Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2002/TT-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2002/TT- BTP NGÀY 22 THÁNG 1 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2001/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH LUẬT SƯ

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư (sau đây gọi tắt là Nghị định);
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định như sau:

1. Về đào tạo nghề luật sư

1.1 Chương trình đào tạo nghề luật sư bao gồm những nội dung sau đây:

a) Pháp luật về hành nghề luật sư;

b) Kỹ năng tranh tụng;

c) Kỹ năng tư vấn pháp luật;

d) Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Chương trình chuẩn về đào tạo nghề luật sư do Bộ Tư pháp ban hành.

1.2 Việc đào tạo nghề luật sư được thực hiện bằng hình thức đào tạo tập trung theo quy hoạch, kế hoạch và chương trình chuẩn về đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp.

Trường Đào tạo các chức danh tư pháp của Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam. Tổ chức xã hội- nghề nghiệp của luật sư có thể tham gia đào tạo nghề luật sư khi có đủ điều kiện được Bộ Tư pháp chấp thuận.

1.3 Vụ Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật chủ trì phối hợp với Trường Đào tạo các chức danh tư pháp xây dựng và trình Bộ trưởng quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề luật sư.

1.4 Người tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.

1.5 Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận ở Việt Nam, nếu khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài có các nội dung quy định tại điểm 1.1 của Thông tư này và có thời gian đào tạo ít nhất là 6 tháng.

Khi người xin gia nhập Đoàn luật sư có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp công nhận giấy chứng nhận đó. Kèm theo văn bản đề nghị phải có bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và các giấy tờ chứng minh về nội dung, thời gian đào tạo. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư, Vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Bộ Tư pháp có văn bản trả lời về việc công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

2. Về quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư

2.1 Nội dung kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư bao gồm:

a) Kỹ năng tư vấn pháp luật;

b) Kỹ năng tranh tụng;

c) Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư.

2.2 Hình thức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư bao gồm:

a) Kiểm tra viết;

b) Kiểm tra thực hành.

2.3 Việc tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được thực hiện định kỳ mỗi quý 1 lần.

Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư lập danh sách luật sư tập sự hết thời hạn tập sự vào quý tiếp theo gửi Bộ Tư pháp.

Căn cứ vào số lượng luật sư tập sự do các Đoàn luật sư đề nghị, Bộ Tư pháp quyết định tổ chức kiểm tra hết tập sự theo khu vực và thông báo danh sách luật sư tập sự được tham dự kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra cho các Đoàn luật sư trong khu vực.

Luật sư tập sự của Đoàn luật sư ngoài khu vực kiểm tra đã hoàn thành thời gian tập sự, nếu có nguyện vọng và được Đoàn luật sư đó giới thiệu cũng có thể được tham dự kiểm tra.

2.4 Hội đồng kiểm tra được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thành phần Hội đồng kiểm tra gồm có:

a) Đại diện của Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;

b) Các luật sư có trình độ và uy tín nghề nghiệp do Bộ Tư pháp chỉ định theo sự giới thiệu của các Đoàn luật sư trong khu vực;

c) Đại diện Sở Tư pháp của địa phương nơi tổ chức kiểm tra là chuyên gia pháp lý am hiểu nghề luật sư;

d) Đại diện Hội luật gia của một trong các địa phương trong khu vực là chuyên gia pháp lý am hiểu nghề luật sư;

đ) Đại diện Trường Đào tạo các chức danh tư pháp.

Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.

2.5. Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn thể lệ, quy chế kiểm tra;

b) Hướng dẫn nội dung kiểm tra và tài liệu tham khảo;

c) Tổ chức, tiến hành kiểm tra và cho điểm kiểm tra;

d) Công bố điểm kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra cho các Đoàn luật sư có luật sư tập sự tham dự kỳ kiểm tra.

2.6. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra điều hành việc kiểm tra, chọn và niêm phong đề kiểm tra, cử thành viên của Hội đồng tiến hành kiểm tra và cho điểm.

2.7 Điểm bài kiểm tra viết và bài kiểm tra thực hành được tính theo thang điểm 10. Luật sư tập sự đạt yêu cầu kiểm tra hết tập sự phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả kiểm tra, luật sư tập sự có thể khiếu nại về kết quả kiểm tra. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.

3. Về việc sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư

3.1 Chứng chỉ hành nghề luật sư là giấy chứng nhận của Nhà nước về quyền hành nghề luật sư của người được cấp Chứng chỉ. Người là thành viên chính thức của Đoàn luật sư mới được sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư. Số của Chứng chỉ hành nghề luật sư được ghi trong Thẻ luật sư.

3.2 Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư không được sử dụng Chứng chỉ để hành nghề luật sư trong các trường hợp sau đây:

a. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;

b. Đang bị quản chế hành chính;

c. Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

d. Không còn là thành viên Đoàn luật sư do được bầu hoặc được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, do xin ra khỏi Đoàn luật sư hoặc bị xoá tên khỏi Danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

3.3 Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách thành viên Đoàn luật sư của người được cấp Thẻ. Thẻ luật sư được cấp cho thành viên chính thức của Đoàn luật sư để sử dụng khi hành nghề. Luật sư tập sự được cấp Thẻ luật sư tập sự.

Thẻ luật sư và Thẻ luật sư tập sự do Bộ Tư pháp thống nhất phát hành.

Thủ tục cấp, sử dụng Thẻ luật sư và Thẻ luật sư tập sự do Điều lệ Đoàn luật sư quy định.

3.4 Khi thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, luật sư phải có Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu thì luật sư xuất trình Thẻ luật sư.

4. Về tổ chức hành nghề luật sư

4.1 Trong việc thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

b) Ghi vào Sổ đăng ký hoạt động và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh.

Giấy đăng ký hoạt động được đánh số như sau:

Hai chữ số đầu là mã tỉnh (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); hai chữ số tiếp theo là mã của loại hình tổ chức hành nghề luật sư (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này); bốn chữ số tiếp theo là số thứ tự đăng ký của tổ chức hành nghề luật sư, kể cả chi nhánh;

c) Nhận thông báo của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh về việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, lập chi nhánh, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng, Công ty, chi nhánh Văn phòng, Công ty. Khi tiếp nhận thông báo, Sở Tư pháp ghi nội dung thông báo vào Sổ đăng ký hoạt động và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh.

d) Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh trong phạm vi địa phương cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

đ) Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ về đăng ký hoạt động, sổ đăng ký hoạt động.

e) Kiểm tra hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh theo nội dung ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Để tiến hành kiểm tra, Sở Tư pháp thông báo cho Văn phòng, Công ty, chi nhánh trước 7 ngày, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp.

g) Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh và các biện pháp khác hỗ trợ cho các Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoạt động.

4.2 Việc đặt tên gọi cho tổ chức hành nghề luật sư phải tuân theo khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 của Pháp lệnh luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư có thể có tên giao dịch. Tổ chức hành nghề luật sư có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam hoặc cán cân công lý làm biểu tượng của mình. Tên, tên giao dịch, biểu tượng của tổ chức hành nghề luật sư không được trùng với tên, tên giao dịch, biểu tượng của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động trước đó trong phạm vi cả nước.

4.3 Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý phải tuân theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh luật sư và Điều 14 của Nghị định. Việc giao kết hợp đồng qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức hợp đồng bằng văn bản.

4.4 Mức trần thù lao đối với vụ án hình sự được áp dụng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định. Trong trường hợp luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ cho người bị hại, các đương sự khác là người nước ngoài trong vụ án hình sự, Văn phòng luật sư có thể áp dụng mức thù lao vượt quá mức trần quy định nếu được khách hàng đồng ý.

4.5 Thời gian làm việc của luật sư để tính thù lao theo quy định tại Điều 25 của Nghị định là thời gian luật sư thực tế đã phải bỏ ra để thực hiện dịch vụ pháp lý đã cam kết với khách hàng, bao gồm: thời gian tư vấn, nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu, văn bản, thu thập chứng cứ, gặp gỡ bị can, bị cáo, tham gia phiên tòa và thời gian thực tế hợp lý khác được khách hàng chấp nhận.

4.6 Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định thì được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài. Thời hạn thành lập quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Nghị định được tính từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động; đối với tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Pháp lệnh luật sư và Điều 42 của Nghị định thì thời hạn này được tính từ ngày thành lập trước khi chuyển đổi.

5. Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

5.1 Căn cứ khoản 2 Điều 28 của Nghị định, Điều lệ Đoàn luật sư quy định chi tiết về những vấn đề có liên quan đến tổ chức, hoạt động luật sư.

5.2 Đoàn luật sư được hợp tác với tổ chức luật sư nước ngoài bằng các hình thức: tổ chức hội thảo, toạ đàm để trao đổi kinh nghiệm hành nghề; trao đổi thông tin về pháp luật và các thông tin có liên quan đến nghề luật sư; hợp tác trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các luật sư và các hình thức hợp tác khác để hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý và hành nghề luật sư.

Việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư phải tuân theo quy định của Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật.

6. Chế độ báo cáo

6.1 Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh báo cáo Sở Tư pháp và Đoàn luật sư của địa phương nơi đặt trụ sở về tình hình tổ chức, hoạt động của Văn phòng, Công ty. Báo cáo 6 tháng (từ ngày 1/10 năm trước đến 31/3 năm sau) được gửi trước ngày 1/5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo (từ ngày 1/4 đến 30/9) được gửi trước ngày 1/11.

6.2 Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư báo cáo Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư và danh sách luật sư của Đoàn. Báo cáo 6 tháng (từ ngày 1/10 năm trước đến 31/3 năm sau) được gửi trước ngày 10/5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo (từ ngày 1/4 đến 30/9) được gửi trước ngày 10/11.

6.3 Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương. Báo cáo 6 tháng (từ ngày 1/10 năm trước đến 31/3 năm sau) được gửi trước ngày 15/5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo (từ ngày 1/4 đến 30/9) được gửi trước ngày 15/11.

6.4 Ngoài việc báo cáo theo quy định tại các điểm 4.1, 4.2, 4.3 của Thông tư này, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư báo cáo theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Tư pháp.

7. Quy định chuyển tiếp

7.1 Người được công nhận là luật sư theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 trước ngày 01 tháng 10 năm 2001 thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người thuộc đối tượng này. Kèm theo văn bản đề nghị có danh sách các luật sư theo mẫu TP-LS-5A; bản sao Thẻ luật sư có chứng nhận sao y bản chính của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư; 2 ảnh màu 4x6cm. Đối với các luật sư đang bị khiếu nại, tố cáo, đang bị xem xét kỷ luật hoặc đang bị kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ hành nghề thì Đoàn luật sư chưa đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho đến thời điểm giải quyết xong khiếu nại, tố cáo hoặc chấp hành xong kỷ luật.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người được đề nghị; trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản cho Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

7.2 Đối với những người được kết nạp vào Đoàn luật sư theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 mà đang là luật sư tập sự vào thời điểm Pháp lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lực, thì thời gian tập sự được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001; thời gian đã tập sự được tính vào thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001.

Việc kiểm tra hết tập sự đối với luật sư tập sự hết hạn tập sự trước ngày 01 tháng 10 năm 2002 do Vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật chủ trì phối hợp với các Đoàn luật sư, Sở Tư pháp thực hiện.

7.3 Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư cư trú tại một địa phương nhưng là thành viên của Đoàn luật sư ở địa phương khác, nếu có nguyện vọng thì được chuyển về Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú, không phụ thuộc vào việc các Đoàn luật sư đã chuyển đổi hay chưa chuyển đổi theo quy định của Pháp lệnh luật sư. Đoàn luật sư nơi luật sư chuyển đi có trách nhiệm giới thiệu cho Đoàn luật sư nơi luật sư chuyển đến, kèm theo giấy giới thiệu có hồ sơ gốc của luật sư đó. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu kèm theo hồ sơ của luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư chuyển đến có trách nhiệm tiếp nhận và ghi tên luật sư đó vào danh sách luật sư của Đoàn.

Luật sự tập sự cư trú tại một địa phương nhưng đang tập sự ở Đoàn luật sư của địa phương khác, nếu có nguyện vọng, thì cũng được chuyển về Đoàn luật sư nơi mình cư trú. Thủ tục chuyển Đoàn luật sư đối với luật sư tập sự được áp dụng như đối với luật sư chính thức. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư tập sự chuyển đến có trách nhiệm giới thiệu luật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư để được tập sự tiếp. Thời gian đã tập sự ở Đoàn luật sư cũ được tính liên tục vào thời gian tập sự ở Đoàn luật sư mới.

7.4 Người được công nhận là luật sư theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 mà đang là cán bộ, công chức thì cũng được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để tiếp tục hành nghề luật sư cho đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2004. Sau thời hạn này, nếu những người thuộc đối tượng kể trên tiếp tục làm cán bộ, công chức thì phải ra khỏi Đoàn luật sư và chấm dứt việc hành nghề luật sư. Trước khi chấm dứt hành nghề, những người này phải giải quyết xong vụ việc đã đảm nhận; trong trường hợp không thể giải quyết xong vụ việc thì phải thông báo cho khách hàng và bàn giao vụ việc đó cho tổ chức hành nghề luật sư để tổ chức hành nghề luật sư thoả thuận với khách hàng về việc tiếp tục thực hiện vụ việc đó.

7.5 Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm xây dựng Đề án chuyển đổi Đoàn luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Pháp lệnh luật sư và Điều 40 của Nghị định. Sở Tư pháp có ý kiến về Đề án chuyển đổi và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sau khi Đề án được phê duyệt, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tổ chức Hội nghị toàn thể luật sư để thông qua Điều lệ, bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn. Sau khi thông qua Điều lệ và bầu ra Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Đoàn luật sư bắt đầu hoạt động theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001.

Đối với các Đoàn luật sư có khó khăn về trụ sở và phương tiện làm việc, căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 3 của Nghị định, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan chức năng của địa phương đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ ban đầu.

8. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ sau đây:

8.1 Về Chứng chỉ hành nghề luật sư:

a) Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-1A);

b) Lý lịch luật sư (mẫu TP-LS-1B);

c) Danh sách trích ngang của luật sư (mẫu TP-LS-1C).

8.2 Về đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Chi nhánh của Văn phòng luật sư, chi nhánh của Công ty luật hợp danh:

a) Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2A);

b) Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2B);

c) Đơn đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2C);

d) Đơn đăng ký lập Chi nhánh (mẫu TP-LS-2D);

đ) Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2Đ);

e) Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2E);

g) Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2G);

h) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-2H);

i) Sổ đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2I);

k) Sổ đăng ký lập Chi nhánh (mẫu TP-LS-2K).

8.3 Về việc thông báo:

a) Thông báo thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3A);

b) Thông báo thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3B);

c) Thông báo tạm ngừng hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3C);

d) Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3D);

đ) Thông báo chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3Đ).

8.4 Về báo cáo:

a) Báo cáo của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng, Công ty (mẫu TP-LS-4A);

b) Báo cáo của Đoàn luật sư về tình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn (mẫu TP-LS-4B);

c) Báo cáo của Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng, Công ty tại địa phương (mẫu TP-LS-4C).

8.5 Về chuyển tiếp

Danh sách luật sư (mẫu TP-LS-5A).

9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở Tư pháp, Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư và các luật sư phản ánh về Bộ Tư pháp để kịp thời giải quyết.

 

Nguyễn Đình Lộc

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 02/2002/TT-BTP

Hanoi, January 22, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 94/2001/ND-CP OF DECEMBER 12, 2001 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON LAWYERS

Pursuant to the Government’s Decree No. 38/CP of June 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2001/ND-CP of December 12, 2001 detailing the implementation of the Ordinance on Lawyers (hereinafter called the Decree for short);
The Ministry of Justice hereby guides the implementation of a number of the provisions of the Decree as follows:

1. Regarding the lawyer’s profession training

1.1. The program on lawyer’s profession training shall include the following contents:

a) The legislation on lawyer’s practice;

b) The argument skills in legal proceedings;

c) The skills in legal consultancy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The standard program on the lawyer’s profession training shall be promulgated by the Ministry of Justice.

1.2. The lawyer’s profession training shall be conducted in the form of formal training according to planning, plans and standard program on training in the lawyer’s profession of the Ministry of Justice.

The Ministry of Justice’s school for training judiciary officials with different titles is tasked to conduct training in the lawyer’s profession in Vietnam. The lawyers’ socio-professional organizations may participate in training in lawyer’s profession when they satisfy all conditions approved by the Ministry of Justice.

1.3. The Department for Management of Lawyers and Legal Consultants shall assume the prime responsibility and coordinate with the school for training of judiciary officials of different titles in elaborating the planning as well as long-term and annual plans on training in the lawyer’s profession and submit them to the Justice Minister for decision.

1.4. The graduates from lawyer’s profession training courses shall be granted the graduation certificates by the training establishments, which are made according to form set by the Ministry of Justice.

1.5. Certificates of graduation from courses of training in lawyer’s profession overseas are recognized in Vietnam if the overseas training courses on lawyer’s profession have the contents prescribed at Point 1.1 of this Circular and last for at least six months.

When the applicants to join Bar Associations have certificates of graduation from overseas courses of training in lawyer’s profession, the managerial boards of such Bar Associations shall send written requests to the Ministry of Justice for the recognition of those certificates. Enclosed with such a written request must be the copies of the certificates of graduation from overseas courses of training in lawyer’s profession and papers evidencing the training contents and duration. Within 10 days after receiving the written requests from the Bar Associations, the Department for Management of Lawyers and Legal Consultants of the Ministry of Justice shall have to reply in writing about the recognition of certificates of graduation from overseas training courses on lawyer’s profession.

2. Regarding the regulation on test after the completion of probation on lawyer’s profession

2.1. The contents of a test after the completion of probation on lawyer’s profession shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The argument skills in legal proceedings;

c) The code of conducts and lawyer’s professional ethics.

2.2. The forms of post-probation test shall include:

a) A written test;

b) A practice test.

2.3. The post-probation tests shall be organized periodically once a quarter.

On the 15th of the last month of each quarter at the latest, the Bar Associations shall make the lists of lawyers who shall finish their professional probation in the subsequent quarter and send them to the Ministry of Justice.

Basing itself on the number of probationary lawyers proposed by the Bar Associations, the Ministry of Justice shall decide the post-probation tests according to regions and notify the list of probationary lawyers entitled to sit for the tests, the time and venue of test to the Bar Associations in regions.

Those probationary lawyers of Bar Associations outside the test regions, who have completed their probation and are recommended by such Bar Associations, may sit for the tests if they so wish.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A representative of the Ministry of Justice, acting as president of the Test Council;

b) Lawyers having professional qualifications and prestige, appointed by the Ministry of Justice at the recommendation of the Bar Association in the region;

c) A representative of the Justice Service of the locality where the test is organized, who is a legal expert knowledgeable about the lawyer’s profession;

d) A representative of the Bar Associations of one of the localities in the region, who is a legal expert knowledgeable about the lawyer’s profession.

e) A representative of the school of training judiciary officials of different titles.

The Test Council is assisted by a secretariat decided by the president.

2.5. The Test Councils shall have the following tasks and powers:

a) To guide the test procedures and regulations;

b) To guide the test contents and reference documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To announce test marks and notify the test results to the Bar Associations which have probationary lawyers sit for the tests.

2.6. The Test Council presidents shall administer the tests, select and seal the test subjects, nominate Council members to conduct the tests and give marks.

2.7. The marks of written tests and practice tests are calculated according to the 10-mark scale. The probationary lawyers meeting the test requirements must get five or more marks for each test.

Within 15 days after announcing the test results, the probationary lawyers may complain about test results. The Test Council presidents shall settle complaints about test results within 10 days as from the date of receiving the written complaints and reply in writing to the complainants. If disagreeing with the Test Council presidents’ decisions on the complaint settlement, the complainants may further complain to the Minister of Justice. The complaint-settling decisions of the Minister of Justice shall be the final ones.

3. Regarding the use of lawyer’s profession-practicing certificates, lawyer’s cards

3.1. The lawyer’s profession- practicing certificates are the State’s certificates of the certificate grantees’ right to practice the lawyer’s profession. Only full-fledged members of Bar Associations can use the lawyer’s profession- practicing certificates to practice the lawyer’s profession. The serial numbers of the lawyer’s profession- practicing certificates shall be inscribed in the lawyer’s cards.

3.2. The holders of lawyer’s profession- practicing certificates must not use the certificates to practice the lawyer’s profession in the following cases:

a) They are being examined for penal liability or have been sentenced but not yet had their sentences wiped out;

b) They are being under administrative surveillance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) They are no longer members of Bar Associations as they have been elected or recruited to be State officials or employees, have applied for exit from Bar Associations or have their names deleted from the lists of lawyers of the Bar Associations.

3.3. The lawyer’s cards are the certificates of the card grantees’ capacity as Bar Association members. The lawyer’s cards are granted to full-fledged members of the Bar Associations for use when practicing their profession. The probationary lawyers shall be granted the probationary lawyer’s cards.

The lawyer’s cards and the probationary lawyer’s cards are issued uniformly by the Ministry of Justice.

The procedures for granting and use of the lawyer’s cards and the probationary lawyer’s cards shall be prescribed in the Charters of the Bar Associations.

3.4. When providing legal services at clients’ requests, lawyers must have the introductory papers of the lawyer’s profession- practicing organizations. If requested by individuals or organizations, lawyers must produce the lawyer’s cards.

4. Regarding the lawyer’s profession- practicing organizations

4.1. In effecting the operation registration for lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices and branches of law partnership companies, the provincial/municipal Services of Justice shall have the responsibility:

a) To receive and verify dossiers of registration for operation of lawyer’s offices, partnership law companies, branches of lawyer’s offices and branches of law partnership companies. When receiving the operation registration dossiers, the provincial/municipal Services of Justice shall hand over the receipt thereon to the dossier submitters.

b) To record in the operation registers and grant the operation registration certificates to the lawyer’s offices, the law partnership companies, the branches of lawyer’s offices and the branches of law partnership companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The first two numerals stand for the province code, the two following numerals stand for forms of lawyer’s profession-practicing organization; and the four following numerals are the registration numbers of the lawyer’s profession- practicing organizations, including their branches;

c) To receive notices of lawyer’s offices and law partnerships on changes in the contents of the operation registration certificates, the establishment of branches, the operation suspension, the termination of operation of the offices, branches of offices or partnerships. When receiving the notices, the provincial/municipal Services of Justice shall inscribe the contents of the notices in the operation registers and the operation registration certificates of the lawyer’s offices, the law partnership companies, the branches of lawyer’s offices and the branches of law partnerships.

d) To supply information on contents of registration of operation of the lawyer’s offices, the law partnerships, the branches of lawyer’s offices and the branches of law partnerships within the localities for requesting individuals and organizations according to the provisions of law.

e) To preserve and archive the dossiers and papers on operation registration, operation registers.

f) To inspect the operations of the lawyer’s offices, the law partnerships, the branches of lawyer’s offices and the branches of law partnerships according to the contents inscribed in the operation registration certificates. To carry out the inspection, the provincial/municipal Services of Justice shall notify the offices, partnerships and branches thereof 7 days in advance, except for unexpected inspections under decisions of the directors of the Justice Services.

g) To propose to the provincial-level People’s Committees, the Ministry of Justice and competent State bodies measures to remove difficulties and problems in the operations of lawyer’s offices, law partnerships as well as other measures to support the operations of lawyer’s offices and law partnerships.

4.2. The naming of the lawyer’s profession-practicing organizations must comply with Clause 3 of Article 18 and Clause 3 of Article 19 of the Ordinance on Lawyers. The lawyer’s profession-practicing organizations may have their transaction names. They may have logos but must not use the national flag, the Party flag, the national emblem, pictures of national leaders, pictures of Vietnamese currency or the balance of justice as their logos. The names, transaction names and logos of lawyer’s profession-practicing organizations must not identical to the names, transaction names and logos of other lawyer’s profession-practicing organizations which have previously registered their operations nationwide.

4.3. The forms of legal service contract must comply with the provisions of Article 25 of the Ordinance on Lawyers and Article 14 of the Decree. The conclusion of contracts through telegraph, telex, facsimile, e-mails and other forms of electronic communications shall also be considered form of written contract.

4.4. The ceiling remuneration levels applicable to criminal cases shall comply with Article 25 of the Decree. Where lawyers defend the defendants, the accused or protect the victims or other plaintiffs, who are foreigners, in criminal cases, the lawyer’s offices may apply the remuneration levels higher than the prescribed ceiling levels if so agreed by the clients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.6. The lawyer’s profession- practicing organizations, which meet all conditions prescribed in Clause 1, Article 20 of the Decree, are entitled to base their profession-practicing establishments overseas. The time for establishment prescribed at Point a, Clause 1, Article 20 of the Decree shall be counted from the date of issuing the operation registration certificates; for lawyer’s profession-practicing organizations subject to conversion under the provisions in Clause 2, Article 43 of the Ordinance on Lawyers and Article 42 of the Decree, this duration is counted from the founding date before the conversion.

5. Regarding lawyers’ socio-professional organizations

5.1. Pursuant to Clause 2, Article 28 of the Decree, the Charters of the Bar Associations shall prescribe in detail matters related to the lawyers’ organizations and activities.

5.2. The Bar Associations may cooperate with foreign lawyers’ organizations in forms of organizing seminars, informal talks in order to exchange professional experiences; exchanging legal information and other information related to lawyer’s profession; cooperating in providing professional fostering for lawyers, and other forms of cooperation for mutual support in management and practice of lawyer’s profession.

The international cooperation activities regarding lawyers must be carried out in compliance with the provisions of the Government’s Decree No. 103/1998/ND-CP of December 26, 1998 on management of international judiciary and law cooperation.

6. Reporting regime

6.1. The lawyer’s offices and the law partnerships shall report to the provincial/municipal Justice Services and the Bar Associations of the localities where they are headquartered on the situation of their organizations and operations. The biannual reports (from October 1 of the preceding year to March 31 of the current year) shall be sent before May 1st and the subsequent biannual reports (from April 1 to September 30) shall be sent before November 1.

6.2. The Executive Boards of the Bar Associations shall report to the Ministry of Justice and the provincial/municipal Services of Justice on their organizations and operations as well as their lists of lawyers. The biannual reports (from October 1st of the preceding year to March 31 of the current year) shall be sent before May 5 and the subsequent biannual reports (from April 1st to September 30) shall be sent before November 10.

6.3. The provincial/municipal Services of Justice shall report to the Ministry of Justice on the situation of lawyers’ organization and practice of lawyer’s profession in their respective localities. The biannual reports (from October 1st of the preceding year to March 31st of the current year) shall be sent before May 15 and the subsequent biannual reports (from April 1st to September 30) shall be sent before November 15.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Transitional provisions

7.1. Those who have been recognized as lawyers under the provisions of the 1987 Ordinance on Lawyers’ Organizations before October 1st, 2001 shall be granted the lawyer’s profession- practicing certificates to practice the lawyer’s profession under the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers. The Executive Boards of the Bar Associations shall request in writing the Ministry of Justice to grant lawyer’s profession- practicing certificates to these subjects. Enclosed with their written requests shall be the lists of lawyers, made according to form TP-LS-5A; the copies of the lawyer’s cards with certification as true copies of the originals by the Managerial Boards of the Bar Associations; two 4x6 color photos. For lawyers who are being complained or denounced against, being considered for discipline or being disciplined in form of being suspended from professional practice, the Bar Associations shall not propose them for the granting of lawyer’s profession- practicing certificates until the complaints and denunciations are completely settled or they have completely served their disciplines.

Within 30 days after receiving the recommendation dossiers of the Executive Boards of the Bar Associations, the Ministry of Justice shall grant lawyer’s profession- practicing certificates to the recommended persons; in case of refusal, it must notify the reasons therefor in writing to the Executive Boards of the Bar Associations.

7.2. For persons who had been admitted to the Bar Associations under the provisions of the 1987 Ordinance on Lawyers’ Organizations and have been probationary lawyers by the time the 2001 Ordinance on Lawyers comes into force, the probation duration shall comply with the 2001 Ordinance on Lawyers.

The post-probation tests for lawyers who shall complete their probation before October 1st, 2002 shall be conducted by the Department for Management of Lawyers and Legal Consultants in coordination with the Bar Associations and the provincial/municipal Services of Justice.

7.3. After being granted the lawyer’s profession- practicing certificates, the lawyers who reside in one locality but are members of the Bar Association in another locality shall be transferred to the Bar Associations of the locality where they reside, if they so wish, irrespective of whether or not the Bar Associations are transformed according to the provisions of the Ordinance on Lawyers. The Bar Association of the locality where the lawyers leave shall have to introduce the lawyers to the Bar Association of the locality where the lawyers move in; enclosed with the introductory papers shall be the original dossiers of such lawyers. Within 10 days after receiving the introductory papers together with the lawyers’ dossiers, the Executive Boards of the Bar Association of the locality where the lawyers move in shall have to admit them and inscribe their names in the list of lawyers of the Association.

The probationary lawyers who reside in one locality but are on probation at a Bar Association of another locality may also be transferred to the Bar Association of the locality where they reside, if they so wish. The procedures for transfer of probationary lawyers to other Bar Associations shall be the same as those applicable to recognized lawyers. The Executive Board of the Bar Association of the locality where the probationary lawyers move in shall have to introduce them to the lawyer’s profession- practicing organizations for continued probation. The probation duration at the former Bar Association shall be counted into the probation duration at the new Bar Association.

7.4. Persons who are recognized as lawyers under the provisions of the 1987 Ordinance on Lawyers’ Organizations and are being public servants shall also be granted lawyer’s profession- practicing certificates to continue practicing the lawyer’s profession till the end of September 30, 2004. After that time, if the above-mentioned subjects continue working as public servants, they must get out of the Bar Associations and terminate their practice of lawyer’s profession. Before terminating their professional practice, these people must complete the cases they have undertaken; in cases where they cannot definitively settle such cases, they must notify their clients thereof and hand over such cases to the lawyer’s profession-practicing organizations for the latter to reach agreement with the clients on continued performing that job.

7.5. The Executive Boards of the Bar Associations shall have to elaborate the schemes on conversion of the Bar Associations under the provisions in Clause 3, Article 42 of the Ordinance on Lawyers and Article 40 of the Decree. The provincial/municipal Services of Justice shall comment on the conversion schemes and submit them to the provincial-level People’s Committees for approval. After the schemes are approved, the Executive Boards of the Bar Associations shall organize the plenary meetings of the lawyers to adopt the Charters, elect the Executive Boards, the managers, the Commendation and Discipline Councils of the Associations. After adopting the Charter and electing their Executive Boards, managers, Commendation and Discipline Councils, the Bar Associations shall start operating according to the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Promulgated together with this Circular are forms of the following papers:

8.1. Regarding the lawyer’s profession-practicing certificates:

a) The application for the granting of lawyer’s profession-practicing certificates;

b) The lawyers’ curricula vitae;

c) The short-list of lawyers.

8.2. Regarding the registration of operation of lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices, branches of law partnership companies:

a) The application for registration of operation of the lawyer’s office set up by one lawyer;

b) The application for registration of operation of the lawyer’s office set up by a number of lawyers;

c) The application for registration of operation of law partnerships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) The certificates of registration of operation of the lawyer’s office set up by one lawyer;

f) The certificates of registration of operation of the lawyer’s office set up by a number of lawyers;

g) The certificates of registration of operation of law partnerships;

h) The certificates of registration of operation of branches of lawyer’s profession- practicing organizations;

i) The register of operation of lawyer’s offices, law partnerships;

j) The register of establishment of branches.

8.3. Regarding the notification:

a) The notification on changes in the contents of operation registration certificates of lawyer’s offices, law partnerships;

b) The notification on changes in the contents of operation registration certificates of branches of lawyer’s offices, branches of law partnerships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The notification on termination of operation of lawyer’s offices, law partnerships;

e) The notification on termination of operation of branches of lawyer’s offices, branches of law partnerships.

8.4. Regarding reports:

a) Reports of lawyer’s offices, law partnerships on the situation of their organization and operation;

b) Reports of the Bar Associations on the situation of their organization and operation;

c) Reports of the provincial/municipal Services of Justice on the situation of organization and operation of lawyer’s offices, law partnerships in their respective localities.

8.5. Regarding the transition

The list of lawyers.

9. Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the course of implementation, if troubles arise, the provincial/municipal Services of Justice, the Executive Boards of Bar Associations and lawyers shall report them to the Ministry of Justice for timely settlement.

 

 

MINISTER OF JUSTICE




Nguyen Dinh Loc

 

;

Thông tư 02/2002/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 94/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 02/2002/TT-BTP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành: 22/01/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 02/2002/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 94/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư do Bộ Tư pháp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…