Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 53/2009/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 19/11/2005;
Căn cứ luật Hợp tác xã số: 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật thuế Giá trị gia tăng số: 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số: 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định kể từ năm 2010.

Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số: 141/2005/QĐ-UBND ngày 26/12/2005, số 40/2006/QĐ-UBND ngày 19/4/2006 của UBND tỉnh Bình Định.

Chánh văn phòng UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Lộc

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bình Định)

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng áp dụng.

Các hộ gia đình, cá nhân (kể cả cá nhân hoặc nhóm cá nhân nhận khoán của các doanh nghiệp, tổ chức khác), xã viên Hợp tác xã vận tải chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp theo quy định của Pháp luật thuế có hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2: Hoạt động kinh doanh vận tải của các đối tượng quy định tại Điều 1 Quy định này bao gồm:

- Hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách bằng đường bộ;

- Hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường thủy nội địa.

Chương II:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ THUẾ

Điều 3: Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải có trách nhiệm:

- Chấp hành nghiêm túc Luật Quản lý thuế và các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ phương tiện thuộc phạm vi quản lý, điều hành của tổ chức mình.

Điều 4: Mức doanh thu tối thiểu bình quân tháng của từng loại phương tiện áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 1 Quy định này như sau:

1. Vận tải hàng hóa.

1.1. Tuyến liên tỉnh.

Trọng tải theo thiết kế

Doanh thu (đồng)

Đến 2 tấn

5.592.000

Trên 2 tấn đến 3 tấn

8.388.000

Trên 3 tấn đến 4 tấn

11.185.000

Trên 4 tấn đến 5 tấn

13.981.000

Trên 5 tấn đến 6 tấn

16.777.000

Trên 6 tấn đến 7 tấn

19.574.000

Trên 7 tấn đến 8 tấn

22.370.000

Trên 8 tấn đến 9 tấn

25.166.000

Trên 9 tấn đến 10 tấn

27.963.000

Trên 10 tấn đến 11 tấn

30.759.000

Trên 11 tấn đến 12 tấn

33.555.000

Trên 12 tấn đến 13 tấn

36.352.000

Trên 13 tấn đến 15 tấn

41.944.000

Trên 15 tấn

44.740.000

1.2. Tuyến nội tỉnh.

Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động trên các tuyến nội tỉnh, mức doanh thu tối thiểu bình quân tháng được xác định bằng 70% mức doanh thu tối thiểu áp dụng đối với các phương tiện vận tải hàng hóa liên tỉnh có cùng trọng tải.

2. Vận tải hành khách.

2.1. Tuyến liên tỉnh.

Số ghế theo thiết kế

Doanh thu (đồng)

Số ghế theo thiết kế

Doanh thu (đồng)

Các tuyến đường từ 300km trở lên

Các tuyến đường dưới 300 km

Các tuyến đường từ 300km trở lên

Các tuyến đường dưới 300 km

1

2

3

4

5

6

<= 15

9.150.000

8.235.000

33

21.819.000

19.637.000

16

9.853.000

8.868.000

34

22.523.000

20.271.000

17

10.557.000

9.502.000

35

23.227.000

20.904.000

18

11.261.000

10.135.000

36

23.931.000

21.538.000

19

11.965.000

10.769.000

37

24.634.000

22.171.000

20

12.669.000

11.402.000

38

25.338.000

22.804.000

21

13.373.000

12.035.000

39

26.042.000

23.438.000

22

14.077.000

12.669.000

40

26.746.000

24.071.000

23

14.780.000

13.302.000

41

27.450.000

24.705.000

24

15.484.000

13.936.000

42

28.154.000

25.338.000

25

16.188.000

14.569.000

43

28.858.000

25.972.000

26

16.892.000

15.203.000

44

29.561.000

26.605.000

27

17.596.000

15.836.000

45

30.265.000

27.239.000

28

18.300.000

16.470.000

46

30.969.000

27.872.000

29

19.004.000

17.103.000

47

31.673.000

28.506.000

30

19.707.000

17.737.000

48

32.377.000

29.139.000

31

20.411.000

18.370.000

49

33.081.000

29.773.000

32

21.115.000

19.004.000

=>50

33.785.000

30.406.000

2.2. Tuyến nội tỉnh.

- Các phương tiện vận tải hành khách nội tỉnh bao gồm: Phương tiện vận tải bằng đường bộ, đường thủy và các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh hoạt động theo các tuyến cố định tại các huyện giáp ranh giữa các tỉnh.

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh quy định cụ thể các tuyến vận tải hành khách cố định tại các huyện giáp ranh giữa các tỉnh để thống nhất áp dụng và báo cáo UBND tỉnh.

- Mức doanh thu đối với hoạt động vận tải hành khách nội tỉnh được xác định bằng 70% mức doanh thu của hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh theo tuyến đường dưới 300 km, đồng thời áp dụng hệ số lợi dụng trọng tải trong việc xác định doanh thu như sau: Quy Nhơn: hệ số 1; Các huyện đồng bằng: hệ số 0,9; Các địa bàn Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão: hệ số 0,85.

Riêng một số phương tiện hoạt động trên các tuyến đường: Quy Nhơn – Diêu Trì; Diêu Trì – Vân Canh; các phương tiện vận tải đường thủy; vận chuyển hành khách bằng xe xích lô do điều kiện kinh doanh vận tải khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp được áp dụng mức doanh thu do cơ quan thuế điều tra, xác định.

Chương III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5: Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.

UBND các huyện, thành phố thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành, các cấp ở địa phương trong việc rà soát, thống kê số lượng đầu xe của các hộ gia đình, cá nhân thường trú trên địa bàn và có hoạt động kinh doanh vận tải, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi không chấp hành nghĩa vụ thuế, trốn thuế Nhà nước theo quy định.

Điều 6: Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền các cấp nắm chắc các tổ chức và cá nhân có hành nghề kinh doanh vận tải trên địa bàn để đưa vào diện quản lý thu thuế. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách thuế, các hành vi vi phạm và chế tài xử lý các hành vi vi phạm về thuế để các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hiểu và tự giác chấp hành. Phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng không chấp hành nghĩa vụ thuế, trốn lậu thuế.

2. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan để xây dựng và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động vận tải thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó tập trung đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp để trình UBND tỉnh ban hành làm cơ sở pháp lý cho các ngành, các cấp thực hiện.

3. Chỉ đạo các Chi cục thuế lập danh sách các chủ phương tiện vận tải đăng ký dán tem vàng phát sinh trên địa bàn, phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động thực tế của các phương tiện này nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định đối với những chủ phương tiện thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không kê khai, nộp thuế.

4. Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động vận tải ngoài quốc doanh, tổng hợp và đề xuất kiến nghị trình UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi mức doanh thu tối thiểu và các quy định quản lý cho phù hợp với thực tế và đúng theo quy định của Pháp luật thuế và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 7: Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải.

1. Chỉ đạo các Trạm đăng kiểm trên địa bàn phối hợp tốt với cơ quan thuế trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với chủ phương tiện chưa chấp hành nghĩa vụ thuế khi có đề nghị của Cơ quan thuế.

2. Cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác quản lý phương tiện vận tải như: tên, địa chỉ, loại phương tiện, biển số kiểm soát... của tổ chức, cá nhân có phương tiện vận tải đã đăng kiểm để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng nộp thuế.

3. Phối hợp với cơ quan thuế xây dựng biện pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thực tế hoạt động của các phương tiện vận tải khi cấp tem kiểm định an toàn kỹ thuật cơ giới đường bộ đối với các trường hợp không kinh doanh thông qua xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp để đảm bảo việc cấp tem kiểm định đúng thực tế và chống thất thu NSNN có hiệu quả.

Điều 8: Trách nhiệm của Sở Tài chính.

Phối hợp với cơ quan thuế trong giám sát, kiểm tra việc xây dựng và đăng ký giá cước vận tải của các cơ sở kinh doanh vận tải.

Điều 9: Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, như: danh mục tài sản cố định là phương tiện vận tải đã đăng ký vốn và một số tài liệu khác có liên quan đến việc cấp mới, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Điều 10: Trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

1. Tuyên truyền, giải thích, đôn đốc các Hợp tác xã vận tải nghiêm túc thực hiện Quy định quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Phối hợp với các sở, ngành chức năng và các địa phương trong công tác quản lý các Hợp tác xã vận tải.

Điều 11: Trách nhiệm của Sở Công thương.

1. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thuế và các sở, ngành chức năng trong công tác rà soát, kiểm tra và xử lý các trường hợp kinh doanh vận tải không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.

2. Phối hợp với các sở, ngành chức năng trong việc kiểm tra thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước của các cơ sở kinh doanh vận tải theo quy định hiện hành.

Điều 12: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải.

1. Đối với các tổ chức kinh doanh vận tải (bao gồm cả DNTN).

- Đối với phương tiện vận tải là tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần; Hợp tác xã .... (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phải đăng ký mang tên doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp (trừ trường hợp phương tiện vận tải đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân; phương tiện vận tải đi thuê theo phương thức thuê hoạt động). Trường hợp chưa chuyển quyền sở hữu sang tên doanh nghiệp, phải kê khai nộp thuế như đối với phương tiện vận tải công cộng theo từng đầu xe.

- Các doanh nghiệp đã bán phương tiện vận tải không được cấp bất cứ một loại giấy tờ gì để hợp pháp hóa cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh mua phương tiện vận tải làm thủ tục đăng kiểm và kinh doanh trái phép.

- Khi phát sinh mua xăng, dầu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp phải yêu cầu người bán xuất hóa đơn ghi đúng thời điểm phát sinh hoạt động mua bán. Mọi trường hợp ghi hóa đơn sau thời gian phát sinh hoạt động mua bán đều bị xử lý theo quy định của Pháp luật thuế.

- Các doanh nghiệp phải lưu giữ đầy đủ hợp đồng vận tải và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động vận tải, đồng thời có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các pháp luật khác có liên quan.

2. Đối với các cá nhân kinh doanh vận tải.

- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các chính sách thuế có liên quan.

- Trường hợp đã mua xe của các tổ chức thì phải làm đầy đủ thủ tục sang tên trước bạ theo quy định. Nghiêm cấm trường hợp lợi dụng giấy tờ của tổ chức bán phương tiện vận tải để kinh doanh trốn thuế.

- Các chủ phương tiện vận tải phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của phương tiện cho cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trường hợp, các chủ phương tiện vận tải không cung cấp được các căn cứ pháp lý chứng minh không kinh doanh vận tải thì phải kê khai nộp thuế như trường hợp phương tiện có hoạt động kinh doanh vận tải.

Điều 13: Tổ chức thực hiện.

Cục trưởng Cục Thuế phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy định này, tổng hợp báo cáo những vướng mắc phát sinh và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 53/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định kể từ năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu: 53/2009/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
Người ký: Lê Hữu Lộc
Ngày ban hành: 31/12/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 53/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định kể từ năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [7]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…