Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 304/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 17 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Quyết định số 12/QĐ-BKHĐT ngày 07/01/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 -2025;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 02/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 59- CTr/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 890/SKHĐT-ĐKKD ngày 14/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Chỉ đạo CĐS, Ban Điều hành CĐS;
- Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh, Chi cục hải quan tỉnh;
- Các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Hội Doanh nhân trẻ;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- VPUB: LĐ, KTTH, VXNV;
- Lưu: VT. NV

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phan Tấn Cảnh

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách số.

- Thúc đẩy, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Người đứng đầu của các Sở, ban, ngành, địa phương cần phải kiên quyết, tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch về chuyển đổi số.

- Các Sở, ban, ngành, địa phương phải luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thực hiện việc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Phấn đấu hàng năm có khoảng 200 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh được tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, được kết nối các doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu.

- Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 50% doanh nghiệp ứng dụng các hình thức thương mại điện tử cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 40% doanh nghiệp có Website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

- Phấn đấu mỗi năm có 100 doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ Kế hoạch, bao gồm sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, đào tạo, tư vấn, thử nghiệm sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, phát triển các công nghệ số, nền tảng số thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

IV. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số doanh nghiệp:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông như: Báo điện tử, mạng xã hội, kênh truyền thanh, truyền hình của địa phương…; tổ chức các chuyên mục, chuyên đề về chuyển đổi số, lồng ghép trong kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số của tỉnh.

- Triển khai các khoá tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về chuyển đổi số; đào tạo, tư vấn về chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử…

- Tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực, nền tảng chuyển đổi số cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề triển khai tổ chức các hội nghị về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành, lĩnh vực.

2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai chuyển đổi số:

- Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng, ưu tiên lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông nghiệp, du lịch, … để hỗ trợ chuyển đổi số.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, tham gia các sàn thương mại điện tử, website có chức năng thương mại điện tử, kết nối, liên kết với các sàn giao dịch kết nối cung - cầu theo từng ngành, lĩnh vực.

- Hỗ trợ tư vấn đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, mục tiêu và các điều kiện để thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp được lựa chọn với các gói hỗ trợ chuyển đổi số chuyên biệt cho từng doanh nghiệp sau khi được đánh giá và lựa chọn.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số để triển khai thử nghiệm, tiến tới triển khai chính thức các giải pháp nền tảng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số, kê khai bảo hiểm xã hội, khai báo thuế điện tử, hóa đơn điện tử.

- Xây dựng và duy trì, vận hành trang thông tin điện tử hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu về chuyển đổi số doanh nghiệp; quản lý thông tin, kết quả hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp, tuyên truyền các mô hình thành công điển hình, giới thiệu các kinh nghiệm thực tiễn, đăng ký hỗ trợ trực tuyến, …

3. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định hiện hành. Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia triển khai Kế hoạch.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 06 tháng, 01 năm (trước ngày 15 tháng của kỳ báo cáo).

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đề xuất danh sách doanh nghiệp để thực hiện khảo sát trên địa bàn.

- Lồng ghép các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số với các chương trình, chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương, các khóa đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do đơn vị phối hợp tổ chức.

- Thông báo đến các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh về Kế hoạch này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan báo, Đài Phát thanh và Truyền hình đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh về Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục các nhóm nền tảng số phù hợp với việc chuyển đổi số của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số tiếp cận các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương.

5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử.

6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Rà soát, lập danh sách doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp này thực hiện chuyển đổi số.

7. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng quản lý nhà nước, xác định các yêu cầu, nội dung chuyển đổi số cụ thể trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh theo đặc thù từng ngành, lĩnh vực, địa phương, tìm hiểu, giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số chuyên ngành, để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc quản lý của ngành, địa phương. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung Kế hoạch này.

- Nghiên cứu xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

9. Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội qua các kênh tương tác bằng đường mạng.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh đề xuất UBND tỉnh các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thiết thực, hiệu quả.

10. Các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh phong trào chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh.

11. Các doanh nghiệp cung cấp nền tảng phục vụ chuyển đổi số:

- Phối hợp đề xuất danh sách doanh nghiệp để thực hiện khảo sát trên địa bàn. Phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát và bảng tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia Kế hoạch.

- Các doanh nghiệp tham gia Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của tỉnh có kế hoạch, chính sách hỗ trợ cụ thể gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, tổng hợp, thực hiện triển khai hỗ trợ đối với các nội dung đã cam kết theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, các cơ quan liên quan kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 304/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2022-2025

Số hiệu: 304/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
Người ký: Phan Tấn Cảnh
Ngày ban hành: 17/03/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 304/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2022-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…