BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số: 300-BCNNg-KTTV |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1963 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Căn cứ Nghị định số 185-CP
ngày 02 tháng 11 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng;
Căn cứ Nghị định số 175-CP ngày 28 tháng 10 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ ban
hành điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
Căn cứ điều lệ tạm thời về chế độ báo cáo quyết toán của xí nghiệp quốc doanh
do Phủ Thủ tướng đã ban hành kèm theo công văn số 4.059-TN ngày 20 tháng 7 năm
1957 và thông tư số 460-TTg ngày 07 tháng 6 năm 1957 về tăng cường công tác quản
lý tài chính và chấp hành chế độ báo cáo quyết toán;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Kế toán tài vụ Bộ Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Để tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, chấp hành chế độ báo cáo quyết toán được chính xác, kịp thời, đẩy mạnh chế độ hạch toán kinh tế, tăng thu, tiết kiệm chi, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh tế, tài chính của Nhà nước, nay ban hành chế độ lập và xét duyệt quyết toán của đơn vị tại xí nghiệp, công trường, đơn vị kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Điều 2. – Ông Vụ trưởng Vụ Kế toán tài vụ chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ này.
Điều 3. – Các quy định cũ về lập và xét duyệt quyết toán đơn vị trái với bản chế độ này đều bãi bỏ.
Điều 4. – Ông Chánh văn phòng, các ông Giám đốc Vụ Kế toán và tài vụ, giám đốc các Cục quản lý, Công ty, kế toán trưởng các cấp chiếu quyết định này thi hành kể từ ngày ký quyết định này.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG |
1. Phản ánh trung thực khách quan tình hình phát triển thực tế của công tác quản lý sản xuất và kinh doanh của đơn vị.
2. Kiểm tra, đánh giá đúng mức độ phát triển và hiệu quả công tác sản xuất, kinh doanh, thấy rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong kỳ kế hoạch.
3. Tổng kết kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân các khuyết điểm để khắc phục, các ưu điểm để phát huy hơn nữa giám đốc việc cải tiến công tác quản lý sản xuất và kinh doanh.
4. Đôn đốc việc chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô, đảm bảo tăng thu vượt mức kế hoạch.
5. Thúc đẩy việc chấp hành đúng đắn các điều lệ, chế độ kế toán, đảm bảo việc ghi chép phản ảnh và giám đốc các hoạt động kinh tế và sự nghiệp được kịp thời và chính xác.
1. Về phần sản xuất, sự nghiệp, Vụ Tài vụ chịu trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán của các xí nghiệp sản xuất, Cục Vật tư Bộ, Công ty than Hòn-gai, Công ty gang thép Thái-nguyên và các đơn vị sự nghiệp do Vụ trực tiếp quản lý về kế toán và tài vụ.
2. Về kiến thiết cơ bản, Cục Xây lắp chịu trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán của các công trường thuộc Cục; Cục Kiến thiết cơ bản chịu trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán của các đơn vị kiến thiết. Vụ Tài vụ chịu trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán của Cục Xây lắp, Cục Kiến thiết cơ bản và công trường khu Gang thép Thái-nguyên.
3. Văn Phòng Bộ chịu trách nhiệm về xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán của các đơn vị hành chính.
II. VỀ VIỆC LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Để giúp thủ trưởng đơn vị thực hiện được nhiệm vụ đó, hàng tháng kế toán trưởng phải tổ chức kiểm tra và ký khóa sổ sách tài liệu kế toán rồi trình thủ trưởng duyệt. Căn cứ vào sổ sách và tài liệu kế toán đã được khóa sổ, kế toán trưởng phải lập báo cáo kế toán theo đúng mẫu của Nhà nước đã ban hành rồi lập dự thảo bản giải trình tình hình tài vụ và kế toán. Sau khi tổ chức hội nghị phân tích, xét duyệt quyết toán ở đơn vị, nói ở phần sau, thủ trưởng đơn vị sẽ chỉnh lý lại và ký gửi lên cấp trên.
Điều 7. – Báo cáo quyết toán phải lập theo từng thời hạn nhất định như tháng, quý và năm.
a) Đối với báo cáo tháng, không cần có bản giải trình.
- Về sản xuất, báo cáo quyết toán gồm các biểu kế toán kể cả các báo biểu về giá thành;
- Về kiến thiết cơ bản, báo cáo chỉ tiêu chính theo yêu cầu của cấp quản lý trực tiếp;
- Về hành chính, sự nghiệp lập báo cáo tháng.
b) Đối với quyết toán quý, bản giải trình chỉ trình bày những nét lớn và tình hình giá thành, nguyên nhân cao hạ, kèm theo các báo biểu quy định ở điều 9.
c) Đối với quyết toán năm, bản giải trình phải trình bày tỉ mỉ. Nội dung bản giải trình tình hình tài vụ và kế toán phải gồm các mục chủ yếu sau đây:
1. Tình hình hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, lao động tiền lương, cung cấp, tiêu thụ, giá thành, kiến thiết cơ bản và tài vụ.
2. Phân tích tình hình sử dụng vốn:
a) Nguyên nhân tăng giảm vốn Nhà nước.
b) Quản lý sử dụng vốn:
- Quản lý vốn cố định.
- Quản lý vốn lưu động.
c) Phân tích về quản lý sử dụng các loại vốn khác: khấu hao sửa chữa lớn, vốn kiến thiết cơ bản, vốn chuyên dùng, sự nghiệp phí, quỹ xí nghiệp.
d) Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn.
3. Phân tích về tình hình quản lý giá thành.
4. Phân tích về tình hình lỗ lãi và nguyên nhân.
5. Tình hình tham ô, lãng phí và tiết kiệm (có số liệu).
6. Tình hình công tác kế toán:
a) Sự lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị đối với công tác kế toán.
b) Tình hình tổ chức và cán bộ kế toán của đơn vị của ngành
c) Tình hình tổ chức công việc ghi sổ và lập báo biểu thường kỳ.
d) Tình hình chấp hành chế độ tài chính, lao động, tình hình chấp hành điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước.
7. Phương hướng nỗ lực và những đề nghị cải tiến về tài vụ kế toán, đề nghị sửa đổi thể lệ, chế độ.
Nội dung các tài liệu cần cung cấp cho kế toán trưởng gồm có các số liệu kế hoạch và số thực hiện kỳ kế hoạch về:
1. Giá trị tổng sản lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm chủ yếu đối với xí nghiệp sản xuất.
- Đối với công trình kiến thiết cơ bản, tùy theo tình hình phát triển của công trường và tùy theo yêu cầu hàng tháng, quý, năm, nội dung số liệu phải phản ánh cho được:
- Khối lượng công trình kiến thiết cơ bản quý, năm kế hoạch;
- Khối lượng công trình kiến thiết cơ bản hoàn thành;
- Khối lượng công trình kiến thiết cơ bản hoàn thành, đã được kiểm nhận đưa vào sản xuất;
- Đối với đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính: khối lượng công tác (đề tài nghiên cứu, số lượng cán bộ đào tạo v.v…)
2. Sản lượng hiện vật:
- Sản phẩm chủ yếu
- Sản phẩm khác
- Trọng lượng chung
- Tổng số đất đá (ở những xí nghiệp khai thác)
3. Công nhân viên chức của đơn vị: số lượng, năng suất lao động, lương bình quân, tổng mức tiền lương của tổng số công nhân viên chức, của một công nhân viên chức, của một công nhân sản xuất, của một công nhân kiến thiết cơ bản. Kế hoạch và tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân. Kế hoạch và tình hình đào tạo, bồi dưỡng công nhân, viên chức. Tình hình sử dụng chuyên gia. Kế hoạch gửi thực tập sinh v.v…Tỷ lệ nhân viên gián tiếp với công nhân trực tiếp sản xuất, xây dựng.
4. Tổng mức tiêu phí nguyên vật liệu chủ yếu về sản xuất, về kiến thiết cơ bản, về công tác nghiên cứu…Định mức và tiêu hao thực tế theo đơn vị sản phẩm. Tình hình thực hiện kế hoạch vật tư (định mức dự trữ, kế hoạch thu mua vật liệu trong nước, ngoài nước, số lượng hàng nhập…)Tổng mức tiêu phí về điện (tính theo Kw), về nước (tính theo m3) cho sản xuất.
5. Tình hình huy động năng lực sản xuất, sử dụng thiết bị chủ yếu. Kế hoạch sửa chữa lớn.
6. Giá thành: - Tỷ lệ tăng, giảm giá thành những sản phẩm có thể so sánh được.
- Giá thành đơn vị sản phẩm.
7. Tiêu thụ: - Phẩm chất hàng hóa.
- Kế hoạch vận chuyển
- Tình hình thi hành hợp đồng.
- Tồn kho thành phẩm hiện vật.
8. Cải thiện điều kiện lao động và đời sống:
Bảo hộ an toàn lao động – Cải tiến kỹ thuật – Phúc lợi tập thể - Thưởng thi đua khuyến khích vật chất – Tình hình các mặt của các phân xưởng sản xuất chính và phụ.
9. Kiến thiết cơ bản: Nếu đơn vị là công trường thì các tài liệu trong mục này đã được chi tiết hóa trong các điều đã nói ở trên. Ở đây mục này dành riêng cho các xí nghiệp sản xuất, cơ quan sự nghiệp, đơn vị hành chính.
- Nhiệm vụ thiết kế từng công trình
- Lịch thi công
- Tổng mức đầu tư chia ra thành phẩm bỏ vốn (xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác).
10. Biện pháp và đề nghị chủ yếu.
Chế độ cung cấp tài liệu trên đây cùng việc quy định thời hạn gửi do bộ phận kế toán lập, thông qua thủ trưởng đơn vị rồi gửi cho các bộ phận khác thi hành.
Điều 9. – Thời hạn chậm nhất phải gửi báo cáo quyết toán đến Bộ quy định như sau:
TÊN BÁO CÁO |
Báo cáo tháng |
Báo cáo quý |
Báo cáo 6 tháng |
Báo cáo năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
a) Đối với các xí nghiệp sản xuất: theo thông tư số 169-BCNNg-THKT ngày 8 tháng 3 năm 1961 |
||||
Biểu 11 KTCN (1 GT cũ) |
15 ngày sau |
15 ngày sau |
15 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 12 KTCN (3 GT cũ) |
|
20 ngày sau |
20 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 13 KTCN (2 GT cũ) |
|
20 ngày sau |
20 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 16 KTCN (4 GT cũ) |
|
|
20 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 14 KTCN |
20 ngày sau |
25 ngày sau |
25 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 15 KTCN |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 1 KTCN |
20 ngày sau |
25 ngày sau |
25 ngày sau |
40 ngày sau |
Biểu 2 KTCN |
|
|
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 3 KTCN |
|
|
|
60 ngày sau |
Biểu 4 KTCN |
|
|
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 5 KTCN |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 21 KTCN |
20 ngày sau |
20 ngày sau |
20 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 22 KTCN |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 23 KTCN |
20 ngày sau |
20 ngày sau |
20 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 24 KTCN |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Bản giải trình tình hình tài vụ và KT |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
|
5 biểu |
12 biểu |
15 biểu |
16 biểu |
Còn báo biểu số 17 kiến thiết cơ bản (5 GT cũ), khi nào tình hình giá thành có thay đổi, mới báo cáo. |
||||
b) Đối với các đơn vị kiến thiết cơ bản: lấy mẫu biểu thống nhất quy định trong thông tư số 42-TC-CDKT ngày 27-3-1962 của Bộ Tài chính |
||||
Xí nghiệp xây lắp |
|
|
|
|
Biểu 1 KB |
15 ngày sau |
|
|
|
Biểu 2 KB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 5 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
Biểu 6 KKKB |
|
|
25 ngày sau |
» |
Biểu 7 KKKB |
|
|
|
» |
Biểu 11 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
Biểu 12 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
Biểu 13 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
Biểu 21 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
Bản giải trình |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
» |
|
1 biểu |
7 biểu |
8 biểu |
9 biểu |
Đơn vị kiến thiết cho thầu |
|
|
|
|
Biểu 1 KK |
15 ngày sau |
|
|
|
Biểu 2 KK |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 3 KK |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 4 KK |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 6 KK |
|
|
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 7 KKKB |
|
|
|
60 ngày sau |
Bản giải trình |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
|
1 biểu |
4 biểu |
5 biểu |
6 biểu |
Đơn vị kiến thiết tự làm phải làm thêm những báo biểu sau đây: |
||||
Biểu 5 KKKB |
|
25 ngày sau |
25 ngày sau |
60 ngày sau |
Biểu 11 KKKB |
|
25 ngày sau |
» |
» |
Biểu 12 KKKB |
|
|
» |
» |
Biểu 13 KKKB |
|
|
» |
» |
Biểu 21 KKKB |
|
|
» |
» |
Cộng : |
Vẫn 1 biểu |
Là 6 biểu |
Là 10 biểu |
Là 11 biểu |
Cục gửi lên Bộ: |
23 ngày sau |
35 ngày sau |
35 ngày sau |
78 ngày sau |
c) Đối với các đơn vị sự nghiệp: |
||||
Báo cáo quyết toán |
15 ngày sau |
20 ngày sau |
20 ngày sau |
30 ngày sau |
Bản giải trình |
» |
» |
» |
» |
III. VỀ VIỆC TỔ CHỨC XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN.
Điều 10. – Việc tổ chức xét duyệt quyết toán nhằm mục đích:
1. Xác định lại tính chính xác của các số liệu trong báo cáo.
2. Phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xí nghiệp.
3. Trên cơ sở ưu khuyết điểm đã thấy, thống nhất tư tưởng và biện pháp sửa chữa, khai thác khả năng tiềm tàng của đơn vị.
Thành phần chính thức hội nghị xét duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị gồm có: - Thủ trưởng đơn vị và các Phó giám đốc.
- Các trưởng phó phòng quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật.
- Các trưởng Phó quản đốc phân xưởng, tổng đội, công trường thành phần mời gồm có:
- Ban chấp hành Đảng ủy đơn vị.
- Thư ký công đoàn đơn vị.
Mỗi thành viên của hội nghị có nhiệm vụ tham gia xây dựng báo cáo giải trình của đơn vị được toàn diện, đánh giá đúng mức thành tích và khuyết điểm của đơn vị đồng thời xây dựng tư tưởng thống nhất chỉ đạo sản xuất trong kỳ kế hoạch tới và xây dựng biện pháp thực hiện cụ thể. Ngoài ra mỗi thành viên của hội nghị đều có trách nhiệm bảo vệ bí mật con số sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Điều 12. – Theo chế độ báo cáo hiện hành, các đơn vị phải lập báo cáo tháng, quý, năm.
Đối với báo cáo tháng, thành phần hội nghị xét duyệt gồm có các đại biểu chính thức và Bí thư Đảng ủy là đủ.
Đối với báo cáo quý, năm, ngoài thành phần chính thức, phải mời thêm các thành phần mời họp như quy định ở Điều 11. Trường hợp thành phần mời họp không tới dự được thì sẽ ghi vào biên bản và hội nghị cứ tiến hành.
Kế toán trưởng của Cục quản lý, Công ty có nhiệm vụ chuẩn bị xét duyệt báo cáo cho từng đơn vị và lập báo cáo tổng hợp của đơn vị thuộc Cục, Công ty quản lý theo nguyên tắc tổ chức về phân cấp quản lý nói ở điều 4.
Việc duyệt báo cáo cho từng đơn vị cơ sở sẽ tiến hành như sau:
- Đối với báo cáo tháng, quý I và quý II của từng đơn vị cơ sở: Kế toán trưởng thẩm tra rồi trình giám đốc Cục hoặc Công ty quản lý xét duyệt.
- Đối với báo cáo 6 tháng và năm của từng đơn vị cơ sở, phải có hội nghị xét duyệt. Hội nghị xét duyệt gồm có:
Giám đốc và các phó giám đốc Cục hoặc Công ty quản lý;
Kế toán trưởng Cục, Công ty;
Các trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ, chuyên môn;
Giám đốc hoặc đại diện của đơn vị có quyết toán;
Kế toán trưởng đơn vị có quyết toán.
Trong hội nghị, thủ trưởng đơn vị có quyết toán sẽ trình bày nội dung bản quyết toán.
Giám đốc và các phó giám đốc Cục hoặc Công ty quản lý,
Kế toán trưởng của Cục hoặc Công ty,
Các trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ, chuyên môn,
Thành phần mời họp: Đại biểu Vụ kế toán và Tài vụ Bộ.
Ông Giám đốc Cục hoặc Công ty có trách nhiệm trình bày tại hội nghị.
Hội nghị xét duyệt quyết toán của Bộ gồm có:
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
- Vụ trưởng Vụ kế toán tài vụ.
- Các ông Giám đốc các Cục, Vụ, Viện, Sở thuộc Bộ.
Ông Bộ trưởng chủ trì hội nghị; các ông giám đốc đóng góp ý kiến xác định thành tích khuyết điểm chung và tham gia xây dựng các biện pháp cần thực hiện về mặt kế toán và tài vụ cho kỳ kế hoạch sau, thông tri trong toàn ngành.
IV. THÔNG TRI DUYỆT Y BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Trường hợp Bộ Tài chính không công nhận khoản chi nào, ông Vụ trưởng Vụ Kế toán và Tài vụ có trách nhiệm nghiên cứu cùng với đơn vị có liên quan để đề ra biện pháp sửa chữa hoặc đề nghị lên Nhà nước quyết định, về phần sản xuất, kiến thiết cơ bản, sự nghiệp, Ông Chánh văn phòng chịu trách nhiệm về phần chi phí hành chính.
V. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Quyết định 300-BCNNg-KTTV năm 1963 ban hành chế độ lập và xét duyệt quyết toán của đơn vị kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ban hành
Số hiệu: | 300-BCNNg-KTTV |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công nghiệp nặng |
Người ký: | Vũ Anh |
Ngày ban hành: | 27/03/1963 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 300-BCNNg-KTTV năm 1963 ban hành chế độ lập và xét duyệt quyết toán của đơn vị kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ban hành
Chưa có Video