ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/TT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 1978 |
THÔNG TRI
VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA THUỘC KHU VỰC SẢN XUẤT TIỂU CÔNG NGHIỆP – THỦ CÔNG NGHIỆP BỎ TRỐN RA NƯỚC NGOÀI
Gần đây, có một số người Hoa là xã viên của hợp tác xã hay tổ sản xuất hoặc công nhân tại các cơ sở sản xuất tư nhân thuộc khu vực sản xuất tiểu công nghiệp – thủ công nghiệp ở các quận, huyện bỏ trốn ra nước ngoài; Ủy ban Nhân dân thành phố quy định một số điểm đối với những tài sản của họ tại những cơ sở sản xuất đó như sau:
1. Đối với xã viên của hợp tác xã, tổ sản xuất tiểu công nghiệp – thủ công nghiệp
- Cố phần trong nghĩa vụ và ngoài nghĩa vụ của những xã viên hoặc tổ viên người Hoa trốn đi nước ngoài do Nhà nước quản lý, tùy hoàn cảnh cụ thể cơ sở có thể nộp ngay cho Phòng Tài chánh quận, huyện sở tại, hoặc có thể nộp trả dần vào công quỹ theo sự thỏa thuận của Phòng Tài chánh quận, huyện.
- Máy móc, thiết bị của họ góp vào cơ sở sản xuất, nếu đã được hóa giá và đã trả hết tiền hóa giá rồi thì được coi là tài sản của tập thể. Trường hợp chưa hóa giá hoặc mới trả được một phần tiền hóa giá, thì phần còn lại thuộc quyền quản lý của Nhà nước, Nhà nước có thể để cho cơ sở tiếp tục sử dụng và hoàn trả dần số tiền cho Nhà nước.
Nếu máy móc, thiết bị chưa hóa giá còn để lại tại gia đình, Nhà nước sẽ quốc hữu hóa và tùy theo giá trị sử dụng của máy, có thể giao cho cơ sở quốc doanh hoặc cơ sở tiểu công nghiệp – thủ công nghiệp khác quản lý. Trường hợp cụ thể sẽ do Ủy ban Nhân dân quận, huyện quyết định, có thông qua ý kiến của Sở Công nghiệp thành phố.
Đối với các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể có thuê mướn2. lao động hoặc tự sản xuất theo hộ gia đình:
- Nhà nước quốc hữu hóa và quản lý toàn bộ tài sản của họ.
- Các phòng Công nghiệp quận, huyện tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản với các cơ quan có liên quan ở quận, huyện và phường, xã; cần mời cơ quan gia công đặt hàng với cơ sở tham dự và lập biên bản báo cáo cho Ủy ban Nhân dân quận, huyện và Sở Công nghiệp thành phố quyết định.
- Nếu cơ sở sản xuất tương đối lớn, có máy móc, thiết bị tốt, Nhà nước có thể điều động bổ sung cho các cơ sở quốc doanh và thu dụng luôn công nhân viên của cơ sở đó để tiếp tục sản xuất. Cơ sở nhỏ, máy móc, thiết bị Nhà nước không cần đến, cũng phải kiểm kê, định giá trị, lập biên bản để có thể giao cho hợp tác xã, tổ sản xuất quản lý và thu dụng luôn công nhân của cơ sở đó; hoặc tổ chức cho anh chị em công nhân tại cơ quan đó thành lập tổ sản xuất, hợp tác xã, tiếp tục quản lý, sử dụng thiết bị, máy móc để sản xuất và hoàn trả dần vốn cho Nhà nước.
Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo cho các cơ sở này tiếp tục sản xuất bình thường, đảm bảo cho những người lao động tại cơ sở có công việc làm.
Ủy ban Nhân dân thành phố tạm thời nêu lên một số quy định trên để các sở, ban, ngành và quận, huyện thuộc thành phố áp dụng và theo dõi, đề nghị bổ sung kịp thời. Hằng tháng, cần báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Nhân dân thành phố và Sở Công nghiệp.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Thông tri 22/TT-UB năm 1978 về một số quy định cụ thể đối với người Hoa thuộc khu vực sản xuất tiểu công nghiệp – thủ công nghiệp bỏ trốn ra nước ngoài do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 22/TT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tri |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Văn Đại |
Ngày ban hành: | 16/08/1978 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tri 22/TT-UB năm 1978 về một số quy định cụ thể đối với người Hoa thuộc khu vực sản xuất tiểu công nghiệp – thủ công nghiệp bỏ trốn ra nước ngoài do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video