Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3406/QĐ-UBND-CN

Vinh, ngày 31 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai các Chương trình, Đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ- TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1053/SXD-VP ngày 05/7/2007 về việc xin phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp Xi măng của tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và định hướng đến 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp Xi măng của tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và định hướng đến 2020" kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng báo cáo về UBND tỉnh kết quả và tiến độ thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đơn vị tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3406/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở thực tiễn

Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.487,3 km2, lớn nhất cả nước, có vị trí nằm trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên trục giao thương Bắc - Nam (theo quốc lộ 1, quốc lộ 15) và nối thông từ 3 tỉnh của nước bạn Lào (Khăm Muộn, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn) ra biển Đông (theo quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 46, quốc lộ 48), với hạ tầng giao thông đã được đầu tư khá hiện đại và đồng bộ. Có 693 km quốc lộ, hơn 300km tỉnh lộ, có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng; cùng với nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng rất lớn (trữ lượng đá vôi đạt 3 tỷ tấn; mỏ đất sét đạt trên 1 tỷ tấn). Các phụ gia ba zan caoslíc, quặng sắt đạt hàng trăm triệu tấn), tỉnh Nghệ An hợp đủ các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp xi măng, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Tuy vậy, công nghiệp xi măng Nghệ An hiện nay chưa được quan tâm đầu tư và phát triển so với nhiều tỉnh khác, (như Thanh Hoá, Ninh Bình v.v) và chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế về nguồn tài nguyên phát triển xi măng của tỉnh.

Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng về tài nguyên và các yếu tố khách quan, chủ quan để định hướng phát triển công nghiệp xi măng của tỉnh Nghệ An cho phù hợp nhu cầu của thị trường trong nước, khu vực, quốc tế trong xu thế hội nhập là rất cần thiết; có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Quyết định số: 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI.

2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

- Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Kết luận số 20/KL-TW ngày 02 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010.

- Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010.

- Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010”.

- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thành phố Vinh tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ”.

- Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai các Chương trình, Đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI.

- Quyết định số 152/QĐ-UBND.CN ngày13 tháng 06 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.

- Báo cáo kết quả khảo sát nguyên liệu đá vôi, đá sét phục vụ nghiên cứu tiền khả thi dự án xi măng Đô Lương và Anh Sơn do Công ty Khảo sát và xây dựng - Bộ Xây dựng đã khảo sát cung cấp.

- Báo cáo kết quả khảo sát các vùng nguyên liệu và phụ gia xi măng trên địa bàn Nghệ An do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khảo sát và Xây dựng - Bộ Xây dựng thực hiện.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG HIỆN NAY

1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và dự báo phát triển xi măng thế giới các nước trong khu vực và Việt Nam:

Những năm đầu thế kỷ 21 nhu cầu xi măng thế giới tăng mạnh, lượng tiêu thụ xi măng toàn thế giới năm 2002 đạt 1.700 triệu tấn, năm 2004 đạt 2.160 triệu tấn, năm 2005 đạt 2.246 triệu tấn và dự báo đến năm 2020 là 3.060 triệu tấn. Trên thế giới có 163 nước sản xuất xi măng với 1.665 nhà máy sản xuất và 344 cơ sở nghiền xi măng, dự báo từ nay đến năm 2020 nhu cầu xi măng thế giới tăng với tốc độ bình quân khoảng 3,6%/năm, riêng Châu Á tăng khoảng 5%/năm. Trong đó các nước sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn như sau: (Biểu 1).

Giá xi măng - Đơn vị tính: USD/tấn (Biểu 2)

Nước

Lò quay hiện đại

Lò đứng

Ghi chú

Trung Quôc

60

40

 

Nhật Bản

82,96

 

Năm 2004

Hàn Quốc

60

 

 

Malaysia

50

 

Xi măng rời 48,96

Thái Lan

56,96

 

Xi măng rời 48,85

Trong khi đó giá xi măng của Việt Nam bình quân là 580.000 - 650.000 VNĐ/tấn, (khoảng 38 - 40 USD/tấn) với xi măng lò đứng là 740.000 - 860.000 VNĐ/tấn (46 - 53 USD/tấn) ở phía Bắc và 860.000 - 930.000 VNĐ/tấn (53 - 58 USD/tấn) ở phía Nam với loại xi măng PC -30.

Thực trạng tiêu thụ tính trên đầu người của một số nước trong khu vực - Đơn vị tính: kg/đầu người (Biểu 3)

Nước

2005

2006

Ghi chú

Trung Quôc

790

880

 

Hồng Kông

388

359

 

Inđônêxia

144

150

 

Nhật Bản

462

446

 

Hàn Quốc

958

928

 

Malaysia

583

589

 

Philippin

135,9

136

 

Singapo

724

767

 

Đài Loan

650

659

 

Thái Lan

426

423

 

Việt Nam

346

375

 

2. Thực trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam:

Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam trong những năm gần đây

TT

Năm

Sản xuât (Triệu tân)

Tiêu thụ (Triệu tân)

1

2000

13,6

13,674

2

2001

16,669

16,582

3

2002

20,927

20,655

4

2003

24,05

24,034

5

2004

26,584

26,354

6

2005

28,805

28,750

7

2006

32,000

32,000

Năm 2003 nhập khẩu 4, 080 triệu tấn clanke giá nhập FOB bình quân 19USD/1 tấn.

Năm 2004 nhập khẩu 4, 1 triệu tấn clanke giá nhập FOB bình quân 23USD/1 tấn. Năm 2005 nhập khẩu 4, 2 triệu tấn clanke giá nhập FOB bình quân 28USD/1 tấn. Như vậy bình quân gia tăng hằng năm khoảng 10-11%.

Tại thời điểm đầu năm 2006 ngành công nghiệp xi măng nước ta có tổng công suất là 32 tiệu tấn (trong đó công suất lò nung là 23 triệu tấn và nhập khoảng 4 triệu tấn clanke để nghiền).

3. Thực trạng các cơ sở sản xuất xi măng Nghệ An:

Trên địa bàn Nghệ An hiện nay có 4 nhà máy xi măng đang sản xuất và một nhà máy đã khởi công xây dựng, cụ thể như sau:

Tên nhà máy

Dạng công nghệ

Công suât (Tân/năm)

Chât lượng xi măng

Cơ quan chủ quản

Hướng phát triền

Hoàng Mai

Lò quay pp khô

1,4 triệu

PC-40 ổn định

TCT Xi măng

Mở rộng dây chuyền 2

12/9 Anh Sơn

Lò đứng

8,8 vạn

PCB-30 ổn định

UBND tỉnh Nghệ An

Cải tạo lò quay 50 vạn T /năm

19/5 Anh Sơn

Lò đứng

8,8 vạn T/năm

PCB-30 ổn định

Quân Khu 4

Cải tạo thành lò quay 40 vạn T /năm

Cầu Đước Vinh

Lò đứng

7,2 vạn T/năm

PCB-30 ổn định

UBND tỉnh Nghệ An

Chuyển thành cơ sở nghiền xi măng 25-30 vạn T /năm

Xi măng Đô Lương

Giai đoạn I

Lò quay phương pháp khô

0,9 triệu T/năm

PC-40

Công ty cổ phần xi măng Đô Lương

Vận hành 2009 và mở dây chuyền 2 có thể trước 2009 (đang kêu gọi đầu tư)

Với thực trạng các nhà máy xi măng đang sản xuất hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có một nhà máy xi măng lò quay duy nhất là xi măng Hoàng Mai trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam có công suất 1, 4 triệu tấn/năm, còn lại ba nhà máy xi măng lò đứng sản lượng sản xuất hàng năm trên địa bàn cả lò quay và lò đứng bình quân 1, 6 triệu tấn/năm.

Tuy Nghệ An có tiềm năng nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng rất lớn, nhưng việc đầu tư phát triển các dự án xi măng nhất là các dự án xi măng có công nghệ hiện đại công suất lớn trong những năm qua còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là: công tác điều tra khảo sát để xác định trữ lượng, chất lượng làm căn cứ lập các dự án đầu tư chưa đầy đủ, sức thu hút kêu gọi đầu tư so với một số vùng kinh tế trọng điểm khác còn hạn chế, khi một số công trình giao thông quan trọng qua vùng nguyên liệu chưa được đầu tư hoặc nâng cấp (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 7, quốc lộ 48), chưa được quan tâm quy hoạch phát triển đúng mức.

Phần thứ ba

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG CỦA NGHỆ AN

1. Thị trường xi măng của cả nước:

Quy hoạch phát triển xi măng đến 2010 và định hướng đến 2020 đã xác định rõ tốc độ tăng trưởng và nhu cầu xi măng của xã hội theo từng năm. Năm 2005 nhu cầu thực tế xi măng của cả nước là 28, 6 triệu tấn; năm 2006 sẽ là 31 - 32 triệu tấn phù hợp với dự báo nhu cầu trong quy hoạch theo phương án trung bình.

Năm 2010 nhu cầu xi măng là 46N, 8 triệu tấn và đến 2020 là 70 triệu tấn. Tuy nhiên hiện nay sản lượng xi măng sản xuất từ nguồn clanke trong nước mới đạt khoảng 80% nhu cầu, lượng thiếu hụt vẫn phải nhập khẩu 4 triệu tấn. Từ năm 2009 theo dự báo sẽ có đủ xi măng cho nhu cầu trong nước và có một phần để xuất khẩu.

Về công nghệ sản xuất: Ngành công nghệ xi măng Việt Nam có trình độ công nghệ khá hiện đại so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới, một số cơ sở có công nghệ lạc hậu (chiếm 25%) bao gồm các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng và cơ sở lò quay sản xuất theo phương pháp ướt sẽ được thanh lý trước 2020. Sản phẩm xi măng lò quay đa số đã đạt tiêu chuẩn ổn định PC40, sản phẩm xi măng lò đứng đạt PC30 ổn định. Ngoài xi măng Pooclăng thông thường đã sản xuất thêm các loại xi măng đặc biệt như xi măng trắng, bể sun phat, xi măng giếng khoan.

Hệ thống các nhà máy xi măng phân bố khắp các vùng trong cả nước với quy mô, công nghệ khác nhau gồm: 49 nhà máy xi măng lò đứng và 12 nhà máy xi măng lò quay với công suất thiết kế 17, 66 triệu tấn (trong đó có 4 nhà máy xi măng liên doanh và 8 nhà máy của Tổng công ty xi măng Việt Nam). Hiện đang triển khai 40 dự án nhóm A và B với tổng công suất thiết kế là 42, 64 triệu tấn đang được đầu tư và lần lượt đưa vào sản xuất (năm 2007 đưa vào sản xuất 8 dây chuyền sản xuất mới, năm 2008 có 13 dự án, 2009 có 8 dự án) ngoài ra có 26 trạm nghiền xi măng đang hoạt động, đang triển khai đầu tư 8 trạm nghiền và theo quy hoạch sẽ thực hiện đầu tư chuyển đổi 20 nhà máy xi măng lò đứng sang lò quay.

Từ năm 2006 trở đi một loạt các nhà máy xi măng đầu tư mới đi vào hoạt động (Tam Điệp, Sông Gianh, Hải Phòng 2, Phúc Sơn) sản xuất trong nước sẽ dần dần đáp ứng nhu cầu. Do vậy từ nay đến năm 2008 thì hạn chế nhập khẩu xi măng và nhập một lượng clanke để nghiền. Về lộ trình thuế được xây dựng phù hợp với quy hoạch (thiếu clanke từ các nước ASEAN giảm mạnh do Việt Nam chủ yếu nhập các nước trong khu vực và thuế nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN từ 2005 cũng giảm do cung chưa đáp ứng đủ cầu). Mặt khác giá bán xi măng nội địa của Việt Nam thuộc loại trung bình thấp so với các nước khu vực và trên thế giới trong khi chất lượng sản phẩm vẫn duy trì ổn định và ngày càng được nâng cao, chủng loại sản phẩm xi măng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngành xi măng hoàn toàn đủ sức cạnh tranh sau khi hội nhập.

Định hướng của quốc gia về hội nhập và cạnh tranh ngành xi măng là:

+ Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại xi măng.

+ Loại bỏ công nghệ sản xuất lò quay phương pháp ướt trước 2010.

+ Chuyển đổi dần công nghệ lò đứng sang lò quay và tiến tới loại bỏ công nghệ lò đứng vào năm 2020.

2. Thị trường xi măng Nghệ An và khu vực:

Khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay và sắp tới sẽ có những bước tăng trưởng mạnh về đầu tư và xây dựng cơ bản do có nhiều công trình lớn sẽ được xây dựng như khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) các cơ sở hạ tầng như đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc, các khu đô thị Vinh, Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hoà, Hà Tĩnh và các nhà máy thuỷ điện. Do vậy nhu cầu tiêu thụ xi măng rất lớn. Thị trường xi măng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay đang tiêu thụ xi măng Nghi Sơn, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai và các Nhà máy xi măng lò đứng: Cầu Đước, 12/9, 19/5 và Lam Hồng.

Tiêu thụ xi măng Hoàng Mai trên địa bàn Nghệ An qua các năm như sauT:

- Năm 2002: 73.333 tấn

- Năm 2003: 103.703 tấn

- Năm 2004: 146.499 tấn

- Năm 2005: 225.405 tấn

- Năm 2006: khoảng 260.000 tấn

Nếu tính nhu cầu xi măng theo vốn đầu tư XDCB thì có thể xác định như sau: (theo tính toán bình quân 1 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội thì tiêu thụ khoảng 110 - 120 tấn xi măng).

Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến 2020.

(Phương án được lựa chọn).

Năm

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Mức tiêu thụ 110 Tân/1 tỷ đồng vốn

Xi măng tiêu thụ (Tân)

2006

10.000

110 tân

1, 12 Triệu tân

2007

14.000

110 tân

1, 54 Triệu tân

2010

20.000

110 tân

2, 2 Triệu tân

2011

45.000

110 tân

4, 95 triệu tân

2015

55.000

110 tân

6, 05 triệu tấn

2020

80.000

110 tân

8, 8 triệu tấn

Với tổng mức đầu tư dự kiến phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội để tỉnh phấn đấu đến 2010 thoát khỏi tỉnh nghèo (GDP đạt bình quân 850 USD/người/năm) và đến 2020 đạt mức 1,1 lần bình quân của cả nước (GDP đạt 3132,5 USD/người/năm) nhu cầu vốn đầu tư tăng lên và kèm theo đó nhu cầu tiêu thụ xi măng cũng sẽ tăng lên (2006 - 2010 cần 75.000 tỷ vốn đầu tư và giai đoạn 2011 - 2020 cần 630.000 tỷ đồng vốn đầu tư).

Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có xi măng Hoàng Mai lò quay công suất 1, 4 tấn/năm công nghệ tiên tiến theo phương pháp khô sau 5 năm hoạt động đã vượt công suất thiết kế và đạt tiêu chuẩn PC -40, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong tiến trình hội nhập WTO, nhà máy xi măng lò quay Đô lương công suất 900.000 T/năm đang triển khai xây dựng khả năng cuối năm 2008 sẽ vào hoạt động, ngoài 2 nhà máy xi măng lò quay công nghệ tiên tiến còn lại 3 nhà máy xi măng lò đứng (12/9; 19/5; Cầu Đước) có tổng công suất 25 vạn tấn/năm.

Trong số 3 nhà máy xi măng lò đứng thì xi măng 12/9 Anh Sơn đang triển khai chuyển đổi cải tạo thành xi măng lò quay tiên tiến phương pháp khô công suất 500.000 t/năm tiến độ sẽ khởi công trong quý IV/2007,

Dự án xi măng 19/5 Quân khu IV cũng chuyển đổi công nghệ thành xi măng lò quay tiên tiến phương pháp khô có công suất 400.000 t/năm và sẽ khởi công vào quý IV năm 2007.

Riêng xi măng Cầu Đước do địa điểm nằm trong địa bàn thành phố Vinh liên quan đến môi trường nên được chuyển hướng sang nghiền clanke và từ 2009 sẽ ngừng hoạt động đốt lò.

Do vậy các nhà máy xi măng hiện có của Nghệ An trong vòng 1-2 năm nữa sẽ được chuyển đổi hoàn thiện công nghệ và đủ sức cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế.

3. Nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp xi măng

3.1. Về nguồn than:

Trên địa bàn Nghệ An hiện nay đang có mỏ than Khe Bố (huyện Tương Dương) và mỏ than Đôn Phục (huyện Con Cuôngh) trữ lượng khoảng 4-5 triệu tấn, là loại than lửa dài có nhiệt năng lớn (trên 7.000 Kcal /kg) chất bốc cao nhưng có lượng lưu huỳnh tương đối cao. Loại than này thích hợp cho nung đốt xi măng lò quay nhưng phải có phương pháp thu hút khí SO3 phục vụ cho công nghiệp khác và đảm bảo an toàn cho người sản xuất và máy móc thiết bị.

Nghệ An ưu thế là có Cảng Cửa Lò để chuyên chở than từ Quảng Ninh về thuận tiện với chi phí tương đối thấp cho nên có điều kiện cung ứng than cho công nghiệp xi măng thuận lợi. Theo dự kiến Tổng công ty dầu khí Việt Nam dự định xây dựng hệ thống tổng kho dầu khí tại Cửa Lò cung cấp cho cả vùng Lào và Thái Lan sẽ là điều kiện thuận lợi cho đáp ứng nhiên liệu phục vụ sản xuất xi măng.

3.2. Về điện năng:

Hiện nay trên địa bàn Nghệ An đang xây dựng 2 nhà máy thuỷ điện: thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương) công suất 320 MW và thủy điện Bản Cốc (Quế Phong) công suất 20 MW, các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2008 đồng thời chuẩn bị xây dựng các nhà máy thuỷ điện Khe Bố (Tương Dương) công suất 98 MW, Hủa Na (Quế Phong) 180 MW và Nhạn Hạc (Quế Phong) công suất 45 MW. Như vậy với tổng công suất thuỷ điện 750 MW vào năm 2010 với sản lượng điện dự kiến đạt 1, 6 tỷ KWh đồng thời dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quỳnh Lưu 1.000 MW thì Nghệ An là 1 trong những tỉnh có tiềm năng điện rất lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp xi măng (bình quân 1 tấn xi măng tiêu tốn 100 KWh điện).

3.3. Về nguồn nhân lực:

Dự báo dân số Nghệ An năm 2010 vào khoảng 3, 18 triệu và 2020 là vào khoảng 3, 5 triệu người. Dự kiến số người trong độ tuổi lao động của Nghệ An vào khoảng 1, 974 triệu người vào năm 2010 và 2, 21 triệu người vào năm 2020. Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt 40% vào khoảng 2010 và 70% vào 2020, với đội ngũ cán bộ giỏi ở những ngành và lĩnh vực then chốt có đủ năng lực để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Với việc thực hiện Quyết định 239 của Chính phủ để xây dựng thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung bộ. Hiện nay Nghệ An có 2 trường đại học và có hàng chục trường cao đẳng, trung học, đào tạo nghề, mục tiêu sau 2010 Nghệ An sẽ có khoảng 5 - 6 trường đại học và nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề sẽ là cơ sở cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển trong đó có công nghiệp xi măng.

3.4. Về cơ sở hạ tầng, giao thông:

Nghệ An là tỉnh có thuận lợi về giao thông để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như phát triển công nghiệp xi măng, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Bắc miền Trung, có hệ thống giao thông: đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường biển, đường sông, sân bay để vận tải hàng hoá, giao lưu với các nước trong khu vực, cũng như các tỉnh và đường bộ sang Lào qua 3 cửa khẩu.

Về đường bộ: Có 6 tuyến quốc lộ với chiều dài 836 km đi qua tất cả các huyện trong tỉnh, các vùng kinh tế quan trọng, vùng quy hoạch phát triển xi măng, có hệ thống giao thông tỉnh lộ gồm 10 tuyến dài 320 km đi lại tương đối thuận lợi, và hệ thống huyện lộ dài 3.670 km đến các xã, các vùng trong tỉnh. Các tuyến quốc lộ là các trục đường quan trọng, gồm các tuyến:

- Quốc lộ 1A (dài 85 km, đường cấp 3),

- Đường Hồ Chí Minh (dài 132 km, đường cấp 4),

- Quốc lộ 15 (dài 149 km, đường cấp 5) chạy dọc theo tỉnh, nối với các tỉnh trong khu vực đi qua vùng đồng bằng và trung du, là vùng đông dân, kinh tế phát triển và là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển xi măng.

- Quốc lộ 7 (dài 125 km, đường cấp 4, nối với Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn);

- QL 46 (dài 74,5 km, đường cấp 3 và cấp 4 nối với Lào qua cửa khẩu Thanh Thuỷ); QL 48 (dài 152 km, đường cấp 4 và cấp 5 nối với Lào qua cửa khẩu Thông Thụ) là các tuyến quan trọng nối vùng đồng bằng với vùng miền Tây Nghệ An và Lào.

Các tuyến quốc lộ hiện nay đều đã được nhựa hoá và đi lại thuận lợi, một số tuyến đang được tiếp tục nâng cấp như QL7, QL46, QL48, QL15 và một số đoạn ở vùng đồng bằng, trung du của các tuyến quốc lộ từ nay đến năm 2015 sẽ tiếp tục được nâng cấp mở rộng hơn so với hiện nay.

Các tuyến tỉnh lộ đặc biệt là đoạn ở vùng đồng bằng, các tuyến đường nối đến khu vực quan trọng, đầu mối giao thông, các đô thị cũng sẽ được nâng cấp mở rộng.

Về giao thông phục vụ cho 4 vùng quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng:

3.4.1. Giao thông đường bộ a) Khu vực Hoàng Mai:

Giao thông đường bộ rất thuận lợi, có QL1 đã được nâng cấp thành đường cấp III là trục đường chính quan trọng và có các tuyến đường tỉnh, đường huyện nối với các vùng, với các tỉnh lân cận và Cửa Lò và các cửa biển.

b) Khu vực Đô Lương - Anh Sơn:

Đô Lương là vùng thuận lợi về đường bộ, là đầu mối giao thông cách Cảng Cửa Lò dài 61 km, tại thị trấn Đô Lương có 3 tuyến quốc lộ đi qua như: QL7, QL46, QL15 và gần với tuyến đường Hồ Chí Minh (cách 20 km), quốc lộ 7 từ Đô Lương đi Lào đang được nâng cấp và sẽ hoàn thành trong năm 2007 và đoạn Đô Lương - Diễn Châu đường thảm nhựa cấp 4 sắp tới sẽ được Bộ Giao thông Vận tải nâng cấp; QL 15 A đi Tân Kỳ và lên đường Hồ Chí Minh đang được nâng cấp sẽ hoàn thành đầu năm 2008, QL 46 đã được nâng cấp đi lại thuận lợi.

Đối với Anh Sơn: Về đường bộ thuận lợi, có 2 tuyến quốc lộ đi qua, tuyến QL7 là tuyến đường quan trọng nhất để nối với vùng đồng bằng, với Lào và các tuyến quốc lộ khác. Đường Hồ Chí Minh với quy mô cấp 4 đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi nối với Hà Tĩnh và Thanh Hoá, đường bộ từ Anh Sơn về Cảng Cửa Lò dài 92 Km.

c) Khu vực Tân Kỳ:

Thuận lợi về đường bộ, có 2 tuyến quốc lộ đi qua là đường Hồ Chí Minh, QL 15A và tỉnh lộ 545, kết nối thuận lợi với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở các huyện lân cận. Đường bộ từ thị trấn Tân kỳ về Cảng Cửa Lò là 81 km.

d) Khu vực Nghĩa Đàn:

Thuận lợi về đường bộ, có 3 tuyến quốc lộ đi qua; QL 48 đi lên vùng miền Tây và sang Lào, đường Hồ Chí Minh và QL 15 nối với Thanh Hoá và có một số tuyến tỉnh lộ như TL 598, TL 537 tạo kết nối thuận lợi với các tuyến quốc lộ khác các vùng. QL 48 hiện nay đang tiếp tục được nâng cấp toàn tuyến và dự kiến hoàn thành vào năm 2008. Đường bộ theo QL 48 từ thị trấn Nghĩa Đàn về Cảng Cửa Lò dài 77 km.

3.4.2. Về giao thông đường thuỷ:

Nghệ An hiện có 6 cửa biển thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp xi măng nói riêng.

Cảng Cửa Lò hiện tại có 4 bến tổng chiều dài 660 m, đảm bảo cho tàu 1 vạn tấn ra vào, đáp ứng được lưu lượng hàng hoá qua cảng từ 2 - 2,5 triệu tấn/năm. (lượng hàng hoá qua cảng năm 2006 là 1, 1 triệu tấn), đối với các tàu lớn hơn vẫn ra vào được nhưng phải chuyển tải trước.

Theo quy hoạch Cảng Cửa Lò có thể phát triển bến cho tàu 3 vạn tấn, đồng thời sẽ phải làm đê kè phía Bắc, phía Nam và nạo vét luồng tàu.

Cảng Bến Thuỷ: nằm sát thành phố Vinh, dọc theo sông Lam, có 4 cầu tàu dài 500 m, phục vụ tàu 1.000 tấn ra vào.

3.4.3. Về giao thông đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt đi qua tỉnh là:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 84 Km, có 8 ga, tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn dài 35 km có 2 ga, quy hoạch giai đoạn 2001 - 2015 có tuyến đường sắt cao tốc mới 2 đường chạy gần như song song với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay.

Tuyến đường sắt Quán Hành - Cửa Lò đã được đưa vào sử dụng trước đây, nay đã dỡ bỏ, cần thiết phải quy hoạch lại tuyến đường sắt xuống Cảng Cửa Lò (vị trí ga mới dự kiến quy hoạch từ khu vực Nam Cấm gắn với Khu công nghiệp).

Việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Quán Hành - Đô Lương và vùng Tây Nam Nghệ An đã được Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa vào quy hoạch trong giai đoạn 2010 - 2020.

3.4.4. Về đường hàng không:

Sân bay Vinh hiện tại đảm bảo cho máy bay A 320 lên xuống khá thuận lợi. Hiện nay đang chuẩn bị triển khai lắp đặt hệ thống đèn ILS phục vụ cho lên xuống ban đêm và khi thời tiết xấu. Trong thời gian tới sẽ mở thêm một số tuyến bay nội địa, quốc tế, sẽ tạo thuận lợi cho đi lại. Theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải (tại Quyết định số 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của Bộ Giao thông Vận tải) thì sân bay Vinh được nâng cấp từng giai đoạn (từ nay đến 2015 và 2025: cấp sân bay 4C (theo tiêu chuẩn Quốc tế ICAO) và sân bay Quân sự cấp II. Đến 2015 đảm bảo 4 chỗ đỗ cho máy bay A320/A321 và lưu lượng 200.000 lượt hành khách/năm. Tiếp nhận giờ cao điểm 3 máy bay đến 2020 và 2025 đảm bảo 06 chỗ đỗ cho A320/A321 tiếp nhận giờ cao điểm 06 máy bay với lưu lượng hành khách 650.000 lượt/năm).

4. Định hướng phát triển công nghiệp xi măng Nghệ An

4.1. Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010

Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với phát triển xi măng của tỉnh đã xác định mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu đạt mục tiêu 5, 9 triệu tấn xi măng.

Trên cơ sở các dự án xi măng đã và đang triển khai gồm: đã đầu tư, chuẩn bị mở rộng quy mô công suất, chuyển đổi công nghệ mở rộng công suất, quy hoạch định hướng đến năm 2010 các dự án xi măng của tỉnh đạt công suất tối thiểu từ 5,8 triệu tấn đến 7,8 triệu tấn như sau:

Tên dự án

Công suất thiết kế

Công nghệ

Vốn đầu tư

Địa điểm

Chủ đầu tư

Năm thực hiện

XM Hoàng Mai mở rộng để có tổng công suất

2 triệu tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

50 triệu USD

Hoàng Mai

CT XM Hoàng Mai

2008-2010

XM 12/9

0, 5 triệu tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

35 triệu USD

xã Hội Sơn, h. Anh Sơn

CT XM 12/9

2007-2009

Xi măng 19/5

0, 4 triệu tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

30 triệu USD

xã Hội Sơn, h. Anh Sơn

CT xi măng 19/5

2007-2009

Xi măng Đô Lương giai đoạn I

0, 9 triệu tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

85 triệu USD

xã Bài Sơn, h. Đô Lương

CT CP xi măng Đô Lương

2007-2009

Xi măng Đô Lương mở rộng

2 triệu Tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

196 triệu USD

xã Bài Sơn, h. Đô Lương

Kêu gọi liên doanh

2009-2010

Xi măng Tân Kỳ

2 triệu Tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

230 triệu USD

xã Tân Long, xã Nghĩa Hoàn, h. Tân Kỳ

Kêu gọi đầu tư BOT

2008-2010

Tuy nhiên quy hoạch chỉ mang tính định hướng, nhưng tính khả thi đối với các dự án đã được xác định đầu tư ở giai đoạn 1996 - 2010 đều có tính khả thi cao. Cụ thể dự án xi măng Hoàng Mai công suất hiện tại 1,4 triệu tấn/năm, do điều kiện mặt bằng chưa thể mở rộng dây chuyền 2, theo chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam tiến tới cổ phần hóa và mở rộng nâng công suất lên 2 triệu tấn/năm trước năm 2010.

Các dự án xi măng 12/9 Anh Sơn; dự án xi măng 19/5 Quân khu IV đang hoàn chỉnh hồ sơ và sẽ khởi công trong năm 2007.

Dự án xi măng Đô Lương do Công ty Cổ phần xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư, trong đó đơn vị nắm giữ cổ phần chi phối Tổng công ty lắp máy Việt Nam giai đoạn đầu công suất 900.000 tấn/năm, song song với nội dung triển khai giai đoạn đầu đã có các nhà đầu tư đang tìm hiểu kết hợp đầu tư giai đoạn 2 công suất 2 triệu tấn/năm nên dự án xi măng Đô Lương có cơ sở triển khai cả giai đoạn 1 và 2 trước năm 2010.

Dự án xi măng Tân Kỳ công suất 2 triệu tấn/năm đã chắp nối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng sẽ triển khai trước 2010.

4.2. Định hướng phát triển công nghiệp xi măng đến 2015 và định hướng đến năm 2020:

Với nguồn nguyên liệu đá vôi, đá sét cũng như các loại phụ gia sơ bộ đã được khảo sát xác định về trữ lượng chất lượng. Công nghiệp xi măng của tỉnh từ 2006 đến năm 2010-2015 định hướng đến 2020 hiện nay đã hình thành 4 vùng sản xuất xi măng gồm vùng Hoàng Mai; vùng Đô Lương - Anh Sơn; vùng Tân Kỳ; vùng Nghĩa Đàn có tổng công suất từ 10, 55 triệu tấn đến 15, 15 triệu tấn/năm.

Trong đó giai đoạn 2006 đến 2010 được quy hoạch từ 5, 8 triệu tấn đến 7, 8 triệu tấn, sau năm 2010, phát triển thêm 4 dự án có thêm công suất 4, 75 đến 7, 35 triệu tấn/năm thông qua các dự án

Tên dự án

Công suất thiết kế

Công nghệ

Vốn đầu tư

Địa điểm

Chủ đầu tư

Năm thực hiện

Xi măng Tân Kỳ II

2-3 triệu Tấn /năm

Lò quay phương pháp khô

230-310 triệu USD

xã Tân An, xã Tân Long

h. Tân Kỳ

Kêu gọi đầu tư

2011-2013

Xi măng Nghĩa Đàn

1, 2 triệu Tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

110 triệu USD

xã Nghĩa Hoà

h. Nghĩa Đàn

Kêu gọi đầu tư

2012-2015

Xi măng trắng Nghi Văn - Nghi Hoa

0, 15 triệu tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

20 triệu USD

xã Nghi Hoa,

xã Nghi Văn

h. Nghi Lộc

Kêu gọi đầu tư

2011-2012

Xi măng Long Sơn (Anh Sơn)

1, 4 đến 2 triệu Tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

150-200 triệu USD

xã Long Sơn,

xã Phúc Sơn

H.Anh Sơn

Kêu gọi đầu tư

2011-2013

Xi măng 12/9 mở rộng giai đoạn II

1 triệu Tấn/năm

Lò quay phương pháp khô

60 triệu USD

xã Hội Sơn

H.Anh Sơn

Công ty CP xi măng 12/9

2010-2012

Phần thứ tư

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG

Theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 của Chính phủ thì ngoài dự án xi măng Đô Lương I và II cùng với cải tạo nâng công suất xi măng 12/9, 19/5 thành xi măng lò quay thì các dự án xi măng khác nêu trong quy hoạch, cần được tập trung chỉ đạo để đạt được công suất theo các mốc thời gian đến năm 2010 có công suất từ 5, 8 đến 7, 8 triệu tấn xi măng; quy hoạch đến 2015 định hướng đến 2020 có công suất từ 10, 55 triệu tấn đến 15, 15 triệu tấn/năm.

Các dự án khác chưa có trong Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020 phải báo cáo Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam.

Giao Sở Xây dựng tập hợp hồ sơ thủ tục và tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện được đề án phát triển công nghiệp xi măng cần phải có các giải pháp sau:

1. Ưu tiên đầu tư các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay và công nghệ lò quay công suất lớn.

- Dự án của Công ty Cổ phần xi măng 12/9 công suất 500.000 tấn/năm.

- Dự án xi măng 19/5 của Quân khu IV công suất 400.000 tấn/năm.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng xi măng Đô Lương giai đoạn 1 công suất 900.000 tấn/năm, tập trung chỉ đạo kêu gọi các nhà đầu tư bằng nhiều hình thức để triển khai xi măng Đô Lương giai đoạn 2 công suất 2 triệu tấn/năm trước năm 2010.

- Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đầu tư xi măng Tân Kỳ công suất từ 1, 5 đến 2 triệu tấn/năm.

- Cổ phần hóa và mở rộng công suất xi măng Hoàng Mai từ 1, 4 triệu tấn/năm để có tổng công suất 2 triệu tấn/năm.

Đối với các dự án đã được nêu trong đề án đến 2015, định hướng đến 2020, quy hoạch chỉ mang tính định hướng về công suất, công suất cụ thể từng dự án khả năng sẽ lớn hơn trên cơ sở công nghệ theo xu hướng tối thiểu đều phải đầu tư loại công nghệ 5.500 tấn clanke /ngày tương đương 2 triệu tấn xi măng /năm, về thời gian triển khai cụ thể từng dự án sẽ do các nhà đầu tư tính toán lựa chọn trên cơ sở các vùng nguyên liệu đã được xác định.

2. Về phương thức và nguồn vốn đầu tư:

Căn cứ mục 4 Quyết định 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, về nguồn vốn đầu tư:

Chính phủ định hướng huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn góp liên doanh để đầu tư xi măng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần.

Nhà nước có hỗ trợ thích hợp đối với những dự án phát triển xi măng ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thông qua các cơ chế, chính sách hiện hành. Đối với các dự án xi măng lớn, tỷ lệ sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước, cần đạt mức 60% về trọng lượng và 25 - 30% về giá trị thì khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện về năng lực kỹ thuật và tài chính nhận tổng thầu các dự án xi măng.

Đối với các dự án đã và đang triển khai:

Xi măng Hoàng Mai, Đô Lương, 12/9, 19/5, phải chủ động tìm nguồn vốn triển khai dự án và mạnh dạn phát hành trái phiếu công trình hoặc bán cổ phần rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài. Vận động các cơ sở nghiền clanke ở các tỉnh phía Nam cùng góp vốn để đầu tư xây dựng đảm bảo có nguồn clanke ổn định.

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các nhà máy xi măng hiện có phần vốn thu được từ cổ phần hoá các nhà máy xi măng được sử dụng đầu tư trực tiếp cho các dự án xi măng mới.

Phải xác định thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp xi măng Nghệ An coi đây là giải pháp tạo bước đột phá để thực hiện quy hoạch, do các dự án đầu tư xi măng yêu cầu vốn rất lớn thời gian thu hồi vốn đầu tư thường dài do vậy phải tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài dưới nhiều hình thức tỷ lệ phía nước ngoài /phía trong nước là 80%/20% và 90%/10%, hoặc 100% vốn nước ngoài đầu tư, đồng thời đề nghị xin Chính phủ về chính sách ưu tiên cho các nhà thầu nếu thu xếp được vốn cho dự án (chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu cam kết thu xếp vốn).

3. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư và xúc tiến đầu tư:

UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình phát triển xi măng và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp cũng như tiến hành xúc tiến kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài (thông qua các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và tiếp cận các nhà đầu tư tại nước ngoài).

Đối với phương án quy hoạch nêu trên, đã hình thành 4 vùng công nghiệp về phát triển xi măng là Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, trên cơ sở quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào tạo điều kiện thuận lợi nhất về giá thuê đất, mặt bằng và giải phóng mặt bằng, quy hoạch các khu tái định cư liên quan đến di chuyển dân và thu hồi đất, cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt nhất cho thu hút kêu gọi các nhà đầu tư và giảm giá thành đầu tư xây dựng.

Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật (kể cả đường sông, cảng biển, đường sắt) xây dựng các tuyến giao thông nối với cảng biển Cửa Lò, cảng nước sâu Nghi Sơn - Thanh Hóa theo hướng gần nhất để phục vụ xây dựng dự án. Đề xuất Chính phủ cho triển khai xây dựng dự án đường sắt nối Khu Nam Cấm lên Đô Lương, Anh Sơn vùng Tây Nam Nghệ An và nối cảng Cửa Lò.

Khoanh vùng nguyên liệu phục vụ cho dự án phát triển xi măng có sự thoả thuận với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônK, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Xây dựng cũng như các Bộ, ngành liên quan để cắm mốc giới quy hoạch các vùng mỏ khai thác nguyên liệu và cấm sử dụng nguyên liệu cho xi măng vào các mục đích khác như đá vôi sử dụng làm đường giao thông, cũng như các loại phụ gia phục vụ cho sản xuất xi măng đã được khảo sát quy hoạch.

Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp phát triển xi măng thông qua chính sách ưu đãi về tín dụng, tài chính, thuế ... cũng như xây dựng cơ chế đào tạo và thu hút nhân lực phù hợp công nghệ xi măng để phục vụ cho sự nghiệp phát triển xi măng nói riêng và công nghiệp nói chung của tỉnh.

4. Giải pháp về môi trường

Các dự án đầu tư xi măng yêu cầu phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, điện năng, vật liệu, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn và mức độ tự động hóa.

Với lợi thế của tỉnh các dự án xi măng dự kiến địa điểm quy hoạch nhà máy đều gần khu vực nguyên liệu chính là đá vôi, tuy vậy trong quy hoạch vẫn phải đảm bảo khoảng cách từ nhà máy đến các khu dân cư theo quy định, đồng thời các dự án đều phải lập phương án đảm bảo về môi trường được chấp nhận trước khi đầu tư xây dựng kể cả đối với công tác khai thác cũng như phục hồi sinh thái.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG

Với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn đá vôi và trên 1 tỷ tấn đất sét đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng và với hàng trăm triệu tấn các loại phụ gia cho xi măng cũng như nguồn năng lượng dồi dào đặc biệt với ưu thế hệ thống hạ tầng giao thông và cảng biển tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, khoảng cách nhà máy cách xa cảng nhất chưa đến 100 km đã làm cho Nghệ An trở thành 1 trong những trung tâm lớn có thể phát triển ngành xi măng.

Để thực hiện Đề án phát triển công nghiệp xi măng của tỉnh Nghệ An đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. UBND tỉnh Nghệ An giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành chức năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Sở Xây dựng: Cơ quan thường trực, chủ trì triển khai thực hiện đề án quy hoạch và xúc tiến đầu tư xi măng, chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng của tỉnh trên 4 vùng đã được phê duyệt quy hoạch, chủ trì xây dựng các dự án khả thi, tiếp tục điều tra cơ bản các nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp xi măng; hướng dẫn cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực xi măng; báo cáo điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết; tham gia nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp xi măng để thu hút vốn đầu tư.

2. Sở Công nghiệp: Phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng chương trình phát triển công nghiệp chung của tỉnh và tham gia kêu gọi, thu hút đầu tư.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý tài nguyên, phối hợp cùng Sở Xây dựng tiếp tục điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng và khoanh vùng mỏ để quản lý, trước khi cấp mỏ sản xuất xi măng nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng về địa điểm và chủng loại, công suất sản phẩm cũng như trữ lượng khai thác cần được cấp.

4. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng lập phương án phát triển giao thông đồng bộ phục vụ các khu vực xây dựng các dự án xi măng và chuyên chở nguyên liệu sản phẩm.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Xây dựng định hướng công nghệ sản xuất và xây dựng lộ trình giảm thiểu các cơ sở sản xuất không phù hợp trong từng giai đoạn.

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ngân hàng thương mại: Chủ trì nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ, tạo nguồn vốn đầu tư và thực hiện các giải pháp xúc tiến kêu gọi đầu tư.

7. UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò: Phải chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch trên địa bàn quản lý; tham gia quản lý về mặt tổ chức sản xuất và bảo vệ tài nguyên tại địa phương; phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trong thẩm định bố trí đầu tư, khai thác tài nguyên trên địa bàn; không được cấp phép cho khai thác tài nguyên và khoáng sản phục vụ cho công nghiệp xi măng khi chưa được thỏa thuận của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đề án phát triển công nghiệp xi măng của tỉnh Nghệ An đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, được các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng nhận xét có tính khả thi cao. Nội dung cơ bản nhất của quy hoạch là đã làm sáng tỏ tiềm năng phát triển xi măng của tỉnh và các điều kiện khác phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp xi măng.

Trên cơ sở Đề án phát triển công nghiệp xi măng đã phê duyệt, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cấp, các ngành triển khai cụ thể có chủ trương và chính sách đúng đắn để thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng Nghệ An phát triển cả về số lượng, chất lượng sớm thoát khỏi tỉnh nghèo và trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3406/QĐ-UBND-CN năm 2007 phê duyệt đề án "phát triển công nghiệp Xi măng đến năm 2015 và định hướng đến 2020" do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu: 3406/QĐ-UBND-CN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 31/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3406/QĐ-UBND-CN năm 2007 phê duyệt đề án "phát triển công nghiệp Xi măng đến năm 2015 và định hướng đến 2020" do tỉnh Nghệ An ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…