BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/BKH-KCX |
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 1996 |
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ vào Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 12 năm 1987. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990 và ngày 23 tháng 12 năm
1992;
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 322-HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) ban hành Quy chế khu chế xuất;
Căn cứ Giấy phép đầu tư số 412/GP ngày 31 tháng 8 năm 1992 cùa Ủy ban Nhà nước
về hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Công ty liên doanh
khai thác kinh doanh Khu chế xuất Sài gòn – Linh trung;
Căn cứ Quyết định số 62-CT ngày 26 tháng 2 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thành lập Ban Quản lý Khu chế xuất Tân thuận
và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 433/KTĐT ngày 27 tháng
10 năm 1992 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc đổi tên Ban Quản
lý Khu chế xuất Tân thuận thành Ban quản lý các Khu chế xuất thành phố Hồ Chí
Minh,
QUYẾT ĐỊNH
Phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu chế xuất Linh trung thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ban Quản lý các Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/BKH ngày 30 tháng 3 năm 1996 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Việc quản lý Khu chế xuất Linh trung được quy định như sau:
3.1. Ban quản lý các Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Ban quản lý) được thành lập theo Quyết định số 62-CT ngày 26 tháng 2 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thành lập Ban quản lý Khu chế xuất Tân Thuận và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Thông báo số 433/KTĐN ngày 27 tháng 10 năm 1992 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc đổi tên Ban quản lý Khu chế xuất Tân Thuận thành Ban quản lý các Khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý Nhà nước Khu chế xuất Linh trung.
3.2. Công ty liên doanh khai thác kinh doanh Khu chế xuất Sài gòn – Linh trung (sau đây gọi là Công ty liên doanh) được thành lập theo Giấy phép số 412/GP ngày 31 tháng 8 năm 1992 và Giấy phép điều chỉnh số 412/GPĐC ngày 12 tháng 2 năm 1994 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp thực hiện việc xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu chế xuất Linh trung.
Ban quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Về xây dựng và phát triển Khu chế xuất Linh trung.
- Phối hợp với Công ty liên doanh xây dựng quy hoạch tổng thể và từng khu vực trong Khu chế xuất Linh trung;
- Xét đơn, cấp Giấy phép xây dựng, giám sát việc xây dựng từng công trình trong Khu chế xuất Linh trung;
- Ban hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định và biện pháp bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng chống cháy, nổ và an toàn lao động trong Khu chế xuất Linh trung.
2. Về thi hành Điều lệ Khu chế xuất Linh trung.
- Ban hành các nội qui, quy định, quy trình nghiệp vụ cụ thể thi hành Điều lệ;
- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành Điều lệ;
- Nghiên cứu trình duyệt việc thay đổi hoặc bổ sung Điều lệ khi cần thiết;
- Ban hành hoặc xét duyệt nội quy điều hành của các bộ phận chức năng của Ban quản lý.
3. Về đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung.
- Phối hợp với Công ty liên doanh tổ chức truyên truyền vận động đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung;
- Ban hành, hướng dẫn lập đơn xin Giấy phép kinh doanh và hồ sơ dự án đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung;
- Tiếp nhận, xét duyệt dự án đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung và cấp Giấy phép kinh doanh cho các xí nghiệp chế xuất hoạt động tại Khu chế xuất Linh trung (sau đây gọi là Xí nghiệp chế xuất, trừ Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng Khu chế xuất và các dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng) theo ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện Giấy phép kinh doanh.
4. Về xuất nhập khẩu và vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu:
- Chuẩn y hợp đồng gia công và/hoặc dịch vụ giữa Xí nghiệp chế xuất với các tổ chức kinh tế bên ngoài Khu chế xuất Linh trung.
- Cấp giấy phép đưa hàng đi gia công theo hợp đồng đã ký;
- Cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hóa và các chứng chỉ khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Ban quản lý;
- Cấp Giấy phép cho các tổ chức dịch vụ cung cấp hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng làm việc trong Khu chế xuất Linh trung.
5. Về lao động:
- Tổ chức hướng dẫn giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam về lao động đối với Xí nghiệp chế xuất.
- Ban hành nội quy đăng ký và cung cấp lao động trong Khu chế xuất Linh trung;
- Giám sát, kiểm tra việc tuyển dụng lao động;
6. Về quản lý hành chính:
- Ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý;
- Tổ chức và bố trí nhân sự bộ máy làm việc của Ban quản lý;
- Ban hành Quy chế công nhân viên, Quy định chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, kỷ luật, định mức lương, phụ cấp cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý.
- Cấp giấy thông hành ra vào Khu chế xuất Linh trung;
- Phối hợp kế hoạch, phương án hoạt động của các tổ chức chuyên ngành trong Khu chế xuất Linh trung như: Công an, Hải quan, Tài chính, Ngân hàng, xuất nhập khẩu và các ngành có liên quan.
7. Về Tài chính:
Ban quản lý là đơn vị dự toán trực thuộc ngân sách Trung ương. Mọi nguồn thu lệ phí trên địa bàn Khu chế xuất Linh trung, Ban quản lý được trích để lại theo chế độ quy định, số còn lại chuyển nộp ngân sách Nhà nước. Các khoản chi theo chế độ do Ngân sách Trung ương đài thọ;
- Ban quản lý cùng cơ quan tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Xí nghiệp chế xuất;
- Ban quản lý quy định các mức lệ phí quản lý trong phạm vi thẩm quyền của mình trên cơ sở chấp thuận của Bộ Tài chính;
8. Giám sát hoạt động của Công ty liên doanh theo ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ban quản lý báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ có liên quan và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan được quy định tại Điều 61 và 62 Quy chế Khu chế xuất.
Các bộ phận chuyên ngành tại Khu chế xuất Linh trung, theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ngành, Bộ chủ quản, giúp Ban quản lý thực hiện quản lý theo nguyên tắc “một cửa” đối với xí nghiệp chế xuất trong phạm vi được bộ, ngành ủy quyền giải quyết.
Báo cáo của các bộ phận chuyên ngành tại Khu chế xuất Linh trung gửi Ban quản lý và cơ quan chủ quản.
Bộ máy làm việc của Ban quản lý bao gồm các bộ phận:
1. Văn phòng Ban quản lý
2. Phòng Đầu tư
3. Phòng Quản lý doanh nghiệp
4. Phòng Lao động
5. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu
6. Trung tâm Dịch vụ lao động
Nhiệm vụ của Công ty liên doanh được quy định tại Giấy phép đầu tư như sau:
a. Hoạch định việc phát triển đầu tư và tuyên truyền cổ động về Khu chế xuất Linh trung.
b. Thiết kế, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, tiện nghi, tiện ích công cộng trong Khu chế xuất Linh trung, bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ xây dựng;
- Xây dựng và kinh doanh dịch vụ bến cảng, kho bãi, kho quá cảnh.
- Kinh doanh dịch vụ vệ sinh trong Khu chế xuất Linh trung;
- Tự đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư cho các hoạt động cung ứng điện, nước, hơi đốt phục vụ nhu cầu của Khu chế xuất Linh trung và cung ứng ra ngoài Khu chế xuất.
c. Tham gia vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ cửa khẩu về Khu chế xuất Linh trung và ngược lại, cũng như từ Khu chế xuất Linh trung đến các cơ sở gia công ngoài Khu chế xuất và ngược lại, theo quy định về quản lý vận chuyển của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
d. Kiến nghị với Ban quản lý về việc thành lập xí nghiệp trong Khu chế xuất Linh trung của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Việt Nam.
Công ty liên doanh được phép ấn định:
- Giá bán nhà xưởng, văn phòng xây sẵn trong Khu chế xuất Linh trung bằng vốn của Công ty.
- Giá biểu cho thuê mặt bằng nhà xưởng tiêu chuẩn văn phòng xây sẵn được xây dựng bằng vốn đầu tư phân lô bằng vốn của Công ty để phục vụ sản xuất, tồn trữ hàng hóa sản phẩm và vật tư sản xuất…
- Phí bảo quản, khai thác công trình cơ sở hạ tầng và phí sử dụng tiện nghi, tiện ích công cộng trong Khu chế xuất Linh trung được xây dựng bằng vốn đầu tư của Công ty.
- Phí bốc xếp vận chuyển v.v… thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty được phép thu tiền cung ứng các dịch vụ cần thiết theo từng hợp đồng ký kết với khách hàng, với xí nghiệp chế xuất.
Công ty liên doanh hoạt động phù hợp với Giấy phép đầu tư, tuân thủ Điều lệ này và các quy định của Ban quản lý ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý trong phạm vi ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xí nghiệp muốn đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung phải có các điều kiện sau đây:
1. Đối với lĩnh vực sản xuất.
- Sản phẩm phải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Sản xuất phải đảm bảo thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn môi sinh, môi trường về phòng chống cháy, nổ của Nhà nước Việt Nam.
- Vốn đầu tư tối thiểu 1.000.000 USD; trong một số trường hợp đặc biệt Ban quản lý có thể xem xét những dự án có vốn đầu tư thấp hơn.
2. Đối với lĩnh vực dịch vụ (vận chuyển, bốc xếp, sửa chữa, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán, kế toán, xây dựng, mậu dịch…):
Dịch vụ phải là cần thiết và hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu trong Khu chế xuất Linh trung.
Các ngành sản xuất được ưu tiên tiếp nhận vào Khu chế xuất Linh trung gồm có:
- Điện tử, vi điện tử, điện gia dụng.
- Chế biến sản phẩm cao su (đặc biệt là sản phẩm cao su kỹ thuật) và sản phẩm nhựa (chú ý nhựa cao cấp);
- Dệt, may, thêu, đan;
- Chế tạo cơ khí.
- Chế biến thực phẩm, đồ uống từ nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, hải sản.
- Sản xuất sản phẩm da (trừ thuộc da), lông động vật, giả da (từ nguyên liệu đã được sơ chế).
- Sản xuất sản phẩm bằng chất dẻo, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, hương liệu, đồ trang sức.
- Dụng cụ thể thao cao cấp;
- Sản phẩm giấy, bao bì;
- Lắp ráp phương tiện vận tải;
- Dược liệu, dược phẩm, dụng cụ y tế cao cấp;
Các ngành khác theo quy hoạch và định hướng của Ban quản lý.
Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch phát triển, Ban quản lý sẽ công bố danh mục các ngành sản xuất được kêu gọi đầu tư vào Khu chế xuất Linh trung.
Đơn xin Giấy phép kinh doanh và hồ sơ kèm theo phải nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban quản lý.
Trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, xí nghiệp chế xuất có quyền:
1. Thuê mặt bằng trong Khu chế xuất Linh trung để tự mình hoặc thuê thiết kế, xây dựng nhà xưởng và các công trình kiến trúc phục vụ kinh doanh theo các điều khoản của Giấy phép kinh doanh, phù hợp với quy hoạch tổng thể Khu chế xuất Linh trung được phê duyệt và tuân theo quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước Việt Nam.
2. Thuê hoặc mua nhà xưởng tiêu chuẩn trong Khu chế xuất Linh trung.
3. Sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng, các dịch vụ kho, bãi, container, bốc xếp, vận chuyển… trong Khu chế xuất Linh trung và trả tiền sử dụng.
4. Quyết định chương trình, tổ chức kinh doanh phù hợp với Giấy phép kinh doanh, Điều lệ xí nghiệp và Điều lệ Khu chế xuất Linh trung.
5. Nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với Giấy phép kinh doanh.
6. Xuất khẩu sản phẩm ra thị trường ngoài nước, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu.
7. Ký hợp đồng gia công hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ với các tổ chức kinh tế nội địa khi được Ban quản lý chấp nhận.
8. Định giá sản phẩm và địch vụ trên cơ sở thỏa thuận.
9. Trực tiếp ký hợp đồng tuyển dụng công nhân, nhân viên vào làm việc ở xí nghiệp.
Xí nghiệp chế xuất có nghĩa vụ:
1. Tuân thủ Quy chế Khu chế xuất, Điều lệ Khu chế xuất Linh trung và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và Giấy phép kinh doanh.
3. Tuân thủ mọi quy định về việc mở tài khoản, thực hiện chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm được quy định tại Quy chế Khu chế xuất và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, môi sinh Khu chế xuất Linh trung, thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy, nổ và bão lụt.
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Nhà đầu tư có thể thuê mặt bằng trong Khu chế xuất Linh trung để tự xây dựng nhà xưởng, tiện nghi cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Nếu gọi thầu xây dựng, các tổ chức Việt Nam được ưu tiên gọi thầu. Việc thiết kế xây dựng phải được sự thỏa thuận trước của Công ty liên doanh và phải xin Ban quản lý cấp Giấy phép xây dựng. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nộp tại Ban quản lý và được Ban quản lý xem xét và trả lời về việc cấp Giấy phép xây dựng theo thời hạn quy định.
Nếu vì các lý do chính đáng không hoàn thành kế hoạch xây dựng dự kiến, nhà đầu tư phải xin Ban quản lý cho gia hạn Giấy phép xây dựng trước khi thời hạn kết thúc 30 ngày. Nếu không được gia hạn, phần mặt bằng không sử dụng sẽ bị thu hồi. Khi đó, nhà đầu tư không được hoàn trả tiền thuê, tiền đặt cọc và mọi khoản lãi (nếu có).
2. Trong trường hợp hồ sơ xin đầu tư được Ban quản lý chấp thuận, trong vòng 1 tháng kể từ ngày cấp Giấy phép kinh doanh, nhà đầu tư phải ký hợp đồng chính thức thuê mặt bằng, thuê hoặc mua nhà xưởng.
1. Trễ trên 1 tháng đến 2 tháng: tiền phạt là 5% số tiền thuê.
2. Trễ trên 2 tháng đến 3 tháng: tiền phạt là 10% số tiền thuê.
3. Trễ trên 3 tháng đến 4 tháng: tiền phạt là 15% số tiền thuê.
4. Nếu sau 04 tháng, tổng số tiền thuê cộng với tiền phạt trễ không được thanh toán, Công ty liên doanh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thu hồi mặt bằng hay nhà xưởng mà không hoàn trả các khoản tiền đã thu và đề nghị Ban quản lý thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp kế hoạch đầu tư của xí nghiệp chế xuất được thực hiện trong nhiều giai đoạn, thì diện tích xây dựng ở giai đoạn đầu có thể dưới mức 50% quy định trên đây, nhưng tỷ lệ diện tích xây dựng và tiến độ xây dựng phải được ghi rõ trong kế hoạch sử dụng mặt bằng và phải được thực hiện nghiêm túc.
1. Xí nghiệp không sử dụng các công trình này trong thời hạn do Ban quản lý quy định.
2. Việc sử dụng các công trình gây nguy hại đến môi trường, môi sinh.
3. Công trình không sử dụng đúng theo mục đích hoạt động của xí nghiệp được quy định trong Giấy phép kinh doanh.
4. Khi chuyển nhượng, thanh lý công trình mà xí nghiệp không hoàn thành được việc chuyển nhượng, thanh lý trong thời hạn do Ban quản lý quy định vì giá chào quá cao.
Các loại công trình nêu trên bao gồm nhà xưởng tiêu chuẩn do Xí nghiệp chế xuất mua hoặc nhà xưởng do xí nghiệp tự thiết kế và xây dựng thuộc quyền sở hữu của xí nghiệp, cùng với các công trình và tiện nghi phụ trợ như hệ thống cấp nước, vệ sinh, chiếu sáng v.v…
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, XỬ LÝ PHẾ THẢI, PHẾ LIỆU
1. Bán ra thị trường nước ngoài hoặc bán cho các xí nghiệp khác trong Khu chế xuất Linh trung hoặc trong các khu chế xuất khác.
2. Bán vào thị trường nội địa: Việc bán những phế phẩm, phế liệu nêu trên phải thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Công ty liên doanh có thể được tổ chức kinh doanh phế liệu, phế phẩm nói trên.
Trường hợp Xí nghiệp chế xuất chậm trễ trong xử lý phế phẩm, phế liệu trên, Ban quản lý có quyền chỉ định đơn vị chuyên trách xử lý thay và mọi chi phí cho việc xử lý do xí nghiệp chịu.
2. Công ty liên doanh có thể cung cấp dịch vụ có thu phí cho các xí nghiệp chế xuất và tổ chức khác trong Khu chế xuất Linh trung như dọn dẹp vệ sinh, xử lý và vận chuyển phế phẩm, phế liệu.
Chi phí xử lý chất thải được hạch toán vào giá thành kinh doanh cơ sở hạ tầng và do Công ty liên doanh ấn định cụ thể cho từng loại xí nghiệp.
RA VÀO KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG
2. Nhà đầu tư, công nhân viên chức làm việc cho Ban quản lý, các tổ chức chuyên ngành đặt trong Khu chế xuất Linh trung, nhân viên các cấp của Công ty liên doanh, công nhân viên chức của các xí nghiệp chế xuất (tất cả các đối tượng này sau đây được gọi tắt là nhân viên) và những người có quan hệ giao dịch với các cơ quan, tổ chức, Công ty liên doanh, xí nghiệp chế xuất được phép ra vào Khu chế xuất Linh trung sau khi được Ban quản lý cấp giấy thông hành.
3. Công dân Việt Nam và người nước ngoài không được cư trú trong Khu chế xuất Linh trung. Trường hợp do yêu cầu công việc cần lưu trú trong Khu chế xuất Linh trung phải được Ban quản lý cho phép.
4. Phương tiện vào/ra Khu chế xuất Linh trung phải có giấy phép do Ban quản lý cấp.
QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG
Xí nghiệp chế xuất trực tiếp ký hợp đồng tuyển dụng lao động với các đối trượng do Trung tâm dịch vụ lao động trực thuộc Ban quản lý giới thiệu và có quyền ấn định các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác… phù hợp với từng chức danh và loại công việc của xí nghiệp. Xí nghiệp chế xuất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân viên làm việc tại xí nghiệp.
Điều kiện của người lao động cần có là:
- Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi lao động.
- Lý lịch rõ ràng.
- Đáp ứng yêu cầu của xí nghiệp sử dụng lao động
Bên mua và bên bán phải thực hiện các thủ tục Hải quan tại Khu chế xuất Linh trung và tuân thủ pháp luật hải quan hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
Hàng hóa máy móc, thiết bị nêu trên khi đưa trở về Khu chế xuất Linh trung phải là hàng hóa máy móc thiết bị nguyên gốc phù hợp với danh mục đăng ký tại Hải quan Khu chế xuất mà Hải quan Khu chế xuất Linh trung có thể nhận dạng được.
2. Để thực hiện hợp đồng gia công cung cấp dịch vụ, xí nghiệp chế xuất làm đơn kèm theo chứng từ liên quan xin Ban quản lý cấp giấy phép xuất nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm vào nội địa và làm đầy đủ thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa ra khỏi Khu chế xuất Linh trung.
Xí nghiệp chế xuất phải cung cấp bảng định mức sử dụng nguyên liệu để Hải quan Khu chế xuất Linh trung tiện việc kiểm tra khi hàng gia công xong chuyển về Khu chế xuất.
3. Nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm xuất vào nội địa phải giao đúng cho đơn vị ký hợp đồng.
Nếu xí nghiệp giao nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm không đúng đơn vị gia công đã ghi trong giấy phép và không chuyển hàng đã gia công về Khu chế xuất Linh trung đúng theo thời hạn quy định thì bị xem như vi phạm pháp luật Việt Nam.
4. Hàng gia công xong phải chuyển về Khu chế xuất Linh trung đúng thời hạn ghi trong giấy phép, phù hợp với hợp đồng gia công.
Bên mua xuất trình cho Hải quan Khu chế xuất Linh trung hóa đơn tạm do bên bán cấp đã được Ban quản lý xác nhận.
2. Thủ tục xin giấy phép, thủ tục hải quan và chế độ thuế, lệ phí áp dụng như trường hợp xí nghiệp chế xuất giao dịch với xí nghiệp nước ngoài và thực hiện tại Hải quan Khu chế xuất Linh trung.
3. Hàng hóa vận chuyển giữa Khu chế xuất Linh trung với khu chế xuất khác phải thực hiện bằng phương thức công-te-nơ (container), thùng và kiện hàng được hải quan niêm phong. Việc áp tải hàng hóa thực hiện theo quy định của Hải quan Khu chế xuất Linh trung.
Xí nghiệp chế xuất không được tổ chức bán lẻ sản phẩm của mình trong Khu chế xuất Linh trung hoặc dùng sản phẩm để trả lương.
Các dịch vụ kho bãi, bãi công-te-nơ gồm:
1. Lưu trữ hàng nhập khẩu.
2. Lưu trữ hàng xuất khẩu.
3. Lưu trữ ủy thác hàng hóa vật tư của xí nghiệp chế xuất.
4. Lưu trữ công-te-nơ.
Những hàng hóa sau đây không được lưu trữ trong tất cả hệ thống kho bãi Khu chế xuất Linh trung:
1. Hàng cấm nhập, cấm xuất khẩu và trốn thuế, lậu thuế.
2. Các loại chất nổ và vũ khí, chất độc hại
3. Hàng hóa không được đóng kiện hoàn chỉnh.
4. Hàng hóa mau hư hỏng, tổn thất nhanh hoặc có chất lượng suy thoái nhanh.
5. Các hàng hóa khác xét không thích hợp cho lưu trữ do Ban quản lý quy định.
Kết quả kiểm tra này được ghi thành biên bản, có chữ ký của tất cả các bên tham gia. Một bản sao biên bản kiểm tra được chuyển đến Ban quản lý.
Thủ tục ký gửi hàng vào kho bãi Công ty liên doanh được quy định như sau:
1. Đối với hàng nhập khẩu: Hãng vận tải hoặc đại lý vận tải phải thông báo đồng thời cho Hải quan Khu chế xuất Linh trung và Công ty liên doanh (Trung tâm kho vận) ít nhất 24 giờ trước khi tàu cập bến (hay máy bay đến cửa khẩu). Khi tàu (hay máy bay) đến, phải gửi cho Hải quan Khu chế xuất và Công ty liên doanh một bộ vận đơn để làm thủ tục ký gửi hàng vào kho bãi.
2. Đối với hàng xuất khẩu: chủ hàng phải làm đơn xin ký gửi kịp thời để Công ty liên doanh chỉ định vị trí kho bãi thích hợp.
3. Hàng hóa vào đến kho bãi được Công ty liên doanh tiếp nhận và ghi chú tại mặt sau chứng từ giao nhận số lượng thực tế hàng ký gửi và khi cần, sẽ phát hành giấy chứng nhận ký gửi cho chủ hàng.
4. Hàng hóa ký gửi vào kho bãi hay để giao nhận được kiểm đếm căn cứ trên ký hiệu ghi trên kiện hàng. Mọi sự sai biệt về ký hiệu hoặc ký hiệu không rõ ràng đều phải ghi chú cụ thể vào danh mục hàng hóa gửi cho các bên giao nhận.
Nếu phát hiện hàng hóa hư hao, mất mát khi giao, nhận thì giải quyết như sau:
1. Nếu kiện hàng (hay bao bì khác) bị hư hỏng, rách vỡ… không phải do lỗi của Bộ phận vận chuyển xếp dỡ kho bãi của Công ty liên doanh thì trước khi giao hàng chủ hàng phải tự mình sửa chữa, hoặc có thể ủy thác cho Công ty liên doanh thực hiện và chủ hàng trả tiền chi phí cho Công ty liên doanh.
2. Nếu kiện hàng hay bao bì khác bị hư hỏng, rách vỡ phải sửa chữa, thay thế do lỗi của bộ phận vận chuyển xếp dỡ kho bãi của Công ty liên doanh thì trước khi giao hàng Công ty liên doanh phải sửa chữa thay thế theo yêu cầu của người nhận hàng, Công ty liên doanh chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất và chịu mọi phí tổn liên quan đến sửa chữa, thay thế.
2. Trường hợp xảy ra tai biến hay tình trạng khẩn cấp, để tránh hoặc hạn chế tổn thất, hư hao, Công ty liên doanh có thể di chuyển hàng hóa ra khỏi kho bãi mà không cần báo trước cho chủ hàng. Mọi chi phí phát sinh do chủ hàng thanh toán.
Thủ tục giao hàng tại kho bãi quy định như sau:
1. Giao hàng nhập khẩu: Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn và hoàn tất thủ tục hải quan tại Khu chế xuất Linh trung và nộp các khoản chi phí liên quan mới được nhận hàng.
2. Giao hàng xuất khẩu: Chỉ giao hàng khi xuất trình phiếu xuất kho do Công ty liên doanh cấp.
1. Khi phát hiện hàng lưu kho bị hỏng hoặc biến đổi phẩm chất;
2. Khi hàng có nguy cơ gây tai biến hoặc gây tổn thất cho các hàng hóa khác.
3. Khi hàng lưu kho quá thời hạn quy định;
4. Trong những trường hợp đặc biệt khác đòi hỏi hàng phải được xuất kho.
1. Hàng hóa bên trong bị hư hỏng hoặc mất mát trong khi thùng kiện vẫn nguyên vẹn;
2. Mất mát, hư hỏng do hoạt động xử lý của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
3. Hư hỏng, mất mất do trường hợp bất khả kháng;
4. Hư hỏng, mất mất do lỗi của chủ hàng vi phạm các quy định của Điều lệ này.
Nếu việc hư hao hàng hóa trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và bốc xếp do lỗi của Công ty liên doanh thì Công ty liên doanh phải chịu trách nhiệm bồi thường. Mức bồi thường được giới hạn trong mức độ được xác minh là do lỗi của Công ty liên doanh.
Các dịch vụ vận tải của Công ty liên doanh bao gồm:
1. Vận tải hàng hóa giữa Khu chế xuất Linh trung với các cảng (kể cả tại mạn tàu), sân bay trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Vận tải hàng hóa giữa Khu chế xuất Linh trung với nội địa Việt Nam;
3. Vận tải hàng hóa giữa Khu chế xuất Linh trung với các khu chế xuất khác trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Các dịch vụ vận tải khác có liên quan;
Các quy định về vận tải, xếp dỡ:
1. Công ty liên doanh có thể tự mình cung cấp hoặc ký hợp đồng với các đơn vị Việt Nam và nước ngoài thuê các phương tiện vận tải, xếp dỡ để thực hiện các dịch vụ nói tại Điều 67 Điều lệ này.
2. Các thiết bị, phương tiện vận tải, xếp dỡ của Công ty liên doanh khi đem sử dụng bên ngoài Khu chế xuất Linh trung phải được Ban quản lý cho phép.
3. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa của mình khi vận tải. Công ty liên doanh không chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát, hư hỏng, hao hụt hàng hóa hay khi vận chuyển đến địa điểm chỉ định chậm trễ do trường hợp bất khả kháng.
4. Chủ hàng phải ghi chú riêng, rõ ràng trong đơn đăng ký là hàng của mình thuê vận tải, xếp dỡ thuộc loại quý hoặc cần có sự chăm sóc đặc biệt trong quá trình tiến hành dịch vụ. Chủ hàng cũng phải đăng ký trước nếu hàng của mình thuộc loại siêu trường, siêu trọng đòi hỏi phương tiện vận tải, xếp dỡ đặc biệt.
5. Công ty liên doanh quy định cụ thể thủ tục vận tải, mẫu hợp đồng vận tải, xếp dỡ, thỏa thuận với chủ hàng các điều khoản hợp đồng và ấn định các khoản phí có liên quan.
Công ty liên doanh được thực hiện các nghiệp vụ bốc xếp sau:
1. Chuyển hàng hóa vào kho bãi hoặc từ kho bãi ra ngoài;
2. Chất hàng lên xe tải và dỡ hàng từ xe tải xuống;
3. Đóng kiện, đóng gói… hay sửa chữa, tân trang bao bì hàng hóa;
4. Các dịch vụ xếp dỡ khác có liên quan.
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
1. Khi đưa hàng hóa, máy móc thiết bị nhập khẩu của mình vào nội địa Việt Nam để sửa chữa, trắc nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm nghiệm.
2. Khi đưa các khuôn mẫu, công cụ, máy móc thiết bị nguyên liệu của mình cho các đơn vị gia công trong nội địa Việt Nam sử dụng.
3. Khi bán phế phẩm, phế liệu có giá trị thương mại vào thị trường nội địa Việt Nam.
1. Hàng hóa xuất từ Khu chế xuất Linh trung được vận chuyển bằng phương thức Công-te-nơ, thùng và kiện hàng do Hải quan Khu chế xuất Linh trung kiểm hóa và niêm phong áp tải.
2. Hàng hóa nhập về Khu chế xuất Linh trung từ Xí nghiệp khu chế xuất khác vận chuyển bằng phương thức như trên nhưng do hải quan khu chế xuất đó kiểm hóa và niêm phong hoặc áp tải và được miễn kiểm tra hải quan tại hải quan Khu chế xuất Linh trung.
Hải quan Khu chế xuất Linh trung quy định chi tiết chế độ kiểm tra, giám sát và các thủ tục hải quan áp dụng tại Khu chế xuất Linh trung.
2. Đối với xí nghiệp chế xuất do các tổ chức và cá nhân Việt Nam thành lập thì phải thực hiện chế độ kế toán thống kê theo Pháp lệnh Kế toán thống kê hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công tác kế toán của xí nghiệp chế xuất phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời trong việc:
- Phản ảnh tình hình biến động tất cả các loại tài sản, tiền vốn dùng trong sản xuất, kinh doanh theo từng nguồn hình thành và từng lĩnh vực hoạt động.
- Phản ánh các khoản chi phí giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các khoản thu nhập của xí nghiệp.
- Xác định và phản ánh kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam theo quy định trong Giấy phép kinh doanh.
Xí nghiệp chế xuất được chọn và sử dụng một đơn vị tiền tệ nước ngoài trong hạch toán kinh doanh nhưng phải được sự chấp thuận của Ban quản lý.
Tháng tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
Quý được tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
1. Các báo cáo kế toán gồm có:
a) Bảng tổng kết tài sản.
Bảng tổng kết tài sản phải phản ánh tình hình vốn, nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệp vào cuối kỳ kết toán và cuối năm tài chính.
b) Bảng tình hình lỗ lãi.
- Bảng tình hình lỗ lãi phải phản ảnh tổng hợp và chi tiết mọi khoản chi phí và thu nhập hợp lý trong năm tài chính và các khoản lỗ lãi khác của xí nghiệp chế xuất.
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị.
- Báo cáo của Hội đồng quản trị phải nêu thực trạng tình hình và kết quả hoạt động của xí nghiệp, tình hình phân phối và sử dụng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Thời hạn báo cáo kế toán.
- Báo cáo quý: Trong vòng 30 ngày đầu quý kế tiếp của quý báo cáo.
- Báo cáo năm: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khóa sổ năm tài chính của xí nghiệp.
3. Các báo cáo trên đây phải được một công ty kiểm toán xác nhận và gửi đến Ban quản lý và cơ quan thuế Khu chế xuất Linh trung hoặc cơ quan thuế được chỉ định tại thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng người lao động Việt Nam làm việc trong Khu chế xuất Linh trung được nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản tiền bồi dưỡng bằng ngoại tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ. Trường hợp nhận bằng ngoại tệ thì số ngoại tệ đó phải đổi ra Đồng Việt Nam tại ngân hàng theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đổi tiền. Cán bộ, nhân viên của Ban quản lý và các cơ quan chuyên ngành Việt Nam đặt trong Khu chế xuất Linh trung được nhận tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng bằng Đồng Việt Nam.
Việc mang ngoại tệ từ nội địa Việt Nam vào Khu chế xuất Linh trung và từ Khu chế xuất Linh trung vào nội địa đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan Khu chế xuất Linh trung.
Chủ đầu tư Xí nghiệp chế xuất được chuyển ra nước ngoài các khoản tiền ghi trong Điều 22 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, tiền thanh toán cho dịch vụ được cung ứng, tiền vay nước ngoài kể cả gốc và lãi, vốn đầu tư, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
CÁC KHOẢN THUẾ, BẢO HIỂM, LỆ PHÍ
- Tiền cho thuê đất, thuê nhà xưởng.
- Tiền bán nhà xưởng.
- Tiền cho thuê kho, bãi, công-te-nơ.
- Phí sử dụng các tiện nghi, tiện ích công cộng gồm phụ thu tiền nước, tiền điện…
- Các phí về tiền giao thông, bến cảng.
- Các phí dịch vụ khác do Công ty liên doanh cung cấp.
Quyết định 56/BKH-KCX năm 1996 về phê chuẩn và ban hành Điều lệ khu chế xuất Linh Trung do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | 56/BKH-KCX |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký: | Nguyễn Nhạc |
Ngày ban hành: | 30/03/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 56/BKH-KCX năm 1996 về phê chuẩn và ban hành Điều lệ khu chế xuất Linh Trung do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Chưa có Video