ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2007/QĐ-UBND |
Pleiku, ngày 23 tháng 4 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương;
- Căn cứ Nghị định số 88/2006/ND-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký
kinh doanh; Nghị định số 58/2001/ND-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý
sử dụng con dấu; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư; Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg
ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số Căn cứ Thông tư liên
tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/2/2007 của Liên Bộ Kế hoạch & Đầu
tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải
quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp phép khắc dấu đối với doanh
nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh;
- Xét văn bản số 168/TTLN-KHĐT-CT-CA ngày 20/3/2007 của liên ngành Kế hoạch
& Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế, văn bản số 186/KHĐT ngày 3/4/2007 của Sở
Kế hoạch & Đầu tư và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế "một của liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu tại Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Kế hoạch & Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC
BIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA LIÊN THÔNG" TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG
KÝ MÃ SỐ THUẾ VÀ KHẮC DẤU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2007/QĐ- UBND ngày 23 tháng 4 năm 2007
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1) Luật Doanh nghiệp năm 2005;
2) Luật Đầu tư năm 2005;
3) Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
4) Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng con dấu;
5) Nghị định số 108/2006NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;
6) Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế,
7) Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
8) Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế.
9) Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/2/2007 của Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
10) Chỉ thị số 03/2007/CT-UBND ngày 25-01-2007 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương.
II/ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ VÀ KHẮC DẤU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.
Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã có nhiều nổ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc thành lập và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính ở các thủ tục:
- Đăng ký kinh doanh theo cơ chế "một cửa" tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký mã số thuế tại Cục Thuế tỉnh;
- Đăng ký khắc dấu tại Công an tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Gia Lai mỗi năm có trên 200 doanh nghiệp thành lập mới, phải tiến hành lập các thủ tục theo quy định để đưa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến cuối năm 2006 là 1.521 doanh nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng nhanh hơn. Các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực và quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc thực hiện theo cơ chế một cửa hiện nay đối với việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu là chưa thuận lợi, còn mất nhiều thời gian và chi phí đi lại của các cá nhân, tổ chức, việc phối hợp giữa các sở, ngành để giải quyết các yêu cầu của các cá nhân, tổ chức còn nhiều bất cập.
MÔ HÌNH 1 :
Quy trình đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu hiện nay
Với cách làm này, các cá nhân, tổ chức phải trải qua nhiều công đoạn tại nhiều cơ quan nhà nước và phải theo đúng trình tự; phải mất nhiều thời gian hơn vì không thể tiến hành đồng thời các công việc, tiếp xúc với nhiều cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước và tất yêu làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, việc thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu là một vấn đề cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực, đạt hiệu quả cao trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực hơn để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
III/ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA LIÊN THÔNG" TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ VÀ KHẮC DẤU.
Mục đích của việc thực hiện cơ chế "một của liên thông" là giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, theo hướng thống nhất một đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, đảm bảo đúng pháp luật và thuận lợi cho việc thành lập, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm bới thời gian và chi phí cho các cá nhân, tổ chức khi phải liên hệ từ "một cửa" này đến "một cửa" khác.
Về phía các cơ quan nhà nước, cơ chế "một cửa liên thông" được thực hiện góp phần tăng cường trách nhiệm liên kết và phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong quy trình giải quyết hồ sơ, nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công, góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ cộng chức thực thị nhiệm vụ, chấm dứt cơ chế "xin cho" trong giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" là thực hiện theo nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
IV/ MỤC TIÊU.
Cơ chế "một cửa liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu nhằm từng bước tối ưu hoá hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan nhà nước đối với cá nhân, tổ chức, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Các mục tiêu cụ thể của việc thực hiện cơ chế "một cửa liên thông":
- Giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để đăng ký thành lập và đi vào hoạt động của doanh nghiệp,
- Cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu chỉ cần liên hệ tại một đầu mối nhận và trả kết quả duy nhất là Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư;
Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an quy định kết quả trả cho doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc Giấy phép khắc dấu; doanh nghiệp sẽ còn phải tiến hành liên hệ với cơ sở khắc dấu để khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an quản lý dấu. Mục tiêu của đề án này là thực hiện việc cấp con dấu cho doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở KH&DT cùng với Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính để giải quyết yêu cầu của các cá nhân, tô chức, nâng cao hiệu lực, nhà nước.
- Với quy trình khép kín, lãnh đạo có điều kiện thuận lợi để điều hành thống nhất, theo dõi được tình hình công việc, quản lý cán bộ, công chức dưới quyển chặt chẽ hơn, trên cơ sở đó đánh giá đúng cán bộ, công chức. Thành công của việc thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" này là cơ sở để rút kinh nghiệm triển khai, nhân rộng trên lĩnh vực khác.
V/ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN.
Thủ tục hành chính rõ ràng, đơn giản và đúng pháp luật;
- Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động công vụ và dịch vụ công;
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Việc phối hợp để giải quyết công việc theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức là trách nhiệm của cơ quan nhà nước liên quan;
- Tinh thần và trách nhiệm phục vụ là thước đo hiệu quả công tác của cơ quan quản lý nhà nước và của cán bộ công chức trong việc giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA LIÊN THÔNG"
I/ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:
1/ Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi điều chỉnh:
- Đề án này quy định thủ tục, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo cơ chế "một cửa liên thông" tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, bao gồm:
+ Cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lận tổ chức kinh tế đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thụ lý hồ sơ trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
+ Cấp đăng ký mã số thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế tinh;
+ Khắc dấu và chứng nhận mẫu dấu thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh,
- Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong việc giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức.
- Các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu không quy định tại Đề án này vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
- Cá nhân, tổ chức đề nghị đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấn được quyền lựa chọn áp dụng thủ tục hành chính theo quy định tại Đề án này hoặc áp dụng các thủ tục hành chính hiện hành về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuê và khắc dấu.
b) Đối tượng áp dụng:
Các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
+ Công ty Cổ phần;
+ Công ty hợp danh;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế.
2/ Các cơ quan tham gia phối hợp để giải quyết hồ sơ theo cơ chế "một cửa liên thông"
- Sở Kế hoạch và Đầu tư và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Cục thuế tỉnh và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Công an tỉnh và các phòng chuyên môn trực thuộc;
- Một số Sở, ban ngành có liên quan.
3/ Thời gian tiến hành:
- Đề án này được triển khai thực hiện sau khi được ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt.
Ngoài các hồ sơ công việc giải quyết theo cơ chế "một cửa liên thông" được Đề án này quy định, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4/ Thời gian giải quyết hồ sơ công việc theo quy định tại Đề án này là thời gian làm việc (không kể ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết theo quy định).
5/ Nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ:
Việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định của Đề án này được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
II/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1 "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, giải quyết hồ sơ đến trả lại kết quả cho cá nhân, tổ chức thông qua một đầu mối duy nhất là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước (theo quy định tại quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được ban hành kèm theo Quyết định số 181/2003/QĐ- TTg ngày 4 tháng 9 năm 2003 của Thu tướng Chính phủ).
2. "Một cửa liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu là cơ chế giải quyết các thủ tục trên của cá nhân, tổ chức thông qua một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ (một cửa liên thông) tại Sở Kê hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là bộ phận tiếp nhận). Mọi nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, quan hệ phối hợp thẩm tra, giải quyết hồ sơ, trả kết quả hồ sơ do Sở kế hoạch và Đầu tư thực hiện.
3. Thành lập doanh nghiệp bao gồm việc đăng ký kinh doanh (kể cả đặng ký hoạt động cho chi nhánh, Văn phòng đại diện), đăng ký mã số thuế, khắc dấu của doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp tổ chức lại mà phải thực hiện các thủ tục nêu trên.
III/ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP:
Người yêu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ chung bao gồm :
1/ Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
Thực hiện theo các biểu mẫu và nội dung quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19-10-2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Riêng Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì ngoài những hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải cung cấp thêm hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đâu tư năm 2005.
2/ Hồ sơ đăng ký mã số thuế:
Các giấy tờ đăng ký thuế cho doanh nghiệp, chi nhánh thành lập mới hoặc các giấy tờ đăng ký thay đổi thuế (trừ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14-02-2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04-4-1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế.
(Bộ phận tiếp nhận phối hợp với Phòng Hỗ trợ - Tuyên truyền thuộc Cục Thuế nhận mẫu tờ khai và cung cấp cho người nộp hồ sơ khi đến làm thủ tục hướng dẫn kê khai, ký tên đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vào hồ sơ).
3/ Hồ sơ đăng ký mẫu dấu:
- Đơn đề nghị đăng ký mẫu dấu;
- Phiếu đề nghị chọn cơ sở khắc dấu và loại dấu (theo mẫu)
(Bộ phận tiếp nhận phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (PC13) thuộc Công an tỉnh nhận mẫu tờ khai và cung cấp cho người nộp hồ sơ khi đến làm thủ tục, hướng dẫn kê khai, ký tên đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vào hồ sơ).
IV/ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT:
Không quá 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể trường họp cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dư án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế), cụ thể:
1/ Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: không quá 05 ngày (Cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và lưu chuyển hô sơ) đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh;
- Riêng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh):
+ Thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với trường hợp đăng ký đầu tư;
+ Không quá 20 ngày làm việc đối với trường hợp thẩm định cấp chứng nhận đầu tư;
+ Không quá 30 ngày là việc đối với trường hợp thẩm định cấp chứng nhận đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2/ Tại Cục thuế tỉnh: không quá 05 ngày.
3/ Tại Công an tỉnh: không quá 05 ngày;
4/ Sở Kế hoạch và Đầu tư (Bộ phận tiếp nhận): không quá 02 ngày, trong đó: 1/2 ngày, sau khi nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh để thụ lý theo quy định; 1/2 ngày để nhận kết quả từ phòng Đăng ký kinh doanh chuyển hồ sơ cho Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh; 01 ngày để trả kết quả cho doanh nghiệp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ) trả kết quả đã giải quyết hoàn chỉnh của 03 cơ quan cho doanh nghiệp gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận mã số thuế; Giấy phép khắc dấu, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.
Lưu ý: Thời gian giải quyết hồ sơ tại khoản 2 và 3 được thực hiện đồng thời với nhau.
V/ QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ:
1/ TIẾP NHẬN HỒ SƠ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ công chức tại bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra kỹ hồ sơ.
- Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, thì giải thích, hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh theo quy định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc: Một lần, đầy đủ và đúng như nội dung đã niêm yết công khai.
- Đối với hồ sơ đã hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ cập nhật vào sự theo dõi giải quyết hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ ghi nhận đầy đủ nội dung của hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả.
Khi nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận lưu ý cung cấp thông tin vê các cơ sở khắc dấu hiện có trên địa bàn tỉnh, loại dấu và đề nghị người nộp hồ sơ lựa chọn cơ sở khắc dấu và loại dấu được giới thiệu theo mẫu phiếu có sẵn tại bộ phận tiếp nhận (các thông tin về cơ sở khắc dấu trên địa bàn tỉnh, loại dấu và mẫu phiếu lựa chọn cơ sở khắc dấu và loại dấu do Công an tỉnh cung cấp cho Bộ phận tiếp nhận để giới thiệu cho doanh nghiệp).
Trong hồ sơ đăng ký mã số thuế một số nội dung còn để trống như: Số Đăng ký kinh doanh, ngày cấp... sẽ do cơ quan thuế ghi bổ sung theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi nhận được hồ sơ từ Sở Kế hoạch & đầu tư chuyển đến, vì trước đó chưa có những thông tin này.
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải trực tiếp đến nộp hồ sơ để ký vào các giấy tờ theo hồ sơ quy định.
- Lệ phí, phí:
Cá nhân, tổ chức nộp phí, lệ phí theo quy định cùng lúc nộp hồ sơ gồm các khoản:
+ Lệ phí đăng ký kinh doanh;
+ Lệ phí, phí khắc dấu theo quy định.
Bộ phận tiếp nhận được dùng phiếu thu tạm thời về tổng kinh phí phải thu (trên phiếu có ghi chú: khi nhận kết quả giải quyết sẽ có hóa đơn thu chính thức theo quy định; Phiếu thu tạm thời phải nộp lại cho Bộ phận tiếp nhận cùng với giấy biên nhận và hẹn trả kết quả)
Mức thu cụ thể của từng loại lệ phí thực hiện theo các quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận. Theo quy định hiện hành không thu lệ phí đăng ký mã số thuế.
2/ Chuyển hồ sơ trong nội bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm chuyển đến Phòng Đăng ký kinh doanh vào lúc 10h50' đối với các hồ sơ nhận trong buổi sáng và 16h50' đối với các hồ sơ nhận trong buổi chiều.
- Hồ sơ tiếp nhận theo cơ chế "một cửa liên thông" được sắp xếp quản lý bằng kẹp hồ sơ riêng, bên ngoài kẹp hồ sơ có ghi "Hồ sơ một cửa liên thông".
- Thời gian bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho phòng Đăng ký kinh doanh phải được thể hiện rõ tại phiếu lưu chuyên hồ sơ và sô theo dõi giải quyết hồ sơ.
Phiếu lý chuyển hồ sơ do bộ phận tiếp nhận lập lần đầu và được lưu chuyển kèm theo hồ sơ của cá nhân, tổ chức đến các bộ phận, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho đến khi trả lại kết quả cho cá nhân, tổ chức đó.
Bộ phận tiếp nhận nộp lệ phí đăng ký kinh doanh cho kế toán Sở Kế hoạch & Đầu tư vào cuối ngày làm việc và nhận hóa đơn thu phí để giao lại cho doanh nghiệp khi trả kết quả.
3. Giải quyết hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sau khi nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận chuyển đến Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phân công công chức chuyên môn thực hiện nghiệp vụ xử lý hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chuyển đến chưa hợp lệ theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị Bộ phận tiếp nhận yêu cần công dân, tổ chức bô sung, hoàn chỉnh hồ sợ. Nội dung đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh phải được ghi nhận cụ thể trong phiếu lưu chuyển hồ sơ kèm theo thông báo yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ để xác định trách nhiệm chuyên môn và thời gian chậm trễ.
- Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh hoàn thành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển giao cho Bộ phận tiếp nhận.
Đối với hồ sơ đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì phòng Đăng ký kinh doanh tham mưu trình Lãnh đạo Sở KH&ĐT trong việc tham khảo ý kiến các ngành hữu quan, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp.
4. Chuyển hồ sơ cho các cơ quan liên quan tiếp tục xử lý:
Sau khi hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh bàn giao cho Bộ phận tiếp nhận để chuyển hồ sơ cho các cơ quan giải quyết theo quy định. Bản sao đăng ký kinh doanh lúc này gửi cho các ngành chưa có chữ ký của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Sau khi trả kết quả cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện sao gửi Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Sở, Ngành theo quy định.
Đối với Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài là bản sao có dấu treo của UBND tỉnh.
a/ Bàn giao hồ sơ khắc dấu cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hôi (PC13).thuộc Công an tỉnh để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khắc dấu, khắc con dấu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Việc giải quyết hồ sơ đăng ký mẫu dấu, khắc dấu được thực hiện theo các quy định tại Đề án này và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ nộp lệ phí, phí khắc dấu cho Công an tỉnh và nhận hóa đơn thu theo quy định để giao cho doanh nghiệp khi trả kết quả.
b/ Bàn giao hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 mục I, phần IV, kèm theo phiếu lưu chuyển cho Bộ phận tiếp nhận thuộc Cục Thuế.
Việc giải quyết hồ sơ đăng ký mã số thuế được thực hiện theo quy định tại Đề án này và các quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c/ Trong quá trình giải quyết hồ sơ tại Cục thuế, Công an tỉnh thời điểm nhận hồ sơ và trả kết quả phải thể hiện tại Phiếu lưu chuyển hồ sơ, để xác định trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình giải quyết. Hồ sơ cơ chế "một cửa liên thông" được sắp xếp quản lý bằng kẹp hồ sơ riêng, bên ngoài kẹp hồ sơ có ghi Hồ sơ một cửa liên thông.
d/ Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các điểm a và b khoản này phải được ký nhận và ghi ngày nhận vào ô trong Giấy biên nhận hồ sơ (theo mẫu)
5. Trả kết quả hồ sơ:
- Sau khi nhận lại kết quả giải quyết hồ sơ từ Công an tỉnh và Cục Thuế, Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho doanh nghiệp.
- Cục Thuế tỉnh giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư (Bộ phận tiếp nhận) gồm: Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cùng với Tờ khai đăng ký thuế (hoặc điều chỉnh thuế) để lấy dấu của doanh nghiệp.
- Bộ phận tiếp nhận yêu cầu đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký mẫu chữ ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đóng dấu doanh nghiệp vào Tờ khai đăng ký thuế (hoặc điều chỉnh thuế) để chuyển cho Cục Thuế lưu hồ sơ.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền yêu cầu nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh trước khi nhận kết quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, khắc dấu. Yêu cầu này chỉ được giải quyết sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Công dân, tổ chức ký nhận kết quả vào Phiếu lưu chuyển hồ sơ và cho ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công được cung cấp vào Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và bỏ vào thùng thư góp ý. Thùng thư này do Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư quyết định mở trong từng thời điểm để xem xét, theo dõi.
- Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan chức năng (không chấp thuận giải quyết) phải trả lời cho người nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hô sơ đến hẹn nhưng không dược giải quyết mà không có văn bản trả lời thì người nộp hồ sơ gọi điện thoại cho Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết. Tên Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư, số điện thoại được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận.
Các bộ phận, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải xác nhận vào phiếu lưu chuyển hồ sơ, thể hiện được thời gian nhận và chuyển hồ sơ khi qua từng công đoạn xử lý; phải được cá nhân, tổ chức ký khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ và được lưu tại Bộ phận tiếp nhận.
Từng cơ quan, bộ phận trong quy trình lưu chuyển hồ sơ có trách nhiệm sao lưu Phiếu lưu chuyển trước khi luân chuyển sang cơ quan, bộ phận tiếp theo.
- Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ban gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư gần với thành lập tổ chức kinh tế);
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
+ Giấy phép khắc dấu, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.
+ Hóa đơn thu lệ phí đăng ký kinh doanh; Hoá đơn lệ phí, phí khắc dấu theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi kinh doanh dẫn đến thay đổi mã số thuế mà vẫn giữ nguyên con dấu thì trong kết quả trả cho doanh nghiệp không có thủ tục về khắc dấu và con dấu.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO CƠ CHẾ " MỘT CƯA LIÊN THÔNG"
I. MỐI QUAN HỆ NỘI BỘ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu thủ tục hồ sơ còn vướng mắc, chưa rõ ràng thì Bộ phận tiếp nhận trực tiếp trao đổi ngay với phòng Đăng ký kinh doanh để thống nhất trước khi nhận hồ sơ.
2. Nếu hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận chuyển đến cán bộ, công chức chuyên môn kiểm tra không đúng theo quy định của Đề án này thì có quyền trả lại cho bộ phận tiếp nhận để đề nghị công dân tổ chức bổ sung hồ sơ (có ghi cụ thể chi tiết tại phiếu lưu chuyển hồ sơ).
II MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. CỤC THUẾ VÀ CÔNG AN TỈNH.
1 Khi tiến nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trực thuộc Cục Thuế và Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trực thuộc Công an tỉnh có trách nhiệm xem xét lại tính đầy đủ và tính chính xác của hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết theo quy định đối với hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn giao chưa đầy đủ, hoàn chỉnh theo quy định, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Cục Thuế, Công an tỉnh đề nghị Bộ phận tiếp nhận bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ Nội dung đê nghị bổ sung, hoàn chỉnh phải được ghi nhận cụ thể trong phiếu lưu chuyển hồ sơ (kể cả ngày, giờ).
3. Đối với những hồ sơ mà Cục Thuế, Công an tỉnh giải quyết chậm trễ hoặc có sai sót thì lý do chậm trễ hoặc sai sót phải được ghi nhận cụ thể trong phiếu lưu chuyển hồ sơ.
4. Để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của người nộp hồ sơ kịp thời, chính xác theo quy định thực hiện hiện cơ chế "một cửa liên thông", trong trường hợp hồ sơ hoặc các quy định pháp luật điều chỉnh còn vướng mắc, chưa rõ ràng, công chức Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi ngay với các phòng chuyên môn trực thuộc Cục Thuế, Công an tỉnh thông qua điện thoại, email hoặc các phương tiện trao đổi thông tin khác. Các cơ quan, bộ phận trên có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả trả lời các nội dung liên quan.
Cục Thuế, Công an tỉnh cung cấp đầy đủ các thông tin, biểu mẫn và các quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi liên quan đến việc đăng ký mã số thuế, khắc dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để niêm yết công khai trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỤC THUẾ VÀ CÔNG AN TỈNH
1. Chỉ đạo việc triển khai Đề án thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" tại các Phòng chuyên môn có liên quan, tạo cơ chế ưu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
2. Tổ chức việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo đúng các quy định hiện hành; chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình thực hiện Đề án.
3. Quán triệt trong toàn thể cán bộ công chức các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu thông qua nhiều hình thức cho nhân dân, cơ quan, tổ chức có liên quan được biết và thực hiện.
4. Cùng phối hợp để có hình thức và nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Đề án; trong đó đặc biệt lưu ý chuyên môn, nghiệp vụ của công chức có trách nhiệm hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận.
5. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, báo cáo kịp thời các vấn đề vướng mắc, sơ kết rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa liên thông", có hình thức khen thưởng đối với công chức hoặc bộ phận chuyên môn thực hiện tốt và có hình thức xử lý đối với công chức hoặc bộ phận chuyên môn không hoàn thành chức trách trong quá trình thực hiện Đề án này.
6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ; phối hợp chặt chẽ giữa ba cơ quan qua mạng vi tính để thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, các quy định mới của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết các thủ tục đăng ký thành lập và quản lý hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a/ Củng cố, sắp xếp cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận phù hợp yêu cầu của đề án cơ chế "một cửa liên thông" này;
b/ Bố trí công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận có chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định, có phẩm chất và năng lực, có kỹ năng giao tiếp;
c/ Bố trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận tại nơi thuận tiện, có đủ diện tích và điều kiện trang thiết bị làm việc;
d/ Bổ sung cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cho Phòng Đăng ký kinh doanh để thực hiện đầy đủ và kịp thời việc giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Đề án này;
đ/ Niêm yết công khai các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, biểu mẫu và mức thu phí, lệ phí đối với từng hồ sơ công việc tại Bộ phận tiếp nhận, trên website chuyên ngành; mở sổ góp ý, hòm thư góp ý;
e/ Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức công bố thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" sau khi Đề án có hiệu lực thi hành;
g/ Tổ chức các hình thức thông báo tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về chủ trương và các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai Đề án;
h/ Chủ trì phố hợp với Sở Tài chính, Sở nội vụ dự trù kinh phí (trang thiết bị, phương tiện làm việc...) và đề nghị bổ sung nhân sự thực hiện Đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
IV/ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH VÀ THỦ TRƯỞNG CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN.
1 Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tinh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triền khai thực hiện các nội dung của Đề án
2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan xử lý kịp thời hoặc đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Đề án;
3. Phối hợp tổ chức tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quá trình triển khai, kết quả thực hiện, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện. 4. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện Đề án này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có vướng mắc, các đơn vị, các cơ quan liên quan cần phản ảnh kịp thời về Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung./.
Quyết định 61/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Số hiệu: | 61/2007/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Phạm Thế Dũng |
Ngày ban hành: | 23/04/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 61/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Chưa có Video