VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2009 |
Ngày 13 tháng 3 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư năm 2009 có tính tới năm 2010 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Quân đội báo cáo, ý kiến của các Phó Thủ tướng và đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:
Công nghệ thông tin, đặc biệt viễn thông, là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Những năm qua, trong lĩnh vực này, tuy sự đầu tư ban đầu của Nhà nước hạn chế nhưng với vai trò nòng cốt chủ lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã nỗ lực vươn lên, hiện đại hóa nhanh, đi tắt đón đầu, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ viễn thông hiện đại, tiên tiến để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông về cáp quang, vệ tinh, trạm thu phát vô tuyến BTS; phát triển nhanh internet, điện thoại di động ở nước ta, đã xây dựng được thương hiệu mạnh ở trong nước và khu vực. VNPT và Viettel đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ, có kinh nghiệm cạnh tranh về kinh tế và công nghệ; thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công ích, nhất là dịch vụ bưu chính, viễn thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, . . . góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy tăng năng suất lao động trong các ngành, lĩnh vực khác. Viettel đã rất tích cực đưa internet tới các trường phổ thông, mở rộng cụng cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây. Năm 2008, trong tình hình lạm phát cao song VNPT và Viettel đã kiên trì, tiếp tục phấn đấu giảm giá thành dịch vụ, tăng năng suất lao động, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, VNPT và Viettel còn có những hạn chế, nổi rõ là: phát triển doanh nghiệp vẫn còn chậm so với tiềm năng, còn hàng triệu hộ nông dân chưa có điện thoại; chậm phát triển chính phủ điện tử; chất lượng, hiệu quả hoạt động và đầu tư cần được cải thiện hơn nữa. VNPT còn chậm đổi mới cơ chế quản lý nội bộ, tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại lao động, số đơn vị hạch toán phụ thuộc còn quá nhiều nên hiệu quả hoạt động, năng suất lao động chưa cao.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ VỀ CÁC KIẾN NGHỊ CỦA VNPT VÀ VIETTEL
Viễn thông là ngành có công nghệ đổi mới liên tục, cạnh tranh quyết liệt, vì vậy, các doanh nghiệp phải phát triển theo hướng hiện đại, tiên tiến, cập nhật liên tục, có hiệu quả, bền vững để đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước và nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
VNPT và Viettel phải tiếp tục là chủ lực, chủ đạo trong phát triển công nghệ viễn thông, kể cả phát triển hạ tầng và dịch vụ, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, trở thành những tập đoàn kinh tế có thương hiệu tầm cỡ trong khu vực và quốc tế, làm nòng cốt để nước ta trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.
Để đạt được mục tiêu này, các Bộ, ngành, VNPT và Viettel phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Theo định hướng trên, VNPT và Viettel phải xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp dài hạn tới năm 2020 với những mục tiêu phù hợp cho các giai đoạn 2009-2015, 2015-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý II năm 2009; từ đó có kế hoạch cụ thể cho năm 2009, năm 2010 và các năm tiếp theo với những giải pháp tích cực, hiệu quả để thực
2. Đối với VNPT:
a) Trong tháng 4 năm 2009, điều chỉnh lại các chỉ tiêu phát triển năm 2009 với tinh thần tích cực nhất, các chỉ tiêu chủ yếu phải có mức tăng trưởng ít nhất 10% so với thực hiện năm 2008.
b) Khẩn trương nghiên cứu để trong tháng 6 năm 2009 trình Thủ tướng Chính phủ mô hình tổ chức nội bộ phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn, giảm tối đa sổ lượng đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ, bảo đảm Công ty mẹ và các đơn vị thành viên phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả.
c) Trong tháng 4 năm 2009, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc cổ phần hóa Công ty Thông tin di động (VMS).
d) Tính toán lại việc sử dụng lao động để giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất lao động. Phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp; trường hợp vượt thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Đối với Viettel:
a) Đồng ý phát triển Viettel thành Tập đoàn kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Viettel xây dựng Đề án này, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2009.
b) Giao Viettel triển khai nhanh và có hiệu quả việc đưa internet đến các trường học và cung cấp điện thoại đến các hộ nông dân trong cả nước; nghiên cứu phương án phù hợp để phủ sóng viễn thông ở khu vực Biển Đông.
c) Cho phép Viettel xây dựng Đề án thí điểm cơ chế tiền lương, thang bảng lương cho doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn với kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 6 năm 2009.
d) Đồng ý Viettel được hạch toán chi phí xúc tiến đầu tư ra nước ngoài vào chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân không vượt quá tỷ lệ pháp luật quy định. Trường hợp cá biệt, lãnh đạo và cấp ủy Đảng của Viettel bàn bạc, thống nhất, báo cáo Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xử lý cụ thể.
4. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị theo hướng khuyến khích doanh nghiệp tự chủ, kinh doanh có hiệu quả.
5. Để đẩy nhanh việc đầu tư của doanh nghiệp, trong khi chưa sửa đổi quy định của pháp luật về đầu tư, VNPT và Viettel báo cáo Thủ tướng Chính phủ về danh mục dự án đầu tư ra nước ngoài và danh mục dự án khác cần chỉ định thầu để Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép.
6. Giao Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các tỉnh, thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng viễn thông, các trạm thu phát vô tuyến BTS tại các địa phương.
7. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Làm đầu mối chủ trì nghiên cứu việc phối hợp giữa các công ty viễn thông trong việc xây dựng và sử dụng chung trạm thu phát vô tuyến BTS.
b) Nghiên cứu để có cơ chế kiểm soát an ninh mạng, bảo đảm an ninh quốc gia.
c) Lấy ý kiến các doanh nghiệp để xây dựng Luật Viễn thông theo hướng tạo thông thoáng, linh hoạt cho doanh nghiệp phát triển.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiên./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Thông báo số 100/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông Quân đội do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 100/TB-VPCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Viết Muôn |
Ngày ban hành: | 26/03/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo số 100/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông Quân đội do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chưa có Video