Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BAN CHỈ ĐẠO XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4269/QĐ-BCĐDADNCT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 48/QĐ-BCĐDADNCT ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 m 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương” (sau đây gọi là Kế hoạch hành động).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Hóa chất Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty: Thép Việt Nam, Giấy Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân t
i cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Văn phòng Chính phủ: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TG
Đ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, BCĐDADNCT (3b).

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC





Trần Tuấn Anh
Bộ Trưởng Bộ Công Thương

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4269/QĐ-BCĐDADNCT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Bảo đảm triển khai thực hiện phương án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của Ngành Công Thương theo đúng nội dung "Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017.

2. Khẩn trương đưa vào hoạt động các dự án, doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để khai thác có hiệu quả ở mức cao nhất; Xử lý trong thời gian sớm nhất các dự án, doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nht thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và với nền kinh tế nói chung.

II. LỘ TRÌNH

1. Đến hết năm 2018: Phấn đấu xử lý căn bản các tồn ti yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp.

2. Đến năm 2020: Hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

3. Thời hạn, tiến độ thực hiện các công việc cụ thể được xác định và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định cụ thể tại Bản tổng hợp phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo Kế hoạch hành động này.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ của các Tập đoàn, Tổng công ty

Các Tập đoàn, Tổng công ty (bao gồm: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam) tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu như sau:

a) Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo của Tập đoàn/Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc để xử lý các dự án, doanh nghiệp; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị có liên quan để bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp xử lý từng dự án, doanh nghiệp. Bảo đảm phân công đồng chí Lãnh đạo Tập đoàn/Tổng công ty chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, đôn đốn việc triển khai thực hiện và hoàn thành phương án xlý đối với từng dự án, doanh nghiệp.

b) Xây dựng hoặc rà soát, hoàn thiện phương án đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí, tổ chức lại sản xuất kinh doanh đối với các dự án/doanh nghiệp có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện.

c) Thực hiện chế độ giao ban, làm việc định kỳ, trực tiếp với các dự án, doanh nghiệp để rà soát, nắm bắt tình hình và kịp thời chỉ đạo triển khai công việc có hiệu quả. Tùy theo tình hình từng dự án, doanh nghiệp để thực hiện nhưng không ít hơn 1 tháng/1 lần.

d) Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể được giao theo Bản tổng hợp phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo Kế hoạch hành động này để tạo chuyển biến nhanh, thực chất ở từng dự án, doanh nghiệp theo đúng phương án xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo tình hình và kết quả triển khai công việc được giao đgửi về Bộ Công Thương - Thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp chung.

2. Nhiệm vụ của các Bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

a) Tập trung xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường, thúc đẩy sản xuất cho các dự án, doanh nghiệp theo nguyên tc và cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của quốc tế, vì lợi ích chung của đất nước.

b) Thực hiện các giải pháp về tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ ri ro và lợi ích giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật và bảo đảm công khai, minh bạch.

c) Hỗ trợ pháp lý cho các Tập đoàn, Tổng công ty để giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc với các nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đng liên doanh với các đối tác.

d) Giám sát chặt chẽ các vn đvề an toàn môi trường, kể cả chất thải rắn khí thải, nước thải, để bảo đảm an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy và an toàn môi trường nói chung.

đ) Tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để phát hiện các vi phạm, sai phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể được giao theo Bản tng hợp phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo Kế hoạch hành động này để tạo chuyển biến nhanh, thực chất ở từng dự án, doanh nghiệp theo đúng phương án xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo của Chính phủ

a) Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động này để bảo đảm phối hợp đồng bộ, có hiệu qugiữa các cơ quan, đơn vị.

b) Theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có liên quan để có chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề được đề xuất, kiến nghị.

c) Hàng năm có tổng hợp báo cáo Chính phủ để xem xét, báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp. Trong trường hợp cn thiết, kiến nghị bổ sung các biện pháp xử lý để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các Thành viên Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Căn cứ nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch hành động này, kết hợp với nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ và hiệu quả cao nhất.

b) Tăng cường công tác phối hợp, trao đi thường xuyên với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

c) Định kỳ gửi báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Bộ Công Thương - Thường trực Ban Chỉ đạo trước ngày 20 của tháng cuối mỗi quí để tổng hợp chung.

đ) Bộ Công Thương thực hiện trách nhiệm, vai trò của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm đầu mối tổng hợp báo cáo chung về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch hành động này để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.

3. Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc các Tập đoàn (Dầu khí Việt Nam, Hóa chất Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các Tổng công ty (Thép Việt Nam, Giấy Việt Nam)

a) Căn cứ nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch hành động này, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ và hiệu quả cao nht.

b) Tăng cương công tác phối hợp, trao đổi thường xuyên với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

c) Định kỳ gửi báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Bộ Công Thương - Thường trực Ban Chỉ đạo trước ngày 20 của tháng cuối mỗi quí để tổng hợp chung.

 

BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4269/-BCĐDADN ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì/phối hp

Thời gian thực hiện/hoàn thành

Yêu cầu thực hiện

A

ĐỐI VI CÁC TẬP ĐOÀN, TNG CÔNG TY

I

Các nhiệm vụ chung

1.1

Rà soát, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo của Tập đoàn/Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc để xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả

Các Tập đoàn/Tổng công ty

Tháng 12/2017

Quyết định của Chủ tịch/Tổng giám đốc Tập đoàn/Tổng công ty

1.2

Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Lãnh đạo Tập đoàn/Tổng công ty theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý từng dự án, doanh nghiệp

Các Tập đoàn/Tổng công ty

Tháng 12/2017

Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ của Chủ tịch/Tổng giám đốc Tập đoàn/Tổng công ty

1.3

Xây dựng hoặc rà soát, hoàn thiện phương án đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí, tổ chức lại sản xuất kinh doanh đối với các dự án/doanh nghiệp có khả năng hot động sản xuất kinh doanh để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện.

Các Tập đoàn/Tổng công ty chỉ đạo các Dự án/doanh nghiệp hoàn thành, trình Tập đoàn/Tổng công ty xem xét, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

Hoàn thành, gửi xin ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan trong tháng 2/2018.

Thông qua phương án và giao nhiệm vụ thực hiện trong tháng 3/2018

Quyết định hoặc văn bản thông qua phương án và giao nhiệm vụ của Chủ tịch/Tổng giám đốc Tập đoàn/Tổng công ty

II.

Nhiệm vụ đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

1.

Đối với Dự án Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ

1.1

Triển khai chuẩn bị các công việc liên quan tới bảo dưỡng, sửa chữa để sẵn sàng khởi động lại Nhà máy

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Trong quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.2

Làm việc với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) để có thỏa thuận phối hợp trong sử dụng nguồn nguyên liệu xơ, sợi của PVTex.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Vinatex và các đơn vị liên quan

Trong quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.3

Xử lý tranh chấp phát sinh với Nhà thầu là Công ty Xây dựng Hyundai của Hàn Quốc (HEC) và hoàn thành công tác thanh quyết toán dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan

Quí IV/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.4

Thống nhất được với các c đông và đối tác hợp tác để có kinh phí khởi động lại nhà máy. Tiến hành khởi động lại Nhà máy.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Trong quí II/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.5

Xây dựng kế hoạch và tổ chức cộng tác định giá tài sản Công ty để làm cơ sở triển khai thực hiện phương án chuyển đổi sở hữu Công ty.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan.

2017-2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.6

Tìm kiếm, thảo luận sơ bộ vi các đối tác tiềm năng để thực hiện phương án chuyển đổi sở hữu Công ty và vận hành toàn bộ Nhà máy để sản xuất sản phẩm DTY và PSF

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2017-2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.7

Thực hiện thoái vốn của PVN tại PVTex theo chỉ đạo của Chính phủ

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Vụ Dầu khí và Than và các đơn vị liên quan.

2018-2020

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

1.8

Tiếp tục làm việc với các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng về cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ.

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

2

Đối với Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi:

2.1

Xây hồ cigar khắc phục hệ thống xử lý nước thải

Phối hợp: Cục Kỹ thuật và An toàn Môi trường Công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

Trong năm 2017

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

2.2

Khởi động, vận hành lại N máy.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan.

Quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

2.3

Tiếp tục làm việc các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng để cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ.

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

2.4

Xử lý tranh chấp, quyết toán Hợp đồng EPC, quyết toán Dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

Trong quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

2.5

Thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2018-2020

o cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

3

Đối với Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ:

3.1

Xây dựng phương án thoái vốn khỏi Dự án và tiến hành đàm phán với các cđông khác hoặc tìm kiếm đối tác để chuyển, nhượng, thoái vốn khỏi Dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới Doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan.

Hoàn thành phương án, báo cáo Ban Chỉ đạo trong quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

3.2

Phối hợp với các cổ đông khác tiến hành giải quyết các phát sinh vướng mc với nhà thầu PVC để thống nhất thanh toán dứt điểm khối lượng công việc mà nhà thầu đã thực hiện.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới Doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

3.3

Tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư hoàn thành Dự án, đưa Nhà máy vào sản xuất kinh doanh trong trường hợp chưa thoái vốn được khỏi Dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Năm 2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

3.4

Tiếp tục làm việc với các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng đề nghị cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối vi dự án. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam đđược hỗ trợ.

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

3.5

Trường hợp phương án hợp tác đầu tư tiếp tục triển khai Dự án thực hiện không thành công sẽ dừng triển khai Dự án, tiến hành các thủ tục phá sản Công ty.

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Du khí và Than (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quý II/2018-2019

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

4

Đối với Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước:

4.1

Khởi động, vận hành lại nhà máy

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Trong năm 2017

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

4.2

Xây dựng phương án chuyển nhưng hoặc thoái vốn của PVOil khỏi Dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Hoàn thành phương án, báo cáo Ban Chỉ đạo trong quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

4.3

Tiến hành đàm phán với đi tác để thực hiện chuyển nhượng vốn hoặc, thoái vốn của PVOil khỏi Dự án.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan.

Quí II/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

4.4

Tiếp tục làm việc các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng đề nghị cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ.

Phối hợp: Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

5

Đối với Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS):

5.1

Đề nghị Kiểm toán nhà nước kiểm toán Công ty, làm cơ sở để Công ty triển khai thực hiện phương án chuyển đổi sở hữu

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Tháng 12/2017

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

5.2

Tìm kiếm, thảo luận với các đối tác tiềm năng để thực hiện phương án chuyển đổi sở hữu Công ty.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

5.3

Chuẩn bị các thủ tục sẵn sàng trong trường hợp sẽ lựa chọn thực hiện Phương án phá sản Công ty theo luật định.

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

5.4

Quyết toán, chuyển giao ng nợ tàu 104.000 DWT (Thuê Tư vấn định giá để đánh giá bổ sung nếu thấy cần thiết).

Phối hợp: Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

5.5

Tiếp tục làm việc với các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng đề nghị cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án. Báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ.

Phối hợp: V Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo kết quả gửi về Ban Chỉ đạo

III.

Nghiệp vụ đối với Tổng công ty Thép Việt Nam:

6

Đối với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai:

6.1

Hoàn thành đàm phán với đối tác liên doanh nước ngoài trong việc sửa đổi và ký kết chính thức Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh và quy định đề cử chức danh Tổng giám đốc.

Phi hp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan

Trong năm 2017

o cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.2

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạng mục dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm và hệ thống xử lý xỉ thu hồi kim loại.

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2017-2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.3

Tổ chức khai thác msắt Quý Xa đạt 100% công suất thiết kế; tăng cường công tác tiêu thụ quặng sắt trong nước và xuất khẩu, phấn đấu tiêu thụ đạt khoảng 3 triệu tấn/năm (bao gồm phục vụ cho Nhà máy gang thép Việt - Trung) đ nâng cao hiệu quả kinh tế của mỏ và giảm nhu cầu vay vốn lưu động của Công ty.

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2017-2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.4

Tổ chức sản xuất Nhà máy gang thép Lào Cai đạt 100% công suất thiết kế; tiêu thụ triệt để các loại khí O2, N2.

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2017 - 2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.5

Giảm lượng chuyên gia xuống mức thấp nhất hướng tới làm chủ hoàn toàn dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy gang thép Lào Cai.

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2017-2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.6

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành Dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm để phát huy hết cơ sở hạ tầng hiện nay đã đầu tư xong cho cả Dây chuyền cán.

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Năm 2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

6.7

Tiếp tục làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng đề nghị cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án

Phối hợp: Cục Công nghiệp, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

7

Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên:

7.1

Hoàn thành việc xác định giá trị Dự án và Xây dựng phương án tái cơ cấu TISCO

Phối hợp: Cục Công nghiệp; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

7.2

Chủ động đàm phán và giải quyết dứt điểm các tồn tại, vưng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC

Phối hợp: Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

7.3

Thoái phần vốn Nhà nước còn lại tại TISCO (65% cổ phần sở hữu của VNS) xuống dưới 30%.

Phối hợp: Cục Công nghiệp; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

2018-2020

o cáo gửi về Ban Chỉ đạo

7.4

Tiếp tục làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng đề nghị cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi suất đối với dự án

Phối hợp: Cục Công nghiệp, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam

Quí I/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

8

Đối với Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam:

8.1

Nghiên cứu, đề xuất cụ thể về cơ chế, phương thức bán tài sản để tiếp tục triển khai tổ chức bán đấu giá thành công đối với toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho của Dự án.

Phối hợp: Cục Công nghiệp; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan

Báo cáo Ban Chỉ đạo trong tháng 11/2017

Triển khai thực hiện trong tháng 12/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

8.2

Thu hồi các khoản nợ phải thu của Dự án.

Phối hợp: Cục Công nghiệp; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017- và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

8.3

Lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả của Dự án đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016.

Phối hợp: Cục Công nghiệp; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

Tháng 11/2017

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

IV.

Nhiệm vụ đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam:

9

Đối với 04 Dự án nhà máy sản xuất phân bón

9.1

Hoàn thành việc đàm phán và quyết toán gói thầu hp đồng EPC và quyết toán Dự án đối với Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc và Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai).

Phối hợp: Cục Hóa chất; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan

Quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

9.2

Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho từng năm, trong đó tập trung vào các nội dung về tiết giảm chi phí sản xuất, tiền lương, nhân công, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, tiêu hao vật tư; làm chủ công nghệ, đảm bảo chạy đủ tải, dài ngày, tiêu hao thấp, hạn chế chi phí; tăng cường công tác quản trị, đặc biệt là quản trị nhân sự, thiết bị, máy móc, vật tư, nhân sự, tài chính.

Phối hợp; Cục Hóa chất; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính; Bộ Nông nghip và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan.

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

9.3

Xây dựng phương án xử lý cht thải gypsum

Phối hợp; Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật và An toàn Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Xây dựng; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường các đơn vị liên quan.

Báo cáo phương án gửi Ban Chỉ đạo chậm nhất trong tháng 1/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

9.4

Cơ cấu lại các khoản nợ cửa Dự án

Phối hp: Cục Hóa chất; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

9.5

Thoái vốn nhà nước khỏi dự án, cổ phần hóa

Phối hợp: Cục Hóa chất; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương); Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

2018-2020

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

B

ĐỐI VỚI CÁC BỘ NGÀNH, CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I.

Nhiệm vụ đối với Bộ Công Thương:

1.1

Thực hiện các nhiệm vca cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tng hp báo cáo chung về tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động này để báo cáo Ban Chỉ đạo.

Đầu mối Bộ Công Thương: Vụ Kế hoạch

Phối hợp: Các Bộ ngành, Tập đoàn, Tổng công ty, cơ quan, đơn vị có liên quan

Thực hiện các báo cáo đnh kỳ theo Kế hoạch hành động này và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Chđạo

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

1.2

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến đối với các phương án đổi mới quản trị, tiết giảm chi phí, tổ chức lại sản xuất kinh doanh đối với các dự án/doanh nghiệp có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh do các Tập đoàn/Tổng công ty trình xin ý kiến.

Đầu mối Bộ Công Thương: Các Vụ, Cục quản lý ngành được phân công theo dõi từng Dự án.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Tháng 2-3/2018

Văn bản gửi các Tập đoàn/Tổng Công ty

1.3

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Đầu mối Bộ Công Thương: Các Vụ, Cục quản lý ngành được phân công theo dõi từng Dự án.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

1.4

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan để thực hiện các gii pháp tạo thuận lợi về thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, trong đó có các lĩnh vực về phân bón, thép, xơ sợi, nhiên liệu sinh học... Trước mắt là các giải pháp cụ thể sau:

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

 

 

1.4.1

Hoàn thành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón MAP-DAP.

Chủ trì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ Thương mại)

Phối hợp: Các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

Tháng 3/2018

Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ và báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.2

Rà soát vụ việc điều tra chng bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ kẽm (AD02)

Chủ trì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại)

Phối hợp: Các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

Tháng 3/2018

Báo cáo rà soát gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.3

Rà soát giữa kỳ vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm Phôi thép và Thép dài

Chủ trì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại)

Phối hợp: Các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

Tháng 9/2018

Báo cáo rà soát gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.4

Nghiên cứu và điều tra vụ việc chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu; phân bón MAP-DAP nhp khu; một số sản phẩm sợi DTY, DSF nhập khẩu; sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu; áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm hạt nhựa

Chủ trì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại)

Phối hp: Các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

2018 - 2019

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.5

Theo dõi tình hình nhập khẩu và diễn biến giá cả đối với sản phẩm ethanol nhập khẩu để có cơ sở xem xét tư vấn sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Chủ trì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại)

Phối hợp: Các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

2018 -2019.

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.6

Hỗ trtư vấn cho doanh nghiệp, hiệp hội về hồ sơ và thủ tục pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Chtrì: Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Pháp chế)

Phối hợp: Bộ Tư pháp; các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành; các đơn vị có liên quan khác

Hàng năm

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

1.4.7

Tập trung thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đến ngày 01 tháng 01 năm 2018 sẽ thay thế xăng khoáng RON92 bằng xăng E5 RON92 trên thị trường

Chủ trì: Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ)

Phối hợp: Các Bộ ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị khác có liên quan

Tháng 12/2017

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

1.5

Hoàn thành công tác thanh tra và có báo cáo kết quả thực hiện đối với: Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam; Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Png và Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng.

Chủ trì: Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ)

Phối hợp: Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan.

Tháng 12/2017

Báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo

II.

Nhiệm vụ đối với Bộ Tài chính:

1

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các Tập đoàn/Tng công ty về vấn đgiảm mức trích khấu hao cơ bản tài sản cố định trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện thực tế của các dự án, doanh nghiệp, bảo đảm việc trả ncác khoản vay ngân hàng.

Phối hợp: Các Bộ ngành, Tập đoàn/Tổng công ty

Quí IV/2017 và quí I/2018

Báo cáo gửi Ban Chỉ đo

2

Đề xuất việc xử lý, cơ cấu li các khoản nợ vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưng Ban Chỉ đạo.

Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Trước 20/12/2017

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo

3

Đầu mối, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét để báo cáo Quốc hội việc sửa đổi một số Luật thuế về giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên... để tạo thuận lợi cho sản xuất trong nước phát triển, trong đó có các lĩnh vực về phân bón, xơ sợi, nhiên liệu sinh học...

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Quí I/2018

Báo cáo Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo

4

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

III.

Nhiệm vụ đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

1

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, căn cứ vào qui định pháp luật và khả năng tài chính để xem xét các biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với các dự án, doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời xem xét tiếp tục cho vay theo đúng quy định của pháp luật đbảo đảm vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh khthi và có khả năng trả nợ của các dự án, doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Phối hợp: Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan, các Tập đoàn/Tổng công ty

Quí I/2018 và thời gian tiếp theo

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Theo dõi, tổng hợp tình hình cấp tín dụng đối với 12 dự án, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; tình hình tài chính, khả năng trả nợ và các rủi ro liên quan đến dự án, doanh nghiệp để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phối hợp: Bộ Công Thương, các Tập đoàn, Tổng công ty có dự án; các dự án, doanh nghiệp và các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Theo yêu cầu

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

3

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo thẩm quyền; xem xét; cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dùng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

IV.

Nhiệm vụ đối với Bộ Xây dựng:

1

Chủ trì xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp vi các B; cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xử lý, sử dụng thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất; vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Quí I/2018 và thời gian tiếp theo

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật quy định việc xử lý, sử dụng thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng.

Phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Quí II/2018 và thời gian tiếp theo

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

3

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý/kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường Xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

V.

Nhiệm vụ đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

1

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ môi trường khu vực xung quanh các dự án, doanh nghiệp đphát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các vấn đề về môi trường.

Phối hợp: Các Bộ ngành, địa phương có liên quan

Hoàn thành kế hoạch trong tháng 12/2017

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

VI.

Nhiệm vụ đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

1

Xử lý các vấn đề về giống và qui hoạch vùng trồng sắn để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học trong nước, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo.

Phối hợp: Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan

Quí I/2018

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo

2

Chủ trì, phối hợp với các Bngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình, triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

VII.

Nhiệm vụ đối với Bộ Tư pháp:

1

Chủ trì, phối hợp với các B ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trpháp lý cho các Tập đoàn/Tổng công ty trong công tác xử lý, giải quyết các vướng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC và các vướng mắc pháp lý khác...

Phối hợp Bộ Công Thương, các Bộ ngành có liên quan, các Tập đoàn/Tổng công ty

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

VIII.

Nhiệm vụ đối với Thanh tra Chính phủ:

1

Báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh tra tại 02 dự án: Dự án Nhà y đạm Hà Bắc và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

2017-2018

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo

2

Theo dõi, đôn đốc việc thanh tra, xử lý sau thanh tra 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Phối hợp: Bộ Công Thương; UBND tỉnh Lào Cai; các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Thường xuyên

Có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

3

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tp đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

IX.

Nhiệm vđối với Kim toán Nhà nước:

1

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kiểm toán đối với các dự án, doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán để tổ chức thc hiện.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan liên quan

Hoàn thành xây dựng kế hoạch trong tháng 12/năm 2017.

Triển khai thực hiện vào các năm 2018, 2019

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Việt nam và Tổng công ty Thép Việt nam.

Phối hợp: Bộ Công Thương; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Thép Việt Nam; các Bộ ngành, cơ quan liên quan.

2018

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

3

Chủ trì, phối hợp với các B ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

X.

Nhiệm vụ đối với Bộ Công an:

1

Nghiên cứu, rà soát nội dung kết quả thanh tra, kiểm toán đã được thực hiện đối với các dự án, doanh nghiệp để nắm tình hình, tổ chức điều tra, xác minh làm rõ các sai phạm, dấu hiệu vi phạm pháp luật để triển khai xử lý theo quy định của pháp luật.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

2

Kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao đề nghị truy tpháp luật đối vi Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ

Phối hợp: Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao

T6/2018

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

3

Làm rõ các dấu hiệu sai phạm, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ

Phối hợp: Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao

2018-2019

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

4

Làm rõ các dấu hiệu sai phạm, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh hc Quảng ngãi

Phối hợp: Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao

2018-2019

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

5

Theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện các vấn đề phức tạp về an ninh để kiến nghị Ban Chỉ đạo và Chính phủ có các phương án xử lý kịp thời, có hiệu quả trong quá trình xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Phối hợp: Các Bộ ngành, địa phương

2018-2020

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

6

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động chung.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan.

Thường xuyên

Báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

XI.

Nhiệm vụ đối với Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan:

 

Chủ động xác định các nội dung công việc để chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, giải quyết các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả theo nội dung Đề án chung của Chính phủ và Kế hoạch hành động này.

Phối hợp: Các Bộ ngành, cơ quan có liên quan

Thường xuyên

Có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4269/QĐ-BCĐDADNCT năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương do Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương ban hành

Số hiệu: 4269/QĐ-BCĐDADNCT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương
Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 14/11/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4269/QĐ-BCĐDADNCT năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương do Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…