BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 797/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004
ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ
chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Đại hội thông qua ngày 06 tháng 11 năm 2008.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
HIỆP HỘI CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, NHIỆM KỲ 2008 – 2010
(Phê duyệt theo Quyết định số 797/QĐ-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ)
Tên tiếng Việt: Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Anti-counterfeiting and Intellectual Property Protection Association of Foreign Invested Enterprises.
Tên viết tắt: VACIP
Điều 2. Mục đích, tính chất Hiệp hội
Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, tự nguyện hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, cam kết chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, pháp luật của nước mà doanh nghiệp mang quốc tịch mà không trái với pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam để chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và chống hàng giả, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của từng doanh nghiệp tham gia.
1. Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và có Văn phòng đại diện ở các địa phương hoặc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 4. Quản lý nhà nước đối với Hiệp hội
Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam về công tác chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
2. Đại diện cho hội viên đề xuất, kiến nghị với cơ quan, tổ chức của Việt Nam về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng.
3. Hỗ trợ tư vấn cho các hội viên về những vấn đề liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Cung cấp thông tin cho hội viên về chính sách, luật pháp và chủ trương của Nhà nước Việt Nam có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
4. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm chống hàng giả; khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển theo quy định của pháp luật. Hiệp hội được cử hội viên tham dự các cuộc họp, hội nghị về các chủ đề liên quan đến hoạt động của Hiệp hội trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền hạn của Hiệp hội
1. Đại diện cho hội viên đề xuất, kiến nghị với Nhà nước Việt Nam về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển các hoạt động chống hàng giả và bảo vệ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên; tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội khi được yêu cầu; đại diện cho hội viên trong các quan hệ đối nội, đối ngoại trong các hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức trong khu vực và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
5. Xuất bản tạp chí, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tán thành điều lệ, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội đều được xét trở thành hội viên của Hiệp hội.
Người đại diện doanh nghiệp tham gia Hiệp hội là đại diện có thẩm quyền do doanh nghiệp cử bằng văn bản. Trong trường hợp người được cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, thì doanh nghiệp là hội viên có quyền cử người khác thay thế.
Điều 8. Quyền lợi của hội viên
1. Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự Đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội, được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan nhà nước thông qua Hiệp hội.
3. Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Được ứng cử, để cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
5. Được Hiệp hội cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, tham quan, khảo sát ở trong và ngoài nước nước Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.
6. Được quyền ra khỏi Hiệp hội.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các quy định tại Điều lệ này, thực hiện nghị quyết của Hiệp hội, tuyên truyền phát triển hội viên mới.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội, đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
4. Đóng lệ phí gia nhập và phí sinh hoạt hàng năm theo quy định.
Điều 10. Thủ tục chấm dứt quyền hội viên
1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội, cần gửi đơn cho Ban chấp hành Hiệp hội.
2. Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện, uy tín và tài chính của Hiệp hội, hoặc hội viên không đóng hội phí trong 12 tháng.
3. Doanh nghiệp hoặc tổ chức bị cơ quan nhà nước thu hồi giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khi Ban chấp hành Hiệp hội ra thông báo chấm dứt hiệu lực của Quyết định công nhận hội viên.
Ban chấp hành Hiệp hội thông báo danh sách hội viên xin rút khỏi Hiệp hội, hội viên bị khai trừ và hội viên bị xóa tên cho tất cả các hội viên khác biết.
Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng với mọi hội viên.
Các cơ quan chấp hành hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.
Điều 12. Tổ chức của Hiệp hội gồm
1. Đại hội toàn thể Hiệp hội, hoặc đại hội bất thường (gọi tắt là Đại hội).
2. Ban chấp hành.
3. Các Ban chuyên môn.
4. Văn phòng.
5. Các tổ chức trực thuộc khác theo quy định của pháp luật.
1. Đại hội toàn thể Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 03 năm một lần. Việc tổ chức Đại hội phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Hiệp hội;
b) Quyết định phương hướng và chương trình công tác cả nhiệm kỳ của Hiệp hội;
c) Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội;
d) Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban chấp hành Hiệp hội;
e) Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới;
g) Bầu Ban chấp hành Hiệp hội khóa mới, bầu các chức vụ lãnh đạo chủ chốt hoặc ủy quyền cho Ban Chấp hành bầu (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký).
h) Bầu Ban Kiểm tra Hiệp hội.
3. Đại hội toàn thể có thể được triệu tập đại hội bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 2/3 Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội, hoặc trên 1/2 số hội viên yêu cầu.
4. Các Nghị quyết của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Điều 14. Ban chấp hành Hiệp hội
1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc biểu quyết công khai. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên. Trong trường hợp cần thiết, Ban chấp hành được quyền bầu bổ sung một số Ủy viên Ban chấp hành. Số lượng Ủy viên Ban chấp hành được bầu bổ sung không được nhiều hơn 1/3 số ủy viên hiện có.
Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội là đại diện doanh nghiệp do về hưu hoặc chuyển công tác khác thì doanh nghiệp được cử người đại diện thay thế làm Ủy viên Ban chấp hành
Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội là 3 năm một lần, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
2. Ban chấp hành Hiệp hội họp thường kỳ 6 tháng một lần.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hiệp hội:
a) Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội;
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội cho các hội viên biết;
c) Quyết định mức lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm. Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm;
d) Quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, Văn phòng đại diện tại các khu vực; Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
e) Cử trưởng các Ban chuyên môn, các Trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực;
g) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội;
h) Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu.
Điều 15. Chủ tịch và Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch Hiệp hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật;
b) Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban chấp hành Hiệp hội;
c) Chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành Hiệp hội;
d) Trực tiếp chỉ đạo Tổng thư ký Hiệp hội;
đ) Phê duyệt nhân sự Văn phòng Hiệp hội và các tổ chức khác do Hiệp hội thành lập;
e) Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Hiệp hội và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.
2. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và có thể được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành Hiệp hội khi Chủ tịch vắng mặt.
1. Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.
2. Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Ban chấp hành Hiệp hội phê duyệt.
3. Định kỳ báo cáo cho Ban chấp hành Hiệp hội về các hoạt động của Hiệp hội.
4. Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội.
5. Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên và các tổ chức trực thuộc.
6. Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động cùa Văn phòng Hiệp hội.
7.Giúp việc Tổng thư ký có các Phó Tổng thư ký. Phó Tổng thư ký được Chủ tịch bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng thư ký và được Thường trực Ban Chấp hành nhất trí thông qua.
1. Văn phòng Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Tổng thư ký trình Ban chấp hành Hiệp hội phê duyệt.
Văn phòng Hiệp hội có thể được đặt tại các tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật để thuận lợi cho việc triển khai công tác của Hiệp hội.
2. Các nhân viên của Văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng phù hợp quy định của Bộ luật Lao động.
3. Kinh phí hoạt động của Văn phòng do Tổng thư ký dự trù trình Ban chấp hành Hiệp hội duyệt.
1. Ban Kiểm tra do Đại hội toàn quốc Hiệp hội trực tiếp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.
2. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Đại hội thông qua.
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI
Điều 19. Nguồn thu của Hiệp hội
1. Lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí sinh hoạt hàng năm của hội viên đóng góp theo Quy chế tài chính của Hiệp hội.
2. Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản thu hợp pháp khác
Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội
Được chi theo Quy chế tài chính của Hiệp hội như chi đảm bảo hoạt động của bộ máy Hiệp hội, chi hoạt động thông tin, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, báo chí, cho cơ sở vật chất kỹ thuật và các khoản chi hợp lý khác do Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội quyết định.
Điều 21. Quản lý, sử dụng tài chính và tài sản
1. Ban chấp hành Hiệp hội quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
3. Khi Hiệp hội ngừng hoạt động hoặc giải thể thì toàn bộ tài sản của Hiệp hội được xử lý theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Hiệp hội chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
1. Hiệp hội tự nguyện giải thể theo nghị quyết của trên 50% tổng số hội viên
2. Hiệp hội bị giải thể khi 12 tháng không hoạt động liên tục.
3. Khi giải thể, cơ quan nhà nước ra quyết định giải thể Hiệp hội chỉ định một Ban thanh lý tài sản. Ban thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh lý cho toàn thể hội viên và cơ quan chức năng nhà nước có liên quan.
Những thành viên có thành tích đóng góp cho sự phát triển Hiệp hội, sẽ được khen thưởng.
Các hội viên hoạt động trái với điều lệ Hiệp hội, làm tổn tại đến danh dự, quyền lợi của Hiệp hội phải chịu sự kỷ luật phê bình, cảnh cáo hoặc khai trừ khỏi Hiệp hội.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ
Sáu (6) tháng một lần, Hiệp hội báo cáo tình hình hoạt động, tổ chức, bộ máy, thay đổi về nhân sự chủ chốt hoặc địa chỉ trụ sở (nếu có) cho Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bản Điều lệ này có 8 Chương, 26 Điều đã được Đại hội Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhiệm kỳ 2008 – 2010 nhất trí thông qua ngày 06/11/2008. Ban chấp hành Hiệp hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này theo đúng các quy định của pháp luật.
Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được Đại hội toàn quốc Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhất trí thông qua và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện.
Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhiệm kỳ 2008 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 797/QĐ-BNV |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Trần Hữu Thắng |
Ngày ban hành: | 14/05/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhiệm kỳ 2008 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Chưa có Video