Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 378-HĐBT

Hà Nội , ngày 16 tháng 11 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 

Để các doanh nghiệp Nhà nước có đủ vốn lưu động tối thiểu cần thiết khi chuyển sang thực hiện cơ chế mới,

QUYẾT ĐỊNH 

Điều 1. Các doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã được đăng ký kinh doanh thì được Bộ Tài chính cấp vốn lưu động pháp định. Mức vốn lưu động pháp định được cấp tối đa bằng 30% nhu cầu vốn lưu động.

Điều 2. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì phải :

- Xác định lại chính xác vốn lưu động hiện có của doanh nghiệp (gồm vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung) khi giao vốn để bảo toàn và phát triển vốn theo Chỉ thị số 138-CT, ngày 25-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 332-HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước .

- Rà soát lại và tăng cường áp dụng các giải pháp tăng vòng quay vốn lưu động; có kế hoạch tiếp tục xử lý số tài sản và vốn khê đọng (những trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ quản thì kiến nghị giải pháp cụ thể để các cơ quan này quyết định); nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị, quyết định về thanh toán công nợ dây dưa theo sự chỉ đạo của Ban thanh toán công nợ Trung ương; nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động (điều hoà) vốn của cơ quan chủ quản như nói tại Điều 3 dươi đây.

Điều 3. Các Bộ và Uỷ ban Nhân dân quản lý trực tiếp các doanh nghiệp Nhà nước (cơ quan chủ quản được quyền điều hào vốn lưu động giữa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình, sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính thực hiện việc điều hoà vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước giữa các ngành và địa phương sau khi xin ý kiến và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng ý.

Điều 4. Đối với các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động pháp định thì Bộ Tài chính cùng cơ quan chủ quản xem xét để bổ sung bằng các nguồn sau đây :

a) Vốn do Nhà nước cấp để dự trữ vật tư ở doanh nghiệp được phép đưa ra sử dụng;

b) Chênh lệch giá phải nộp ngân sách hoặc chênh lệch tỷ giá (nếu có);

c) Tiền bán tài sản, vật tư ứ đọng không cần dùng thuộc diện phải nộp ngân sách Nhà nước ;

d) Phần vốn lưu động được điều hoà từ các doanh nghiệp khác.

Nếu đã được bổ sung từ các nguồn trên vẫn chưa đảm bảo đủ vốn lưu động pháp định thì doanh nghiệp cần điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với khả năng vốn.

Đối với các doanh nghiệp trọng điểm kinh doanh có hiệu quả sau khi đã bù đắp từ các nguồn vốn nói trên vẫn chưa đủ vốn lưu động pháp định thì có thể giải quyết tiếp bằng các nguồn :

e) Phần thu nộp ngân sách vượt kế hoạch;

g) Các khoản nợ ngân sách đang tồn đọng;

h) Cấp thẳng từ ngân sách đối với những trường hợp cá biệt nếu những biện pháp trên không có khả năng thực hiện.

Những nguồn vốn bổ sung thuộc các mục từ (a) đến (h) đều coi là vốn của Ngân sách Nhà nước .

Điều 5. Đối với các Tổng Công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo đảm xuất, nhập khẩu những hành hoá - vật tư thiết yếu theo kế hoạch Nhà nước đến nay chưa được cấp vốn lưu động và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn hàng hoá vật tư nhập siêu của nước ngoài thì Bộ Tài chính cùng với Bộ chủ quản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét phương án giải quyết vốn lưu động cho các Tổng công ty này gắn liền với việc sắp xếp lại kinh doanh và thanh toán công nợ dây dưa, trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho từng trường hợp .

Điều 6. Ngoài vốn lưu động pháp định được cấp, doanh nghiệp Nhà nước được huy động để bổ sung đáp ứng cho đủ nhu cầu vốn lưu động từ nhiều nguồn, như vay Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm, các đơn vị trong và ngoài nước, các tầng lớp dân cư...theo luật pháp quy định .

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thi hành.

Các Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Đức Lương

(Đã Ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 378-HĐBT năm 1991 về những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nướcvề những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 378-HĐBT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 16/11/1991
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 378-HĐBT năm 1991 về những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nướcvề những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…