Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1896/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 04 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THUỶ SẢN,  THỰC PHẨM TỈNH BẾN TRE HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 4253/UBND-TH ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc trích Biên bản họp Thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh tháng 9 năm 2012 (lần 2);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 652/TTr-SCT ngày 25 tháng 9 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm tỉnh Bến Tre hướng đến năm 2020 do Sở Công Thương xây dựng, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp chế biến trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia; phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu.

- Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu chung: Xây dựng các ngành hàng chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 phát triển bền vững, đạt mức trung bình khá của các tỉnh trong khu vực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường; từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh đến năm 2015 đạt 9.143 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 24,74%, chiếm tỷ trọng 63,49% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đến năm 2020 đạt 27.017 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 24,20%, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm của tỉnh lên 78,51% so với công nghiệp của tỉnh vào năm 2020.

- Tập trung phát triển và nâng cao năng lực công nghiệp chế biến dừa và chế biến thuỷ sản là trọng tâm của ngành công nghiệp chế biến của tỉnh; đồng thời đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành có lợi thế và khả năng phát triển như: Chế biến đường, chế biến kẹo, chế biến ca cao và trái cây, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm, các sản phẩm hướng về xuất khẩu.

- Từng bước cơ giới hoá các công đoạn sản xuất thuộc các ngành nghề thủ công truyền thống; xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến.

3. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:

- Chế biến thuỷ sản: Đầu tư hoàn thiện các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh đang đầu tư, tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, vận động các cơ sở sản xuất khô thuỷ sản trong các làng nghề đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu, bao bì để tiến tới đưa sản phẩm tiêu thụ trong các siêu thị và từng bước tham gia xuất khẩu.

- Chế biến dừa: Ưu tiên sản xuất các sản phẩm từ cơm dừa có giá trị cao như: Dầu dừa sạch, sữa dừa, bột sữa dừa, nước dừa đóng lon/hộp, mỹ phẩm từ dừa và các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao,…; đồng thời, nghiên cứu ứng dụng, đề xuất các chính sách để phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ dừa khác như: Kẹo dừa, than gáo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, mụn dừa,… để nâng cao giá trị cho cây dừa.

- Chế biến kẹo và trái cây: Tăng cường công tác động viên doanh nghiệp phát triển sản xuất để nâng quy mô doanh nghiệp, tạo khả năng tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế bằng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, đăng ký nhãn hiệu, tham gia các hội chợ triển lãm,… để thương mại hoá các sản phẩm chế biến từ trái cây như: Chanh, tắc muối, nước ép trái cây,…

- Chế biến ca cao: Trên cơ sở Đề án phát triển ca cao của tỉnh Bến Tre đến năm 2020, từng bước nhân rộng các cơ sở chế biến - lên men hạt ca cao; đồng thời, kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến sâu ra sản phẩm chocolate; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến ca cao được vay vốn ưu đãi để nhập khẩu máy móc thiết bị.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Hiện các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của tỉnh có quy mô công suất, trình độ công nghệ rất khác nhau, tổng công suất khá lớn nên không khuyến khích phát triển các dự án có thị trường tiêu thụ trong tỉnh để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện đại hoá máy móc thiết bị để đảm bảo phục vụ nhu cầu của tỉnh và tiêu thụ ngoài tỉnh.

- Chế biến lương thực - thực phẩm: Bến Tre không phải là vùng sản xuất lúa lớn nên không cần thiết kêu gọi đầu tư nhiều nhà máy xay xát, mà chủ yếu là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có hoàn thiện sản xuất, đảm bảo điều kiện xuất khẩu gạo và để phục vụ đời sống dân sinh; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất của các làng nghề sản xuất bánh phồng, bánh tráng để phát triển ngành nghề.

Ngoài ra, đối với các hoạt động sản xuất thực phẩm khác phục vụ dân sinh, hoạt động mang tính làng nghề, cần tập trung vào việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển theo sự phát triển của nhu cầu ở địa phương.

4. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án:

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án: 1.412,3 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn cần kêu gọi đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm: 1.405 tỷ đồng.

- Vốn để hỗ trợ doanh nghiệp: 7,3 tỷ đồng.

5. Các giải pháp thực hiện Đề án: Có 10 giải pháp

- Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu;

- Giải pháp về vốn;

- Giải pháp về kêu gọi đầu tư;

- Giải pháp về thị trường;

- Giải pháp về nguồn nhân lực;

- Giải pháp về công nghệ chế biến;

- Giải pháp về bảo vệ môi trường;

- Giải pháp về tạo mặt bằng cho đầu tư phát triển;

- Giải pháp về tổ chức;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm.

Điều 2. Tổ chức quản lý và thực hiện Đề án

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phê duyệt, tính toán cân đối, huy động các nguồn lực để thực hiện; trong quá trình triển khai có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo kịp thời cho các ngành để thực hiện.

2. Sở Tài chính: Lập các phương án, kế hoạch huy động vốn, phân bổ nguồn vốn cho các dự án đầu tư sử dụng từ ngân sách nhà nước, nhất là kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố.

3. Sở Công Thương: Trực tiếp triển khai, kiểm tra thực hiện nội dung của Đề án và tiến hành triển khai các dự án theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai xúc tiến tìm kiếm các thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho ngành công nghiệp chế biến; giám sát việc thực hiện Quy hoạch điện lực để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các vùng chuyên canh cây, con nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến phù hợp với nhu cầu phát triển; chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

5. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông đến các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành đo đạc, lập bản đồ và xác định giới hạn đất đai cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiến hành các thủ tục giao cấp đất cho các chủ đầu tư phù hợp với đơn vị thực hiện; chủ trì phối hợp với Sở Công Thương tăng cường kiểm tra và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các ngành nghề không được đầu tư sản xuất ngoài khu công nghiệp, trong khu dân cư và công khai danh mục này cho các nhà đầu tư biết; chịu trách nhiệm bố trí kinh phí bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho sản xuất mụn dừa xuất khẩu.

7. Ban Quản lý các khu công nghiệp: Phối hợp các ngành kêu gọi các nhà đầu tư triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của các khu công nghiệp; huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật; kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm.

8. Trung tâm Xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp chế biến vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa điểm phù hợp.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố có đề án đào tạo nghề, đặc biệt cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh; hoàn chỉnh đầu tư Trường Trung cấp nghề huyện Mỏ Cày Bắc, các cơ sở dạy nghề huyện để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến nói riêng.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì thực hiện các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt, hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất theo quy mô công nghiệp.

11. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Thực hiện tốt vai trò tư vấn hỗ trợ các hợp tác xã phát triển; phối hợp tốt với các địa phương và ngành củng cố các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; có kế hoạch phát triển hợp tác xã mới phù hợp với điều kiện từng ngành nghề, địa phương.

12. Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông: Có kế hoạch phát triển lưới điện phục vụ cho sản xuất, đảm bảo thông tin liên lạc và cung cấp nước đến hàng rào cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với tiến độ thực hiện.

13. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan có kế hoạch giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng những địa điểm bố trí các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch; thông tin, phổ biến nội dung Đề án cho nhân dân, doanh nghiệp được biết và thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Liên minh Hợp tác xã, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm hướng đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu: 1896/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 04/10/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm hướng đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…