BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/2004/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2004 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật
Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999;
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính
phủ về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ
về Kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ
tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 26/2000/QĐ-UBCK2 ngày 05/01/2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quy định về việc lựa chọn Tổ chức kiểm toán độc lập cho các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc các doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổ chức niêm yết chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung, các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN
CHO TỔ CHỨC PHÁT HÀNH, TỔ CHỨC NIÊM YẾT HOẶC TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Quy chế này áp dụng cho các doanh nghiệp kiểm toán được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán là các doanh nghiệp kiểm toán được quy định tại Điều 20 và Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này.
Quy chế này cũng áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Điều 2: Đối tượng bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính năm, gồm:
1. Doanh nghiệp có thực hiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng (sau đây gọi chung là tổ chức phát hành).
2. Tổ chức niêm yết chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung (sau đây gọi chung là tổ chức niêm yết).
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi chung là tổ chức kinh doanh chứng khoán).
Điều 3: Báo cáo tài chính năm của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được kiểm toán, gồm:
1. Bảng cân đối kế toán;
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
4. Thuyết minh báo cáo tài chính;
5. Các báo cáo bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước).
Điều 4: Báo cáo tài chính quý, 6 tháng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán nếu cần có ý kiến của kiểm toán viên trước khi công khai thì phải được kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận theo Quy chế này kiểm tra theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 910 "Công tác soát xét báo cáo tài chính" ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN
Điều 5: Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 20 và Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập.
2. Các điều kiện quy định tại Quy chế này:
a) Có vốn Điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; Vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên và có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Đã thành lập và hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 5 năm tính đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán;
d) Có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị;
đ) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 6: Doanh nghiệp kiểm toán đã được chấp thuận không được thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau:
1. Các trường hợp quy định tại Điều 27 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP;
2. Các trường hợp quy định tại Quy chế này, gồm:
a) Doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ về kinh tế như hùn vốn, liên doanh, góp vốn cổ phần, với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc ngược lại;
b) Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán có cùng một cổ đông sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên của mỗi bên;
c) Doanh nghiệp kiểm toán là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán (như được cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh không có bảo đảm, );
d) Doanh nghiệp kiểm toán đang hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán.
Điều 7: Kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
2. Các điều kiện quy định tại Quy chế này, gồm:
a) Có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận;
b) Kiểm toán viên hành nghề người Việt Nam phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên ;
c) Kiểm toán viên hành nghề người nước ngoài phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt Nam;
d) Không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
đ) Không phải là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
e) Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán;
g) Không có quan hệ họ hàng thân thuộc như là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với những người có trách nhiệm quản lý, điều hành (kể cả kế toán trưởng) của đơn vị được kiểm toán.
III- THỦ TỤC LỰA CHỌN, CHẤP THUẬN DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
Điều 8: Kỳ lựa chọn chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán:
1. Định kỳ 2 năm một lần, Bộ Tài chính (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) tiến hành lựa chọn, chấp thuận cho các doanh nghiệp kiểm toán được kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Trước ngày 30 tháng 10 của năm lựa chọn, doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu tham gia kiểm toán tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán phải nộp cho Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 9: Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán, gồm:
1. Đơn đăng ký tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán (Mẫu đơn xem Phụ lục).
2. Bản sao công chứng quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh và Điều lệ công ty.
3. Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán có xác nhận của Bộ Tài chính, kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình công tác của kiểm toán viên hành nghề và đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán.
4. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán trong năm trước liền kề với năm đăng ký chấp thuận, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán thì phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
b) Danh sách khách hàng được kiểm toán trong năm;
c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán.
d) Các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán (nếu có).
đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán.
e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên,....)
Trường hợp đăng ký lần thứ hai trở đi thì không phải nộp tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và sơ yếu lý lịch tại khoản 3 Điều này.
Điều 10: Công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận.
1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 11 của năm lựa chọn, Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) công bố công khai danh sách các doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán trong 2 năm sau. Trường hợp Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) không chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán thì phải có công văn trả lời chính thức, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
2. Trong thời hạn được chấp thuận, nếu số lượng kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận giảm đến mức không đủ người thực hiện kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo danh sách kiểm toán viên mới đề nghị bổ sung vào danh sách kiểm toán viên hành nghề đã được chấp thuận.
3. Căn cứ danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán có thể xem xét, lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình.
Điều 11: Đình chỉ hoặc huỷ bỏ tư cách được chấp thuận
1. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Quy chế này;
b) Kết quả kiểm toán không đạt yêu cầu theo đánh giá của Bộ Tài chính (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan;
c) Doanh nghiệp kiểm toán không có đủ 10 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận trong vòng 6 tháng liên tục;
d) Có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đang chờ cơ quan pháp luật xử lý.
2. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận, được tiếp tục thực hiện kiểm toán các hợp đồng đã ký và đang thực hiện kiểm toán mà không được ký thêm các hợp đồng mới với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán từ ngày có thông báo của Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) đến hết thời hạn được chấp thuận.
3. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận tự nguyện rút đơn đăng ký tham gia kiểm toán;
b) Doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kiểm toán viên hành nghề bị thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập.
c) Hết thời hạn đình chỉ theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 của Quy chế này mà doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề chưa khắc phục sự việc dẫn đến việc đình chỉ.
d) Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
4. Doanh nghiệp kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề bị huỷ bỏ tư cách được chấp thuận sẽ không được tiếp tục thực hiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán từ ngày có thông báo của Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) đến hết thời hạn được chấp thuận.
Điều 12: Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận có nghĩa vụ:
1. Nắm vững các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán liên quan đến báo cáo tài chính của đối tượng được kiểm toán.
2. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán khi có khiếu nại theo yêu cầu của Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước).
3. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo và kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi ý kiến vào Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý về những sai phạm chưa được xử lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
4. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện công ty được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và thông báo cho Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước).
5. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về kiểm toán.
6. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong khi sử dụng số liệu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận nếu thấy có nghi vấn thì sẽ trực tiếp kiểm tra lại và ra quyết định quản lý trên cơ sở kết quả kiểm tra lại.
7. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp kiểm toán lập báo cáo kiểm toán không trung thực, không chính xác gây thiệt hại cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho khách hàng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm:
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán; Bảo mật thông tin trong hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Soát xét hồ sơ và công bố công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận đủ điều kiện tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán.
3. Tiếp nhận báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán và thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước theo quy định.
Điều 14: Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NĂM...
Kính gửi: Bộ Tài chính(Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước)
1. Tên Công ty..............................................................................
2. Địa chỉ......................................................................................
3. Điện thoại................. Fax...................... Email........................
4. Loại hình doanh nghiệp:........... (tư nhân, hợp danh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài,...).
5. Giấy phép đăng kinh doanh (hoặc Giấy phép đầu tư) số:.... Ngày: .......
6. Số năm hoạt động kiểm toán tại Việt Nam (tính đến ngày nộp đơn): ......
7. Vốn điều lệ (hoặc vốn chủ sở hữu): ......................................
8. Số lượng KTV hành nghề năm........ đã đăng ký tại Bộ Tài chính............
9. Số lượng khách hàng đã kiểm toán năm...................................................
Công ty........... xin đăng ký tham gia kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán và đảm bảo rằng Công ty và các kiểm toán viên hành nghề của công ty có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán (ban hành theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Các tài liệu gửi kèm theo đơn, gồm:
(1) Bản sao công chứng quyết định thành lập (hoặc giấy phép đầu tư) và đăng ký kinh doanh.
(2) Điều lệ công ty
(3) Danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán năm........ có xác nhận của Bộ Tài chính.
(4) Sơ yếu lý lịch (trong đó tóm tắt quá trình công tác của kiểm toán viên hành nghề và đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán).
(5) Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán trong năm trước, bao gồm:
a- Báo cáo tài chính năm....... đã được kiểm toán (nếu pháp luật quy định phải kiểm toán);
b- Danh sách khách hàng được kiểm toán trong năm.........;
c- Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán.
d- Các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán (nếu có).
đ- Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán.
e- Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên,....).
Công ty............. cam kết rằng các thông tin cung cấp trong đơn này và các tài liệu kèm theo là đúng sự thật. Nếu sai Công ty xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đề nghị Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) xem xét, chấp thuận.
|
....., ngày..... tháng..... năm.... Giám đốc Công ty (Chữ ký, họ và tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Trường hợp đăng ký từ lần thứ 2 trở đi thì không phải nộp tài liệu quy định tại mục (1), (2), (4).
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 76/2004/QD-BTC |
Hanoi,
September 22, 2004 |
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to June 12, 1999
Enterprise Law No. 13/1999/QH10;
Pursuant to the Government's Decree No. 144/2003/ND-CP of November 28, 2003 on securities
and securities market;
Pursuant to the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004 on
independent audit;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003
prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Finance Ministry;
At the proposals of the director of the Accounting and Auditing Regime
Department, the chairman of the State Securities Commission and the director of
the Finance Ministry's Office,
DECIDES:
...
...
...
FOR THE FINANCE
MINISTER
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
(Promulgated
together with the Finance Minister's Decision No. 76/2004/QD-BTC of September
22, 2004)
Article 1.- Scope of application
This Regulation shall apply to auditing enterprises accredited by the Finance Ministry to audit organizations issuing securities to the public, securities-listing organizations and securities-trading organizations, which are auditing enterprises defined in Articles 20 and 23 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004 on independent audit, and satisfy the conditions prescribed in this Regulation.
This Regulation shall also apply to the subjects defined in Article 2 of this Regulation.
...
...
...
1. Enterprises conducting the issuance of stocks or bonds to the public (hereinafter referred collectively to as issuing organizations).
2. Organizations listing their securities at the central trading market (hereinafter referred collectively to as listing organizations).
3. Securities companies, fund management companies and securities investment funds (hereinafter referred collectively to as securities trading organizations).
1. Accounting balance sheets;
2. Business operation result reports;
3. Cash flow reports;
4. Explanations of financial statements;
5. Additional reports according to the regulations of the Finance Ministry (the State Securities Commission).
...
...
...
II. STANDARDS
AND CONDITIONS FOR SELECTING AUDITING ENTERPRISES AND AUDITORS
1. The conditions prescribed in Articles 20 and 23 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004 on independent audit.
2. The conditions prescribed in this Regulation:
a/ Having a charter capital or an owner capital of VND 2 billion or more for domestic auditing enterprises; or a minimum charter capital of USD 300,000 for foreign-invested auditing enterprises;
b/ Having 10 practicing auditors or more, who fully satisfy the standards and conditions prescribed in Article 7 of this Regulation;
c/ Having been established and engaged in auditing activities in Vietnam for at least 5 years up to the date of filing the applications of registration for participation in auditing operations;
d/ Having at least 30 audit clients a year;
e/ Submitting dossiers of registration for participation in auditing operations in full and on time according to the provisions of Article 9 of this Regulation.
...
...
...
1. The cases prescribed in Article 27 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
2. The cases prescribed in this Regulation, including:
a/ Auditing enterprises have such economic relations as of capital contribution, joint ventures, share-capital contribution, etc., with securities- issuing, -listing or -trading organizations or vice versa;
b/ An auditing enterprise and a securities- issuing, -listing or -trading organization have the same shareholder owning 5% of each side's share capital or more;
c/ Auditing enterprises are clients currently enjoying the preferential conditions provided by audited securities-issuing, -listing or -trading organizations (such as provision of soft credit, guarantees without security, etc.)
d/ Auditing enterprises are currently providing or already provided in the preceding year services of recording accounting books, making financial statements, conducting internal audit, valuating assets, providing management or financial consultancy to the audited securities- issuing, -listing or -trading organizations.
1. The conditions prescribed in Article 14 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP and the Finance Ministry's Circular No. 64/2004/TT-BTC of June 29, 2004 guiding the implementation of a number of articles of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP.
2. The conditions prescribed in this Regulation, including:
...
...
...
b/ Vietnamese practicing auditors must have auditing experience of at least 2 years after being granted auditor certificates;
c/ Foreign practicing auditors must have at least 2 years' experience of auditing practice in Vietnam;
d/ Not being voting shareholders or lawful representatives of voting shareholders of audited securities-issuing, -listing or -trading organizations;
e/ Not being persons with management or administration responsibilities of audited securities issuing, listing or trading organizations;
f/ Not being clients currently enjoying the preferential conditions of audited securities-issuing, -listing or -trading organizations;
g/ Having no close family relations, such as relations of parents, spouses, children, blood siblings, with persons with management and administration responsibilities (including chief accountants) of audited units.
III.
PROCEDURES FOR SELECTING AND ACCREDITING AUDITING ENTERPRISES
Article 8.- Period for selecting and accrediting auditing enterprises
1. Once every two years, the Finance Ministry (the State Securities Commission) shall select and accredit auditing enterprises to audit securities-issuing, -listing or -trading organizations.
...
...
...
Article 9.- Dossier of registration for auditing participation comprises:
1. An application of registration for participation in auditing securities-issuing, -listing or -trading organizations (made according to a set form, not printed herein).
2. Notarized copies of the company's establishment decision or investment license, business registration and charter.
3. The list of auditors registered for auditing practice certified by the Finance Ministry and enclosed with curricula vitae of such auditors, which summarize working durations of practicing auditors and representatives of the leadership of the auditing enterprise.
4. Reports on financial status and operation situation of the auditing enterprise in the year preceding the year of registration for accreditation, including:
a/ Financial statement. Where the auditing enterprise is subject to compulsory audit, it must submit the already audited financial statement;
b/ The list of audited clients in the year;
c/ The organization, operation and auditing experience of practicing auditors and the auditing enterprise.
d/ Law violations (if any) committed by the auditing enterprise.
...
...
...
f/ Big changes in the year related to practicing auditors (due to increase or decrease of the number of auditors, violations of professional ethics by auditors, etc.).
For cases of registration for the second time onward, the documents prescribed in Clause 2 of this Article and curricula vitae prescribed in Clause 3 of this Article are not required.
1. By November 15 of the year of selection at the latest, the Finance Ministry (the State Securities Commission) shall publicly announce the list of auditing enterprises and the list of practicing auditors of auditing enterprises accredited to audit securities-issuing, -listing or -trading organizations for the subsequent two years. In cases where the Finance Ministry (the State Securities Commission) does not accredit auditing enterprises to audit securities-issuing, -listing or -trading organizations, it shall make written official replies, clearly stating the reasons for non-accreditation.
2. In the accreditation duration, if the number of accredited practicing auditors decreases to the level insufficient for conducting audits, the accredited auditing enterprises shall have to send to the State Securities Commission written notices thereon enclosed with the list of new auditors proposed for addition to the list of accredited practicing auditors.
3. Basing themselves on the list of accredited auditing enterprises and the list of accredited practicing auditors, the securities-issuing, -listing or -trading organizations may consider and select auditing enterprises and practicing auditors for signing contracts on auditing their units.
Article 11.- Suspension or cancellation of accredited status
1. Auditing enterprises or practicing auditors shall have their accredited statuses suspended in the following cases:
a/ They breach the obligations prescribed in Clauses 3 and 4, Article 12 of this Regulation;
...
...
...
c/ Auditing enterprises have failed to have a sufficient number of 10 accredited practicing auditors for 6 consecutive months;
d/ There exist complaints or lawsuits against auditing results to be handled by law enforcement agencies.
2. Auditing enterprises or practicing auditors that have their accredited statuses suspended may continue performing the signed auditing contracts but must not sign new contracts with securities-issuing, -listing or -trading organizations as from the date the notices of the Finance Ministry (the State Securities Commission) are issued till the date the accreditation duration expires.
3. Auditing enterprises or auditors shall have their accredited statuses cancelled in the following cases:
a/ Accredited auditing enterprises voluntarily withdraw their applications of registration for auditing participation;
b/ Auditing enterprises have their investment licenses or business registration certificates withdrawn, or practicing auditors have their auditor certificates withdrawn according to the provisions of Clause 1, Article 36 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004 on independent audit.
c/ Upon the expiry of the suspension duration prescribed at Points b and c, Clause 1, Article 11 of this Regulation, but the auditing enterprises or practicing auditors still fail to remedy the faults which lead to the suspension.
d/ They seriously breach the obligations prescribed in Article 12 of this Regulation.
4. Auditing enterprises or practicing auditors that have their accredited statuses cancelled shall not be allowed to continue performing audits for securities-issuing, -listing or -trading organizations as from the date the notices of the Finance Ministry (the State Securities Commission) are issued till the date the accreditation duration expires.
...
...
...
1. To firmly grasp law provisions on securities and securities market related to financial statements of audited subjects.
2. To explain or supply information and data related to auditing activities when complaints thereabout are lodged, at requests of the Finance Ministry (the State Securities Commission).
3. In the auditing course, if they detect that securities-issuing, -listing or -trading organizations fail to comply with laws and regulations related to audited financial statements, to notify such to the audited units and propose the latter to take measures to prevent, remedy and handle such violations, and give their comments on errors or violations not yet handled according to the auditing standards' provisions in auditing reports or management letters.
4. After distributing auditing reports, if they suspect or detect that audited companies commit serious errors or violations due to non-compliance with laws and regulations related to audited financial statements, to carry out the procedures for notifying such to the audited units and the third parties according to the auditing standards' provisions and concurrently to the Finance Ministry (the State Securities Commission).
5. To keep confidential information according to law provisions on audit.
6. If the State Securities Commission, when using data in already audited financial statements of the accredited auditing enterprises, detect some doubtful points, it shall directly re-examine them and issue management decisions on the basis of re-examination results.
7. In case of detecting that auditing enterprises have made untruthful or inaccurate auditing reports, thus causing damage to their clients and users of auditing results, such auditing enterprises shall have to pay compensations therefor or be handled according to law provisions.
8. Accredited auditing enterprises must perform other obligations prescribed by law.
IV.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
1. Receive dossiers of registration for participation in auditing securities-issuing, -listing or -trading organizations; keep confidential information in such dossiers according to law provisions.
2. Examine dossiers and publicly announce the list of accredited auditing enterprises and the list of accredited practicing auditors, that are eligible to participate in auditing securities- issuing, -listing or -trading organizations.
3. Receive already audited
financial statements of securities-issuing, -listing or
-trading organizations, and perform the State management responsibilities as
prescribed.
Quyết định 76/2004/QĐ-BTC về Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 76/2004/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 22/09/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 76/2004/QĐ-BTC về Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video