ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2013/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 05 tháng 12 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Lâm Đồng; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề; nâng chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động; khuyến khích gắn dạy nghề với tuyển dụng lao động phổ thông, người khuyết tật, bộ đội, công an xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh vào làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 2. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề
Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tổ chức khóa đào tạo nghề cho người lao động theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) hợp đồng với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp hoặc tại cơ sở dạy nghề theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Điều 3. Các trường hợp không được hỗ trợ đào tạo
1. Số lao động của doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ đào tạo từ các chương trình hỗ trợ đào tạo khác nếu cùng một nội dung, trình độ đào tạo.
2. Số lao động không hoàn thành chương trình đào tạo.
3. Chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
4. Đào tạo tin học, ngoại ngữ.
5. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trở lên.
1. Doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thành lập hội đồng tổ chức kiểm tra, thi kết thúc khóa đào tạo nghề cho người lao động.
2. Người lao động được doanh nghiệp công nhận hoàn thành chương trình khoá đào tạo hoặc được cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
3. Người lao động được cơ quan Bảo hiểm Xã hội cấp huyện hoặc thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương xác nhận đóng bảo hiểm xã hội. Riêng xã viên, người lao động làm việc cho hợp tác xã mà không hưởng tiền lương từ hợp tác xã thì không yêu cầu điều kiện đóng bảo hiểm xã hội.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong quá trình tổ chức khóa đào tạo, kiểm tra, thi kết thúc khóa đào tạo.
5. Người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề không quá 01 (một) lần trong 01 (một) năm.
Điều 5. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ: 100.000 đồng/người/tuần hoặc 400.000 đồng/người/tháng.
2. Thời gian hỗ trợ: theo chương trình đào tạo cho khóa học từ 01 (một) tuần trở lên nhưng tối đa không quá 03 tháng. Thời gian đào tạo mỗi tuần tối thiểu 25 (hai mươi lăm) giờ, một tháng tối thiểu 100 (một trăm) giờ.
3. Doanh nghiệp được hỗ trợ thêm 25.000 đồng/người/tuần hoặc 100.000 đồng/người/tháng khi đào tạo nghề cho các đối tượng sau:
a) Lao động là người dân tộc thiểu số (theo chứng minh nhân dân);
b) Lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo (được cấp sổ hộ nghèo, cận nghèo);
c) Bộ đội, công an xuất ngũ (giấy xuất ngũ);
d) Người khuyết tật (giấy xác nhận thương tật);
đ) Lao động có hộ khẩu ở các xã, thôn thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành hoặc thuộc huyện nghèo, xã nghèo theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của trung ương và địa phương.
THỦ TỤC, HỒ SƠ NHẬN HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO
Điều 6. Trước khi tổ chức khóa đào tạo nghề
1. Trước 15 ngày kể từ khi bắt đầu khóa đào tạo nghề, đơn vị tổ chức khóa đào tạo nghề (doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề) gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện):
a) Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo:
- Kế hoạch tổ chức khóa đào tạo nghề tại doanh nghiệp (phụ lục 01);
- Thời khóa biểu khóa đào tạo nghề (phụ lục 02);
- Danh sách lao động tham gia khóa đào tạo nghề (phụ lục 03).
b) Trường hợp cơ sở dạy nghề hợp đồng với doanh nghiệp
- Bản sao hợp đồng đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp;
- Thời khóa biểu khóa đào tạo nghề (phụ lục 02);
- Danh sách lao động tham gia khóa đào tạo nghề (phụ lục 03);
- Báo cáo của doanh nghiệp lý do cử lao động đi đào tạo nghề (phụ lục 05).
2. Trong 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đơn vị tổ chức khóa đào tạo nghề tại điểm 1, điều 6 quy định này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo phê duyệt khóa đào tạo nghề đến đơn vị tổ chức về thời gian, đối tượng người lao động tham gia khóa học nghề được xét hỗ trợ.
Điều 7. Sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề
Không quá 03 tháng sau khi khóa đào tạo nghề kết thúc, đơn vị tổ chức khóa đào tạo nghề gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (đến trực tiếp hoặc qua đường bưu điện):
1.Trường hợp đào tạo tại doanh nghiệp
a) Phiếu yêu cầu hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề (phụ lục 06) của doanh nghiệp;
b) Quyết định của giám đốc doanh nghiệp công nhận hoàn thành chương trình khoá đào tạo nghề cho số lao động đạt yêu cầu sau khóa đào tạo;
c) Danh sách lao động hoàn thành chương trình đào tạo nghề đề nghị hỗ trợ có xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm Xã hội (phụ lục 04).
2.Trường hợp cơ sở dạy nghề hợp đồng đào tạo nghề với doanh nghiệp
a) Phiếu yêu cầu hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề (phụ lục 06) của cơ sở dạy nghề;
b) Bản sao chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học của cơ sở dạy nghề cấp cho người học theo quy định;
c) Danh sách lao động hoàn thành chương trình đào tạo nghề đề nghị hỗ trợ có xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm Xã hội (phụ lục 04) do doanh nghiệp có người lao động được cử đi đào tạo theo hợp đồng đào tạo với cơ sở dạy nghề thực hiện.
Điều 8. Thời gian giải quyết hỗ trợ kinh phí
1. Trong 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 7, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ hoặc trực tiếp kiểm tra tại doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề; có văn bản thông báo cho đơn vị tổ chức khóa đào tạo nghề biết số lao động, kinh phí được hỗ trợ và số lao động không được hỗ trợ (nếu có).
2. Trong 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1.Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí của năm kế hoạch trước ngày 30/9 của năm trước trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo theo quy định này.
4. Thẩm tra hồ sơ, thông báo kinh phí được hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề.
5. Báo cáo đánh giá kết quả hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau năm kế hoạch.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện quy định này.
2. Thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề theo đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra quản lý sử dụng, thanh quyết toán theo đúng quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Liên minh Hợp tác xã chịu trách nhiệm giới thiệu quy định này đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
2. Các Hội nghề nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động, xã viên.
Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Đăng ký kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho người lao động để được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề của nhà nước theo hướng dẫn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề
1. Tổ chức và quản lý dạy nghề theo đúng quy định hiện hành.
3. Tuyên truyền cho doanh nghiệp chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động theo quy định này để phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho người lao động.
1. Ngân sách tỉnh bố trí 2% (hai phần trăm) trong tổng kinh phí chi hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm theo quy định này và giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, chi cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
2. Việc quản lý, sử dụng và thành quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định này thực hiện theo Pháp lệnh về Ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán, tài chính hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, các cơ quan có liên quan phản ảnh về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo quy định./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI DOANH NGHIỆP
I. Thông tin về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………….
Tổng số lao động hiện có……, chia theo các trình độ ĐH, CĐ, TC, sơ cấp nghề
Họ tên, chức vụ người phụ trách khóa đào tạo:…………………………………
Điện thoại, email người phụ trách khóa đào tạo:………………………………..
II. Lý do đào tạo (Tóm tắt phương án đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đổi mới công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cần đào tạo lao động).
III. Lao động, nghề cần đào tạo
Nghề đào tạo |
Số lượng lao động |
Thời gian đào tạo (giờ) |
||
Tổng số |
Mới tuyển |
Công nhân cũ |
||
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
/ |
Các công việc sẽ bố trí sau đào tạo:
Tên công việc |
Số lao động |
Nghề đào tạo |
1. |
|
|
2. |
|
|
Cộng |
|
/ |
IV. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:
1. Tên xưởng, phòng, địa chỉ đào tạo:……………..
2. Trang thiết bị phục vụ đào tạo:
Tên trang thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
1. |
|
|
2. |
|
|
V. Giáo viên, công nhân lành nghề hướng dẫn lớp học:
Họ tên |
Trình độ chuyên môn kỹ thuật |
Thâm niên nghề (năm) |
1. |
|
|
2. |
|
|
|
……………., ngày tháng năm Giám đốc doanh nghiệp |
THỜI KHÓA BIỂU KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ
Nghề đào tạo:……………………………………………………………………
Thời gian đào tạo:………………………………………………………………
Địa điểm đào tạo:…………………………………………………………………
Ngày tháng |
Từ …...giờ……. đến… . . giờ..… |
Nội dung đào tạo |
Họ tên giáo viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày….. tháng …..năm…… Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ
(Tên xếp theo thứ tự A, B, C)
Tên đơn vị đào tạo:……………………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Địa chỉ thường trú |
Công việc đang làm |
Nghề đào tạo |
|
Nam |
Nữ |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cam kết của doanh nghiệp:
Lao động chưa được hỗ trợ đào tạo từ chương trình khác trong tỉnh hoặc chưa được hỗ trợ đào tạo nghề trong năm.
|
…………. ngày tháng năm Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Tên xếp theo thứ tự A, B, C)
Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Lao động thuộc đối tượng |
Nghề đào tạo |
Công việc đang làm |
Đóng BHXH từ tháng/năm |
|
Nam |
Nữ |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA BHXH |
………………, ngày tháng năm Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
BÁO CÁO LÝ DO CỬ LAO ĐỘNG ĐI ĐÀO TẠO
(bổ sung hồ sơ ký hợp đồng mở khóa đào tạo nghề)
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng
Tên doanh nghiệp:………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………….
1. Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (ghi theo giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp):
2. Lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:
Tổng số lao động hiện có:……….. người. Trong đó:
- Lao động đã qua đào tạo: …………. người;
- Lao động chưa qua đào tạo: ………… người.
3. Số lao động cử đi đào tạo
TT |
Ngành nghề đào tạo |
Số người |
Trình độ đào tạo |
Tóm tắt nội dung cần đạt được sau khóa đào tạo |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
4. Lý do cử lao động đi đào tạo theo hợp đồng với cở sở dạy nghề (ghi rõ lý do cho ngành nghề cử đi đào tạo):
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
5. Cam kết của doanh nghiệp:
Lao động nêu trên chưa được hỗ trợ đào tạo từ chương trình khác trong tỉnh hoặc chưa được hỗ trợ đào tạo nghề trong năm theo chính sách của quy định này.
|
………, ngày …. tháng ...... năm….. Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
PHIẾU YÊU CẦU HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng
Tên doanh nghiệp/cơ sở dạy nghề:........................................................................
Căn cứ thông báo số…… ngày… tháng …. năm …. của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt khóa đào tạo nghề,
Nay đơn vị tổ chức khóa đào tạo yêu cầu xem xét hỗ trợ như sau:
- Số người tham gia khóa đào tạo nghề: ………….. người
- Thời gian đào tạo : …………. (tuần hoặc tháng)
- Số người hoàn thành khóa đào tạo: ………… người.
- Số người thuộc đối tượng quy định tại điểm 3 (doanh nghiệp được hỗ trợ thêm) Diều 5 của quyết định hỗ trợ đào tạo nghề : …………… người.
Tổng kinh phí yêu cầu hỗ trợ: ……………….. đồng.
Trong đó:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề: Số người đủ điều kiện xét hỗ trợ theo quy định x thời gian đào tạo x số tiền quy định (100.000 đồng/người/tuần hoặc 400.000 đồng/người/tháng)
+ Hỗ trợ thêm đào tạo nghề cho đối tượng: Số người là đối tượng đủ điều kiện xét hỗ trợ theo quy định x thời gian đào tạo x số tiền quy định (25.000 đồng/người/tuần hoặc 100.000 đồng/người/tháng) (có hồ sơ chứng minh kèm theo).
Thông tin đơn vị nhận kinh phí hỗ trợ:
Tên đơn vị: ..........................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Tài khoản:............................................................................................................
|
…………. ngày….. tháng…năm…. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú thực hiện phụ lục 06:
- Doanh nghiệp tự đào tạo thì doanh nghiệp thực hiện
- Cơ sở dạy nghề đào tạo thì cơ sở dạy nghề thực hiện.
Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 56/2013/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Nguyễn Xuân Tiến |
Ngày ban hành: | 05/12/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chưa có Video