BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55 /2004/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 55 /2004/QĐ-BTC NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị
định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán
và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Nghị định 77/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2003 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán và các bên có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC
ngày 17 tháng 6 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính )
Quy chế này quy định việc tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán thành lập trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp.
Nhân viên kinh doanh chứng khoán là những người làm việc tại các bộ phận (phòng, ban) chuyên môn thực hiện các loại hình kinh doanh chứng khoán.
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Điều 3. Nguyên tắc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 2 và các dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 65 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có giấy phép tự doanh.
2. Để được kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do UBCKNN cấp sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Điều 4. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán
Công ty được xét cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 66 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
Điều 5. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán đối với công ty chứng khoán 100% vốn trong nước gồm:
a. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 1 kèm theo Quy chế này);
b. Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu;
c. Điều lệ công ty;
d. Bản thuyết trình cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 2 kèm theo Quy chế này);
e. Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
f. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân tham gia góp vốn lập công ty chứng khoán;
g. Báo cáo tài chính của các bên là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;
h. Lý lịch tóm tắt của các thành viên Hội đồng quản trị/ thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (theo Phụ lục số 3 kèm theo Quy chế này);
i. Hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các nhân viên kinh doanh của công ty;
j. Hồ sơ hợp lệ của 02 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán đối với công ty liên doanh chứng khoán bao gồm các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, g, h, i,j khoản 1 Điều này và các tài liệu sau:
a. Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của các bên tham gia liên doanh;
b. Bản sao điều lệ của các bên tham gia liên doanh;
c. Hợp đồng liên doanh;
d. Danh sách, hồ sơ lý lịch và giấy phép lao động của những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Trong bộ hồ sơ xin phép kinh doanh chứng khoán của công ty liên doanh chứng khoán, các giấy tờ là bản sao phải có xác nhận hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền nơi bên nước ngoài tham gia liên doanh đóng trụ sở chính và được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận bản dịch ra tiếng Việt.
4. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh chứng khoán gửi tới UBCKNN bao gồm 01 bộ bản chính và 02 bộ bản sao.
Điều 6. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán
1. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tối đa là 60 ngày, kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của UBCKNN, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải chuyển toàn bộ số vốn điều lệ vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng chỉ định thanh toán. Số tiền này chỉ được giải toả sau khi tổ chức xin phép được chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán.
3. Trường hợp vốn điều lệ có phần vốn góp bằng hiện vật hoặc quyền sử dụng đất, tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán phải gửi UBCKNN các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và giá trị hiện vật tương đương với phần vốn góp.
4. UBCKNN chính thức cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành đối với trường hợp công ty chứng khoán 100% vốn trong nước và sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục phong toả vốn theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với trường hợp thành lập công ty liên doanh chứng khoán.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chứng khoán
1. Công ty chứng khoán đã được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán muốn thay đổi hoặc bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chứng khoán.
2. Hồ sơ xin thay đổi hoặc bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán bao gồm:
a. Đơn xin thay đổi hoặc bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 4 kèm theo Quy chế này);
b. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc tăng thêm hoặc rút bớt loại hình kinh doanh chứng khoán;
c. Phương án kinh doanh dự kiến khi tăng thêm hoặc rút bớt loại hình kinh doanh chứng khoán.
3. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận thay đổi, bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
4. Công ty chứng khoán được chấp thuận thay đổi, bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán phải hoàn tất các thủ tục phong toả vốn bổ sung (nếu có) và đăng ký kinh doanh lại theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quy chế này. Trường hợp dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tăng vốn và bổ sung loại hình kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán được sử dụng báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất có kiểm toán để chứng minh số lợi nhuận chưa phân phối đủ để bổ sung vốn pháp định.
Điều 8. Cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán
1. Công ty chứng khoán đã được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán muốn thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, gọi chung là tổ chức lại công ty, phải làm thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán.
2. Giấy phép kinh doanh chứng khoán chỉ được cấp lại nếu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty, công ty được tổ chức lại vẫn đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 66 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
3. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán gồm:
a. Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 4 kèm theo Quy chế này);
b. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc tổ chức lại công ty;
c. Điều lệ của công ty được tổ chức lại;
d. Phương án tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty được tổ chức lại.
4. Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh
a. Thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán tối đa là 30 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
b. UBCKNN chính thức cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán sau khi tổ chức xin phép hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 9. Lệ phí cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chứng khoán
Công ty chứng khoán nộp lệ phí cấp mới, cấp lại, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài
1. Cổ phần hoặc phần vốn góp trong công ty chứng khoán được chuyển nhượng cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Việc bán cổ phần hoặc phần vốn góp trị giá trên 5% vốn điều lệ của công ty chứng khoán cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải được UBCKNN chấp thuận.
3. Hồ sơ xin chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài:
a. Đơn xin chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp (theo Phụ lục số 5 kèm theo Quy chế này);
b. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
c. Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
d. Bản sao hợp lệ điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
e. Thỏa thuận nguyên tắc việc chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp giữa bên Việt Nam và tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.
4. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp cho tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
Điều 11. Lập, đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán muốn lập, đóng cửa chi nhánh phải được UBCKNN chấp thuận.
2. Hồ sơ xin lập chi nhánh bao gồm:
a. Đơn xin lập chi nhánh công ty chứng khoán (theo Phụ lục số 6 kèm theo Quy chế này);
b. Phương án hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh dự kiến thành lập trong 2 năm đầu;
c. Bản thuyết trình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh (theo Phụ lục số 2 kèm theo Quy chế này) kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở chi nhánh;
d. Hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này của Giám đốc, Phó giám đốc và các nhân viên kinh doanh tại chi nhánh nếu chưa phải là người đã có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán;
e. Hồ sơ hợp lệ của 02 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
3. Hồ sơ xin đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán bao gồm:
a. Đơn xin đóng cửa chi nhánh (theo Phụ lục số 6 kèm theo Quy chế này);
b. Tài liệu giải trình lý do xin đóng chi nhánh.
4. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận lập, đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
Điều 12. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh
1. Công ty chứng khoán muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh phải được UBCKNN chấp thuận.
2. Hồ sơ xin thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh bao gồm:
a. Đơn xin thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh (theo Phụ lục số 7 kèm theo Quy chế này);
b. Bản thuyết trình cơ sở vật chất kỹ thuật của trụ sở, chi nhánh tại địa điểm dự kiến chuyển tới (theo Phụ lục số 2 kèm theo Quy chế này) kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.
3. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh công ty chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
Điều 13. Phòng giao dịch của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được lập phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính hoặc chi nhánh. Việc lập, đóng cửa phòng giao dịch phải được UBCKNN chấp thuận.
2. Phòng giao dịch được thực hiện việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhận chứng khoán lưu ký, nhận và truyền lệnh về trụ sở chính/chi nhánh nơi phòng giao dịch trực thuộc.
3. Phòng giao dịch của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Có tối thiểu 01 nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán và 01 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán;
b. Có thiết bị công bố thông tin ;
c. Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giao dịch và lưu ký chứng khoán.
4. Hồ sơ xin lập phòng giao dịch:
a. Đơn xin lập phòng giao dịch chứng khoán (theo Phụ lục số 6 kèm theo Quy chế này);
b. Bản thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh của phòng giao dịch (theo Phụ lục số 2 kèm theo Quy chế này) kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở phòng giao dịch;
c. Danh sách nhân viên kinh doanh và nhân viên nghiệp vụ lưu ký làm việc tại phòng giao dịch;
d. Hồ sơ hợp lệ của nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành nếu nhân viên này chưa đăng ký thực hiện nghiệp vụ lưu ký với UBCKNN.
5. Hồ sơ xin đóng cửa phòng giao dịch:
a. Đơn xin đóng cửa phòng giao dịch chứng khoán (theo Phụ lục số 6 kèm theo Quy chế này);
b. Tài liệu giải trình lý do xin đóng phòng giao dịch.
6. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận lập, đóng cửa phòng giao dịch của công ty chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
1. Trong quá trình hoạt động, công ty chứng khoán được lập các đại lý nhận lệnh tại nơi công ty không có trụ sở chính hoặc chưa có chi nhánh và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của đại lý nhận lệnh.
2. Đại lý nhận lệnh được tiến hành nhận, sơ kiểm và chuyển lệnh về trụ sở chính/chi nhánh công ty chứng khoán theo hợp đồng với công ty chứng khoán. Đại lý nhận lệnh không được mở tài khoản giao dịch, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng.
3. Đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán phải là pháp nhân;
b. Có thiết bị công bố thông tin về giao dịch cho khách hàng;
c. Nhân viên nhận lệnh và nhân viên sơ kiểm lệnh của đại lý phải có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán quy định tại khoản 1.a và 1.c Điều 31 của Quy chế này.
4. Tối đa là 5 ngày làm việc trước khi đại lý nhận lệnh bắt đầu hoạt động, công ty chứng khoán phải gửi thông báo (theo Phụ lục số 8 kèm theo Quy chế này) địa điểm lập, danh sách những người có thẩm quyền sơ kiểm lệnh kèm theo lý lịch, danh sách các nhân viên nhận lệnh và hợp đồng lập đại lý nhận lệnh tới UBCKNN.
5. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày đóng cửa đại lý nhận lệnh, công ty chứng khoán phải gửi thông báo (theo Phụ lục số 8 kèm theo Quy chế này) kèm theo bản thanh lý hợp đồng lập đại lý nhận lệnh tới UBCKNN.
Điều 15. Ngừng hoạt động kinh doanh
1. Công ty chứng khoán muốn ngừng một hoặc một số hoạt động kinh doanh được cấp phép phải được UBCKNN chấp thuận.
2. Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:
a. Đơn xin ngừng hoạt động kinh doanh (theo Phụ lục số 9 kèm theo Quy chế này);
b. Tài liệu giải trình lý do xin ngừng hoạt động kinh doanh;
c. Phương án xử lý các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc chấp thuận xin ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
Điều 16. Đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh
Công ty chứng khoán có thể bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 71 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Điều 17. Tổ chức của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán phải có cơ cấu phòng ban với đủ số nhân viên kinh doanh có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty chứng khoán với hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, đảm bảo tách biệt giữa hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của chính công ty, tách biệt giữa hoạt động tự doanh của chính công ty với hoạt động quản lý danh mục đầu tư.
3. Công ty chứng khoán phải ban hành quy trình kiểm soát nội bộ và có tối thiểu một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm soát nội bộ. Cán bộ chuyên trách kiểm soát nội bộ phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Quy chế này.
Điều 18. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty chứng khoán có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động sau:
1. Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Xây dựng các quy trình nghiệp vụ cho từng loại hình kinh doanh chứng khoán được cấp phép.
3. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho khách hàng.
4. Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán.
5. Bảo mật thông tin liên quan đến khách hàng trừ trường hợp phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu kinh doanh và bù đắp các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
7. Không được đưa hay nhận bất cứ khoản thù lao nào trái với nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh doanh.
8. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với khách hàng theo pháp luật hay theo hợp đồng đã cam kết.
9. Không được sử dụng tiền của khách hàng để mua bán tài sản, chứng khoán cho chính mình hay cho bên thứ ba.
10. Không được đầu tư vào công ty quản lý quỹ và/hoặc vào công ty chứng khoán khác. Thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty, thành viên Ban Giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát của công ty chứng khoán cũng phải tuân thủ quy định này.
11. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
12. Tuân thủ các quy định về các hành vi bị cấm tại Điều 103, 104, 105, 106, 107 và 108 Chương XI của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
13. Được quyền thu phí khi cung cấp dịch vụ quy định tại Điều 19, 21, 22, 23 và 24 của Quy chế này cho khách hàng theo quy định pháp luật.
1. Khi thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng (người đầu tư trong nước và người đầu tư nước ngoài), công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Ngoài các nội dung do hai bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng phải bao gồm các nội dung cơ bản theo Phụ lục số 10 kèm theo Quy chế này.
2. Trường hợp nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch chứng khoán, công ty phải thông báo mã số tài khoản của những người này cho UBCKNN, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) hoặc Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của từng khách hàng; quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của khách hàng với tiền và chứng khoán của chính công ty.
4. Công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối để lưu giữ toàn bộ tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Công ty chỉ được sử dụng tài khoản này để thanh toán các giao dịch chứng khoán của khách hàng tại công ty hoặc trả lại tiền cho đúng khách hàng đứng tên mở tài khoản nếu có yêu cầu. Việc chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam để thực hiện giao dịch chứng khoán thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng mở tài khoản giữa công ty chứng khoán và khách hàng phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền giữa tài khoản của các khách hàng mở tại công ty chứng khoán.
6. Công ty chứng khoán phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về tài khoản cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu.
7. Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền và chứng khoán ký quỹ theo tỷ lệ quy định của pháp luật và phải có các biện pháp cần thiết đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện.
8. Công ty chứng khoán có thể nhận lệnh của khách hàng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh nhưng mọi lệnh giao dịch của khách hàng phải thông qua trụ sở chính hoặc chi nhánh trước khi được truyền vào TTGDCK hoặc SGDCK.
9. Công ty chứng khoán và nhân viên của công ty không được nhận ủy quyền của khách hàng để quyết định lựa chọn chủng loại, số lượng, giá cả chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty.
10. Trong trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán phải hướng dẫn các thủ tục giao dịch mua và bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký.
1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình.
2. Khi tiến hành tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán không được:
a. Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;
b. Đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết.
c. Đầu tư trên 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
d. Đầu tư hoặc góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. Trường hợp công ty chứng khoán vượt quá các hạn mức quy định tại khoản 2 Điều này thì bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 21. Hoạt động bảo lãnh phát hành
Khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về bảo lãnh phát hành tại Điều 11 và Điều 15 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 22. Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
1. Công ty chứng khoán có giấy phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán được phép cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực sau:
a. Tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng;
b. Tư vấn tái cơ cấu tài chính; tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
c. Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.
2. Khi tiến hành tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng, công ty chứng khoán và các nhân viên kinh doanh của công ty phải :
a. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
b. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn;
c. Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào;
d. Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó;
e. Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
f. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm các cam kết trong hợp đồng tư vấn.
3. Khi thực hiện tư vấn doanh nghiệp trong việc niêm yết chứng khoán, công ty chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a. Phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn. Hợp đồng phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ của bên tư vấn và bên được tư vấn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin niêm yết và các vấn khác có liên quan.
b. Có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức xin niêm yết nhận biết được quyền, nghĩa vụ khi niêm yết chứng khoán;
c. Liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết chứng khoán.
Điều 23. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư
1. Công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động quản lý danh mục đầu tư được nhận uỷ thác quản lý danh mục đầu tư cho từng tổ chức hoặc từng cá nhân đầu tư trên cơ sở hợp đồng. Ngoài các nội dung do hai bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng quản lý danh mục đầu tư giữa công ty chứng khoán và khách hàng phải bao gồm những nội dung cơ bản theo Phụ lục số 11 kèm theo Quy chế này.
2. Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi đứng tên công ty chứng khoán tại một ngân hàng thương mại cho từng khách hàng uỷ thác và chỉ được sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng những quy định trong hợp đồng quản lý danh mục đầu tư hoặc theo chỉ thị bằng văn bản của khách hàng.
3. Công ty chứng khoán phải thông báo ngay cho khách hàng uỷ thác trong trường hợp có biến động bất thường về giá cả chứng khoán trong danh mục đầu tư của khách hàng và lập các báo cáo định kỳ liên quan tới việc đầu tư gửi cho từng khách hàng.
Điều 24. Các dịch vụ tài chính khác
1. Công ty chứng khoán được làm đại lý phát hành chứng khoán niêm yết hoặc không niêm yết cho các tổ chức phát hành phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Ngoài các loại hình kinh doanh chứng khoán được cấp phép, công ty chứng khoán được thực hiện tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình hoạt động, công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 5% trên tổng vốn nợ điều chỉnh. Cách tính vốn khả dụng theo Phụ lục số 12 kèm theo Quy chế này.
2. Trong thời hạn tối đa 48 giờ kể từ khi phát hiện mức vốn khả dụng xuống thấp hơn mức quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán phải báo cáo với UBCKNN bằng văn bản và thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ mức vốn khả dụng tối thiểu trong thời hạn tối đa 6 ngày giao dịch.
3. Công ty chứng khoán không khắc phục được tính trạng thiếu hụt vốn khả dụng bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN
1. Báo cáo định kỳ:
a. Báo cáo định kỳ bao gồm:
i. Báo cáo tình hình hoạt động tháng (theo Phụ lục số 13 kèm theo Quy chế này);
ii. Báo cáo vốn khả dụng;
iii. Báo cáo tài chính quý;
iv. Báo cáo tài chính năm có kiểm toán.
b. Thời hạn nộp báo cáo định kỳ:
i. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng, công ty chứng khoán gửi báo cáo tình hình hoạt động tháng và báo cáo vốn khả dụng tới UBCKNN;
ii. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, công ty chứng khoán gửi báo cáo tài chính quý tới UBCKNN;
iii. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty chứng khoán gửi báo cáo tài chính năm có kiểm toán tới UBCKNN;
2. Báo cáo bất thường:
a. Công ty chứng khoán báo cáo UBCKNN, TTGDCK khi xảy ra các sự kiện sau:
i. Bị mất cắp hoặc thất lạc hồ sơ, tài liệu kinh doanh;
ii. Hoạt động kinh doanh của công ty bị tê liệt một phần hay toàn bộ;
iii. Thành viên Ban Giám đốc công ty bị cơ quan pháp luật bắt giữ, bị mất tích, bị chết hoặc mất năng lực hành vi;
iv. Sử dụng quá 50% vốn điều lệ để mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định đối với công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động tự doanh; sử dụng quá 75% vốn điều lệ để mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định đối với công ty chứng khoán không xin phép hoạt động tự doanh.
b. Thời hạn báo cáo bất thường:
i. Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự kiện nêu ở điểm a.ii khoản 2 Điều này;
ii. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện nêu ở điểm a.i, a.iii và a.iv khoản 2 Điều này.
c. Đối với sự kiện nêu tại điểm a.iv khoản 2 Điều này, công ty chứng khoán phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết (tăng vốn điều lệ hoặc bán tài sản) để tuân thủ hạn mức trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày vượt hạn mức.
3. Trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, UBCKNN có thể yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo bằng văn bản các thông tin về tổ chức và hoạt động của công ty.
Điều 27. Các thay đổi phải báo cáo
1. Khi thay đổi thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tich Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên), Chủ tịch công ty, thành viên Ban Giám đốc, công ty chứng khoán gửi thông báo bằng văn bản (theo Phụ lục số 14 kèm theo Quy chế này) tới UBCKNN kèm theo sơ yếu lý lịch của các cá nhân trên. Đối với trường hợp thay đổi Tổng Giám đốc (Giám đốc), công ty chứng khoán gửi kèm các giấy tờ chứng minh người dự kiến được bổ nhiệm đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 của Quy chế này. UBCKNN có quyền khuyến nghị về việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) nếu người được bổ nhiệm không đáp ứng quy định của pháp luật.
2. Khi tăng, giảm vốn điều lệ công ty chứng khoán gửi thông báo (theo Phụ lục số 15 kèm theo Quy chế này) tới UBCKNN kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác định ngày đăng ký thay đổi vốn điều lệ của cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi.
3. Khi thay đổi tên công ty, công ty chứng khoán gửi thông báo (theo Phụ lục số 16 kèm theo Quy chế này) tới UBCKNN kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác định ngày đăng ký thay đổi tên công ty của cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi.
4. Khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ, công ty chứng khoán gửi thông báo (theo Phụ lục số 17 kèm theo Quy chế này) tới UBCKNN kèm theo bản Điều lệ sửa đổi đã được các cơ quan có thẩm quyền liên quan phê duyệt trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày bản Điều lệ đã phê duyệt.
Điều 28. Chế độ công bố thông tin
Công ty chứng khoán thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định tại Điều 56 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
HÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Điều 29. Nguyên tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán.
Điều 30. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán chỉ được cấp cho cá nhân theo đề nghị của công ty chứng khoán nơi người hành nghề đó làm việc hoặc theo đề nghị của người đại diện thành viên sáng lập, người đại diện cổ đông sáng lập, chủ sở hữu tổ chức xin phép kinh doanh chứng khoán đối với trường hợp xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cùng với việc xin cấp phép kinh doanh chứng khoán.
2. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a. Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b. Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.
c. Tốt nghiệp đại học;
d. Có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do UBCKNN cấp theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này;
3. Công dân nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau:
a. Có các điều kiện quy định tại khoản 2.a, 2.b Điều này;
b. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này. Trường hợp không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 31 của Quy chế này;
c. Có giấy phép lao động tại Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp.
Điều 31. Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán
1. Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do UBCKNN cấp bao gồm:
a. Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b. Chứng chỉ phân tính và đầu tư chứng khoán;
c. Chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán.
2. Thời hạn của các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán là 02 năm đối với chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán và 03 năm đối với các chứng chỉ khác kể từ ngày được cấp chứng chỉ chuyên môn đến ngày xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán.
Điều 32. Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán đối với công dân Việt Nam bao gồm:
a. Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 18 kèm theo Quy chế này);
b. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương hoặc của công ty chứng khoán nơi người xin cấp chứng chỉ làm việc và 2 ảnh cỡ 3x4;
c. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học;
d. Bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán;
e. Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người xin cấp chứng chỉ cư trú cấp trong thời gian tối đa là 03 tháng kể từ ngày được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến ngày xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán;
f. Bản sao hợp lệ hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm người xin cấp chứng chỉ vào làm việc tại công ty chứng khoán.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cho người nước ngoài bao gồm:
a. Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán (theo Phụ lục số 18 kèm theo Quy chế này);
b. Bản sao hợp lệ hộ chiếu;
c. Bản sao hợp lệ giấy phép lao động cho người nước ngoài do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cấp;
d. Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (nếu có) và chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán hoặc bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.
3. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN thông báo bằng văn bản việc cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Trường hợp không chấp thuận, UBCKNN phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
Điều 33. Gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn ba năm kể từ ngày cấp. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh được gia hạn theo đề nghị của công ty chứng khoán nơi người hành nghề làm việc. Mỗi lần gia hạn tối đa không quá ba năm.
2. Trước khi hết hạn một tháng, nếu có nhu cầu gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán nơi người hành nghề kinh doanh đang làm việc phải làm đơn xin gia hạn (theo Phụ lục số 19 kèm theo Quy chế này).
3. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán chỉ được gia hạn khi người hành nghề đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do UBCKNN tổ chức.
4. Trường hợp người hành nghề kinh doanh chứng khoán không đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch để gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, người hành nghề kinh doanh chứng khoán tạm thời không được làm việc tại các bộ phận kinh doanh cho tới khi được gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán.
Điều 34. Đổi chứng chỉ hành nghề kinh doanh
Trường hợp người hành nghề chuyển sang làm việc cho một công ty chứng khoán khác, công ty chứng khoán này phải làm thủ tục xin đổi lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh cho cá nhân đó. Nếu chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán còn thời hạn, cá nhân đó được UBCKNN xét đổi lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh không phải tham gia kiểm tra sát hạch. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán được đổi lại chỉ có giá trị trong thời hạn còn lại của chứng chỉ cũ.
Điều 35. Thu hồi chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a. Người hành nghề không còn đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 2 và 3 Điều 30 của Quy chế này.
b. Người hành nghề không còn làm việc cho công ty chứng khoán;
c. Người hành nghề vi phạm các quy định tại các Điều 103, 104, 105, 106 và 107 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
d. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh đã hết hạn mà công ty chứng khoán nơi người hành nghề làm việc không đề nghị gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Quy chế này hoặc người hành nghề không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Quy chế này.
2. Nếu sau 01 năm kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1.b Điều này, người hành nghề tiếp tục làm việc cho một công ty chứng khoán thì phải làm thủ tục thi sát hạch trước khi xin cấp chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán nơi người hành nghề làm việc làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này.
Điều 36. Hạn chế đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán
Người hành nghề kinh doanh chứng khoán tuân thủ các quy định về hạn chế đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 74 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
Điều 37. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
Công ty chứng khoán nơi người hành nghề làm việc nộp lệ phí cấp, gia hạn và đổi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Giám đốc
Người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, Giám đốc của công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có thâm niên công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc bảo hiểm;
2. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hoặc đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này;
3. Không phải là người hành nghề đã bị UBCKNN thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 2.c Điều 75 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP.
THANH TRA, GIÁM SÁT, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Công ty chứng khoán, nhân viên kinh doanh chứng khoán chịu sự thanh tra, giám sát của UBCKNN và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Công ty chứng khoán chịu sự quản lý, giám sát của TTGDCK hoặc SGDCK theo quy định pháp luật và quy chế của các tổ chức này.
Công ty chứng khoán, nhân viên kinh doanh chứng khoán vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các công ty chứng khoán xây dựng quy chế làm việc và các quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của Quy chế này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....,ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là :
- Tên đầy đủ và chính thức của cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần), của thành viên sáng lập (đối với công ty TNHH chứng khoán có 2 thành viên trở nên), chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên) hoặc một trong các bên liên doanh của Công ty liên doanh chứng khoán (ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số....... do...... cấp ngày..... tháng..... năm..... tại......
- Địa chỉ trụ sở chính:
Thay mặt các cổ đông sáng lập (hoặc các thành viên sáng lập) đề nghị ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán cho Công ty chứng khoán............. (tên công ty chứng khoán xin phép kinh doanh):
- Vốn điều lệ:...............................................;
- Các loại hình kinh doanh xin phép: Môi giới, tự doanh.....................
- Nơi dự kiến đặt trụ sở chính:......................;
Chúng tôi xin cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Hồ sơ gửi kèm (Liệt kê đầy đủ)
|
TM. cổ đông sáng lập (thành viên sáng lập/chủ sở hữu) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢN THUYẾT TRÌNH
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
BẢN THUYẾT TRÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(áp dụng cho hồ sơ xin cấp phép kinh doanh chứng khoán; lập chi nhánh, phòng giao dịch công ty chứng khoán; chuyển trụ sở chính, chi nhánh)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tên công ty:
2. Địa chỉ trụ sở chính (chi nhánh, phòng giao dịch)
3. Số fax, điện thoại
II. CHI TIẾT:
1. Tổng diện tích
2. Bố trí phòng ban, mặt bằng giao dịch
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh
a. Thiết bị phục vụ cho hoạt động giao dịch: hệ thống máy tính, điện thoại, fax, bàn ghế cho nhà đầu tư, nhân viên....
b. Thiết bị phục vụ cho hoạt động công bố thông tin: bảng điện tử, đèn chiếu,...
c. Kho két: số lượng, chủng loại, độ an toàn....
d. Hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu:
e. Thiết bị phòng chay chữa cháy
f. Hệ thống an toàn phòng chống trộm cắp
Chúng tôi xin cam đoan về tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung trên.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ)
|
TM. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ sở hữu/ (Tổng) Giám đốc công ty chứng khoán (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU LÝ LỊCH TÓM TẮT CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, CHỦ TỊCH CÔNG TY, BAN KIỂM SOÁT VÀ NHỮNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
Lý lịch tóm tắt
1. Họ và tên : Nam/ nữ
Bí danh ( nếu có ):
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Số chứng minh thư nhân dân:
Số hộ chiếu (nếu có):
5. Quốc tịch:
6. Địa chỉ thường trú:
Điện thoại, fax:
7. Trình độ chuyên môn:
8. Các nghề nghiệp và chức vụ đã qua:
9. Khen thưởng:
10. Kỷ luật:
11. Chức vụ trong công ty chứng khoán:
12. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác:
13. Quan hệ vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột (đề rõ họ và tên, ngày sinh, số chứng minh thư, địa chỉ, nơi công tác ):...
Tôi xin cam đoan về tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung trên.
Xác nhận Của cơ quan có thẩm quyền |
Người khai ( ký, ghi rõ họ tên ) |
MẪU ĐƠN XIN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận ĐKKD số:..... do..... cấp ngày..... tháng..... năm.......
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số:..... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính
1. Đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chứng khoán như sau:
- Loại hình kinh doanh chứng khoán đã được cấp giấy phép kinh doanh:
- Loại hình kinh chứng khoán xin sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh:
- Vốn điều lệ...............................hoặc
2. Đề nghị được cấp lại giấy phép kinh doanh chứng khoán (nêu rõ các thông tin về loại hình kinh doanh, vốn điều lệ).
Lý do xin cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán:.......................................................................................
Chúng tôi xin cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán kèm theo đây.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
MẪU ĐƠN XIN CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN HOẶC
PHẦN VỐN GÓP
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN CHẤP THUẬN BÁN CỔ PHẦN (HOẶC PHẦN VỐN GÓP) CHO BÊN NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty chứng khoán (Tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận ĐKKD số:..... do..... cấp ngày..... tháng..... năm.......
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:.... Fax:....
Đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi được bán cổ phần (hoặc phần vốn góp) với số lượng cổ phần:.............., trị giá chuyển nhượng.......... (tính theo VND) cho bên nước ngoài là: ......... (tên cá nhân, tổ chức nước ngoài), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số (đối với tổ chức nước ngoài) hoặc số hộ chiếu (đối với cá nhân nước ngoài)......., nơi cấp......
Chúng tôi xin cam đoan hoàn tất các thủ tục bán cổ phần (chuyển nhượng phần vốn góp) và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung đơn này và hồ sơ gửi kèm.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
MẪU
ĐƠN XIN CHẤP THUẬN LẬP (ĐÓNG) CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
(Ban
hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN CHẤP THUẬN LẬP (ĐÓNG) CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận ĐKKD số:..... do..... cấp ngày..... tháng..... năm.......
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:.... Fax:....
Đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi lập (đóng) chi nhánh, phòng giao dịch như sau:
- Tên và địa chỉ trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:
- Điện thoại:..... Fax:.....
- Nội dung, phạm vi hoạt động:
Lý do lập (đóng) chi nhánh, phòng giao dịch: ...........................................
Chúng tôi xin cam đoan sau khi được phép lập (đóng) chi nhánh, phòng giao dịch chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU ĐƠN XIN CHUYỂN TRỤ SỞ CHÍNH, CHI
NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN THAY ĐỔI TRỤ SỞ CHÍNH (CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH)
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận ĐKKD số:..... do..... cấp ngày..... tháng..... năm.......
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:.... Fax:....
Đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi chuyển trụ sở chính (chi nhánh, phòng giao dịch) tới:
- Địa điểm:
- Số điện thoại, fax:
Lý do xin chuyển sang địa điểm mới:....................................................
Chúng tôi xin cam đoan sau khi chuyển sang trụ sở mới, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán theo đúng pháp luật.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU CÔNG VĂN THÔNG BÁO LẬP (ĐÓNG) ĐẠI
LÝ NHẬN LỆNH
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:.............(số công văn) V/v.....(trích yếu nội dung công văn) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
......, ngày........tháng.......năm....... |
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán.......... xin báo cáo ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc công ty chúng tôi mở (đóng) đại lý nhận lệnh như sau:
- Tên tổ chức nhận làm đại lý nhận lệnh:........Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:........, địa chỉ:........, số điện thoại:.......... người đại diện theo pháp luật:........
- Địa chỉ đại lý nhận lệnh (nếu không trùng với địa chỉ trên):
- Số điện thoại (nếu không trùng với số điện thoại trên):
- Nhân viên sơ kiểm lệnh:............. số CMND:.........................
- Nhân viên nhận lệnh:.................. số CMND:.........................
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của đại lý nhận lệnh cũng như tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU ĐƠN XIN NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN NGỪNG KINH DOANH DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
- Công ty (Tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)
- Giấy chứng nhận ĐKKD số:..... do..... cấp ngày..... tháng..... năm.......
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số:... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....
- Vốn điều lệ:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại số: Fax số:
đề nghị ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi được ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán từ ngày.......... đến ngày.....................
Lý do xin ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:................................
Chúng tôi xin cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Hồ sơ gửi kèm: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
CÁC
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN GIỮA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VÀ KHÁCH HÀNG
(Ban
hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán)
Các bên tham gia ký kết hợp đồng:
- Tên, địa chỉ công ty chứng khoán, tên người đại diện công ty;
- Tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số hộ chiếu/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp của khách hàng;
Điều khoản về các thoả thuận cụ thể:
- Các cách thức nhận lệnh của công ty;
- Tỷ lệ ký quỹ đặt mua/bán chứng khoán được áp dụng;
- Thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán;
- Thời hạn, cách thức xử lý tài sản trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn;
- Thoả thuận về thời gian và phương thức chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển tiền giao dịch chứng khoán bằng ngoại tệ.
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia:
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (sở hữu tiền, chứng khoán và các khoản lợi nhuận, quyền và lợi ích hợp pháp khác gắn liền với số tiền, chứng khoán đó; cung cấp thông tin theo yêu cầu của công ty, trả phí giao dịch.....)
- Quyền và nghĩa vụ của của công ty chứng khoán (thu phí giao dich, lưu ký, thực hiện các ủy quyền hợp pháp khác theo thỏa thuận với khách hàng; lưu giữ, bảo quản tiền, chứng khoán cho khách hàng, thực hiện giao dịch, bảo mật thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng....).
Điều khoản về các thoả thuận khác:
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, điều khoản này nêu rõ:
+ Khách hàng được bồi thường thiệt hại nếu công ty vi phạm nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này;
+ Mức bồi thường thiệt hại: (do các bên thỏa thuận cụ thể hoặc theo quy định của pháp luật).
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh;
- Các thoả thuận khác theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG QUẢN
LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Các bên tham gia ký kết hợp đồng:
- Tên, địa chỉ công ty chứng khoán, tên người đại diện công ty;
- Tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số hộ chiếu/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp của khách hàng;
Điều khoản về các thoả thuận cụ thể:
- Mục đích của hợp đồng và số tiền ủy thác ban đầu (tính bằng đồng Việt Nam);
- Mục tiêu và danh mục đầu tư (khách hàng có thể đưa ra mục tiêu và danh mục đầu tư chung hoặc quy định tỷ lệ đầu tư vào từng loại chứng khoán, tài sản), mức lợi nhuận kỳ vọng của khách hàng khi uỷ thác tiền đầu tư qua công ty chứng khoán;
- Tên, địa chỉ ngân hàng mở tài khoản tiền dùng để thanh toán các giao dịch cho khách hàng;
- Các loại chi phí liên quan đến việc đầu tư:
- Mức phí quản lý danh mục đầu tư và các khoản thưởng (nếu có):
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia:
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác (khách hàng):
+ Quyền của khách hàng (nhận các khoản lợi nhuận từ việc đầu tư theo danh mục ủy thác; kiểm tra, giám sát việc đầu tư do công ty chứng khoán thực hiện; được bồi thường thiệt hại nếu công ty chứng khoán vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng...)
+ Nghĩa vụ của khách hàng (chuyển toàn bộ số tiền ủy thác đầu tư ban đầu vào tài khoản tiền ủy thác do công ty chứng khoán mở tại một ngân hàng (do hai bên thoả thuận) để thực hiện việc đầu tư ; thông báo bằng văn bản cho công ty chứng khoán trong trường hợp muốn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư và giới hạn biến động giá được phép đầu tư; thanh toán cho công ty chứng khoán đầy đủ và đúng hạn phí quản lý danh mục đầu tư, các khoản thưởng nếu có theo thỏa thuận và các chi phí khác để thực hiện công việc đầu tư do khách hàng ủy thác...)
- Quyền và nghĩa của bên nhận ủy thác (công ty chứng khoán):
+ Quyền của công ty chứng khoán (quyết định mua, bán chứng khoán theo danh mục do khách hàng lựa chọn trong biến động giá đã thoả thuận; yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc đầu tư do khách hàng ủy thác; hưởng phí quản lý danh mục đầu tư, các khoản thưởng nếu có theo thỏa thuận; được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện công việc đầu tư do khách hàng ủy thác. ..).
+ Nghĩa vụ của công ty chứng khoán (báo cáo cho khách hàng tình hình hoạt động đầu tư, nêu rõ giá trị thị trường của các chứng khoán, các chứng từ trong danh mục đầu tư, các giao dịch được thực hiện trong tháng và mức lợi nhuận thu được từ việc đầu tư do khách hàng ủy thác (định kỳ báo cáo do hai bên thỏa thuận); trích lập dự phòng khi không đảm bảo mức lợi nhuận cam kết (trong trường hợp có cam kết mức lợi nhuận với khách hàng); thông báo kịp thời cho khách hàng các hoạt động bất thường trên thị trường; lưu giữ số tiền ủy thác trong tài khoản tại ngân hàng do hai bên thỏa thuận; bảo quản chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng tại một tổ chức lưu ký được cấp phép; giữ bí mật thông tin mà công ty biết được trong khi thực hiện công việc đầu tư do khách hàng ủy thác....).
Điều khoản về các thoả thuận khác:
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Điều khoản này nêu rõ: Khách hàng được bồi thường thiệt hại nếu công ty vi phạm các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng; Mức bồi thường thiệt hại:..... (do các bên thỏa thuận cụ thể hoặc theo quy định của pháp luật).
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh;
- Các thỏa thuận khác của hợp đồng do hai hai bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.
MẪU BÁO CÁO VỐN KHẢ DUNG CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán:
Chỉ tiêu |
Giá trị (VNĐ) |
1 |
2 |
Vốn khả dụng (E) (E) = (A - B + C - D), trong đó: (A) Tổng tài sản(*) (B) Nợ phải trả(**) (C) Các khoản cộng thêm: 1. Các khoản nợ có thể chuyển thành vốn cổ phần (nếu có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ)(***) 2. Các trái phiếu chuyển đổi (nếu đến thời hạn chuyển đổi có sự đồng ý của trái chủ) (***) (D) Các khoản tài sản giảm trừ: 1. ứng trước người bán; 2. Tạm ứng; 3. Chi phí trả trước; 4. Chi phí chờ kết chuyển; 5. Tài sản thiếu chờ xử lý; 6. Tài sản cố định; 7. Góp vốn liên doanh; 8. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 9. Các khoản đầu tư dài hạn khác; 10. Tài sản dài hạn khác. |
|
Tổng vốn nợ điều chỉnh (G) (G) = (B - F), trong đó: (F) Các khoản nợ giảm trừ: 1. Các khoản nợ có thể chuyển thành vốn cổ phần (nếu có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ) (***) 2. Các trái phiếu chuyển đổi (nếu đến thời hạn chuyển đổi có sự đồng ý của trái chủ) (***) Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh (E/G x 100%) |
|
Lưu ý:
Khi tính tổng tài sản của công ty chứng khoán, giá trị tính toán của các chứng khoán nắm giữ được tính như sau:
* 95% của giá thị trường đối với các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình được Bộ tài chính bảo lãnh được niêm yết;
* 90% của giá thị trường đối với các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình được Bộ tài chính bảo lãnh không niêm yết;
* 85% của giá thị trường đối với các loại trái phiếu niêm yết khác;
* 80% của giá thị trường đối với các loại cổ phiếu niêm yết;
* 60% của mệnh giá đối với các loại trái phiếu không niêm yết khác;
* 50% của mệnh giá đối với các loại cổ phiếu không niêm yết;
* 0% đối với các loại chứng khoán khác (tài sản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; chứng khoán cầm cố; chứng khoán bị đình chỉ giao dịch...)
Chú ý: Công ty chứng khoán phải kê chi tiết các loại chứng khoán nắm giữ theo tỷ lệ giảm trừ nói trên như sau:
Loại chứng khoán |
Số lượng nắm giữ |
Giá thị trường hoặc mệnh giá |
Tỷ lệ giảm trừ |
Giá trị tính toán |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)=(2)x(3)x(4) |
(*) Công ty chứng khoán phải loại trừ tài sản của khách hàng khái tổng tài sản của công ty. Các khoản tài sản loại trừ gồm:
- Tiền gửi của người đầu tư về giao dịch chứng khoán;
- Tiền phải trả cho tổ chức bảo lãnh phát hành và chỉ được giữ lại phần chiết khấu trên giá phát hành;
- Tiền gửi của người đầu tư về thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán;
(**) Công ty chứng khoán phải loại trừ nợ của khách hàng khỏi nợ phải trả của công ty. Các khoản nợ loại trừ gồm:
- Phải trả tổ chức phát hành chứng khoán;
- Thanh toán giao dịch chứng khoán của người đầu tư.
(***) Công ty chứng khoán phải nộp kèm các tài liệu chứng minh.
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG
THÁNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:........(số công văn) V/v báo cáo hoạt động kinh doanh hàng tháng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
......., ngày........tháng........năm........ |
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
I. Thông tin liên quan đến các hoạt động kinh doanh của CTCK
1. Hoạt động môi giới
1.1.Thông tin liên quan đến khách hàng
Người đầu tư trong nước
Địa điểm |
Tổng số tài khoản mở giao dịch chứng khoán |
|
Cá nhân |
Tổ chức |
|
Trụ sở chính |
|
|
Chi nhánh .... |
|
|
Chi nhánh .... |
|
|
.............. |
|
|
Tổng |
|
|
1.1.2 Người đầu tư nước ngoài
Địa điểm |
Tổng số tài khoản mở giao dịch chứng khoán |
|
Cá nhân |
Tổ chức |
|
Trụ sở chính |
|
|
Chi nhánh .... |
|
|
Chi nhánh .... |
|
|
.............. |
|
|
Tổng |
|
|
1.2.Tình hình thực hiện hoạt động môi giới
1.2.1. Đối với người đầu tư trong nước
- Cổ phiếu
Đơn vị: .......
Địa điểm |
Hình thức giao dịch |
Tổng Mua từ đầu năm |
Tổng Bán từ đầu năm |
Mua trong tháng |
Bán trong tháng |
Tổng mua cuối kỳ |
Tổng bán cuối kỳ |
||||||
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
||
Trụ sở chính |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K.lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trái phiếu
Đơn vị: ..........
Địa điểm |
Hình thức giao dịch |
Tổng Mua từ đầu năm |
Tổng Bán từ đầu năm |
Mua trong tháng |
Bán trong tháng |
Tổng mua cuối kỳ |
Tổng bán cuối kỳ |
||||||
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
||
Trụ sở chính |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K.lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Cổ phiếu
Đơn vị: .......
Địa điểm |
Hình thức giao dịch |
Tổng Mua từ đầu năm |
Tổng Bán từ đầu năm |
Mua trong tháng |
Bán trong tháng |
Tổng mua cuối kỳ |
Tổng bán cuối kỳ |
||||||
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
||
Trụ sở chính |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K.lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trái phiếu
Đơn vị: ..........
Địa điểm |
Hình thức giao dịch |
Tổng Mua từ đầu năm |
Tổng Bán từ đầu năm |
Mua trong tháng |
Bán trong tháng |
Tổng mua cuối kỳ |
Tổng bán cuối kỳ |
||||||
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
||
Trụ sở chính |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K.lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi nhánh |
K. lệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T. thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 Tổng phí môi giới thu được:
Phí môi giới thực thu của:
Cổ phiếu:
Trái phiếu:
Phí môi giới chờ thu của:
Cổ phiếu:
Trái phiếu:
1.2.4 Tổng tiền gửi giao dịch chứng khoán của:
Cá nhân đầu tư:
Tổ chức đầu tư:
1.2.5 Tình hình sửa lỗi giao dịch
- Thời gian mắc lỗi:
- Loại lỗi:
- Tình hình khắc phục
2. Hoạt động tự doanh
Tình hình thực hiện hoạt động tự doanh (bao gồm cả chứng khoán niêm yết và chứng khoán không niêm yết)
Loại CK |
Mua |
Bán |
Giá trị tồn cuối kỳ* |
||
KL |
GT |
KL |
GT |
||
CP NY |
|
|
|
|
|
TP NY |
|
|
|
|
|
CKCNY |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
* Giá trị chứng khoán đang nắm giữ (tính theo giá mua vào)
3. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư
- Tổng số hợp đồng quản lý danh mục đầu tư đã ký còn hiệu lực thực hiện:
- Số hợp đồng ký trong tháng :
- Trị giá vốn ủy thác đầu tư phát sinh trong tháng :
- Tình hình mua bán chứng khoán của hoạt động quản lý danh mục đầu tư trong tháng :
Mua |
Bán |
Giá trị chứng khoán tồn cuối kỳ |
||
Khối lượng |
Giá trị |
Khối lượng |
Giá trị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: số liệu giao dịch của tài khoản môi giới và số liệu giao dịch của tài khoản ủy thác đầu tư phải được tách biệt..
4. Hoạt động bảo lãnh phát hành:
- Tên tổ chức phát hành được bảo lãnh:
- Loại, số lượng chứng khoán phát hành
- Phương thức bảo lãnh phát hành
5. Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
- Tổng số hợp đồng tư vấn đầu tư trực tiếp ký trong tháng:...............
- Tên tổ chức được tư vấn niêm yết chứng khoán:..............................
6. Các dịch vụ tài chính khác
a. Đại lý phát hành:
- Tên tổ chức phát hành:
- Tổng giá trị thực hiện:
b. Tư vấn cổ phần hóa:
- Tên tổ chức được tư vấn
c. Các dịch vụ tài chính khác
* số liệu ở mục này là số liệu phát sinh trong tháng.
7. Tình hình sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán
II. Thông tin liên quan đến nhân sự của công ty
- Tuyển dụng mới:
- Chuyển công tác:
- Kỷ luật:
- Mới được cấp chứng chỉ hành nghề
III. Các vướng mắc phát sinh và kiến nghị
|
(Tổng) Giám đốc (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU CÔNG VĂN THÔNG BÁO THAY ĐỔI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, CHỦ TỊCH CÔNG TY, BAN GIÁM ĐỐC
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:.......(số công văn) Vv.....(trích yếu nội dung công văn) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán......... xin báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc thay đổi lãnh đạo của công ty như sau:
- Họ và tên người được bổ nhiệm:...., chức vụ...., thay cho ông (bà)...., chức vụ......
- Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán số......., ngày cấp.......(nếu có);
Lý do thay đổi: ............................................................................................
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU CÔNG VĂN THÔNG BÁO TĂNG (GIẢM) VỐN
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:.......(số công văn) Vv.....(trích yếu nội dung công văn) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
|
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán......... xin báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc tăng (giảm) vốn điều lệ của công ty như sau:
- Số vốn điều lệ cũ
- Số vốn điều lệ mới
- Nguồn vốn tăng (giảm) từ:
- Ngày bắt đầu có hiệu lực
Lý do tăng (giảm) vốn điều lệ: .....................................................
Công ty cam đoan sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Xin trân trọng cám ơn!
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU CÔNG VĂN THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÊN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:.......(số công văn) Vv.....(trích yếu nội dung công văn) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
|
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán......... xin báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc thay đổi tên công ty như sau:
- Tên cũ (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa, tên viết tắt, tên giao dịch, tên bằng tiếng Anh):
- Tên mới (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa, tên viết tắt, tên giao dịch, tên bằng tiếng Anh):
- Ngày bắt đầu có hiệu lực:
Lý do thay đổi: ...................................................................................
Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Xin trân trọng cám ơn!
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU CÔNG VĂN THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU
LỆ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
Tên công ty chứng khoán Số:.......(số công văn) Vv.....(trích yếu nội dung công văn) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
|
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán......... xin báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Công ty như sau:
- Lý do sửa đổi, bổ sung
- Những nội dung chính của việc sửa đổi, bổ sung
- Ngày bắt đầu có hiệu lực
Công ty cam đoan sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của công văn này và hồ sơ kèm theo.
Xin trân trọng cám ơn!
Hồ sơ kèm theo: (Liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chọn 1 trong 3 trường hợp sau:
1. Công ty chứng khoán.......có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.....do ...... cấp ngày....., giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...
2. Chúng tôi, thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập công ty chứng khoán ........, hiện đang làm thủ tục xin đăng ký kinh doanh,
3. Chúng tôi, một trong các bên liên doanh của Công ty chứng khoán liên doanh .... hiện đang làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán
làm đơn này đề nghị ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cho người có tên sau đây:
1. Họ và tên:.... Giới tính:...
1. Ngày sinh:
2. Quốc tịch:
3. Số CMTND (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài):... do........cấp ngày:
4. Địa chỉ:
5. Trình độ văn hóa:
6. Trình độ chuyên môn:
7. Chức vụ công tác hiện nay: (đề rõ tên công ty, bộ phận làm việc)
8. Chức vụ, bộ phận kinh doanh dự kiến trong công ty:
9. Trong trường hợp người được xét cấp giấy phép hành nghề đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm: (liệt kê đầy đủ) |
(Tổng) Giám đốc công ty chứng khoán/ Đại diện thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, các bên liên doanh (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
MẪU ĐƠN XIN GIA
HẠN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm ...
ĐƠN XIN GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là Công ty chứng khoán ..........................có:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số... do...... cấp ngày.....
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số... do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...
làm đơn này đề nghị ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cho (những) người có tên sau đây:
STT |
Họ và tên |
Số chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán |
Ngày cấp |
|
|
|
|
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo |
(TỔNG) GIÁM ĐỐC (ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 55/2004/QD-BTC |
Hanoi, June 17, 2004 |
PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF SECURITIES COMPANIES
THE FINANCE MINISTER
Pursuant to the Government's
Decree No. 144/2003/ND-CP of November 28, 2003 on securities and securities
market;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the
functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
At the proposal of the Chairman of the State Securities Commission,
DECIDES:
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
...
...
...
FOR THE MINISTER
OF FINANCE
VICE MINISTER
Le Thi Bang Tam
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF SECURITIES COMPANIES
(Promulgated together with the Finance Minister's Decision No. 55/2004/QD-BTC of June 17, 2004)
Article 1.- Scope of application
...
...
...
Article 2.- Interpretation of terms
In this Regulation, the terms and phrases below shall be construed as follows:
Securities companies mean joint-stock companies and limited liability companies established under the Vietnamese law to trade in securities according to their securities business licenses granted by the State Securities Commission.
Securities business staff members mean persons working in divisions (sections, departments) specialized in conducting securities business of various forms.
GRANTING OF SECURITIES BUSINESS LICENSES
Article 3.- Principles for granting securities business licenses
1. Securities companies shall be licensed to conduct securities business of one or several forms defined in Clause 2 and the services defined in Clause 3, Article 65 of the Government's Decree No. 144/2003/ND-CP of November 28, 2003 on securities and securities market (Decree No. 144/2003/ND-CP). Issuance underwriting licenses shall be granted only to companies having dealing licenses.
2. To conduct securities business in Vietnam, foreign securities business organizations must establish joint-venture companies with Vietnamese partners under licenses granted by the State Securities Commission after getting the approval of the Finance Ministry.
...
...
...
Companies shall be considered for granting of securities business licenses when satisfying the conditions prescribed in Article 66 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
Article 5.- Dossiers of application for business licenses
1. For securities companies with 100% domestic capital, a dossier of application for securities business license comprises:
a/ An application for securities business license (made according to a set form);
b/ Tentative business plan for the first 3 years;
c/ The company's charter;
d/ Written description of material and technical foundations and facilities in service of securities business (made according to a set form);
e/ Written record of capital contributions of the founding shareholders for joint-stock companies, the founding members, for limited liability companies with two or more members or the owner's capital assignment decision, for one-member limited liability companies;
f/ Valid copies of business registration certificates of legal persons contributing capital for establishment of the securities company;
...
...
...
h/ Curricula vitae of members of the managing board, the members' council and president of the company (made according to a set form);
i/ Valid dossiers of application for securities business practice certificates, as prescribed in Article 32 of this Regulation, of the general director, the deputy general director (director and deputy director) and business staff members of the company;
j/ Valid dossiers of two staff members conducting the securities custody operation according to the provisions of the Regulation on securities registration, custody, clearing and payment, promulgated by the Finance Ministry.
2. For joint-venture securities companies, a dossier of application for securities business license comprises the documents prescribed at Points a, b, c, d, g, h, i and j, Clause 1, Article 1 and the following documents:
a/ Valid copies of establishment licenses or business registration certificates or equivalent legal documents of the parties to the joint-venture;
b/ Copies of charters of the parties to the joint-venture;
c/ Joint-venture contract;
d/ List, curricula vitae and work permits of foreigners working in Vietnam.
3. In the dossiers of application for securities business licenses of joint-venture securities companies, papers being copies must be lawfully certified by the competent agencies of localities where the foreign parties to the joint ventures are headquartered and have their Vietnamese translations notarized by the Vietnamese notary public.
...
...
...
Article 6.- Procedures for granting securities business licenses
1. The time limit for granting securities business licenses shall be 60 days after the State Securities Commission receives valid dossiers. In case of refusal to grant securities business licenses, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
2. After receiving the State Securities Commission's written in-principle approval of granting of securities business licenses, securities business license-applying organizations shall have to wholly transfer their charter capital into blocked accounts at banks designated for payment. Those amounts shall be released after the applying organizations are officially granted securities business licenses.
3. In cases where the charter capital contains a proportion of capital contributed in kind or with land use right, securities business license-applying organizations must send to the State Securities Commission the papers evidencing the ownership or use right and value of contributed capital in kind.
4. The State Securities Commission shall officially grant securities business licenses after the applying organizations complete the business registration procedures according to current law provisions, for securities companies with 100% domestic capital, or after the applying organizations complete the procedures for blocking capital according to the provisions of Clause 2 of this Article, for the establishment of joint-venture securities companies.
Article 7.- Amendment and supplementation of securities business licenses
1. Securities companies which have already been granted securities business licenses and wish to modify or add securities business forms shall have to carry out the procedures for amending and/or supplementing their securities business licenses.
2. A dossier of application for modification or addition of securities business forms comprises:
a/ An application for modification or addition of securities business forms;
...
...
...
c/ Tentative business plan following the addition or reduction of securities business forms.
3. Within 30 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing the approval of change or addition of securities business forms. In case of disapproval, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
4. Securities companies getting the approval of change or addition of securities business forms shall have to complete the procedures for blocking additional capital (if any) and making business re-registration according to the provisions in Clauses 2, 3 and 4, Article 6 of this Regulation. In cases where they use undistributed after-tax profits to increase capital and add securities business forms, the securities companies may use their latest audited annual or quarterly financial statements to prove that the undistributed profits are enough to supplement their legal capital.
Article 8.- Re-granting of securities business licenses
1. Securities companies, which have already been granted securities business licenses and wish to effect their division, split-up, consolidation, merger or transformation, transformation of one-member limited liability companies, collectively referred to as the company reorganization, shall have to carry out the procedures for re-granting securities business licenses.
2. Securities business licenses shall be re-granted only if the reorganized companies, after being divided, split up, consolidated, merged or transformed, still satisfy the conditions for granting securities business licenses prescribed in Article 66 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
3. A dossier of application for re-granting of securities business license comprises:
a/ An application for re-granting of securities business license (made according to a set form);
b/ Resolution of the shareholders' congress and decision of the managing board, for joint-stock companies; or decision of the owner, for one-member limited liability companies, or decision of the members' council, for limited liability companies with two or more members, on the reorganization of the company;
...
...
...
d/ The reorganized company's organization and business operation plan.
4. Procedures for re-granting business licenses
a/ The time limit for re-granting securities business licenses shall be 30 days after the State Securities Commission receives the valid dossiers. In case of refusal to re-grant securities business licenses, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
b/ The State Securities Commission shall officially re-grant securities business licenses after the applying organizations complete the procedures for business registration according to the current law provisions.
Securities companies shall pay fees for granting, re-granting and supplementation of their licenses according to law provisions.
1. Shares or contributed capital portions in securities companies may be transferred to foreign securities business organizations at percentages prescribed by the Prime Minister.
2. The sale of shares or contributed capital portions valued at over 5% of a securities company's charter capital to foreign securities business organizations must be approved by the State Securities Commission.
...
...
...
a/ An application for transfer of shares or contributed capital portions (made according to a set form);
b/ Resolution of the shareholders' congress and decision of the managing board; for joint-stock companies; or decision of the owner, for one-member limited liability companies; or decision of the members' council, for limited liability companies with two or more members, on the transfer of shares or contributed capital portions to the foreign securities business organization;
c/ Valid copy of the establishment license or business registration certificate or equivalent legal documents of the foreign securities business organization;
d/ Valid copy of the foreign securities business organization's charter;
e/ In-principle agreement on the transfer of shares or contributed capital portions between the Vietnamese party and the foreign securities business organization.
4. Within the time limit of 15 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing its approval of the transfer of shares or contributed capital portions to foreign securities business organizations. In case of disapproval, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
Article 11.- Setting up and closure of securities business companies' branches
1. Securities companies wishing to set up or close down their branches must obtain the State Securities Commission's approval.
2. A dossier of application for setting up a branch comprises:
...
...
...
b/ Securities business plan of the to be-set up branch for the first two years;
c/ Written description of material and technical foundations in service of the branch's business activities (made according to a set form) enclosed with papers evidencing the right to use the area for the branch's office;
d/ Valid dossiers of application for securities business practice certificates, as prescribed in Article 32 of this Regulation of the director, deputy director and business staff members of the branch in cases they have not yet had such certificates;
e/ Valid dossiers of 2 staff members conducting the securities custody operation according to the provisions of the Regulation, on securities registration, custody, clearing and payment, promulgated by the Finance Ministry.
3. A dossier of application for closure of a securities company's branch comprises:
a/ An application for closure of the branch (made according to a set form);
b/ Written explanation of the reason(s) for branch closure.
4. Within the time limit of 15 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing its approval of setting up or closure of securities companies' branches. In case of refusal, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
Article 12.- Relocation of head offices, branches
...
...
...
2. A dossier of application for relocation of a head office or branch comprises:
a/ An application for relocation of a head office or branch (made according to a set form);
b/ Written description of material and technical foundations of the head office or branch in the locality where the new head office or branch is to be located (made according to a set form), enclosed with papers evidencing the right to use the area for the head office or branch office.
3. Within the time limit of 15 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing its approval of relocation of securities companies' head offices or branches. In case of disapproval, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
Article 13.- Transaction bureaus of securities companies
1. Securities companies are entitled to set up their transaction bureaus in the provinces and centrally-run cities where their head offices or branches are located. The setting up and closure of transaction bureaus must be approved by the State Securities Commission.
2. Transaction bureaus are entitled to open securities transaction accounts, receive securities for custody, receive and transmit orders to their transaction bureaus/branches to which they are attached.
3. A transaction bureau of a securities company must satisfy the following requirements:
a/ Having at least one staff member who possesses the securities business practice certificate and one staff member who conducts the securities custody operation;
...
...
...
c/ Having an adequate material foundation to ensure securities transaction and custody operations.
4. A dossier of application for setting up of a transaction bureau comprises:
a/ An application for setting up of a securities transaction bureau (made according to a set form);
b/ Written description of material and technical foundation in service of business activities of the transaction bureau (made according to a set form), enclosed with papers evidencing the right to use the area for the transaction bureau's office;
c/ List of business staff and custody operation staff working at the transaction bureau;
d/ Valid dossiers of staff members conducting the securities custody operation according to the provisions of the Regulation on securities registration, custody, clearing and payment promulgated by the Finance Ministry in cases where such staff members have not yet registered the custody operation with the State Securities Commission.
5. A dossier of application for closure of a transaction bureau comprises:
a/ An application for closure of a securities transaction bureau (made according to a set form);
b/ Written explanation of the reasons for closure of the transaction bureau.
...
...
...
Article 14.- Order-receiving agents
1. In the course of operation, securities companies are entitled to set up their order-receiving agents in localities where their head offices or branches are not located and take full responsibility for activities of such order-receiving agents.
2. Order-receiving agents are entitled to receive, preliminarily check and transmit orders to securities companies' head offices or branches under contracts with securities companies. Order-receiving agents are neither allowed to open securities transaction or securities custody accounts, nor provide securities consultancy directly to their clients.
3. Order-receiving agents of securities companies must satisfy the following requirements:
a/ Being legal persons;
b/ Having equipment for disclosing information on transactions to clients;
c/ Agents' staff members who receive orders and those who preliminarily check orders must possess professional securities certificates prescribed in Clauses 1.a and 1.c, Article 31 of this Regulation.
4. Within 5 working days before their order-receiving agents commence their operation, securities companies must send notices (made according to a set form) on agents' locations and lists of persons competent to preliminarily check orders enclosed with their curricula vitae, lists of order-receiving staff members and contracts on setting up of order-receiving agents to the State Securities Commission.
5. Within 7 working days after the closure of order-receiving agents, securities companies shall have to send notices (made according to a set form) enclosed with the written liquidations of contracts on setting up order-receiving agents to the State Securities Commission.
...
...
...
1. Securities companies wishing to cease one or several licensed business operations must obtain the State Securities Commission's approval.
2. Dossiers and procedures of application for approval of securities business cessation:
a/ An application for business cessation (made according to a set form);
b/ Written explanation of the reason(s) for business cessation;
c/ Plan on settlement of relevant interests and obligations.
3. Within the time limit of 15 working days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing its approval of securities business cessation. In case of disapproval, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
Article 16.- Suspension, withdrawal of business licenses
Securities companies may be suspended from operation or have their business licenses withdrawn according to the provisions of Article 71 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
...
...
...
Article 17.- Organization of securities companies
1. Securities companies must be structured into sections with adequate business staff having securities business practice certificates to ensure the performance of licensed securities business operations.
2. The organizational structures of securities companies must ensure the separation of business activities of the securities companies' owners from business activities of the securities companies, as well as distinction between brokerage activities for clients and dealing activities of the companies, or between dealing activities and investment portfolio management activities.
3. Securities companies must promulgate the internal control process and have at least one full-time officer in charge of internal control, who must possess all professional securities diplomas and certificates according to the provisions in Clause 1, Article 31 of this Regulation.
Article 18.- Principles of business operation
In the course of business operation, securities companies have the rights and obligations prescribed in Article 70 of Decree No. 144/2003/ND-CP and must observe the following operation principles:
1. Complying with the legislation on securities and securities market.
2. Formulating the professional process for each licensed securities business form.
3. Supplying information to clients in a full, truthful and prompt manner.
...
...
...
5. Keeping secret information related to clients except for cases where they supply information at requests of competent State agencies according to law provisions.
6. Ensuring enough financial sources to meet the business demands and off set risks in business activities.
7. Not giving or receiving any remuneration in contravention of their obligations in business operation.
8. Fulfilling all obligations toward their clients under law or signed contracts.
9. Not using clients' money to purchase, sell assets or securities for themselves or for a third party.
10. Not investing in other fund management and/or securities companies. Members of managing boards/members of members' council/chairmen, members of directorates, members of control boards of securities companies must also abide by this Regulation.
11. Fully exercising and performing the rights and obligations of custody members according to the Regulation on securities registration, custody, clearing and payment, promulgated by the Finance Ministry.
12. Abiding by the provisions of Articles 103, 104, 105, 106, 107 and 108, Chapter XI of Decree No. 144/2003/ND-CP on prohibited acts.
13. Being entitled to collect charges when providing the services defined in Articles 19, 21, 22, 23 and 24 of this Regulation to clients according to law provisions.
...
...
...
1. When conducting transactions of purchasing or selling securities for their clients (domestic investors and foreign investors), securities companies must open securities transaction accounts, one for each client, on the basis of the contracts signed between such clients and companies. Besides the contents agreed upon by the two contractual parties in compliance with law provisions, contracts must have the prescribed basic contents.
2. In cases where business staff members of securities companies open securities transaction accounts, the companies must notify the codes of such persons' accounts to the State Securities Commission, the Securities Trading Center or the Stock Exchange within 5 working days after the opening of such securities transaction accounts.
3. Securities companies must separately manage money and securities of each client; manage clients' money and securities separately from their own money and securities.
4. Securities companies must open special-use demand deposit accounts in Vietnam dong and foreign currencies at commercial banks licensed to deal in foreign exchange for keeping the whole deposit for clients' securities transactions. Companies shall use such accounts only for payment for clients' securities transactions at companies or refund money to the very clients that open accounts in their names at their requests. The conversion of foreign currencies into Vietnam dong for effecting securities transactions shall be made as agreed upon in account opening contracts between securities companies and their clients in compliance with the law provisions on foreign exchange management.
5. Securities companies must not be mandated by clients to effect the transfer of money between their accounts opened at such securities companies.
6. Securities companies must ensure the supply of adequate information on accounts to clients at their requests.
7. Securities companies shall only be allowed to receive orders from clients that have sufficient deposited money and securities at the rates prescribed by law and must take necessary measures to ensure the clients' solvency when transaction orders are executed.
8. Securities companies may receive clients' orders at their head offices, branches, transaction bureaus or order-receiving agents, provided that all transaction orders must go through their head offices or branches before being transmitted to the Securities Trading Center or Stock Exchange.
9. Securities companies and their staffs must not be mandated by clients to decide to choose securities types, quantity and prices and conduct transactions of purchasing or selling securities on securities transaction accounts opened by clients at such companies.
...
...
...
Article 20.- Dealing operation
1. Securities companies must ensure sufficient money and securities to pay for their own transaction orders.
2. When making securities dealing, securities companies must not:
a/ Invest in stocks of companies that own more than 50% of their charter capital;
b/ Make investment equal to more than 20% of the total number of a listing organization's stocks in circulation.
c/ Make investment equal to more than 15% of the total number of a non-listing organization's stocks in circulation.
d/ Make investment or contribute capital equal to more than 15% of the total contributed capital of a limited liability company.
3. In cases where securities companies make investment in excess of the limits prescribed in Clause 2 of this Article, they shall be handled according to current law provisions.
Article 21.- Issuance underwriting operation
...
...
...
Article 22.- Financial consultancy and securities investment operations
1. Securities companies licensed to conduct financial consultancy and securities investment operations shall be allowed to provide services at clients' requests in the following domains:
a/ Direct consultancy on securities investment for clients;
b/ Consultancy on financial restructuring; consultancy on division, split-up, consolidation and merger of enterprises;
c/ Consultancy on securities issuance and listing by enterprises.
2. When providing direct consultancy on securities investment to clients, securities companies and their business staffs must:
a/ Adhere to the professional ethics;
b/ Ensure the independence, honesty, objectivity and scientism of consultancy activities;
c/ Not conduct activities which may make clients and the public misunderstand about prices, value and nature of any securities type;
...
...
...
e/ Keep confidential information received from users of consultancy services in the course of providing consultancy services except for cases where it is so agreed by clients or otherwise provided for by law;
f/ Be held responsible before law for consultancy activities and pay damages to consultancy service users when breaching commitments in consultancy contracts.
3. When providing consultancy to enterprises on securities listing, securities companies must comply with the following principles:
a/ They must sign contracts with consultancy-seeking organizations. Contracts must clearly state the rights and obligations of consultancy-providing and consultancy-seeking parties in preparing dossiers of application for listing and other relevant matters.
b/ They shall have to guide organizations applying for listing in recognizing their rights and obligations when listing securities;
c/ They shall take joint responsibility for contents in dossiers of application for securities listing.
Article 23.- Investment portfolio management operation
1. Securities companies licensed for investment portfolio management operation may be mandated to manage investment portfolio for each investing organization or individual on the contractual basis. Besides the contents agreed upon by the two parties in compliance with law provisions, an investment portfolio management contract between a securities company and its client must have the basic contents specified in the Appendix to this Regulation (not printed herein).
2. When managing investment portfolios, a securities company must open a deposit account in its name at a commercial bank for each mandating client and shall only be allowed to use money on such account in strict compliance with the provisions on investment portfolio management contracts or written instructions of the client.
...
...
...
Article 24.- Other financial services
1. Securities companies may act as agents for issuance of listed or non-listed securities of issuing organizations in compliance with law provisions.
2. Apart from the licensed securities business forms, securities companies may provide consultancy on equitization, evaluation of enterprises and other financial services in compliance with law provisions.
Article 25.- Liquidity capital
1. In the course of operation, securities companies must maintain the minimum liquidity capital rate of 5% of the total adjusted liabilities. The method of calculating liquidity capital is prescribed in the Appendix to this Regulation (not printed herein).
2. Within 48 hours after detecting that the liquidity capital is below the rate prescribed in Clause 1 of this Article, securities companies must report such in writing to the State Securities Commission and take necessary measures to maintain the minimum liquidity capital within 6 transaction days.
3. Securities companies which fail to remedy the shortage of liquidity capital shall be handled according to current law provisions.
REPORTING AND INFORMATION DISCLOSURE REGIMES
...
...
...
1. Periodical reports:
a/ Periodical reports include:
i. Monthly operation report (made according to a set form);
ii. Liquidity capital report;
iii. Quarterly financial statement;
iv. Audited annual financial statement.
b/ Time limits for submitting periodical reports:
i. Within 5 working days after the end of a month, securities companies shall submit their monthly operation reports and liquidity capital reports to the State Securities Commission;
ii. Within 20 days after the end of a quarter, securities companies shall submit their quarterly financial statements to the State Securities Commission;
...
...
...
2. Extraordinary reports:
a/ Securities companies shall report to the State Securities Commission, the Securities Trading Center when the following events occur:
i. Their business files and documents are stolen or lost;
ii. Their business operations are partially or entirely paralyzed;
iii. Members of their directorates are arrested by law enforcement agencies, are missing, die or lose their act capacity;
iv. They use more than 50% of their charter capital to procure facilities, equipment and fixed assets, for securities companies licensed for dealing operation; or more than 75% of their charter capital to procure facilities, equipment and fixed assets, for securities companies not applying for dealing license.
b/ Time limit for extraordinary reports:
i. Within 24 hours after the occurrence of events mentioned at Point a.ii, Clause 2 of this Article;
ii. Within 3 working days after the occurrence of events mentioned at Points a.i, a.iii and a.iv, Clause 2 of this Article.
...
...
...
3. In case of necessity, in order to protect the interests of investors, the State Securities Commission may request securities companies to report in writing on information on their organization and operation.
Article 27.- To be reported changes
1. When changing members of their managing boards/members' councils (chairmen or members of managing boards, chairmen or members of members' councils), their presidents, directorate members, the securities companies must send written notices (made according to a set form) enclosed with curricula vitae of the said individuals to the State Securities Commission. For case of change of their general directors (directors), the securities companies shall enclose papers proving the satisfaction of the conditions prescribed in Article 38 of this Regulation by the expected appointees. The State Securities Commission may make recommendations regarding the appointment of general directors (directors) in cases where the appointees fail to meet the law-prescribed conditions.
2. When increasing or decreasing their charter capital, securities companies shall send to the State Securities Commission notices thereon (made according to a set form) enclosed with valid copies of their business registration certificates with the dates registered for charter capital change already determined by the business registration agencies within 10 working days after receiving the modified business registration certificates.
3. When changing their names, securities companies must send to the State Securities Commission notices thereon (made according to a set form) enclosed with valid copies of their business registration certificates with the dates registered for renaming already determined by the business registration agencies within 10 working days after receiving the modified business registration certificates.
4. When amending and/or supplementing their charters, securities companies must send to the State Securities Commission notices thereon (made according to a set form) enclosed with the amended charters already approved by competent agencies within 10 working days after such charters are approved.
Article 28.- Information disclosure regime
Securities companies implement the information disclosure regime according to the provisions of Article 56 of Decree No. 144/2003/ND-CP and documents guiding the information disclosure on the securities market, promulgated by the Finance Ministry.
...
...
...
Article 29.- Principles of securities business practice
General directors, deputy general directors (directors, deputy directors), business staffs of securities companies must possess securities business practice certificates.
Article 30.- Conditions for being granted securities business practice certificates
1. Securities business practice certificates shall only be granted to individuals at requests of securities companies where such practitioners work or at requests of representatives of founding members, founding shareholders, owners of organizations applying for securities business licenses for case of application for both the securities business practice certificate and the securities business license.
2. Vietnamese citizens shall be granted securities business practice certificates when fully satisfying the following conditions:
a/ Having full legal capacity and civil act capacity;
b/ Neither being examined for penal liability, nor currently serving imprisonment sentences nor being deprived by the court of the practice right according to law provisions.
c/ Having graduated from universities;
d/ Possessing all professional securities certificates, granted by the State Securities Commission according to Article 31 of this Regulation.
...
...
...
a/ Satisfying the conditions prescribed in Clause 2.a, 2.b of this Article;
b/ Having securities business practice certificates granted by foreign competent agencies and law certificates applicable to the securities sector as defined in Article 31 of this Regulation. In cases where they do not have securities business practice certificates granted by foreign competent agencies, they must have all professional securities certificates according to the provisions in Article 31 of this Regulation;
c/ Having work permits granted by the Vietnamese Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 31.- Professional securities certificates
1. Professional securities certificates, granted by the State Securities Commission include:
a/ Basic certificate in securities and securities market;
b/ Certificate of securities analysis and investment;
c/ Law certificate applicable to the securities sector.
2. The valid duration of professional securities certificates is 2 years for law certificates applicable to the securities sector and 3 years for other certificates, counting from the date of their granting till the date of application for securities business practice certificates.
...
...
...
1. For Vietnamese citizens, a dossier of application for securities business practice certificate comprises:
a/ An application for securities business practice certificate (made according to a set form);
b/ Curriculum vitae of the applicant with certification by the local administration or the securities company where he/she works and 2 photos of 3 cm x 4 cm size;
c/ Valid copy of the university diploma;
d/ Valid copies of professional securities certificates;
e/ Judicial background card granted by the Justice Service of the province or centrally-run city where the applicant resides, within 3 months counting from the date of its granting to the date of application for securities business practice certificate;
f/ Valid copy of the labor contract or decision on recruitment or appointment of the applicant to work in the securities company.
2. For foreigners, a dossier of application for securities business practice certificate comprises:
a/ An application for securities business practice certificate (made according to a set form);
...
...
...
c/ Valid copy of the foreigner's work permit granted by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
d/ Valid copy of the securities business practice certificate granted by a foreign competent agency (if any) and law certificate applicable to the securities sector or valid copies of professional securities certificates.
3. Within 30 days after receiving valid dossiers, the State Securities Commission shall notify in writing the granting of securities business practice certificates. In case of refusal, the State Securities Commission must clearly state the reasons therefor in writing.
Article 33.- Extension of securities business practice certificates
1. Securities business practice certificates shall be valid for 3 years from the date of granting. Securities business practice certificates may be extended at requests of securities companies where the practitioners work. Each extension must not exceed 3 years.
2. One month before the expiry of the valid duration, if wishing to have securities business practice certificates extended, securities companies where business practitioners work must apply for extension (made according to a set form).
3. Securities business practice certificates shall be extended only when practitioners pass the test organized by the State Securities Commission.
4. In cases where securities business practitioners fail the test for extension of securities business practice certificates, they shall temporarily not be allowed to work in business sections till their securities business practice certificates are extended.
Article 34.- Change of securities business practice certificates
...
...
...
Article 35.- Withdrawal of securities business practice certificates
1. Securities business practice certificates shall be withdrawn in the following cases:
a/ Practitioners no longer satisfy the conditions for granting of securities business practice certificates prescribed in Clauses 2 and 3, Article 30 of this Regulation.
b/ Practitioners no longer work for securities companies;
c/ Practitioners violate the provisions of Articles 103, 104, 105, 106 and 107 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
d/ Securities business practice certificates expire but securities companies where practitioners work do not apply for extension according to the provisions in Clause 2, Article 33 of this Regulation or practitioners fail to meet the requirements prescribed in Clause 3, Article 33 of this Regulation.
2. One year after having their securities business practice certificates withdrawn according to the provisions in Clause 1.b of this Article, if practitioners continue working for securities companies, they must go through procedures for a test before applying for securities business practice certificates. In these cases, securities companies where practitioners work shall compile dossiers of application for securities business practice certificates according to the provisions of Article 32 of this Regulation.
Article 36.- Restrictions on securities business practitioners
Securities business practitioners must abide by the regulations on restrictions on securities business practitioners in Article 74 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
...
...
...
Securities companies where practitioners work shall pay the fee for granting, extension or change of practice certificates according to law provisions.
Article 38.- Appointment of general directors, directors
Persons who are appointed to be general directors or directors of securities companies must satisfy the following conditions:
1. Having worked for at least 3 years in the finance, banking or insurance domain;
2. Possessing securities business practice certificates or fully satisfying the conditions for granting of securities business practice certificates prescribed in Article 30 of this Regulation;
3. Not being practitioners who have their securities business practice certificates withdrawn by the State Securities Commission according to the provisions in Clause 2.c, Article 75 of Decree No. 144/2003/ND-CP.
INSPECTION, SUPERVISION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 39.- Inspection and supervision
...
...
...
2. Securities companies submit to the management and supervision by the Securities Trading Center or the Stock Exchange according to law provisions and regulations of these organizations.
Article 40.- Handling of violations
Securities companies and securities business staff members that violate the regulations on securities business activities shall be handled according to current law provisions.
Article 41.- Implementation provisions
1. Securities companies shall formulate their working regulations and professional procedures in compliance with this Regulation.
2. The amendment and supplementation of this Regulation shall be decided by the Finance Minister.
;Quyết định 55/2004/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 55/2004/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 17/06/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 55/2004/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video