BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 321/1998/QĐ-BTM |
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 18/2/1997 VÀ SỐ 10/1998/NĐ-CP NGÀY 23/1/1998 CỦA CHÍNH PHỦ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ GIA CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BÊN HỢP DOANH TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy
định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 về một số biện
pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam;
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này:
Quy định chi tiết về việc thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 và số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam và gia công của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
Mai Văn Dâu (Đã ký) |
CHI
TIẾT VỀ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 18/2/1997 VÀ SỐ 10/1998/NĐ-CP NGÀY
23/01/1998 CỦA CHÍNH PHỦ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TẠIVIỆT NAM VÀ GIA CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ
CÁC BÊN HỢP DOANH TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
(Ban hành theo Quyết định số 321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại)
Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.1- Bản quy chế này quy định cụ thể nội dung, thủ tục về việc nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm không do doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam và gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp).
1.2- Các doanh nghiệp căn cứ vào Bản quy định này lập kế hoạch nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam theo nhu cầu sản xuất kinh doanh gửi về Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền để được xem xét phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam và đăng ký thực hiện hợp đồng gia công.
1.3- Các cơ quan chức năng của Bộ Thương mại và các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền căn cứ vào quy định của Bản Quy định này để duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam và đăng ký hợp đồng gia công kịp thời cho các doanh nghiệp.
1.4- Kế hoạch xuất nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt và hợp đồng gia công đã được Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền đăng ký là cơ sở để doanh nghiệp làm thủ tục tại các cơ quan Hải quan.
2.1- Đối với Bộ Thương mại: Chậm nhật là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, Bộ Thương mại ra văn bản duyệt kế hoạch nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam của doanh nghiệp (ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi trên dấu văn thư của Bộ Thương mại).
2.2- Đối với các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền: các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền căn cứ vào Quy định này có trách nhiệm xem xét phê duyệt kịp thời kế hoạch nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam thuộc lĩnh vực được giao quản lý cho các doanh nghiệp nhưng không quá 15 ngày theo quy định của Nghị định 12/CP ngày 18/02/1997 (ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi trên dấu văn thư của cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền).
2.3- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền thông báo trực tiếp hoặc băng văn bản để doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh hồ sơ. Ngày chính thức tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ là ngày ghi trên dấu văn thư công văn đến của Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền trên văn bản cuối cùng.
2.4- Thời hạn đăng ký hợp đồng gia công của các doanh nghiệp:
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền đăng ký hợp đồng gia công cho doanh nghiệp.
2.5- Hồ sơ cần thiết gửi về Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền được quy định tại các điều liên quan dưới đây.
Điều 3: Về kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định
Kế hoạch nhập khẩu này có thể lập cho toàn bộ dự án, hoặc chia thành từng công đoạn phù hợp với tiến độ xây dựng của dự án.
Doanh nghiệp có thể đề nghị Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền bổ sung điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu nói trên. 3.2- Nếu kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư xây dựng, phương tiện vận chuyển chưa phù hợp với Giấy phép đầu tư và Giải trình kinh tế kỹ thuật thì phải được xác nhận của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư trong những trường hợp sau đây:
3.2.1- Không phù hợp về trị giá nhập khẩu:
+ Trị giá nhập khẩu cho từng hạng mục vật tư xây dựng, máy móc, thiết bị vượt quá 10% đối với những hạng mục có vốn phân bổ nhập khẩu đến 5.000.000 USD.
+ Trị giá nhập khẩu cho từng hạng mục vật tư xây dựng, máy móc thiết bị vượt quá 500.000 USD đối với hạng mục có vốn phân bổ nhập khẩu trên 5.000.000 USD.
3.2.2- Giải trình kinh tế kỹ thuật không quy định về cơ cấu vốn phân bổ cho từng hạng mục máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng... cần nhập khẩu.
3.2.3- Giải trình kinh tế kỹ thuật không có danh mục cụ thể về máy móc thiết bị vật liệu xây dựng, vật tư trang bị, phương tiện vận chuyển hoặc danh mục máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, vật tư trang bị, phương tiện vận chuyển thay đổi dẫn đến thay đổi mục tiêu sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, có ảnh hưởng đến môi trường.
3.2.4- Việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư trang bị... đã qua sử dụng không phù hợp với quy định của GPĐT.
(Thời hạn duyệt kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư xây dựng hình thành doanh nghiệp như đã ghi ở Điều 2)
3.3- Hồ sơ gửi đến Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền gồm:
3.3.1- Công văn đề nghị nhập khẩu kèm theo:
+ Báo cáo tóm tắt các nét chính của doanh nghiệp (theo mẫu 1).
(Báo cáo này chỉ gửi một lần ban đầu sau khi thành lập doanh nghiệp).
+ Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư trang bị, vật liệu xây dựng, phương tiện vận chuyển v.v... nhập khẩu để tạo tài sản cố định (theo mẫu 2).
Trong công văn cần nêu rõ thời gian dự kiến hoàn thành xây dựng cơ bản (thời gian theo giải trình kinh tế kỹ thuật và thời gian dự kiến của doanh nghiệp trên cơ sở thực tế).
3.3.2- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh nếu là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (bản sao).
3.3.3- Giải trình kinh tế kỹ thuật.
3.3.4- Thiết kế kỹ thuật (trường hợp có các thay đổi so với giải trình kinh tế kỹ thuật).
3.3.5- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng).
4.1- Việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, vật tư trang bị, phương tiện vận chuyển v.v... để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu thuộc vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở Giấy phép đầu tư điều chỉnh tăng vốn đầu tư.
4.2- Thời hạn duyệt kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư xây dựng bổ sung để mở rộng sản xuất như đã ghi ở Điều 2.
4.3- Hồ sơ gửi Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền gồm:
- Công văn đề nghị nhập khẩu.
- Giải trình kinh tế kỹ thuật tăng vốn của Doanh nghiệp đã trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh và GPĐT điều chỉnh.
- Danh mục thiết bị máy móc vật liệu xây dựng, vật tư trang bị, phương tiện vận chuyển v.v... nhập khẩu (theo mẫu 2). Danh mục này phải phù hợp với vốn phân bổ nhập khẩu, danh mục quy định trong giải trình xin tăng vốn nói trên.
Điều 5: Về kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất
Căn cứ Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế kỹ thuật, tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu năm trước, doanh nghiệp lập kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất, gửi Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền để xem xét phê duyệt (theo mẫu 3).
Kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu có thể được điều chỉnh bổ sung.
Thời hạn duyệt kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất như đã ghi ở Điều 2.
Điều 6: Về kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất theo quy định tại GPĐT:
Doanh nghiệp căn cứ vào quy định của GPĐT và công suất sản xuất thực tế hàng năm lập kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (theo mẫu 3).
Doanh nghiệp được trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
Trường hợp thực tế do khó khăn thị trường xuất khẩu, Doanh nghiệp không đảm bảo được tỷ lệ quy định của GPĐT, phải báo cáo Bộ Thương mại để điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam hàng năm.
Nếu 3 năm liên tục không thực hiện được tỷ lệ xuất khẩu quy định tại Giấy phép đầu tư doanh nghiệp phải đề nghị cơ quan cấp GPĐT để xem xét điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu và các ưu đãi quy định tại GPĐT hoặc thu hồi GPĐT.
Điều 7: Về việc xuất khẩu sản phẩm không do doanh nghiệp sản xuất theo quy định tại GPĐT:
7.1- Các doanh nghiệp được trực tiếp mua hoặc thông qua doanh nghiệp trong nước để mua những mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất theo quy định của GPĐT để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu, trừ những mặt hàng ghi trong phụ lục 1 kèm theo. Riêng hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ gỗ phải có chứng nhận về nguồn gốc gỗ nguyên liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Danh mục này sẽ được điều chỉnh, công bố theo Quyết định hàng năm của Chính phủ về quản lý về hàng xuất nhập khẩu.
7.2- Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm không do doanh nghiệp sản xuất phải được đăng ký tại Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.
Thời hạn duyệt kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp như đã ghi ở Điều 2.
7.3- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép uỷ thác xuất khẩu hoặc nhận xuất khẩu uỷ thác những mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất và những mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất nêu ở Điều 7 này.
7.4- Việc xuất khẩu và xuất khẩu uỷ thác nói trên chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xây dựng cơ bản đi vào sản xuất.
Việc xuất khẩu và xuất khẩu uỷ thác thực hiện theo những quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu.
8.1- Doanh nghiệp được bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu tương ứng.
Việc mua bán thực hiện theo hợp đồng kinh tế phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành.
Hồ sơ và việc xem xét miễn thuế nguyên liệu tương ứng do cơ quan Hải quan quy định và giải quyết.
8.2- Trường hợp doanh nghiệp bán sản phẩm cho một doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với số nguyên liệu tương ứng.
8.3- Trị giá sản phẩm doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất hàng xuất khẩu không tính vào trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng năm của doanh nghiệp.
8.4- Kế hoạch bán sản phẩm nói trên là một phần của kế hoạch tổng thể tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam của Doanh nghiệp do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt hàng năm.
Điều 9: Quy định về hoạt động gia công
9.1- Doanh nghiệp được thực hiện hoạt động gia công hoặc gia công lại sản phẩm theo mục tiêu được quy định tại Giấy phép Đầu tư; cụ thể các hoạt động sau:
+ Nhận gia công với nước ngoài.
+ Nhận gia công trong nước.
+ Đưa đi gia công trong nước một phần sản phẩm hoặc một số công đoạn mà công suất máy móc thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ chưa bảo đảm sản xuất được.
9.2- Hồ sơ gửi đến Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền để đăng ký hợp đồng gia công gồm:
+ Văn bản đề nghị của doanh nghiệp.
+ Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh nếu là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (bản sao).
+ Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo hợp đồng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá đang có hiệu lực.
+ Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư cho một đơn vị sản phẩm và bản giải trình phương pháp tính định mức làm căn cứ cho cơ quan đăng ký kiểm tra trước, trong và sau khi đăng ký thực hiện hợp đồng gia công.
Thời hạn đăng ký hợp đồng gia công như đã nêu ở Điều 2.
9.3- Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng nguyên liệu và tỷ lệ hao hụt trong gia công.
Điều 10: Chế độ báo cáo định kỳ:
+ Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư xây dựng cơ bản,
+ Nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh,
+ Xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, uỷ thác xuất khẩu,
+ Tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam (trong đó tách riêng phần bán cho các doanh nghiệp khác làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu).
Các báo cáo thực hiện nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá.
+ Các kiến nghị nếu có.
Trường hợp cần thiết đột xuất các Doanh nghiệp có báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.
Hai lần liên tiếp doanh nghiệp không gửi báo cáo định kỳ, Bộ Thương mại sẽ từ chối việc xét duyệt kế hoạch nhập khẩu và tiêu thụ sản phảm tiếp theo.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Ban Quản lý các Khu công nghiệp đã được Bộ Thương mại uỷ quyền thông báo nội dung Quy định này cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết và thực hiện, đồng thời phản ánh cho Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Các cán bộ viên chức của Bộ Thương mại và của các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của văn bản này. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.
DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG DOANH NGHIỆP KHÔNG SẢN XUẤT THEO GPĐT KHÔNG ĐƯỢC XUẤT KHẨU NĂM 1998
HÀNG
HOÁ CẤM XUẤT KHẨU NĂM 1998
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng
Chính phủ)
1- Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
2- Đồ cổ.
3- Các loại ma tuý.
4- Hoá chất độc,
5- Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế sản xuất từ nhóm IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992, song mây nguyên liệu.
6- Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.
MẶT
HÀNG XUẤT KHẨU QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH 1998
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng
Chính phủ)
- Gạo
- Hàng (Đã ký)ệt, may xuất khẩu vào EU, Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ
HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH RIÊNG
1- Chất nổ, chất dễ cháy (trừ mặt hàng diêm).
2- Sách báo
3- Ngọc trai, đá quý, kim loại quý (trừ đồ kim hoàn giả)
4- Tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ
5- Sản phẩm gỗ (trừ hàng thủ công mỹ nghệ đã được quy định tại Điều 7)
6- Cà phê
7- Động vật rừng
8- Thực vật rừng dùng làm giống
9- Thuỷ sản
10- Khoáng sản
Trường hợp các doanh nghiệp được cấp GPĐT hoặc Giấy phép kinh doanh để sản xuất những mặt hàng nói trên thì việc xuất khẩu thực hiện theo GPĐT và các văn bản pháp luật có liên quan.
BÁO CÁO TÓM TẮT CÁC NÉT CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp: (Ghi rõ tên bằng tiếng Việt Nam và tên ghi tắt bằng tiếng nước ngoài như giấy phép đầu tư)
2. Giấy phép đầu tư (hoặc giấy phép kinh doanh):
Số: ngày tháng năm 199
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư (hoặc giấy phép kinh doanh):
3. Địa chỉ theo Giấy phép đầu tư:
Tel: Fax
Địa chỉ liên lạc:
4. Họ và tên Ban lãnh đạo xí nghiệp
- Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Tổng giám đốc (Giám đốc):
- Phó Tổng giám đốc thứ nhất (Phó giám đốc thứ nhất):
5. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp (USD)
- Vốn cố định: gồm
+ Vốn cho xây dựng
+ Vốn cho máy móc thiết bị
+ Vốn cho phương tiện vận tải
+ Vốn cho trang thiết bị văn phòng
+ Vốn dự phòng để mua sắm
- Vốn lưu động
6. Số tài khoản đã đăng ký tại ngân hàng
- Tiền Việt Nam
- Tiền nước ngoài
- Tài khoản ở nước ngoài (nếu có)
7. Đăng ký kinh doanh: (ghi rõ mục tiêu sản xuất kinh doanh ghi tại Điều 1 của giấy phép đầu tư, hoặc giấy phép kinh doanh)
- Hàng hoá nhập khẩu - Hàng hoá xuất khẩu
- Hàng hoá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
8. Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm ghi ở GPKD: (Nếu có)
9. Ghi chú: (nếu có)
... ngày....tháng....năm 199
Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký tên đóng dầu)
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu
(Chức vụ - ký tên)
Tên máy móc |
Số lượng |
Đơn giá tạm tính |
Trị giá |
Ghi chú |
I- Máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất...
(Công ty cần tách rõ theo từng công đoạn sản xuất chính và các hệ thống máy móc thiết bị phụ trợ)
1.
2.
3.
II- Vật tư nhập khẩu cho xây dựng công trình
1.
2.
3.
....
III- Phương tiện vận chuyển nhập khẩu:
(Ghi rõ chủng loại xe)
1.
2.
...
IV- Trang thiết bị văn phòng
1.
2.
...
A. KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
NĂM........ CỦA CÔNG TY........
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Ghi chú |
I- Nguyên liệu sản xuất
1.
2.
...
II- Phụ liệu
1.
2.
...
III- Vật tư tiêu hao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
(Phụ tùng thay thế, dụng cụ, vật tư...)
B. KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU
I- Mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất theo quy định của gpđt
(tỷ lệ xuất khẩu theo gpđt %)
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Ghi chú |
II- Mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Ghi chú |
C. KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
GIẢI TRÌNH KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT VÀ KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM
1. Vốn lưu động theo LCKTKT USD
2. Công suất thiết kế theo LCKTKT (theo năm sản xuất)
- Chi phí nguyên liệu sản xuất USD
- Công suất theo sản phẩm hàng năm
3. Năm doanh nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất 199...
Năm kế hoạch doanh nghiệp lập là năm thứ mấy sản xuất
4. Việc đầu tư xây dựng cơ bản cho đến nay
- Công suất của phần thiết bị đã đầu tư:
5. Báo cáo tóm tắt hoạt động nhập khẩu năm trước và so sánh (chỉ tính theo trị giá)
Tên hàng nhập khẩu |
Bộ Thương mại duyệt |
Thực hiện nhập khẩu của doanh nghiệp |
I. Nguyên phụ liệu: |
|
|
II. Phụ tùng thay thế |
|
|
6. Báo cáo tình hình xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam (tỷ lệ xuất khẩu theo giấy phép đầu tư.....%)
Tên hàng |
Xuất khẩu |
Tiêu thụ tại Việt Nam |
||
|
Số lượng |
Trị giá |
Số lượng |
Trị giá |
I- Hàng do DN SX theo GPĐT |
|
|
|
|
II- Hàng không do DN SX |
|
|
Không đề cập |
THE MINISTRY OF TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No. 321/1998/QD-BTM |
Hanoi, March 14, 1998 |
THE MINISTER OF TRADE
Pursuant to Decree No.95-CP of December 4,
1993 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational
structure of the Ministry of Trade;
Pursuant to the Law on Foreign Investment in Vietnam of November 12, 1996;
Pursuant to Decree No.12-CP of February 18, 1997 of the Government detailing
the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 on a number of measures
to promote and guarantee foreign direct investment activities in Vietnam,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision:
The detailed Regulation on the implementation of provisions of Decree No.12-CP of February 18, 1997 and Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government concerning the export, import and/or sale of products in Vietnam and processing activities of foreign-invested enterprises and parties to business cooperation contracts.
...
...
...
Article 4.- This Decision takes effect 10 days after its signing.
FOR THE MINISTER OF
TRADE
VICE MINISTER
Mai Van Dau
(Issued
together with Decision No.321/1998/QD-BTM of March 14, 1998 of the Minister of
Trade)
Article 1.- Scope and objects of application:
...
...
...
1.2- The enterprises shall base themselves on this Regulation to draw up their plans for import, export and/or sale of their products in Vietnam according to their production and business requirements then submit them to the Ministry of Trade or agencies authorized by the Ministry of Trade for examination and approval; and to register the performance of processing contracts.
1.3- The functional bodies of the Ministry of Trade and the agencies authorized by the Ministry of Trade shall base themselves on the provisions of this Regulation to approve the plans for export, import and/or sale of products in Vietnam and register processing contracts in time for enterprises.
1.4- The export and import plans already approved by the Ministry of Trade or the agencies authorized by the Ministry of Trade and the processing contracts already registered by the Ministry of Trade or the agencies authorized by the Ministry of Trade shall serve as basis for the enterprises to fill procedures at the customs offices.
2.1- For the Ministry of Trade: Within 10 days from the date of receiving a complete and proper dossier, the Ministry of Trade shall issue a written approval of the enterprise's plan for import, export and/or sale of products in Vietnam (the dossier-receiving date shall be the one indicated by the document-receiving seal of the Ministry of Trade).
2.2- For the agencies authorized by the Ministry of Trade: The agencies authorized by the Ministry of Trade shall base themselves on this Regulation to examine and promptly approve the enterprises' plans for import, export and/or sale of products in Vietnam, which come under their assigned management competence, within 15 days as stipulated by Decree No.12-CP of February 18, 1997 (the dossier-receiving date shall be the one indicated by the document-receiving seal of such agencies).
2.3- For incomplete or improper dossiers: Within 3 working days from the date of receiving such dossiers, the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade shall notify directly or in writing the concerned enterprises thereof so that the latter may make supplements or adjustments thereto. The date of officially receiving a complete and proper dossier shall be the one indicated by the official dispatch-receiving seal of the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade on the latest document.
2.4- The time limit for registering processing contracts of enterprises:
Within three working days from the date of receiving the complete and proper dossiers, the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade shall register the processing contracts for enterprises.
...
...
...
3.1- Based on its investment license (hereafter referred to as IL for short), techno-economic report and technical design (in cases where there are changes in the techno-economic report), an enterprise shall draw up its plan for the import of machinery, equipment, supplies, facilities, construction materials, transport means for the construction of projects to create fixed assets.
Such import plan may be either drawn up for the whole project or divided into phases in conformity with the project construction schedule.
The enterprise may propose the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade to supplement and readjust the above-said import plan.
3.2- If the plan for the import of machinery, equipment, construction materials and transport means fails to conform with the investment license and techno-economic report, a certification by the investment license granting agency is required, in the following cases:
3.2.1- Non-conformity in import value:
+ The import value of each item of construction materials, machinery or equipment exceeds by 10 %, for items with allocated import capital of up to 5,000,000 USD.
+ The import value of each item of construction materials, machinery or equipment exceeds by 500,000 USD, for items with allocated import capital of more than 5,000,000 USD.
3.2.2- The techno-economic report does not specify the capital proportion allocated to each item of machinery, equipment, construction materials, transport means, office equipment,... that need to be imported.
...
...
...
3.2.4- The import of used machinery, equipment, supplies... is not in conformity with the investment license.
(The time limit for approving plans for the import of machinery, equipment and construction materials for the formation of enterprises is provided for in Article 2)
3.3- A dossier to be sent to the Ministry of Trade or agency(ies) authorized by the Ministry of Trade shall include:
3.3.1- An official dispatch requesting the import thereof, which is enclosed with:
+ A brief report on the enterprise.
(Such a report shall be sent only once after the enterprise is established)
+ A list of machinery, equipment, supplies, facilities, construction materials, transport means, ... to be imported to create fixed assets.
The official dispatch must clearly state the expected duration for the completion of capital construction (the time according to the techno-economic report and the time expected through reality by the enterprise).
3.3.2- The investment license or business license in case of a business cooperation contract (a copy)
...
...
...
3.3.4- A technical design (in cases of any changes in the techno-economic report)
3.3.5- The business cooperation contract (in case of a business cooperation contract).
4.1- The import of machinery, equipment, construction materials, supplies, facilities, transport means,... for the expansion of production and/or intensive investment within the investment capital shall be settled on the basis of the investment licenses adjusted for the increase of investment capital.
4.2- The time limit for approving plans for additional import of machinery, equipment and/or construction materials for the expansion of production is provided for in Article 2.
4.3- A dossier to be sent to the Ministry of Trade and the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade shall include:
- An official dispatch requesting the import thereof.
- The enterprise's techno-economic report on capital increase already submitted to the investment license-granting agency for adjustment and the adjusted investment license.
- A list of equipment, machinery, construction materials, supplies, facilities, transport means,... to be imported. Such a list must be compatible with the allocated capital for import and the list specified in the above-said report for capital increase.
...
...
...
Basing themselves on their investment licenses, techno-economic reports and the performance of the previous year's export and import plans, the enterprises shall draw up plans for the import of raw materials and materials for production, then send them to the Ministry of Trade or the agencies authorized by the Ministry of Trade for consideration and approval.
The plans for import of raw materials and materials may be adjusted and supplemented.
The time limit for approving plans for import of raw materials, materials and supplies for production is provided for in Article 2.
The enterprises shall base themselves on their investment licenses and annual actual production capacity to draw up plans for export and/or sale in Vietnam of their products.
The enterprises shall be entitled to directly export or entrust others to export their products.
In cases where an enterprise fails to fulfill the export quota stipulated in its investment license due to difficulties in seeking export markets, it shall have to report to the Ministry of Trade for readjustment of its annual plan for export and/or sale of products in Vietnam.
If an enterprise has fails to fulfill the export quota stipulated in its investment license for three consecutive years, it shall request the investment license-granting agency to consider and readjust such export quota and the preferences prescribed in the investment license or withdraw its investment license.
...
...
...
Such list shall be readjusted and announced together with the Government's annual decisions on the export and import management.
7.2- The plans for export of products not manufactured by the enterprises shall be registered at the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade.
The time limit for approving the export plans of enterprises is provided for in Article 2.
7.3- The foreign-invested enterprises may entrust the export of products manufactured by them or undertake the entrusted export of products not manufactured by them as mentioned in this Article.
7.4- The above-said export and entrusted export shall be effected only when the enterprises complete their capital construction and commence their production.
The export and entrusted export activities shall be conducted in accordance with the current regulations on export and import management.
8.1- Enterprises shall be entitled to sell products they have manufactured to other enterprises for use as materials for manufacture of export goods and shall be exempt from import tax for the corresponding amount of raw materials.
The sale and purchase shall be effected through economic contracts in accordance with the current legal documents.
...
...
...
The dossiers on tax exemption for corresponding raw materials and the consideration thereof shall be stipulated and handled by the customs office.
8.2- An enterprise selling its products to another enterprise that does not directly manufacture export goods shall not be eligible for tax exemption for the corresponding raw materials.
8.3- The value of products sold by an enterprise to others for use as materials for further manufacture of export goods shall not be accounted into its annual export value.
8.4- The plan for sale of such products shall be a part of the enterprise's overall plan for sale of its products in Vietnam which is annually approved by the Ministry of Trade or the agency authorized by the Ministry of Trade.
Article 9.- Regarding the processing activities
9.1- Enterprises shall be entitled to perform the processing or subcontracted processing of products in accordance with the objectives defined in their investment licenses, more concretely:
+ Conducting the processing for foreign parties
+ Conducting the processing for domestic parties
+ Subcontracting the domestic processing of part or several details of the product(s), which cannot be turned out by their machinery, equipment or technological lines.
...
...
...
+ A written request of the concerned enterprise
+ A copy of the investment license or business license in case of a business cooperation contract
+ The processing contract and its appendices
+ The valid certificates of registered trade mark(s) and of goods origin
+ The norms of raw materials and materials consumption for one product unit and the written description of norm-calculating method, which shall serve as basis for the registry to inspect before, during and after the registration of the processing contract.
The time limit for processing contract registration is prescribed in Article 2.
9.3- The directors of the enterprises shall be responsible before law for the norms of raw material consumption and wastage in the processing.
Article 10.- The regime of periodical reporting
Once every three months, the enterprises shall send to the Ministry of Trade and the Ministry of Planning and Investment reports on the performance of their plans already approved by the Ministry of Trade; more concretely:
...
...
...
+ The import of raw materials and materials in service of production and business;
+ The direct export, entrusted export and export entrustment;
+ The sale of products in Vietnam (separating the sale of products to other enterprises for use as materials for manufacture of export goods).
The performance reports must clearly state the names, quantities and values of goods.
+ The proposals (if any).
In case of necessity, enterprises shall make reports at the request of the Ministry of Trade or the agency(ies) authorized by the Ministry of Trade.
For the enterprises that fail to send periodical reports for two successive times, the Ministry of Trade shall refuse to approve their plans for subsequent import and/or sale of products.
Article 11.- Implementation provisions
The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, and the management boards of industrial parks that are authorized by the Ministry of Trade shall inform the foreign-invested enterprises of the content of this Regulation for implementation and at the same time report to the Ministry of Trade on matters arising in the course of implementation for timely and appropriate readjustment.
...
...
...
LIST 1
GOODS BANNED FROM
EXPORT IN 1998
(Issued together with Decision No.11/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the
Prime Minister)
1. Weapons, ammunitions, explosives, military technical equipment.
2. Antiques.
3. Narcotics of all kinds.
4. Toxic chemicals.
...
...
...
6. Wild animals, and animals and plants of rare and precious species.
LIST 2
EXPORT GOODS ITEMS MANAGED BY 1998 QUOTAS
(Issued together with Decision No.11/1998/QD-TTg of January 23, 1998 of the Prime Minister)
- Rice.
- Textiles and garments exported to the EU, Canada, Norway and Turkey.
LIST 3
...
...
...
1. Explosives, inflammables (except for match).
2. Books and newspapers.
3. Pearls, gemstones, precious metals (except for fake jewelry).
4. Art works, collected items, antiques.
5. Wood products (except for handicraft and fine-art articles specified in Article 7).
6. Coffee.
7. Forest animals.
8. Forest plants for breeding.
9. Aquatic products.
...
...
...
---------------
In cases where enterprises are granted investment licenses or business licenses to manufacture the above-listed goods items, the export thereof shall comply with the investment licenses and the relevant legal documents.-
;Quyết định 321/1998/QĐ-BTM hướng dẫn NĐ 12/CP và NĐ 10/1998/NĐ-CP liên quan đến XNK, tiêu thụ sản phẩm tại VN và gia công của các DN có vốn ĐTNN và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh do Bộ Thương Mại ban hành
Số hiệu: | 321/1998/QĐ-BTM |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Mai Văn Dâu |
Ngày ban hành: | 14/03/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 321/1998/QĐ-BTM hướng dẫn NĐ 12/CP và NĐ 10/1998/NĐ-CP liên quan đến XNK, tiêu thụ sản phẩm tại VN và gia công của các DN có vốn ĐTNN và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh do Bộ Thương Mại ban hành
Chưa có Video