THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2008/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 675/TTr-BKH
ngày 29 tháng 01 năm 2008; tờ trình số 1894/TTr-BKH ngày 20 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:
a) Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu bền vững và gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu kinh tế cửa khẩu;
b) Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia;
c) Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính toán đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các bên tham gia đều được hưởng lãi từ kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu;
d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...);
đ) Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng.
2. Điều kiện, tiêu chí để thành lập khu kinh tế cửa khẩu
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã được phê duyệt;
b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính quy định tại Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian;
c) Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
d) Có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;
đ) Có khả năng gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới;
e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước có 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó hình thành thêm 07 khu kinh tế cửa khẩu mới trên các khu vực biên giới. Xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 khu kinh tế cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD.
b) Mục tiêu cụ thể
Từ năm 2008 đến năm 2015:
+ Hình thành thêm 04 khu kinh tế cửa khẩu là: Long An ở tỉnh Long An, AĐớt ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở tỉnh Nghệ An, Na Mèo ở Thanh Hoá, nâng số khu kinh tế cửa khẩu cả nước lên 27 khu, trong đó có khoảng 6 - 7 khu đi vào hoạt động đồng bộ, hiệu quả;
+ Đẩy nhanh sự phát triển hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 13,5 - 14 tỷ USD với tốc độ tăng 30,7 - 31%. Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu đạt 5,7 - 6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,7 - 8 tỷ USD;
+ Đón khoảng 2,9 - 3 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng qua các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó khách từ Việt Nam đi các nước láng giềng khoảng 1,2 - 1,3 triệu lượt và 1,7 - 1,8 triệu lượt khách từ các nước vào Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu.
- Từ năm 2016 đến năm 2020:
+ Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập;
+ Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập thêm 03 khu kinh tế cửa khẩu theo các bước đi và điều kiện phát triển cụ thể, đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế cửa khẩu như khu kinh tế cửa khẩu La Lay ở Quảng Trị, Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk;
+ Tiếp tục đẩy nhanh sự phát triển hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu đến năm 2020 đạt 42 - 43 tỷ USD;
+ Đón được 7,8 - 8 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng qua các khu kinh tế cửa khẩu; trong đó khách từ Việt Nam đi các nước láng giềng khoảng 3,5 - 3,6 triệu lượt và 4,2 - 4,3 triệu lượt khách từ các nước vào Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu.
a) Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc:
- Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam và Hà Nội - Móng Cái - Phòng Thành;
- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ;
- Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và vị thế của từng khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu;
- Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới và gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung;
- Quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các khu kinh tế cửa khẩu với nội địa và với các cửa khẩu và Khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc để thúc đẩy phát triển và liên kết các khu kinh tế cửa khẩu trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế. Cụ thể là: tuyến vành đai 1 trên cơ sở hệ thống quốc lộ 4 (4C, 4D, 4E), quốc lộ 34..., tuyến đường hành lang biên giới, các quốc lộ 18, 1A, 3, 70, 6, 12, 18C, 31, 1B, 3B; tuyến cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai, quốc lộ 6 kéo dài; đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1B kéo dài; tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Lào Cai;
- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân;
- 1 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch phát triển và quy hoạch chung của khu kinh tế cửa khẩu như: khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và Chi Ma ở Lạng Sơn; Lào Cai; Móng Cái, Bắc Phong Sình và Hoành Mô - Đồng Văn ở Quảng Ninh; Cao Bằng; Thanh Thuỷ ở Hà Giang; Ma Lù Thàng ở Lai Châu. Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.
b) Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Lào:
- Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Tây các tỉnh miền Trung; trở thành những trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại của vùng biên giới các tỉnh miền Trung với các tỉnh Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng, Hủaphăn, Savanakhét và một số tỉnh khác của nước bạn Lào. Đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường các tỉnh Trung, Bắc Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanma, là địa điểm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến hàng hoá. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các vùng biên giới, tăng thêm nguồn thu ngân sách của địa phương;
- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng; phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch qua cửa khẩu;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch hệ thống giao thông liên vùng nối khu kinh tế cửa khẩu với các nơi khác như: quốc lộ 279 nối Tây Trang với thành phố Điện Biên Phủ; quốc lộ 4D từ Lào Cai tới Ngã 3 Pa So, huyện Phong Thổ, Lai Châu; quốc lộ 12 từ cửa khẩu Ma Lù Thàng tới thị xã Mường Lay của tỉnh Điện Biên; quốc lộ 217 nối Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo với Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, các tỉnh Bắc Lào; quốc lộ 8, 9, 12 14, 14D, 49 nối các Khu kinh tế cửa khẩu miền Trung tới các cảng biển;
- Tiếp tục đầu tư phát triển 7 khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập như khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang, Sơn La, Cầu Treo, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo Nam Giang và Bờ Y; Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu là đầu mối hành lang kinh tế Đông - Tây như khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Bờ Y. Trước năm 2015, quy hoạch bổ sung thêm 3 khu kinh tế cửa khẩu là A Đớt ở Thừa Thiên Huế, Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở Nghệ An và Na Mèo ở Thanh Hoá; từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm khu kinh tế cửa khẩu La Lay ở Quảng Trị;
c) Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Campuchia
- Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế của từng tỉnh, góp phần phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương gắn kết chặt chẽ với củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững biên giới của Tổ quốc và bảo vệ môi trường sinh thái;
- Hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh tế đường Xuyên Á;
- Phát triển các ngành, lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch qua cửa khẩu; xây dựng chợ biên giới, du lịch quá cảnh; hình thành cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện tốt việc bảo vệ, tu bổ, khoanh nuôi rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ biên giới. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội;
- Từng bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu như giao thông; bưu chính viễn thông; cấp nước, cấp điện; khu trung tâm cửa khẩu, khu đô thị và các điểm dân cư nông thôn; khu thương mại, du lịch, khu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng khác. Nhanh chóng xây dựng đường quốc lộ N1 nối liền các tỉnh có biên giới với Campuchia theo quy hoạch giao thông của Bộ Giao thông vận tải;
- Tiếp tục đầu tư phát triển 8 khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập như KKTCK đường 19 ở Gia Lai; Bonuê ở Bình Phước; Mộc Bài, Xa Mát ở Tây Ninh; Đồng Tháp; An Giang và Khánh Bình ở An Giang; Hà Tiên ở Hà Tiên; Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp. Trước năm 2015, quy hoạch bổ sung thêm khu kinh tế cửa khẩu Long An ở Long An; từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk.
5. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
a) Cơ chế chính sách phát triển đối với các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được Chính phủ ban hành và có sự thống nhất chung trong cả nước theo Nghị định quy định về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó, có những cơ chế chính sách liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu là chính sách xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh, cơ chế quản lý của các khu kinh tế cửa khẩu;
b) Phát triển khu kinh tế cửa khẩu tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Tiến hành lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của từng khu kinh tế cửa khẩu. Quán triệt và làm tốt việc kết hợp tốt giữa các Bộ, ngành trung ương với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc tổ chức chỉ đạo phát triển khu kinh tế cửa khẩu;
c) Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các khu kinh tế cửa khẩu. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước bằng nguồn ngân sách (mang tính chất mồi), các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai, vốn tín dụng ưu đãi và các trợ giúp kỹ thuật khác và thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu kinh tế cửa khẩu;
d) Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu... Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu để các nhà đầu tư cà người dân được biết. Các Ban Quản lý, chính quyền địa phương có khu kinh tế cửa khẩu tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp;
đ) Giải pháp và chính sách tạo nguồn vốn:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu theo cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương như cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 và tương đương đối với các khu kinh tế ven biển trong thời kỳ từ nay đến năm 2015.
- Nghiên cứu hình thành chương trình phát triển có mục tiêu đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu.
+ Đối với các khu kinh tế cửa khẩu là đầu mối của các hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế: Nhà nước trung ương sẽ tập trung đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm có ý nghĩa động lực trong giao thương kinh tế và dịch vụ thương mại của quốc gia như: các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai; khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp;
+ Đối với các khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng, bước đầu kinh doanh phát triển thương mại, ngoài phần hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách, nhà nước cần phân cấp mạnh mẽ về quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương đầu tư trên cơ sở ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù và chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu chung của cả nước và huy động, kêu gọi các thành phần kinh tế như doanh nghiệp dân doanh trong và ngoài nước đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt;
+ Đầu tư cho phát triển khu kinh tế cửa khẩu đồng thời với việc đầu tư các dự án công trình trọng điểm trên khu kinh tế cửa khẩu để không gây lãng phí về vốn đầu tư và đất đai, đảm bảo phát huy có hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh cũng như đối với từng vùng, miền.
- Đối với Ban Quản lý các khu kinh tế cửa khẩu và các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu.
+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết và xây dựng kế hoạch theo hướng đầu tư phát triển tập trung vào các dự án, công trình nòng cốt ở từng khu kinh tế cửa khẩu;
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu; trong đó có phân kỳ đầu tư, xác định danh mục ưu tiên trên cơ sở tính toán kỹ trong tổng thể cân đối chung của nền kinh tế quốc gia, vùng và địa phương.
e) Giải pháp về củng cố an ninh quốc phòng ở các khu kinh tế cửa khẩu:
- Các Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu và chính quyền địa phương có khu kinh tế cửa khẩu cần chỉ đạo và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của các xã trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia (tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội của các xã trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đến năm 2020);
- Ban Quản lý các khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với Bộ đội Biên phòng, lực lượng quân đội và an ninh tích cực tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khu vực biên giới bằng nhiều hình thức thích hợp. Thực hiện tốt kế hoạch rà phá bom, mìn ở khu vực biên giới;
- Ban Quản lý các khu kinh tế cửa khẩu phối hợp giữa Biên phòng, Công an, Hải quan của hai nước có chung biên giới để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, tội phạm hình sự trốn qua biên giới, buôn lậu qua biên giới, buôn bán, vận chuyển ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới theo các Hiệp định ký kết về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma tuý, phòng, chống buôn lậu qua biên giới của các nước Tiểu vùng sông Mê Kông;
- Tập trung đầu tư xây dựng các đồn biên phòng, các công trình phòng thủ, các đường tuần tra, vành đai biên giới. Tăng cường khả năng cơ động, xây dựng lực lượng quân đội, công an phản ứng nhanh để có thể ứng phó tình trạng khẩn cấp;
- Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng dọc biên giới ý thức dân tộc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp hành động để đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ chủ quyền biên giới;
- Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế với lực lượng an ninh Lào và Campuchia trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, giải quyết những vấn đề 2 bên cùng quan tâm.
g) Về phát triển nguồn nhân lực: chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm ở vùng thu hồi đất để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu.
h) Về bảo vệ môi trường:
Khi tiến hành đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu cần phải kết hợp đồng thời với công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài khu. Các hướng chính của bảo vệ môi trường của khu kinh tế cửa khẩu là:
+ Bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất;
+ Bảo vệ đa dạng sinh học;
+ Bảo vệ môi trường đô thị.
- Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho khu kinh tế theo các ngành và lĩnh vực;
- Xây dựng chính sách về tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường;
- Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải.
1. Phổ biến quy hoạch
Sau khi có Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt, công bố công khai Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam đến năm 2020", các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với các giai đoạn phát triển.
2. Phân công trách nhiệm
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch kịp thời. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc lập quy hoạch phát triển của từng khu kinh tế cửa khẩu và việc đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo chương trình hỗ trợ mục tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu;
- Tổ chức các hội nghị tổng kết và cung cấp các thông tin về khu kinh tế cửa khẩu.
b) Đối với các Bộ ngành: thực hiện theo chức năng, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo ngành dọc ở các địa phương trong công tác theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.
c) Chính quyền địa phương, các Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu, chủ doanh nghiệp đầu tư khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm quảng bá và có kế hoạch xúc tiến đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu;
d) Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của từng vùng, miền có khu kinh tế cửa khẩu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ
TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 52/2008/QD-TTg |
Hanoi,
April 25, 2008 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No. 675/TTr-BKH
dated January 29, 2008, and Report No. 1894/TTr-BKH dated March 20, 2008,
DECIDES:
a/ To sustainably develop border-gate economy and economic zones in association with building and developing friendly, stable and sustainable political relations between Vietnam and China, Laos and Cambodia. To increase international cooperation and attract domestic and overseas investment through border-gate economic zones;
...
...
...
c/ To consider political and economic efficiency a key target, to fully take into account impacts of the market economy and international economic integration. Involved parties may all benefit from border-gate economy and economic zones;
d/ To closely combine border-gate economy development with human resource development in conformity with plannings on human resources and social infrastructure works (schools, healthcare, cultural and sports establishments, residential areas);
e/ Development of border-gate economy and economic zones must take into account environmental protection and defense and security requirements.
2. Conditions and criteria for establishing border-gate economic zones
a/ Conforming with the approved master plan on border-gate economic zone development;
b/ Having international border gates or main border gates as prescribed by the Government's Decree No. 32/2005/ND-CP dated March 14, 2005, on the Regulation on inland border gates; including adjacent administrative units without special division;
c/ Convenient link with national arterial roads; convenient for exchange with neighboring countries through their inland border gates; having favorable conditions and resources for technical infrastructure investment;
d/ Meeting requirements for comprehensive development of border-gate economic zones, covering trade, import-export, temporary import for re-export, transit cargo transport, industrial production, tourism and services; having conditions to promote potential of border localities and adjacent areas; having potential for developing trade and attract investment;
e/ Having the capacity to associate economic development with maintenance of security, politics, social order and safety and protection of national sovereignty in the border region;
...
...
...
a/ Overall objectives
To build border-gate economic zones in border areas into key economic areas of every province bordering on China, Laos and Cambodia. By 2020, the country will have 30 border-gate economic zones, 7 of which will be newly established in border areas. To build complete infrastructure and adopt organizational and management models, mechanisms and policies for 9 border-gate economic zones, namely Mong Cai, Lao Cai, Lang Son, Bo Y, Moc Bai, An Giang, Dong Thap and Cau Treo and Lao Bao special economic-trade zone, in order to bring the total cross-border import-export value of goods and services to US$ 42-43 billion by 2020.
b/ Specific targets
- From 2008 to 2015:
+ To establish four border-gate economic zones, namely Long An in Long An province, A Dot in Thua Thien Hue province, Nam Can- Thanh Thuy in Nghe An province and Na Meo in Thanh Hoa province, bringing the total number of border-gate economic zones nationwide to 27, 6-7 of which will be put into complete and efficient operation;
+ To step up the development of trade, import-export, temporary import for re-export, transit cargo transport, industrial production, tourism and services. To strive for an import-export value of US$ 13.5-14 billion with a growth rate of 30.7-31%. By 2010, to bring the cross-border export value to US$ 5.7-6 billion and the import value to US$ 7.7-8 billion;
+ To receive around 2.9-3 million tourist arrivals through border-gate economic zones, including around l.2-l.3 million from and 1.7-1.8 million to Vietnam.
- From 2016 to 2020:
...
...
...
+ To study and formulate schemes to establish another 3 border-gate economic zones according to specific steps and development condition while meeting requirements on border-gate economic zone establishment, including La Lay border-gate economic zone in Quang Tri, Dak Per in Dak Nong, and Dak Rue in Dak Lak;
+ To continue boosting the development of trade, import-export, temporary import for re-export, transit cargo transport, industrial production, tourism and services. To strive for and import-export value of US$ 42-43 billion by 2020;
+ To receive 7.8-8 million tourist arrivals through border-gate economic zones, including around 3.5-3.6 million from Vietnam and 4.2-4.3 million to Vietnam through border-gate economic zones.
a/ For China-bordering economic zones:
- To build and develop border-gate economic zones into trade, service and tourist centers of the northern midland and mountainous and key points of Hanoi-Lang Son-Nanning, Hanoi-Lao Cai-Yunnan, and Hanoi-Mong Cai-Fang Cheng economic corridors;
- To increase development cooperation under the planning on development of Hai Phong-Hanoi-Lang Son-Nanning economic corridors and the Tonkin gulf economic belt;
- To make effective use of advantages of natural conditions and economic geographic position of each border-gate economic zone in developing trade and domestic and international services, to boost economic development and economic restructuring of provinces having border-gate economic zones;
- To develop border-gate economic zones in association with forming border urban and rural residential areas and arranging and settling inhabitants of communes along Vietnam-China border;
...
...
...
- To associate economic development with protection of national sovereignty and border security on the basis of resolving pressing social problems and improving people's material and cultural life;
- To continue investment in completing infrastructure of border-gate economic zones under development master plans and the master plan on border-gate economic zones, including Dong Dang-Lang Son and Chi Ma border-gate economic zones in Lang Son province; Lao Cai in Lao Cai province; Mong Cai, Bac Phong Sinh and Hoanh Mo-Dong Van in Quang Ninh province; Cao Bang in Cao Bang province; Thanh Thuy in Ha Giang province; and Ma Lu Thang in Lai Chau province. To prioritize those being key points of inter-regional and international economic corridors such as Mong Cai, Lao Cai and Lang Son border-gate economic zones.
b/ For Laos-bordering economic zones:
- To build and develop border-gate economic zones in order to promote socio-economic development of the west of central provinces; to build them into centers of the border region of central provinces for economic and trade exchange with Bolykhamxay, Xieng Khoang, Huaphan, Savanankhet and some other provinces of Laos. They will become key points for import and export of goods and services to northern and central provinces of Laos, the northeastern region of Thailand, and Myanmar, and hubs for attracting domestic and overseas investment in production development and goods processing. They will contribute to generating employment, improving people’s material and spiritual life in border areas, and increasing local budget revenues.
- To increase development cooperation under the master plan on East-West economic corridor development and development cooperation in the expanded Mekong sub-region; to develop trade and import-export of goods and services through border gates;
- To continue investment in building and developing under planning the trans-regional transport system linking border-gate economic zones with other places such as national highway 279 linking Tay Trang with Dien Bien Phu city; national highway 4D from Lao Cai to Pa So crossroad, Phong Tho district of Lai Chau province; national highway 12 from Ma Lu Thang border gate to Muong Lay town of Dien Bien province; national highway 217 linking Na Meo border-gate economic zone with Hua Phan and northern provinces of Laos; national highways 8, 9, 12, 14, 14D and 49 linking central border-gate economic zones with seaports;
- To continue investment in developing 7 newly established border-gate economic zones including Tay Trang, Son La and Cau Treo, Cha Lo, Nam Giang and Bo Y border-gate economic zones and Lao Bao special economic-trade zone; to prioritize those being key points of the East-West economic corridor such as Lao Bao special economic-trade zone and Cau Treo and Bo Y border-gate economic zones. Before 2015, to plan another three border-gate economic zones, namely A Dot in Thua Thien Hue, Nam Can-Thanh Thuy in Nghe An and Na Meo in Thanh Hoa; from 2015 to 2020, to additionally set up La Lay border-gate economic zone in Quang Tri.
c/ For Cambodia-bordering economic zones
- To build border-gate economic zones into key economic areas of each province, contributing to rearranging the population and laborers, improving local people's material and spiritual life in close association with consolidating defense and security, firmly protecting the national border and protecting the ecological environment;
...
...
...
- To develop trade, services, import-export of goods and services through border gates; to build border markets and develop transit tourism; to form industrial and handicraft production clusters. To well protect, improve and zone off for forestation natural forests, especially border protection forests. To develop social and cultural activities;
- To step by step invest in building planning border-gate economic zone infrastructure, including transport; post and telecommunications; water and electricity supply; border centers; urban centers and rural residential areas; trade, tourist, industrial-handicraft production centers and other public service works. To rapidly build national highway N1 connecting Cambodia-bordering provinces under the Ministry of Transport’s master plan;
- To continue investment in developing 8 established border-gate economic zones, including highway 19 border-gate economic zone in Gia Lai; Bonue in Binh Phuoc; Moc Bai and Xa Mat in Tay Ninh; Dong Thap in Dong Thap; An Giang and Khanh Binh in An Giang; and Ha Tien in Ha Tien; to prioritize Moc Bai, An Giang and Dong Thap border-gate economic zones. Before 2015, to additionally plan Long An border-gate economic zone in Long An; from 2015 to 2020, to plan another two border-gate economic zones, namely Dak Per in Dak Nong and Dak Rue in Dak Lak.
5. Measures to implement the master plan
a/ The Government shall promulgate uniform mechanisms and policies for development of border-gate economic zones nationwide in accordance with the Decree on economic zones, industrial parks and export-processing zones, including mechanisms and policies related to border-gate economic zones such as import-export and immigration policies and management mechanisms for border-gate economic zones;
b/ Development of border-gate economic zones must conform with the approved master plan . To elaborate master plans and detailed plans for each border-gate economic zone. To raise awareness about and ensure good coordination between ministries and central branches with provincial People's Committees in directing the development of border gate economic zones;
c/ To build technical infrastructure in border-gate economic zones. To diversity funding sources for infrastructure work construction. In addition to state budget funds as start-up capital), technical and social infrastructure works, public service and utility works in service of border-gate economic zones may use funds from official development assistance (ODA), the land fund according to the land law, and preferential credit, and other technical assistance, and attract investment capital in the form of BOT (build-operate-transfer), BT (build-transfer), or BTO (build-transfer-operate), and other forms according to law for investment in building border-gate economic zone infrastructure;
d/ To further promote investment in border-gate economic zones. To concentrate on attracting investment in services, infrastructure construction and formation of functional zones in border-gate economic zones. To mobilize and promote investment with the participation of ministries, branches and local administrations in a coordinated and proactive manner. To publicize detailed plans, lists of prioritized investment projects incentive policies for investment in border-gate economic zones for investors' and peoples' information. Management boards of, and administrations of localities having, border-gate economic zones shall further study the economic situations, investment markets and policies of other countries, groups and major companies so as to appropriate incentive policies;
e/ Solutions and policies on funding sources:
...
...
...
- To study and formulate the targeted development program on border-gate economic zone investment.
+ For border-gate economic zones being key points of international and inter-regional economic corridors: the State shall concentrate investment on key border-gale economic zones to act as a driving force for economic, service and trade exchange of the country such as Mong Cai, Lang Son, Lao Cai, Cau Treo, Bo Y, Moc Bai, An Giang and Dong Thap border-gate economic zones and Lao Bao special economic-trade zone;
+ For established border-gate economic zones in the stage of infrastructure building and business and trade development, in addition to state budget funds for infrastructure construction, the State should decentralize investment powers and responsibilities to localities on the basis of promulgating particular incentive policies and overall policies on border-gate economic zone development and mobilize and call for investment from domestic and overseas enterprises and entrepreneurs under the approved master plan;
+ To combine investment in border-gate economic zone development with key projects and works in border-gate economic zones to avoid capital and land waste, to bring into play the impacts of border-gate economic zones on socio-economic development of each province as well as each area and region.
- Management boards of, and localities having, border-gate economic zones shall:
+ Review and adjust detailed master plans and elaborate plans with a view to concentrating on development of key projects and works in each border-gate economic zone;
+ Elaborate and implement investment plans for development of infrastructure inside and outside functional zones of border-gate economic zones which must specify investment phases and priorities on the basis of taking in to careful account the overall balancing capacity of national, regional and local economies.
f/ Solutions on consolidation of defense and security in border-gate economic zones:
- Management boards of, and administrations of localities having, border-gate economic zones should direct and carry out solutions for socio-economic development of communes along Vietnam-Laos and Vietnam-Cambodia borders (under the Prime Minister's Decision approving the scheme on socio-economic development of communes along Vietnam-Laos and Vietnam-Cambodia borders up to 2010);
...
...
...
- Management boards of border-gate economic zones shall coordinate with the border guard, police and customs of the two countries bordering Vietnam in preventing illegal border cross-border smuggling, and cross-border trading and transport of drugs and women and children trafficking under agreements on prevention an control of crimes, illegal trading and transport of drugs, and cross-border smuggling between countries in the Mekong river sub-region;
- To concentrate investment on construction of border guard stations, defense works, patrol roads and border belts. To increase the capacity, develop ready-for-action army and police forces to be able to cope with urgent eases;
- To promote the movement of national security protection by the people, to educate and propagate about national consciousness to inhabitants in the border region, to coordinate with agencies and organizations in implementing programs on coordination in fighting crimes and protecting border sovereignty;
- To increase foreign relation activities and international cooperation with security forces of Laos and Cambodia in fighting crimes and solving issues of mutual interest.
g/ Human resource development: to attach importance to human resource development; to support investment in building vocational schools and training centers, support vocational training and generate employment in areas where land is recovered for border-gate economic zone construction.
h/ Environmental protection:
- To associate construction of border-gate economic zones with protection of the environment inside and outside the zones. Protection of border-gate economic zones' environment covers mainly:
+ Protection of water, air and soil quality;
+ Protection of biodiversity;
...
...
...
- To select clean technologies, issue specific regulation on technology and equipment import according to norms on energy consumption and wastes according to branches and domains for border-gate economic zones;
- To formulate policies on finance, tax reduction loans for the import of waste treatment technologies and equipment. Schemes on industrial and tourist development must specify technology plans and waste treatment processes in accordance with environmental standards;
- To increase inspection and supervision of sources of wastes of industrial production and tourist establishments, to conduct environmental audit for operating projects in order to evaluate the efficiency of production technologies and waste treatments systems. To increase community education on environmental protection, collect fees and impose other administrative measures on plants discharging large volumes of wastewater and gas.
Article 2.- Organization of implementation
1. Dissemination of the master plan
After the Prime Minister’s Decision approving the master plan is issued, to publicize the scheme on the master plan on Vietnam's border-gate economic zone development up to 2020. Ministries, branches and localities shall promptly formulate plans to implement the master plan on border-gate economic zone development suitable to development periods.
2. Assignment of responsibilities
a/ The Ministry of Planning and investment shall:
- Monitor and urge the implementation of, and promptly adjust, the master plan. To urge, examine and supervise the formulation of development master plans on each border-gate economic zone and investment in border-gate economic zone construction;
...
...
...
- Organize review conferences and supply information on border-gate economic zones.
b/ Ministries and branches shall, based on their functions, coordinate with the Ministry of Planning and Investment in directing their local subordinate agencies in monitoring, guiding and supervising the implementation of the master plan on border-gate economic zone development.
c/ Local administrations, management boards of border-gate economic zones and investors in border-gate economic zones shall propagate and adopt plans to promote investment in border-gate economic zone development;
d/ Based on the evaluation of the master plan implementation, to annually adjust and supplement the master plan suitable to realities
and conditions of each area and region having border-gate economic zones.
Article 3. - Implementation provision
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 52/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 52/2008/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/04/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 52/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video