THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2008/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2008 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa thiên Huế.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa thiên Huế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động, một số cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa thiên Huế (sau đây viết tắt là KKTCK A Đớt); quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK A Đớt.
Điều 2. Ranh giới địa lý KKTCK A Đớt
KKTCK A Đớt có diện tích tự nhiên 10.184ha thuộc 3 xã: A Roàng, A Đớt, Hương Lâm của huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế, có ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp các xã: Hương Phong, huyện A Lưới;
- Phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 32km;
- Phía Đông giáp xã Hương Nguyên, huyện A Lưới;
- Phía Tây giáp xã Đông Sơn, huyện A Lưới.
Điều 3. Mục tiêu thành lập và phát triển KKTCK A Đớt
KKTCK A Đớt được thành lập và phát triển nhằm:
1. Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng.
2. Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.
3. Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài; khai thác tối đa lợi thế sẵn có; phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.
4. Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
5. Xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa thiên Huế.
Điều 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và bảo hộ các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh tại KKTCK A Đớt trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh phù hợp với Hiệp định vận tải quá cảnh hàng hóa, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động tại KKTCK A Đớt chịu sự điều chỉnh và được hưởng các ưu đãi tại Quy chế này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 6. Ngoài những quyền được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các doanh nghiệp hoạt động trong KKTCK A Đớt được hưởng các quyền sau:
1. Sử dụng các chương trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiện ích công cộng và các dịch vụ phục vụ chung của KKTCK A Đớt do các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng cung cấp và trả phí dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Được hưởng các ưu đãi quy định tại Quy chế này.
3. Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích sử dụng đất của dự án đã được đầu tư. Trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích đầu tư ban đầu của dự án thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và tại các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các quy định của pháp luật.
Điều 7. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa thiên Huế được phát triển bằng các nguồn vốn chủ yếu sau đây:
1. Hàng năm, căn cứ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội quan trọng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ thực hiện của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan bố trí vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh Thừa thiên Huế để triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội quan trọng của KKTCK A Đớt.
2. Phát hành trái phiếu công trình đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của KKTCK A Đớt theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư.
3. Ưu tiên việc sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKTCK A Đớt và các trợ giúp kỹ thuật khác.
4. Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ chung cho KKTCK A Đớt.
6. Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật.
Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn dưới các hình thức khác, theo quy định của pháp luật.
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Điều 8. KKTCK A Đớt bao gồm các khu thương mại công nghiệp, khu quản lý hành chính, khu quản lý và kiểm soát cửa khẩu, khu đô thị và dân cư, khu du lịch, dịch vụ và khu vực phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết KKTCK A Đớt.
Khu thương mại công nghiệp thuộc KKTCK A Đớt (sau đây viết tắt là khu thương mại công nghiệp) được ngăn cách với các khu chức năng khác trong KKTCK A Đớt và nội địa bằng hệ thống rào cứng, có cổng ra vào, bảo đảm sự kiểm soát về người, hàng hóa và phương tiện vận tải của các cơ quan chức năng liên quan.
Trong khu thương mại công nghiệp, không có dân cư (kể cả người nước ngoài) cư trú thường xuyên.
Điều 9. Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của khu thương mại công nghiệp
1. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu thương mại công nghiệp với các khu chức năng khác trong KKTCK A Đớt và nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; phải thực hiện các thủ tục hải quan theo pháp luật Hải quan Việt Nam. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu thương mại công nghiệp với nước ngoài được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài.
2. Các tổ chức kinh tế hoạt động trong khu thương mại công nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm.
3. Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong KKTCK A Đớt và nội địa chỉ được nhập từ khu thương mại công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu; xuất khẩu vào khu thương mại công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu.
Điều 10. Chính sách ưu đãi đầu tư
1. Tất cả các dự án vào khu thương mại công nghiệp được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi khác theo điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Các dự án đầu tư vào khu thương mại công nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm kế tiếp; được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Điều 11. Xuất nhập cảnh người và phương tiện vận tải và cư trú tại KKTCK A Đớt
1. Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
a. Công dân Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây viết tắt là công dân Lào) vào và ra KKTCK A Đớt bằng hộ chiếu, được miễn thị thực nhập, xuất cảnh Việt Nam và được lưu trú tại KKTCK A Đớt không quá 15 ngày. Trường hợp muốn vào các địa điểm khác ngoài KKTCK A Đớt được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực tại cửa khẩu.
b. Công dân Lào cư trú tại các tỉnh có chung đường biên giới với tỉnh Thừa thiên Huế được qua lại KKTCK A Đớt bằng giấy chứng minh biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp. Thời hạn được phép tạm trú tại KKTCK A Đớt không quá 15 ngày.
c. Công dân Lào vào và ra khu kinh tế cửa khẩu trong cùng một ngày bằng chứng minh thư do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp.
2. Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, tạm trú tại KKTCK A Đớt:
a. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài vào tìm hiểu thị trường, làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK A Đớt và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị nhiều lần. Trường hợp vào làm việc, đầu tư, kinh doanh sẽ được xem xét cấp thẻ tạm trú, thời hạn của thẻ tạm trú tối đa là 3 năm.
b. Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng hướng dẫn công an tỉnh Thừa thiên Huế, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Thừa thiên Huế thực hiện việc quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, tạm trú tại KKTCK A Đớt.
3. Nhập cảnh, xuất cảnh của các phương tiện vận tải
a. Các phương tiện vận chuyển đường bộ và đường thủy (sau đây gọi là phương tiện vận chuyển) của Lào và các nước khác vào KKTCK A Đớt nếu có giấy phép liên vận quốc tế thì chỉ đóng dấu hải quan, nếu không có giấy phép liên vận quốc tế thì phải làm thủ tục kê khai tạm nhập tái xuất.
b. Các phương tiện vận chuyển của Lào và các nước khác vào và ra KKTCK A Đớt trong cùng một ngày chỉ cần xác nhận của hải quan tại trạm kiểm soát cửa khẩu và phải neo, đỗ ở bến bãi quy định có sự quản lý của cơ quan chức năng liên quan.
Điều 12. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
1. Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ cho lập quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng cần thiết, bảo đảm cho sự hoạt động và phát triển của KKTCK A Đớt.
2. Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương còn được huy động các nguồn vốn và các thành phần kinh tế khác cũng như nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của KKTCK A Đớt không được phá vỡ quy hoạch và thế phòng thủ bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng tại khu vực cửa khẩu biên giới.
Điều 13. Tài chính, tín dụng, đất đai của KKTCK A Đớt
1. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại KKTCK A Đớt được Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay vốn tín dụng của Nhà nước theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động trong KKTCK A Đớt, sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển các khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.
3. Những người làm việc tại KKTCK A Đớt là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật được giảm 50% số thuế phải nộp.
4. Đối với khách tham quan du lịch trong và ngoài nước khi vào khu thương mại công nghiệp tại khu vực cửa khẩu A Đớt được phép mua các loại hàng hóa nhập khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) mang về nội địa với mức không quá 500.000 đồng/người/ngày.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU A ĐỚT, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Điều 14. Tổ chức bộ máy Ban Quản lý KKTCK A Đớt
1. Ban Quản lý KKTCK A Đớt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Ban Quản lý KKTCK A Đớt là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế để thực hiện việc quản lý tập trung, thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế tại KKTCK A Đớt theo quy chế hoạt động, quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ban Quản lý KKTCK A Đớt có: tư cách pháp nhân; con dấu mang hình quốc huy; trụ sở làm việc; biên chế chuyên trách; kinh phí hoạt động hành chính và sự nghiệp; vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
4. Trưởng ban và các Phó Trưởng ban Ban Quản lý KKTCK A Đớt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế bổ nhiệm.
Điều 15. Ban Quản lý KKTCK A Đớt có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa thiên Huế lập quy hoạch chung để Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong KKTCK A Đớt trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện quy chế hoạt động này, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựng các danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, trong đó có cả phương án phát hành trái phiếu công trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại, chi nhánh của các tổ chức và thương nhân nước ngoài; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; giấy phép lao động cho người nước ngoài; người Việt Nam định cư tại nước ngoài đến làm việc, hoạt động kinh doanh; chứng chỉ xuất xứ hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng của các dự án đầu tư trong KKTCK A Đớt và các giấy phép, chứng chỉ khác theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Xây dựng, ban hành khung giá, trình cấp có thẩm quyền quyết định khung phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thu các loại phí, lệ phí và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất – kinh doanh và các hoạt động tại KKTCK A Đớt.
6. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm mọi hoạt động trong KKTCK A Đớt phù hợp với Quy chế hoạt động này và quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn KKTCK A Đớt, quản lý các dự án xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại KKTCK A Đớt theo đúng quy định.
8. Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai, giới thiệu, đàm phán, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
9. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện tốt các dự án có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
10. Báo cáo định kỳ các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và thực hiện các chính sách tại KKTCK A Đớt. Trên cơ sở tổng kết hàng năm, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách trình Thủ tướng Chính phủ.
11. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác, hỗ trợ phát triển và phối hợp quản lý giữa tỉnh Thừa thiên Huế với các tỉnh của Lào, bảo đảm cho sự hoạt động của KKTCK A Đớt phù hợp với các hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Lào cũng như thỏa thuận giữa tỉnh Thừa thiên Huế với các tỉnh của Lào.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế giao trong từng thời kỳ.
Điều 16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế có trách nhiệm
1. Tổ chức lập quy hoạch chung của KKTCK A Đớt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phê duyệt quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của KKTCK A Đớt.
2. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của KKTCK A Đớt; tiến hành thu hồi đất và giao đất cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt để tổ chức triển khai xây dựng và phát triển KKTCK A Đớt theo quy định.
3. Quy định khung giá đất và giao Ban Quản lý KKTCK A Đớt quy định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, mức miễn, giảm tiền sử dụng đất; mức miễn giảm tiền thuê đất theo từng dự án nhằm bảo đảm khuyến khích đầu tư, trong những trường hợp không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất và phê duyệt phương án tài chính và giá đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trong KKTCK A Đớt theo quy hoạch được duyệt; ủy quyền cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt phê duyệt các dự án đầu tư trong nước thuộc thẩm quyền, đồng thời ủy quyền việc quản lý, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong KKTCK A Đớt theo quy định; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền danh mục các dự án đầu tư phát triển và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm của KKTCK A Đớt.
5. Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định hiện hành để thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động ở địa phương; tạo điều kiện cho lực lượng lao động ở địa phương có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp trong KKTCK A Đớt; khuyến khích và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ các nơi khác về làm việc tại KKTCK A Đớt; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân; hỗ trợ xây dựng các khu tái định cư; hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển KKTCK A Đớt.
6. Chỉ đạo và tổ chức các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý của tỉnh phối hợp với Ban Quản lý KKTCK A Đớt thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KKTCK A Đớt hoạt động được thuận lợi.
7. Cấp kinh phí hoạt động hành chính, sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt từ ngân sách tỉnh Thừa thiên Huế theo kế hoạch hàng năm.
8. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp và tạo điều kiện cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quy chế này; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện, quản lý để KKTCK A Đớt phát triển nhanh và bền vững.
9. Thỏa thuận bằng văn bản với chính quyền của tỉnh của Lào về những nguyên tắc hợp tác, hỗ trợ và phối hợp quản lý hoạt động của KKTCK A Đớt và các tỉnh bạn của Lào trên cơ sở pháp luật hiện hành của mỗi nước và phù hợp với sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước tại KKTCK A Đớt
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và lãnh thổ đối với KKTCK A Đớt ủy quyền và hướng dẫn cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quy hoạch, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý và phát triển đô thị, quản lý đất đai, lao động, xuất nhập khẩu và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và Quy chế này theo nguyên tắc “một cửa, một chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trong KKTCK A Đớt và các yêu cầu đầu tư phát triển của KKTCK A Đớt.
2. Đối với những lĩnh vực không phân cấp, không ủy quyền cho Ban Quản lý KKTCK A Đớt, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với KKTCK A Đớt bằng cách tổ chức các đơn vị trực thuộc nằm trong KKTCK A Đớt (trừ lĩnh vực quản lý nhà nước về ngân hàng) và có quy chế phối hợp với Ban Quản lý KKTCK A Đớt để thực hiện thẩm quyền được giao.
Điều 18. Những quy định khác liên quan đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong KKTCK A Đớt không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo các điều khoản tương ứng của Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các văn bản pháp luật khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.
|
THỦ
TƯỚNG |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 64/2008/QD-TTg |
Hanoi, May 22.2008 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/ 2008/ND-CP of March 14, 2008, on
industrial parks, export-processing zones and economic zones:
At the proposal of the Minister of Planning and Investment and the president of
the People's Committee of Thua Thien Hue province,
DECIDES:
Article 1.- To establish A Dot border-gate economic zone. Thua Thien Hue province.
Article 3.- This Decision takes effect if days after its publication in "CONG BAO.".
...
...
...
THE
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 64/2008/QD-TTg
of May 22. 2008)
...
...
...
Article 2.- Geographical boundaries of A Dot zone
A Dot zone has a natural land area of 10,184 ha in A Roang. A Dot and Huong Lam communes of A Luoi district. Thua Thien Hue province. It geographical boundaries are identified as follows:
- To the north, it borders on Huong Phong commune of A Luoi district:
- To the south, it borders on the People"s Democratic Republic of Laos along a borderline of 32 km;
- To the east, it borders on Huong Nguyen commune of A Luoi district:
- To the west, it borders on Dong Son commune of A Luoi district.
Article 3.- Establishment and development objectives of A Dot zone
A Dot zone is established and developed for:
1. Further enhancing economic and trade cooperation between the Socialist Republic of Vietnam, the People's Democratic Republic of Laos and neighboring countries.
...
...
...
3. Creating an attractive environment for foreign investment: exploiting to the utmost existing advantages: developing production and services; stepping up export and expanding markets.
4. Generating jobs, and promoting the training and improvement of the quality of human resources.
5. Building a mountainous urban center and forming a motive-force economic zone, contributing to strongly promoting economic restructuring of ThuaThien Hue province.
Article 4.- The Government of the Socialist Republic of Vietnam encourages and protects
Vietnamese organizations and individuals of all economic sectors, overseas Vietnamese and foreign investors to invest and do business in A Dot zone in the domains of import, export, temporary import, re-export and transit of goods in accordance with the Agreement on Transit of Goods, bonded warehouses, duty-free shops, fairs, exhibitions, show rooms, import and export production and processing establishments, branches, representative offices, domestic and foreign companies, border-gate marketplaces, socio-economic infrastructure, tourism, as well as financial and banking services according to Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
1. Use socio-economic infrastructure and public-utility works as well as common services provided by infrastructure trading enterprises in A Dot zone and pay service charges as agreed upon.
2. Enjoy incentives specified in this Regulation.
...
...
...
4. Mortgage the value of the rights to use land and assets attached to land in the land lease or sublease duration at credit institutions operating in Vietnam or foreign credit institutions according to law.
Article 7.- A Dot zone shall be developed with the following major sources of capital:
1. Annually, pursuant to the state budget law and investment law, and based on the state budget's balancing capacity, and important socio-technical infrastructure investment projects already approved by competent state agencies and their execution progress, the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance and concerned agencies in allocating the central budget's targeted support capital to Thua Thien Hue province for the execution of important socio-technical infrastructure investment projects of A Dot zone.
2. To issue project bonds for major infrastructure construction investment projects playing a pivotal role in the development of A Dot zone according to the law on issuance of bonds for raising investment capital.
3. To prioritize the use of ODA and preferential credit sources for investment in the construction of necessary socio-technical infrastructure and public-utility service works of A Dot zone as well as other technical assistance.
4. To attract investment capital in the forms of BOT, BT and BTO contracts and other forms in accordance with law.
5. To raise capital from land funds according to the land law for investment in the development of common socio-technical infrastructure of A Dot zone.
6. To raise direct investment capital from domestic organizations and individuals, capital advanced by entities that need to use infrastructure and capital of enterprises engaged in building and commercially operating technical infrastructure works.
To expand the form of credit co-financed by credit institutions and raise capital from different sources in other forms in accordance with law.
...
...
...
OPERATION OF THE INDUSTRIAL AND TRADE SUB-ZONE IN A DOT ZONE
The industrial and trade sub-zone in A Dot zone (below referred to as the industrial and trade sub-zone) is separated from other functional sub-zones in A Dot zone and the inland by a system of solid fences with gates to ensure concerned functional agencies' control of people, goods and means of transport.
In the industrial and trade sub-zone, there are no permanent residents (even foreigners).
Article 9.- Industrial and trade sub-zone's import and export of goods and services
1. Goods and service exchange relations between the industrial and trade sub-zone and other functional sub-zones in A Dot zone ana the iniand are import and export relations and must comply with Vietnamese lav. on import ana export customs procedures must be carried out for those goods and services according to Vietnamese customs law. Goods and service exchange relations between the industrial and trade sub-zone and foreign parties are regarded as those between foreign parties.
2. Economic organizations operating in the industrial and trade sub-zone may export abroad and import from abroad all goods and services not banned by Vietnamese law.
3. Economic organizations and individuals in A Dot zone and the inland may import from the industrial and trade sub-zone only goods and services not banned from import by Vietnam: and export to the industrial and trade sub-zone goods and services not banned from export by Vietnam.
4. Goods and services imported from abroad into the industrial and trade sub-zone or goods and services exported abroad from the industrial and trade sub-zone are exempt from import and export duties.
...
...
...
6. Goods and services in the industrial and trade sub-zone as well as goods and services imported from abroad into the industrial and trade sub-zone are not subject to value-added tax: goods and services brought from other functional sub-zones in A Dot zone and from the inland into the industrial and trade sub-zone enjoy a value-added tax rate of 0%; goods and services brought from the industrial and trade sub-zone into other functional sub-zones in A Dot zone and into inland Vietnam are subject to value-added tax according to current law.
7. Excise tax-liable goods and services produced ana sold in the industrial and trade sub-zone and those imported from abroad and inland Vietnam into the industrial and trade sub-zone are not subject to excise tax. except for automobiles.
8. Excise tax-liable goods and services exported abroad from the industrial and trade sub-zone are no: subject to excise tax.
9. Excise tax-liable goods and services brought from the industrial and trade sub-zone into inland Vietnam are subject to excise tax.
10. For goods produced, processed, reprocessed or assembled in the industrial and trade sub-zone using raw materials or components imported from abroad under current regulations on import management, when being imported into inland Vietnam, import tax shall be paid only for raw materials and components constituting those products or goods. If, when being imported into inland Vietnam, imported raw materials or components are not used, import tax is not required to be paid.
Article 10.- Investment incentive policies
1. All investment projects in the industrial and trade sub-zone enjoy maximum incentives applicable to geographical areas hit by extreme socio-economic difficulties under the Investment Law. the Enterprise Income Tax Law and the Value-Added Tax Law, and other incentives under treaties and multilateral or bilateral trade agreements to which Vietnam has signed or acceded.
2. Investment projects in the industrial and trade sub-zone enjoy exemption from enterprise income tax for four years after taxable incomes are generated; a 50% reduction of payable enterprise income tax amounts for nine subsequent years; and an enterprise income tax rate of 10% for 15 years after investment projects commence business activities.
3. Investment projects on construction of new production lines, expansion of production, technology renewal, environmental improvement or raising of production capacity enjoy exemption from enterprise income tax for increased incomes brought about by investment for up to four years and a 50% reduction of payable tax amounts for up to seven subsequent years.
...
...
...
5. In case legal documents promulgated by the same agency provide differently for the same issue, the document issued later applies.
Article 11.- Entry and exit by people and means of transport and residence in A Dot zone
1. Entry and exit by citizens of the People's Democratic Republic of Laos
a/ Citizens of the People's Democratic Republic of Laos (below referred to as Lao citizens) entering and exiting A Dot zone on their passports are exempt from visas for entry into and exit from Vietnam and may stay in A Dot zone for up to 15 days. If they wish to enter places outside the zone, the entry and exit management agency shall consider and grant them visas at the border gate.
b/ Lao citizens residing in provinces bordering on Thua Thien Hue province may travel through A Dot zone on their border identity cards granted by a Lao competent agency. The maximum duration for their temporary stay in A Dot zone is 15 days.
c/ Lao citizens may enter and exit A Dot zone during the same day with their identity cards granted by a Lao competent agency.
2. Entry, exit, residence and temporary stay in A Dot zone
...
...
...
b/ The Ministry of Public Security and the High Command of Border Guard shall guide the Public Security Service and the Border Guard Command of Thua Thien Hue province in managing entry, exit, residence and temporary stay in A Dot zone.
3. Entry and exit by means of transport
a/ For Laos' and other countries' road and waterway means of transport (below referred to as means of transport) entering A Dot zone, if accompanied by international transportation licenses, those licenses shall be appended with customs seals only, if not. declaration procedures for temporary import for re-export must be carried out.
b/ For Laos' and other countries' means of transport entering and exiting A Dot zone during the same day. only certification of the customs office at the border-gate control station is required, and those means must anchor or park at wharves or lots designated by concerned functional agencies.
Article 12.- Investment in the construction of socio-technical infrastructure
1. The State prioritizes state budget investment capital and preferential credit to support the planning, investment in the development of socioeconomic infrastructure as well as important and necessary service and public-utility works to ensure the operation and development of A Dot zone.
2. The allocation of investment capital to the construction of socio-economic infrastructure as well as service and public-utility works specified in Clause 1 of this Article must comply with the State Budget Law.
3. Apart from the central budget capital, capital of other sources and of different economic sectors and official development assistance (ODA) may be raised for socio-economic infrastructure development.
4. Investment in the construction of socio- economic infrastructure of A Dot zone must not affect the defense zoning plan and posture and the performance of defense tasks at the border gate.
...
...
...
1. Enterprises of all economic sectors carrying out investment production or business activities in A Dot zone may borrow the State's credit capital as considered by the Vietnam Development Bank according to the Vietnamese Government's current regulations on the State's development investment credit.
2. Goods and service production and trading organization and individuals, foreign-invested enterprises and foreign parties to business ccoperation contracts operating in. A- Dot zone which suffer losses after making finalization with me tax office may carry forward those losses to subsequent years and have them included in their taxable incomes. The maximum duration for carrying forward losses is 5 years.
3. Those who work in A Dot zone and are liable to pay personal income tax as provided for by law enjoy a 50% reduction of payable tax amounts.
4. Domestic and foreign tourists entering the industrial and trade sub-zone may purchase imported goods, and enjoy exemption from import tax. value-added tax and excise tax (if any) for goods brought to inland Vietnam valued at not more than VND 500,000/person/day.
STATE MANAGEMENT OF A DOT ZONE
Article 14.- Organizational apparatus of the A Dot Zone Management Board
1. The A Dot Zone Management Board shall be established under the Prime Minister's decision at the proposal of the People's Committee of Thua Thien Hue province and the Minister of Home Affairs.
2. The A Dot Zone Management Board is a state management agency under the People's Committee of Thua Thien Hue province, which shall perform the centralized and uniform management of construction investment and economic development activities in the zone according to the Operation Regulation, planning, plan and execution progress approved by competent state agencies.
...
...
...
4. The head and deputy heads of the A Dot Zone Management Board shall be appointed by the president of the People's Committee of Thua Thien Hue province.
Article 15.- The A Dot Zone Management Board has the following tasks and powers:
1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with functional agencies of Thua Thien Hue province in, formulating a master plan for the People's Committee of Thua Thien Hue province to submit it to the Prime Minister for approval; formulate a detailed planning on functional sub-zones and detailed land use planning and plan in A Dot zone and submit them to the provincial People's Committee for approval: manage, disseminate, guide, examine and inspect the implementation of this Operation Regulation as well as plannings and plans already approved by competent state agencies.
2. To make annual lists of investment projects and plans on capital construction investment capital, including plans to issue project bonds, and submit them to a competent agency for approval and organization of implementation.
3. To grant, modify and revoke business registration certificates: licenses for setting up trade representative offices or branches of foreign organizations and traders: investment certificates: investment incentive certificates; work permits for foreigners or overseas Vietnamese to enter A Dot zone to work and do business, as well as certificates of origin of goods in the zone. To evaluate and approve environmental impact assessment reports or certify registrations of satisfaction of environmental standards: planning certificates or construction licenses of investment projects in the zone as well as other licenses and certificates as authorized by a competent state agency.
4. To set and promulgate price brackets, and submit to a competent authority for decision charge and fee brackets according to law. To directly collect and manage and use charges and fees in accordance with law.
5. To act as a coordinator in solving problems arising in the course of formulating and executing production-business investment projects or carrying out other activities in A Dot zone.
6. To coordinate with the local administration and concerned agencies in ensuring compliance of all activities in A Dot zone with this Operation Regulation as well as plannings and plans already approved by a competent state agency.
7. To manage and use development investment capital sources in A Dot zone and manage state budget-funded construction projects in the zone according to regulations.
...
...
...
9. To closely coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in executing defense and security projects.
10. To regularly report to concerned ministries and branches and the People's Committee of Thua Thien Hue province on the implementation of plannings and plans as well as the formulation and implementation of policies in A Dot zone. Based on annual reviews, to propose and submit to the Prime Minister amendments or supplementations to the policies.
11. To perform tasks of cooperation, development support and management coordination between Thua Thien Hue province and Lao provinces, ensuring compliance of A Dot zone's operation with agreements between the Vietnamese and Lao Governments as well as agreements between Thua Thien Hue province and Lao provinces.
12. To perform other tasks assigned by the People's Committee of Thua Thien Hue province in each period.
Article 16.-The People's Committee of Thua Thien Hue province shall:
1. Formulate a master plan on A Dot zone and submit it to the Prime Minister for approval and approve a detailed planning on functional sub-zones of A Dot zone.
2. To approve a detailed land use planning and plans for A Dot zone: to recover and allocate land to the A Dot Zone Management Board for the construction and development of the zone according to regulations.
3. To set land price brackets and assign the A Dot Zone Management Board to specify levels of land use levy, land rent, land use levy and rent exemption or reduction for each project in order to encourage investment, in case no auction of land use rights or bidding of land-using projects is organized, and approve financial options and prices in case auction of land use rights or bidding of land-using projects is organized.
4. To perform the state management of investment projects in A Do: zone according to the approved planning: to authorize the A Dot Zone Management Board to approve domestic investment projects under its competence and. at the same time, authorize others to manage and inspect domestic and foreign organizations and individuals engaged in goods and service production and trading activities in the zone according to regulations: to submit for approval or approve according to its competence annual lists of development investment projects and development investment capita'; plans of the zone.
...
...
...
6. To direct the province's local administrations at all levels and management agencies to coordinate with the A Dot Zone Management Board in conducting compensation and ground clearance and taking measures to assure security and social order and safety creating conditions for A Dot zone's enterprises to operate in a convenient manner.
7. To allocate administrative and non-businessfunds and development investment capital from the budget of Thua Thien Hue province to the A Dot Zone Management Board under annual plans.
8. To direct the province's functional agencies to coordinate with and create conditions for the A Dot Zone Management Board to fully perform the tasks and exercise the powers defined in this Regulation; to coordinate with concerned ministries and branches in organizing and managing the implementation of this Regulation for the rapid and sustainable development of the zone.
9. To reach written agreement with Lao provincial administrations on the principles of cooperation, support and coordination in managing the operation of A Dot zone and Lao provinces in accordance with each country's current laws and in line with the development of cooperative relations between regional countries.
Article 17.- Responsibilities of ministries and branches in the state management of A Dot zone
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and the People's Committee of Thua Thien Hue province shall. within the ambit of their functions, tasks and powers, perform branch, domain- and territory-based state management of A Dot zone; authorize and guide the A Dot Zone Management Board to perform some tasks of state management of construction investment, planning, natural resources and environment management, urban management and development, land management, labor, import, export and other domains according to law and this Regulation on the "one-stop shop" principle, aiming to facilitate investment, production and business activities of domestic and foreign organizations and individuals in the zone and satisfy its development investment requirements.
2. For domains not decentralized or authorized to the A Dot Zone Management Board, ministries, ministerial-level agencies and the People's Committee of Thua Thien Hue province shall perform the state management of the zone by setting up their attached units (except for the banking domain) and issue regulations on their coordination with the A Dot Zone Management Board in exercising their assigned competence.
...
...
...
;
Quyết định 64/2008/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 64/2008/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/05/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 64/2008/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video