the decision issued by the competent agency, allowing the enterprise to issue bonds abroad (in cases where the enterprise issues bonds abroad);
e/ The copy and Vietnamese translation of the already signed foreign loan contract (with certification by the enterprise head).
2. A dossier for registration of foreign capital borrowing and foreign debt repayment by enterprises being credit institutions shall include documents defined at Points 1(a), 1(d) and 1(e), Section I, Chapter III of this Circular.
Section II. DOSSIER FOR
REGISTRATION OF CHANGES
A dossier for registration of changes (for cases stipulated at Point 7, Section II, Chapter I of this Circular) includes:
1. The application for registration of changes;
...
...
...
3. The written approval of the changes by the party guaranteeing the enterprise’s foreign loan (in cases where the enterprise is guaranteed).
After obtaining certification of change registration by the State Bank, the enterprise is entitled to sign an agreement on the changes and within 30 days after its signing, such enterprise shall have to send the copy of the already signed agreement on changes and the Vietnamese translation thereof (with certification by the enterprise head) to the State Bank (Department for Management of Foreign Exchange).
Section III. CERTIFICATION OF
REGISTRATION BY THE STATE BANK
1. The State Bank shall certify the registration of foreign capital borrowing and foreign debt repayment as well as the registration of changes of an enterprise, based on:
a/ The annual plan on the total foreign loan limit, ratified by the Prime Minister;
b/ The State’s foreign exchange management policy in each period;
c/ The conditions on the loan term, the grace period and loan expenses (including the interest rate, fee and other expenses) as stipulated by the State Bank Governor in each period;
d/ The opinions of the relevant agencies on the foreign loan of the enterprise, in case of necessity.
2. The State Bank shall notify in writing the enterprise within 15 working days after receiving a full and valid dossier from such enterprise, of the following:
...
...
...
b/ The certification (or refusal to make certification) of the registration of foreign capital borrowing and foreign debt payment by the enterprise;
c/ The certification (or refusal to make certification) in case the enterprise registers the arising changes.
3. Where the contents of the foreign loan contract and the agreements related to the foreign loan (short-, medium- or long-term) fail to comply with the conditions stipulated in Chapter II of this Circular, the enterprise may sign the foreign loan contract only when the State Ban issues a written permission.
Section IV. CAPITAL
WITHDRAWAL AND FOREIGN DEBT REPAYMENT
1. The capital withdrawal and foreign debt repayment by an enterprise may only be effected via one licensed bank, except for a number of the following transactions (for which the licensed bank is not allowed to provide guaranty and services):
a/ Capital withdrawal for direct payment to foreign beneficiary(ies), regarding import goods and/or services;
b/ Capital withdrawal and debt repayment through the enterprise’s bank account opened overseas (in cases where the enterprise is allowed to open bank account(s) abroad);
c/ Capital withdrawal in form of importing goods and/or services with deferred payment and debt repayment in form of exporting goods and/or services.
2. Where an enterprise is effecting its capital withdrawal and debt repayment via a licensed bank but wishes to transfer such to another licensed bank, it shall have to clear all the capital withdrawal- and debt repayment-transactions at the former bank; If it is a medium-term loan, the enterprise shall have to register with the State Bank the change of the bank which provides the capital withdrawal- and debt repayment- services.
...
...
...
a/ When withdrawing capital:
- For a short-term foreign loan, the enterprise shall have to produce to the licensed bank where it effects the capital withdrawal the original of the already signed short-term foreign loan contract;
- For a medium- or long-term foreign loan, the enterprise shall have to produce the State Bank’s original written certification of registration of its foreign capital borrowing and foreign debt repayment;
Besides, for short-, medium- and long-term loans, the enterprise shall have to produce other necessary documents and materials when so requested by the licensed bank.
In cases where the enterprise does not effect the capital withdrawal but only the debt repayment via the licensed bank, such enterprise shall, within 5 days after withdrawing capital, have to notify in writing the licensed bank where it effects the debt repayment of the date of capital withdrawal and the capital amount already withdrawn under the foreign loan contract.
b/ When repaying debts:
The enterprise shall have to produce to the licensed bank where it effects the debt repayment the following documents:
- The State Bank’s original written certification of registration of foreign capital borrowing and foreign debt repayment by the enterprise (in case of the medium- or long-term loan);
- The original of the already signed foreign loan (short-, medium- or long-term) contract;
...
...
...
In cases where the enterprise has effected the capital withdrawal but not the debt repayment via the licensed bank, such enterprise shall, within 5 days after repaying the debt, have to notify in writing the licensed bank where it has effected the capital withdrawal of the date of debt repayment and the debt amount under the foreign loan contract.
4. The licensed bank shall have to comply with the following regulations when withdrawing capital and repaying debt for the enterprise:
a/ For a short-term foreign loan:
- Effecting the capital withdrawal, transferring money to repay debt for the enterprise on the basis of the original of the already signed short-term foreign loan contract as well as vouchers produced by the enterprise, proving its capital withdrawal and debt repayment;
- Inspecting, comparing documents produced by the enterprise so as to ensure the right performance of the loan transactions of such enterprise;
- Making statistics of capital withdrawal transactions, repayment of arising debts, balances and other necessary data of the short-term foreign loans for which the bank has guaranteed or provided services.
- Keeping on file the copies of necessary documents produced by the enterprise.
b/ For medium- and long-term foreign loans:
- Checking, comparing documents produced by the enterprise so as to ensure the strict performance of the loan transactions which the enterprise has registered with the State Bank;
...
...
...
- Keeping on file the State Bank’s written certification of the foreign capital borrowing and foreign debt repayment registration and copies of other necessary documents and materials produced by the enterprise;
- Making statistics of the capital withdrawal transactions, repayment of arising debts and credit balance of each medium- or long-term foreign loan, which the bank has guaranteed or provided services for;
c/ The licensed bank shall not effect the capital withdrawal and transfer of money to repay foreign debts for the enterprise in the following cases:
- The enterprise has signed a short-term foreign loan contract with contents incompatible with the conditions stipulated in Section I, Chapter II of this Circular, when the State Bank’s has not issued any document permitting signing thereof;
- The enterprise’s medium- or long-term foreign loan is not certified in writing by the State Bank in term of the foreign capital borrowing and foreign debt payment registration;
- Changes have arisen in the enterprise’s medium- or long-term foreign loan but such enterprise has not yet obtained a written certification of the changes from the State Bank.
d/ Guiding enterprises to strictly comply with the current regulations on foreign borrowing and foreign debt repayment; promptly reporting to the State Bank on any violations by enterprises, of the current regulations on foreign borrowing and foreign debt repayment.
5. The licensed bank shall have to strictly comply with this Circular’s provisions on capital withdrawal and repayment of foreign debts regarding the foreign loans of such licensed bank.
...
...
...
1. Periodically, the licensed banks shall have to report according to current regulations to the State Bank on the data related to short-, medium- and long-term foreign loans which they have borrowed, guaranteed or provided capital withdrawal and debt repayment services for.
2. Periodically, enterprises (including credit institutions other than the licensed banks) shall have to report to the State Bank according to current regulations, on the data related to:
a/ Short-term foreign loans of enterprises, which do not effect the capital withdrawal and debt repayment via the licensed banks (cases mentioned in Points 1(a), 1(b), and 1(c), Section IV, Chapter III of this Circular).
b/ The enterprises’ medium- and long-term foreign loans.
3. In case of necessity, enterprises (including credit institutions) and the State Bank�s branches in the provinces and centrally-run cities shall have to report on the situation of foreign borrowing and foreign debt payment at the request of the State Bank.
Section II. INSPECTION AND
HANDLING OF VIOLATIONS
1. Periodically or when necessary, the State Bank and the concerned agencies shall inspect the situation of foreign borrowing and foreign debt repayment by enterprises. Enterprises shall have to provide all necessary documents and materials to ensure that the inspection is conducted in a timely and efficient manner.
2. The State Bank shall not certify the registration of foreign capital borrowing and foreign debt repayment (including the certification of registration of changes) by enterprises in the following cases:
...
...
...
b/ Enterprises have signed agreements on changes in cases mentioned at Point 7, Section II, Chapter I of this Circular when having not yet obtained a written certification thereof from the State Bank.
3. Any violations of this Circular shall, depending on their seriousness, be handled according to current laws.
1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces the following documents:
a/ Circular No. 07/TT-NH7 of March 26, 1994 of the State Bank Governor guiding the management of foreign borrowing and foreign debt repayment by enterprises;
b/ Decision No. 161/QD-NH7 of June 8, 1996 of the State Bank Governor on the amendments and supplements to a number of points of Circular No. 07/TT-NH7 of March 26, 1994 guiding the management of foreign borrowing and foreign debt repayment by enterprises;
c/ A number of relevant contents in the State Bank Governor’s Directive No. 06/CT-NH7 of June 6, 1996 on enhancing the management of foreign borrowing and foreign debt repayment.
2. With regard to foreign loans signed before this Circular takes effect and being in the course of capital withdrawal and debt repayment, enterprises shall comply with the following:
...
...
...
b/ For medium- and long-term foreign loans having the State Bank’s written certification of registration: Enterprises (including licensed banks) shall continue complying with such written certification and the provisions of this Circular.
3. Any amendments and/or supplements to this Circular shall be decided by the State Bank Governor.
4. The director of the Office, the chief inspector of the State Bank, the heads of the units attached to the State Bank, the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities, and the general directors (directors) of credit institutions shall, within the ambit of their functions, have to provide guidance on and organize the implementation of this Circular.
5. The ministries, branches and enterprise-managing agencies shall, according to their functions and tasks, have to coordinate in directing the implementation of this Circular.
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE
BANK
DEPUTY GOVERNOR
Duong Thu Huong
;
Thông tư 03/1999/TT-NHNN7 về việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 03/1999/TT-NHNN7 |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Dương Thu Hương |
Ngày ban hành: | 12/08/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 03/1999/TT-NHNN7 về việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video