ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2020/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang làm chủ sở hữu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội; Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC
NẮM GIỮ KHÔNG QUÁ 50% VỐN ĐIỀU LỆ DO UBND TỈNH HÀ GIANG LÀM CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 31/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm
2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
Quy định này quy định về thẩm quyền quyết định và quy trình: cử, cử lại, miễn nhiệm; đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang làm chủ sở hữu.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do UBND tỉnh Hà Giang làm chủ sở hữu, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị.
b) Thành viên Hội đồng quản trị.
c) Giám đốc.
d) Phó Giám đốc.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Nguyên tắc về quản lý người đại diện
1. Việc quy định về thẩm quyền quyết định, quản lý, sử dụng, chế độ chính sách, kiểm tra, giám sát người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của tỉnh.
2. Người được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp quản lý, sử dụng, chế độ chính sách, kiểm tra, giám sát người đại diện phần vốn nhà nước có quy định tại các văn bản pháp luật khác thì tùy điều kiện cụ thể để áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Điều 4. Thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định các nội dung quản lý người đại diện phần vốn nhà nước
1. Quyết định cử, cử lại, miễn nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định.
Mục 1. CỬ, CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 5. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
1. Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
a) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
b) Trường hợp có sự thay đổi người đại diện trong nhiệm kỳ Hội đồng quản trị thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị đó.
2. Thời điểm để tính thời hạn làm đại diện là ngày người đại diện được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý.
3. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
Điều 6. Tiêu chuẩn và điều kiện cử làm người đại diện
1. Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.
3. Trong độ tuổi cử làm đại diện
a) Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý.
b) Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được UBND tỉnh cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại doanh nghiệp khác do UBND tỉnh làm chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định tại Điểm a Khoản này.
c) Trường hợp người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị UBND tỉnh đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện.
4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
6. Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 7. Quy trình cử người đại diện
1. Căn cứ vào giá trị vốn của Nhà nước; quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện, trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, Ban Tổ chức - Nội vụ đề xuất với UBND tỉnh về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể đủ điều kiện, tiêu chuẩn để cử làm đại diện, gồm các thông tin: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ; chức vụ đang giữ; cơ quan, đơn vị đang công tác.
2. UBND tỉnh phê duyệt số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện.
3. UBND tỉnh thông qua cuộc họp nghe báo cáo trực tiếp hoặc xem xét báo cáo bằng văn bản của nhân sự dự kiến về chương trình hành động và cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của UBND tỉnh và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện trong nhiệm kỳ được cử làm đại diện.
4. UBND tỉnh trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương về nhân sự dự kiến cử làm đại diện.
5. UBND tỉnh xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có) và quyết định cử người đại diện.
Điều 8. Quy trình cử lại người đại diện
1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người đại diện hết thời hạn làm đại diện thì UBND tỉnh xem xét để cử lại hoặc không cử lại làm đại diện. Trường hợp người đại diện không được cử lại, UBND tỉnh có trách nhiệm bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện được cử làm đại diện tại một doanh nghiệp không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
3. Điều kiện cử lại người đại diện:
a) Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này;
b) Phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liên tiếp trước khi được cử lại làm đại diện.
4. Trong trường hợp đặc biệt, tùy trường hợp cụ thể, UBND tỉnh có thể xem xét, cử lại người đại diện khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định).
5. Quy trình cử lại người đại diện thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 7 Quy định này.
Điều 9. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
1. Hồ sơ cử người đại diện gồm:
a) Tờ trình của Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh;
b) Tờ trình của doanh nghiệp đề nghị cử người đại diện;
c) Biên bản họp cấp ủy, cơ quan có nhân sự giới thiệu cử làm người đại diện;
d) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy, cơ quan có nhân sự giới thiệu cử làm người đại diện;
đ) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ). Thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền cử làm đại diện không quá 06 tháng, có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
e) Bản tự nhận xét, đánh giá trong 3 năm gần nhất của người được đề nghị cử làm đại diện;
g) Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan khác (nếu có);
h) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ;
i) Giấy chứng nhận cỏ đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
k) Bản kê khai tài sản (theo mẫu quy định);
l) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên về việc chấp hành pháp luật của nhân sự và gia đình tại nơi cư trú;
m) Chương trình hành động và bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của UBND tỉnh và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện với UBND tỉnh.
2. Hồ sơ cử lại người đại diện gồm:
a) Tờ trình của Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh;
b) Tờ trình của doanh nghiệp đề nghị cử lại người đại diện;
c) Biên bản họp cấp ủy, cơ quan về cử lại người đại diện;
d) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy, cơ quan về cử lại người đại diện;
đ) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ). Thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền cử làm đại diện không quá 06 tháng, có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
e) Bản tự nhận xét, đánh giá trong thời gian làm đại diện của người được đề xuất cử lại làm đại diện;
g) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ;
h) Giấy chứng nhận cỏ đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
i) Kết quả đánh giá, phân loại cả nhiệm kỳ làm đại diện của UBND tỉnh.
Mục 2. MIỄN NHIỆM NGƯỜI ĐẠI DIỆN
1. Việc miễn nhiệm người đại diện được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn và được UBND tỉnh đồng ý.
b) Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đến tuổi được nghỉ hưu.
d) UBND tỉnh hết vốn, không nắm giữ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
e) Vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với người đại diện là đảng viên.
g) Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Sau khi miễn nhiệm người đại diện, UBND tỉnh có trách nhiệm phân công, bố trí nhiệm vụ hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại Điều 10 Quy định này, Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh chuẩn bị:
a) Đề xuất phương án miễn nhiệm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình của doanh nghiệp đề nghị miễn nhiệm người đại diện;
- Biên bản họp cấp ủy, cơ quan đề nghị miễn nhiệm người đại diện;
- Sơ yếu lý lịch; Bản tự nhận xét, đánh giá của người đại diện.
2. UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Mục 3. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Căn cứ đánh giá bao gồm:
1. Quyền, trách nhiệm của người đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Chương trình, kế hoạch công tác năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Việc đánh giá người đại diện được thực hiện hằng năm ngay sau khi doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và trước khi thực hiện quy trình cử, cử lại, khen thưởng, kỷ luật người đại diện.
Điều 14. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
1. UBND tỉnh đánh giá người đại diện và chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá của mình.
2. Kết quả phân loại, đánh giá bằng văn bản được thông báo đến người đại diện và lưu vào hồ sơ người đại diện.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được UBND tỉnh phê duyệt gồm:
a) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Việc chấp hành, tuân thủ của người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
2. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Người đại diện được đánh giá hằng năm và được phân loại theo 03 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 17. Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc.
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
Điều 18. Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Quy định này;
2. Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.
Điều 19. Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm.
2. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Điều 20. Trình tự, thủ tục đánh giá
1. Người đại diện viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 Quy định này, gửi UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh).
2. Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh có văn bản gửi Hội đồng quản trị doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về nhận xét, đánh giá người đại diện.
3. Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh tổng hợp ý kiến của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan và báo cáo UBND tỉnh.
4. Căn cứ bản tự nhận xét, đánh giá của người đại diện và ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND tỉnh quyết định đánh giá, phân loại người đại diện theo các mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Mục 4. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Thực hiện theo quy định từ Điều 24 đến Điều 38 Mục 3 Chương V Nghị định số 106/2019/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ.
Mục 5. THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
1. Người đại diện được thôi việc có một trong các trường hợp sau:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được UBND tỉnh đồng ý;
c) Theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Người đại diện có nguyện vọng thôi việc thì phải có đơn gửi UBND tỉnh (gửi qua Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh tổng hợp, thẩm định trình) xem xét, quyết định. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đơn, UBND tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do được quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trường hợp chưa được UBND tỉnh đồng ý, người đại diện tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc.
3. Không giải quyết thôi việc đối với người đại diện trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đại diện là nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp thôi việc theo nguyện vọng;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với doanh nghiệp.
4. Trường hợp người đại diện có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mà lý do không được UBND tỉnh chấp thuận thì được UBND tỉnh bố trí công tác khác hoặc giải quyết thôi việc theo quy định của pháp luật.
5. Người đại diện thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về thôi việc đối với công chức.
6. Kinh phí thực hiện chế độ thôi việc đối với người đại diện do doanh nghiệp chi trả.
Người đại diện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thủ tục nghỉ hưu đối với người đại diện thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
1. Việc lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ cá nhân của người đại diện theo phân cấp quản lý và thực hiện như lưu giữ hồ sơ đối với công chức.
2. Hằng năm doanh nghiệp thực hiện công tác thống kê, bổ sung hồ sơ của người đại diện như quy định của pháp luật đối với công chức để báo cáo UBND tỉnh.
Điều 24. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan
1. Người đại diện có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý của tỉnh.
2. Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định cử, cử lại, miễn nhiệm; đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện.
3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động -Thương binh và Xã hội căn cứ vào thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra, giám sát người đại diện theo quy định pháp luật. Phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh tham mưu các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ báo cáo, đề xuất gửi Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh tổng hợp, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 31/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang làm chủ sở hữu
Số hiệu: | 31/2020/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 25/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 31/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang làm chủ sở hữu
Chưa có Video