ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2979/2007/QĐ-UBND |
Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT CHỌN “DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội
đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy
định về điều kiện an ninh, trật tự, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế
về việc quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ, phục vụ ăn uống;
Căn
cứ Công văn số 1000/TCDL-LH ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Tổng cục Du lịch về
việc hỗ trợ bình chọn điểm dịch vụ đạt chuẩn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch Thừa thiên Huế tại Tờ
trình số 487/SDL-TT ngày 29 tháng 11 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét chọn “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch, Văn hóa Thông tin, Thương mại, Y tế; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huế và các huyện; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và chủ các cơ sở kinh doanh tham gia xét chọn cơ sở dịch vụ đạt chuẩn du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT
CHỌN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN
(Kèm
theo Quyết định số 2979/ 2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế́)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Phạm vi
Quy chế này quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn các cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm,... để được công nhận danh hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn”.
2. Đối tượng
Các cơ sở của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh các loại hình dịch vụ nằm ngoài các cơ sở lưu trú du lịch, có đăng ký hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Danh hiệu và biển hiệu
Cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn là các điểm mua sắm (các trung tâm thương mại, siêu thị; các cửa hàng trưng bày kết hợp bán sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ; các nhà may, cửa hàng lụa, cửa hàng kim hoàn, cửa hàng thêu,...); các điểm ăn uống (nhà hàng, quán ăn,...); các điểm kinh doanh các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật,...) phục vụ khách du lịch đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn được ban hành tại Quy chế này, được Hội đồng xét chọn công nhận, cấp giấy chứng nhận đạt danh hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn”. Biểu trưng của chương trình được thể hiện bằng biển hiệu:
- Tiếng Việt: “DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN”.
- Tiếng Anh: “Standard Tourism Service”.
Quy cách, hình thức của biển hiệu theo mẫu tại phụ lục 5.
Việc xét chọn được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện tham gia chương trình, tự đánh giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình dịch vụ, được Hội đồng xét chọn thẩm định và công nhận.
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ TỔ CHỨC XÉT CHỌN
Điều 4. Điều kiện công nhận cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đảm bảo các điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện theo pháp luật quy định;
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn xét chọn tại Điều 5 dưới đây.
3. Có bố trí chỗ giữ xe và không vi phạm lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông;
4. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
5. Chấp hành các qui định của Nhà nước trong kinh doanh.
1. Vị trí, kiến trúc xây dựng:
a) Có vị trí thuận lợi cho việc tham quan, mua bán;
b) Có diện tích tối thiểu là 50 m2 (đối với các cơ sở mua sắm) và 100 m2 (đối với cơ sở ăn uống);
c) Có thiết kế nhà hàng, phòng ăn, quầy uống, bếp, kho, khu vực vệ sinh hợp lý (đối với các cơ sở ăn uống); Có thiết kế nhà vệ sinh (đối với các cơ sở mua sắm);
d) Có khu vực gửi xe, không gây cản trở giao thông.
2. Trang thiết bị - tiện nghi phục vụ:
a) Có hệ thống trang thiết bị, tiện nghi của cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng, đồng bộ để phục vụ khách; bố trí hài hoà, hợp lý;
b) Có hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy;
c) Có chỗ nghỉ và nước uống cho khách (đối với cơ sở mua sắm có quy mô trên 100 m2);
d) Có hộp thư hoặc sổ góp ý được đặt ở nơi thuận tiện cho khách;
đ) Đảm bảo an ninh trật tự, không để các đối tượng ăn xin, bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách.
e) Hàng hóa được bày trí thẩm mỹ, có đủ ánh sáng, thoáng mát và sạch sẽ.
3. Các dịch vụ và mức độ phục vụ:
a) Hàng hoá đảm bảo đúng chất lượng mà cơ sở đã công bố. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải có nguồn gốc của hàng hóa, được gắn biểu tượng hoặc nhãn hiệu hàng hóa (nếu có). Đối với hàng điện tử, hàng thực phẩm cần có thêm hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng và thời hạn bảo hành hoặc sử dụng;
b) Giá cả hàng hoá hợp lý, được niêm yết và bán đúng giá niêm yết. Đối với cơ sở ăn uống phải có thực đơn kèm bảng giá;
c) Các dịch vụ khác: có hệ thống thanh toán thẻ tín dụng, có biểu diễn ca nhạc và các loại hình giải trí khác.
4. Yêu cầu về cán bộ - nhân viên phục vụ:
a) Đối với người điều hành và quản lý:
- Được đào tạo nghiệp vụ thương mại, du lịch, quản trị kinh doanh (tối thiểu 3 tháng);
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang kinh doanh từ 3 năm trở lên (căn cứ hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận hành nghề);
- Biết ngoại ngữ ở mức độ giao tiếp (trình độ B hoặc tương đương).
b) Đối với nhân viên bán hàng, phục vụ:
- Được đào tạo nghiệp vụ bán hàng và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
- Mặc đồng phục hoặc trang phục có gắn bảng tên phù hợp với công việc của mình trong quá trình làm việc;
- Có thái độ phục vụ khách tận tình và chu đáo;
- Phải am hiểu về hàng hóa và dịch vụ của đơn vị mình đang làm việc.
5. Yêu cầu về vệ sinh:
a) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và hợp đồng với nơi cung cấp thực phẩm có giấy chứng nhận công bố nguồn gốc xuất xứ thực phẩm (đối với cơ sở ăn uống);
b) Đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh địa điểm kinh doanh, các khu vực trong nhà hàng (phòng ăn, bếp, phòng vệ sinh), vệ sinh môi trường (hệ thống xử lý nước thải, rác thải,...) và vệ sinh cá nhân theo quy định của nhà nước.
Giám đốc Sở Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Văn hóa Thông tin, Thương mại, Y tế và các ngành liên quan quy định nội dung biểu điểm đối với từng loại cơ sở và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung nội dung các tiêu chuẩn cho phù hợp thực tế.
Điều 7. Hội đồng xét chọn và Đoàn thẩm định
1. Hội đồng xét chọn:
a) Thành phần:
- Đại diện Lãnh đạo Sở Du lịch - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Lãnh đạo Sở Thương mại - Thành viên;
- Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế - Thành viên;
- Đại diện UBND thành phố Huế hoặc huyện (nơi cơ sở đóng) - Thành viên;
- Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ Sở Du lịch - Thường trực Hội đồng.
b) Nhiệm vụ:
Trên cơ sở báo cáo kết quả của Trưởng đoàn thẩm định, Hội đồng xét chọn họp để xem xét, quyết định công nhận cơ sở “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” theo nguyên tắc nhất trí với 80% số lượng thành viên có mặt và do Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
c) Chế độ làm việc:
Giám đốc Sở Du lịch chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng xét chọn. Chủ tịch Hội đồng xét chọn được sử dụng dấu của Sở Du lịch trong việc chứng nhận cơ sở đạt chuẩn du lịch.
2. Đoàn thẩm định:
a) Thành phần:
- Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ Sở Du lịch - Trưởng đoàn;
- Đại diện phòng Nghiệp vụ, Sở Thương mại - Thành viên;
- Đại diện phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế - Thành viên ;
- Đại diện phòng Kinh tế thành phố Huế hoặc phòng Công thương huyện (nơi cơ sở đóng) - Thành viên;
- Đại diện Thanh tra Sở Du lịch- Thành viên;
- Chuyên viên phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, Sở Du lịch - Thư ký đoàn.
Ngoài ra, Hội đồng xét chọn có thể mời chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan tham gia đoàn thẩm định khi thấy cần thiết.
b) Nhiệm vụ:
Căn cứ vào số lượng hồ sơ xin đăng ký, thư ký đoàn thẩm định lên lịch và mời các thành viên tham gia thẩm định.
Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định tại cơ sở, chấm điểm và tổng hợp trình Hội đồng xét chọn quyết định.
c) Chế độ làm việc:
Đoàn thẩm định sẽ do Chủ tịch Hội đồng xét chọn thành lập khi thực hiện chương trình xét chọn cơ sở “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn”. Đoàn thẩm định khi đến thẩm định cơ sở phải có mặt ít nhất 80% tổng số thành viên trong đoàn.
Điều 8. Hồ sơ đăng ký Dịch vụ du lịch đạt chuẩn
Đơn vị có nhu cầu, tự nguyện đăng ký tham gia chương trình gởi hồ sơ về bộ phận thường trực Hội đồng xét chọn (phòng Kế hoạch - nghiệp vụ Sở Du lịch), hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị công nhận cơ sở ăn uống (phụ lục 1a), mua sắm (phụ lục 1b) đạt chuẩn du lịch.
2. Biểu điểm tự đánh giá của cơ sở ăn uống (phụ lục 2a), mua sắm (phụ lục 2b)
3. Thông tin về hoạt động của cơ sở ăn uống (phụ lục 3a), điểm mua sắm (phụ lục 3b).
4. Danh sách nhân sự làm việc tại cơ sở ăn uống (phụ lục 4a).
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản photo).
Điều 9. Thẩm định, xét chọn và công nhận
1. Thẩm định
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ của tổ chức, cá nhân, Đoàn thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả cho Hội đồng xét chọn.
b) Đoàn thẩm định tiến hành thẩm định từng cơ sở. Đoàn xem xét cụ thể các khu vực tổ chức kinh doanh, yêu cầu đơn vị báo cáo về tình hình nhân sự và một số thông tin có liên quan đến các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc nhận xét, đánh giá và chấm điểm. Trên cơ sở tổng hợp đánh giá và điểm chấm của từng thành viên, trưởng đoàn thẩm định báo cáo kết quả thẩm định để Hội đồng xét chọn xem xét quyết định.
2. Xét chọn và công nhận
Trên cơ sở báo cáo của Đoàn thẩm định, Hội đồng xét chọn họp để xem xét, quyết định công nhận cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn và cấp Giấy chứng nhận danh hiệu cho đơn vị. Giấy chứng nhận danh hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” có giá trị 02 năm.
Trường hợp đơn vị không đạt tiêu chuẩn theo qui định, Thường trực Hội đồng có văn bản thông báo cho đơn vị biết lý do, kèm theo hướng dẫn về những điều cần tiếp tục thực hiện đúng theo các tiêu chí đề ra.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có báo cáo kết quả của Đoàn thẩm định, Hội đồng xét chọn có trách nhiệm xét chọn công nhận theo thẩm quyền.
Việc thẩm định lại nhằm kiểm tra, giám sát đơn vị đảm bảo việc duy trì chất lượng của cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn. Hoạt động này được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Theo định kỳ 02 năm một lần.
2. Khi có thay đổi về quyền sở hữu, địa điểm kinh doanh của cơ sở dịch vụ.
3. Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại cơ sở dịch vụ đã được công nhận bằng văn bản gửi Hội đồng thẩm định dịch vụ du lịch đạt chuẩn.
1. Từ nguồn kinh phí Sự nghiệp của ngân sách tỉnh cấp.
2. Từ các khoản thu phí thẩm định và thẩm định lại do doanh nghiệp đóng góp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN
1. Được gắn biển hiệu “DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠT CHUẨN” tại cơ sở; được in tên cơ sở trên các ấn phẩm quảng bá, bản đồ hướng dẫn điểm tham quan, mua sắm du lịch của tỉnh phát hành trong và ngoài nước; được giới thiệu trên trang Web của Sở Du lịch và thông tin đến các doanh nghiệp du lịch biết nhằm thu hút du khách đến sử dụng dịch vụ tại cơ sở.
2. Được giới thiệu lần lượt trên các chuyên mục về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; các ấn phẩm quảng bá, xúc tiến thương mại du lịch do các cơ quan của tỉnh phối hợp với địa phương tổ chức; được tham gia các chương trình quảng bá xúc tiến của ngành du lịch.
3. Được sử dụng biểu tượng (logo) của chương trình xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn để in ấn trên các ấn phẩm, bảng hiệu, bao bì,… của cơ sở trong thời gian đơn vị được công nhận đạt danh hiệu.
4. Được quyền khiếu nại về kết quả thẩm định và xét chọn của Hội đồng.
5. Được quyền tham gia vào các Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp du lịch của Tỉnh và Trung ương.
1. Duy trì và đảm bảo chất lượng các dịch vụ tại cơ sở đã được công nhận. Thường xuyên quan tâm đến chất lượng dịch vụ do mình cung cấp. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các dịch vụ của cơ sở cung cấp khi có khiếu nại của khách hàng.
2. Thông báo kịp thời đến Thường trực Hội đồng (Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Sở Du lịch) về những thay đổi quyền sở hữu, địa điểm kinh doanh, loại sản phẩm mới của cơ sở.
3. Sử dụng danh hiệu và biểu tượng đúng quy định. Kịp thời phản ánh cho cơ quan quản lý nhà nước những trường hợp vi phạm việc sử dụng danh hiệu và biểu tượng này nhằm góp phần bảo vệ danh hiệu chung.
4. Kinh doanh theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh (đối với những ngành nghề cần có giấy phép), thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ cung cấp cho khách; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với khách; bồi thường thiệt hại cho khách do lỗi của mình gây ra.
6. Áp dụng các biện pháp bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách hàng; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro, nguy hiểm xảy ra với khách hàng trong thời gian sử dụng dịch vụ tại các cơ sở đạt chuẩn du lịch.
7. Gắn biển hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” tại cửa chính của cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn.
Điều 14. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Đơn khiếu nại về kết quả thẩm định và xét chọn phải gửi đến Thường trực Hội đồng xét chọn trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo kết quả xét chọn của Hội đồng.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn khiếu nại, Hội đồng xét chọn tổ chức thẩm tra, đánh giá lại và ra quyết định cuối cùng.
Điều 15. Thu hồi giấy chứng nhận
Các cơ sở dịch vụ sau khi được công nhận “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn”, nếu không duy trì và bảo đảm đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 và Điều 5, sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận và tháo dỡ biển hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn”. Việc thu hồi danh hiệu “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” phải được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Hàng quý, Hội đồng xét chọn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh về tình hình xét chọn những cơ sở dịch vụ.
3. Tham mưu, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước; thống nhất các ngành liên quan, báo cáo kịp thời những vấn đề phát sinh trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung Quy chế này./.
Tên doanh nghiệp: …………………… Tên cơ sở ăn uống:………………….. |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
……., ngày
tháng năm |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĂN UỐNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH
Kính gửi: Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Tên cơ sở ăn uống:
Giám đốc:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Email:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Ngày cấp: Nơi cấp:
Sau khi nghiên cứu các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy chế xét chọn cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn du lịch được ban hành tại Quyết định số / /QĐ-UBND ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huê, chúng tôi đề nghị Sở Du lịch xem xét, công nhận cơ sở ăn uống của chúng tôi đạt tiêu chuẩn du lịch.
Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định và bảo đảm duy trì chất lượng đúng theo tiêu chuẩn được công nhận.
|
Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (Ký tên và đóng dấu) |
Tên doanh nghiệp: ……………………….. Tên cơ sở ăn uống:………………………. |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
……., ngày
tháng năm |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐIỂM MUA SẮM ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH
Kính gửi: Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Tên cơ sở:
Tên giao dịch:
Giám đốc:............................................ ĐTDĐ:………………………………..
Địa chỉ:: ........................................................................................................
Điện thoại: ........................................... Fax : ...............................................
Email: ...........................................................................................................
Website: ........................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: ..............................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .................................................... - Ngày và nơi cấp: ………………..
Sau khi nghiên cứu các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy chế xét chọn “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn” được ban hành tại Quyết định số /QĐ-UBND ngày …../ …./ 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề nghị Sở Du lịch tỉnh xem xét, công nhận điểm mua sắm của chúng tôi đạt tiêu chuẩn du lịch.
Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc các qui định và bảo đảm duy trì chất lượng đúng theo tiêu chuẩn được công nhận.
|
Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (Ký tên và đóng dấu |
BIỂU ĐIỂM THẨM ĐỊNH CƠ SỞ ĂN UỐNG ĐẠT CHUẨN DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2979/ 2007 /QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tên Doanh nghiệp : …………………………………………………………………. Tên cơ sở ăn uống : ………………………………………………………………… Địa chỉ : ……………………………………………………………………………….. Ngày khảo sát : ………………………………………………………………………. Ngườichấm :…………………………………………………………………………... Kết quả : ……………………………………………………………………………….. |
||||
CÁC CHỈ TIÊU |
ĐIỂM TỐI ĐA |
ĐIỂM TỰ CHẤM |
ĐIỂM THẨM ĐỊNH |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
NHÓM CHỈ TIÊU 1 - Yêu cầu về vị trí, kiến trúc xây dựng |
75 |
|
|
|
1.1- Vị trí: |
|
|
|
|
a- Ví trí đặc biệt |
12 |
|
|
|
b- Vị trí tốt |
8 |
|
|
|
c- Vị trí khá |
4 |
|
|
|
d- Vị trí bình thường |
2 |
|
|
|
1.2- Diện tích: |
|
|
|
|
a- Từ 1000m2 trở lên |
10 |
|
|
|
b- Từ 500m2 - dưới 1000m2 |
8 |
|
|
|
c- Từ 300 m2 - dưới 500m2 |
6 |
|
|
|
d- Từ 100m2 - dưới 300m2 |
4 |
|
|
|
1.3- Không gian xanh: |
|
|
|
|
a- Có sân và vườn rộng |
7 |
|
|
|
b- Có sân hoặc vườn nhỏ |
5 |
|
|
|
c- Có cây xanh ở các nơi công cộng |
3 |
|
|
|
1.4- Thiết kế nhà hàng : |
|
|
|
|
a- Nhà hàng xây dựng đẹp, độc đáo, toàn cảnh được thiết kế thống nhất |
7 |
|
|
|
b- Nhà hàng xây dựng khá, nội ngoại thất được bố trí hợp lý |
5 |
|
|
|
c- Thiết kế nhà hàng trung bình |
3 |
|
|
|
1.5- Phòng ăn: |
|
|
|
|
1.5.1 – Sàn phòng ăn : |
|
|
|
|
Vật liệu xây dựng phù hợp với phong cách của nhà hàng |
3 |
|
|
|
1.5.2- Các loại và số lượng phòng ăn uống : |
|
|
|
|
- Phòng ăn (tối thiểu 30 chỗ ngồi/phòng ) |
|
|
||
a- 2 phòng trở lên |
4 |
|
|
|
b- 1 phòng |
3 |
|
|
|
- Phòng tiệc(tối thiểu 06 chỗ/phòng) |
|
|
|
|
a- 2 phòng trở lên |
4 |
|
|
|
b- 1 phòng |
3 |
|
|
|
- Có thêm tủ rượu trong nhà hàng |
2 |
|
|
|
1.6- Bếp |
|
|
|
|
1.6.1- Diện tích tương ứng với quy mô phòng ăn |
4 |
|
|
|
1.6.2- Tường ốp gạch men sứ |
|
|
|
|
a- Toàn bộ tường |
2 |
|
|
|
b- Cao tối thiểu 2m |
1 |
|
|
|
1.7 – Khu vực vệ sinh : |
|
|
|
|
1.7.1 - Đạt yêu cầu đi lại thuận tiện, có phòng vệ sinh riêng cho nam, nữ |
|
|
|
|
a- Tốt |
3 |
|
|
|
b- Khá |
2 |
|
|
|
c- Trung bình |
1 |
|
|
|
1.7.2 – Vật liệu xây dựng : |
|
|
|
|
a- Sử dụng vật liệu chất lượng tốt, ốp toàn bộ tường bằng gạch men sứ |
4 |
|
|
|
b- Sử dụng vật liệu chất lượng khá, ốp tường bằng gạch men sứ (tối thiểu 2m) |
3 |
|
|
|
c- Sử dụng vật liệu chất lượng trung bình |
2 |
|
|
|
1.7.3 – Ánh sáng tốt |
2 |
|
|
|
1.7.4 – Thông gió tốt |
2 |
|
|
|
1.8- Khu gửi xe cho khách: |
|
|
|
|
a- Có chỗ đỗ xe cho 50% số ghế trở lên |
9 |
|
|
|
b- Có chỗ đỗ xe cho 30% số ghế trở lên |
8 |
|
|
|
c- Có chỗ đỗ xe cho 15% số ghế trở lên |
7 |
|
|
|
d- Có hợp đồng xe đưa đón khách |
5 |
|
|
|
e- Có chỗ đỗ xe không lấn chiếm lòng, lề đường |
3 |
|
|
|
NHÓM CHỈ TIÊU 2 – Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ : |
65 |
|
|
|
2.1 Phòng ăn : |
|
|
|
|
2.1.1- Chất lượng trang thiết bị : |
|
|
|
|
- Đồ gỗ, đồ vải, đồ sành sứ, thủy tinh, dụng cụ ăn uống |
|
|
|
|
a- Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp |
10 |
|
|
|
b- Chất lượng khá |
7 |
|
|
|
c- Chất lượng trung bình |
4 |
|
|
|
2.1.2- Mức độ đồng bộ, hài hoà, đẹp mắt : |
|
|
|
|
a- Các loại trang thiết bị đồng bộ, bài trí đẹp, sang trọng |
10 |
|
|
|
b- Các loại trang thiết bị đồng bộ, bài trí hài hoà |
7 |
|
|
|
c- Các loại trang thiết bị đồng bộ, bài trí hợp lý |
4 |
|
|
|
2.2 – Khu vực bếp : |
|
|
|
|
a- Trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, chất lượng tốt |
15 |
|
|
|
b- Trang thiết bị đầy đủ, chất lượng khá |
12 |
|
|
|
c- Trang thiết bị đầy đủ, chất lượng trung bình |
8 |
|
|
|
2.3 – Phòng vệ sinh : |
|
|
|
|
2.3.1- Chất lượng trang thiết bị |
|
|
|
|
a- Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp |
6 |
|
|
|
b- Chất lượng khá |
4 |
|
|
|
c- Chất lượng trung bình |
2 |
|
|
|
2.4 – Khu vực công cộng khác : |
|
|
|
|
* Nếu nhà hàng có phòng ăn ở vị trí từ tầng 3 trở lên mà không có thang máy sẽ bị trừ 2 điểm . |
|
|
|
|
2.5 – Thực hiện đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn |
|
|
|
|
- Có hệ thống PCCC và thoát nạn (đầy đủ, hoạt động tốt) |
7 |
|
|
|
- Có thiết bị chữa cháy hoặc vòi nước |
6 |
|
|
|
- Cung cấp điện đầy đủ 24/24 giờ (có máy phát điện riêng ) |
3 |
|
|
|
- Đèn cấp cứu để đề phòng khi có sự cố xảy ra |
3 |
|
|
|
2.6 – Thiết bị điều hòa thông thoáng. |
|
|
|
|
(tính cho cả tiền sảnh, phòng ăn,…) |
|
|
|
|
a- Điều hòa chất lượng tốt |
5 |
|
|
|
b- Điều hòa chất lượng khá |
4 |
|
|
|
c- Điều hòa chất lượng trung bình |
3 |
|
|
|
NHÓM CHỈ TIÊU 3- Yêu cầu về dịch vụ và mức độ phục vụ |
70 |
|
|
|
3.1- Chủng loại và chất lượng món ăn, thức uống : |
|
|
|
|
a- Các món ăn Âu, Á và các loại nước giải khát cao cấp hoặc các món ăn đặc sản Việt Nam hay quốc tế có chất lượng cao |
50 |
|
|
|
b- Các món ăn Âu, Á, hoặc đặc sản truyền thống và các loại nước giải khát có chất lượng tốt |
40 |
|
|
|
c- Các món ăn Âu, Á, hoặc đặc sản truyền thống và đồ giải khát thông dụng, dễ chế biến |
30 |
|
|
|
3.2- Thực đơn, bảng giá ghi tên, giá các loại sản phẩm món ăn, thức uống |
|
|
|
|
a- Hình thức và chất lượng tốt, có thêm các ngoại ngữ thông dụng |
5 |
|
|
|
b- Hình thức và chất lượng khá |
3 |
|
|
|
c- Hình thức và chất lượng trung bình |
1 |
|
|
|
3.3 - Các dịch vụ khác: |
|
|
|
|
3.3.1- Có bố trí khu vực tiếp tân hay quầy tiếp tân |
3 |
|
|
|
3.3.2- Chấp nhận thanh toán bằng các thẻ tín dụng thông dụng |
4 |
|
|
|
3.3.3- Các dịch vụ giải trí (ca nhạc, bida, truyền hình cáp, vệ tinh,..) |
|
|
|
|
a- Đa dạng, chất lượng tốt |
8 |
|
|
|
b- Đa dạng, chất lượng khá |
5 |
|
|
|
c- Có một số dịch vụ, chất lượng trung bình |
2 |
|
|
|
NHÓM CHỈ TIÊU 4 – Yêu cầu về cán bộ, nhân viên phục vụ |
70 |
|
|
|
Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ (thể hiện qua văn bằng, chứng chỉ), kinh nghiệm. |
|
|
|
|
4.1 – Cán bộ quản lý nhà hàng : |
|
|
|
|
a- Được đào tạo nghiệp vụ thương mại, du lịch, quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng (tối thiểu 6 tháng); có kinh nghiệm 3 năm trở lên, biết một ngoại ngữ ở mức độ giao dịch tốt (bằng C). (chuyên môn: 3; kinh nghiệm: 2; ngoại ngữ: 2) |
7 |
|
|
|
b- Đã qua khóa đào tạo về nghiệp vụ thương mại, du lịch quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng; có kinh nghiệm 2 năm trở lên, biết một ngoại ngữ mức giao dịch tốt (bằng b). (chuyên môn: 2; kinh nghiệm: 2; ngoại ngữ: 1) |
5 |
|
|
|
c- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực ăn uống 2 năm trở lên, biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B hoặc tương đương) (kinh nghiệm: 2; ngoại ngữ: 1) |
3 |
|
|
|
4.2- Cán bộ chủ chốt một số bộ phận : |
|
|
|
|
4.2.1- Bàn: |
|
|
|
|
- Được đào tạo qua trường lớp về nghiệp vụ (tối thiểu 3 tháng) |
3 |
|
|
|
- Có kinh nghiệm 1 năm trở lên |
3 |
|
|
|
- Biết ngoại ngữ ở mức giao dịch cho nghề phục vụ bàn (bằng C hoặc tương đương) |
3 |
|
|
|
4.2.2 – Bếp : |
|
|
|
|
- Được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ (tối thiểu 6 tháng) hoặc có bằng khen trong các cuộc thi tay nghề bếp |
6 |
|
|
|
- Có kinh nghiệm 2 năm trở lên |
5 |
|
|
|
4.3- Nhân viên phục vụ : |
|
|
|
|
4.3.1- Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (tối thiểu 3 tháng) |
|
|
|
|
a- 70% số nhân viên trở lên |
8 |
|
|
|
b- 50% số nhân viên trở lên |
5 |
|
|
|
4.3.2- Ngoại ngữ: (đối với nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách: tiếp tân, bàn, quầy rượu) |
|
|
|
|
- Biết 2 ngoại ngữ (1 ở mức bằng C và 1 ở mức bằng B): |
|
|
|
|
a- 50% số nhân viên trở lên |
5 |
|
|
|
b- 20% số nhân viên trở lên |
3 |
|
|
|
- Biết 1 ngoạ̣i ngữ giao dịch (bằng C) |
|
|
|
|
b- 70% số nhân viên trở lên |
5 |
|
|
|
c- 50% số nhân viên trở lên |
4 |
|
|
|
d- 30% số nhân viên trở lên |
3 |
|
|
|
- Biết 1 ngoại ngữ ở mức thông dụng (bằng B) |
|
|
|
|
a- 70% số nhân viên |
10 |
|
|
|
b- 50% số nhân viên trở lên |
8 |
|
|
|
c- 30% số nhân viên trở lên |
6 |
|
|
|
4.4 - Chất lượng phục vụ: (Mức độ nhiệt tình, đảm bảo giờ giấc, phục vụ chu đáo, đúng kỹ thuật) |
|
|
|
|
a- Tốt |
10 |
|
|
|
b- Khá |
7 |
|
|
|
c- Trung bình |
5 |
|
|
|
4.5- Trang phục : |
|
|
|
|
a- Trang phục thuận tiện, kiểu dáng đẹp, lịch sự, có bảng tên |
8 |
|
|
|
b- Trang phục thuận tiện, kiểu dáng bình thường |
5 |
|
|
|
* Trang phục thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam |
2 |
|
|
|
NHÓM CHỈ TIÊU 5- Yêu cầu vệ sinh |
120 |
|
|
|
5.1- Vệ sinh an toàn thực phẩm : |
|
|
|
|
5.1.1 – Có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm |
20 |
|
|
|
5.1.2 - Có hợp đồng với nơi cung cấp thực phẩm đã có giấy chứng nhận công bố nguồn góc xuất xứ |
10 |
|
|
|
5.1.3- Có nội quy quy định về vệ sinh cá nhân của nhân viên trong bảo quản - sơ chế - chế biến – phục vụ |
5 |
|
|
|
5.2 - Vệ sinh khu vực xung quanh nhà hàng : |
|
|
|
|
a- Tốt |
10 |
|
|
|
b- Khá |
7 |
|
|
|
c- Trung bình |
4 |
|
|
|
5.3 - Vệ sinh các khu vực trong nhà hàng : |
|
|
|
|
5.3.1- Phòng ăn : |
|
|
|
|
a- Tốt |
15 |
|
|
|
b- Khá |
10 |
|
|
|
c- Trung bình |
7 |
|
|
|
5.3.2- Bếp: |
|
|
|
|
a- Tốt |
15 |
|
|
|
b- Khá |
10 |
|
|
|
c- Trung bình |
5 |
|
|
|
5.3.3- Phòng vệ sinh : |
|
|
|
|
a- Tốt, diện tích phù hợp với số lượng ghế trong nhà hàng |
10 |
|
|
|
b- Khá |
7 |
|
|
|
c- Trung bình |
5 |
|
|
|
5.4 - Vệ sinh cá nhân |
|
|
|
|
a- Tốt (bảo đảm yêu cầu vệ sinh cá nhân tốt, nhà hàng có phòng thay quần áo, phòng vệ sinh riêng cho nhân viên phục vụ) |
10 |
|
|
|
b- Khá (bảo đảm yêu cầu vệ sinh cá nhân khá, nhà hàng có phòng vệ sinh riêng cho nhân viên phục vụ) |
7 |
|
|
|
c- Trung bình (bảo đảm yêu cầu vệ sinh cá nhân ở mức trung bình, không có phòng thay quần áo, phòng tắm, vệ sinh riêng cho nhân viên phục vụ) |
5 |
|
|
|
5.5- Vệ sinh môi trường: |
|
|
|
|
5.5.1 – Hệ thống xử lý nước thải: lọc các chất béo |
|
|
|
|
b- tốt |
10 |
|
|
|
c- Khá |
6 |
|
|
|
d- Trung bình |
3 |
|
|
|
5.5.2 Hệ thống chứa và phân loại rác, thức ăn thừa |
|
|
|
|
a- Tốt |
10 |
|
|
|
b- Khá |
7 |
|
|
|
c- Trung bình |
4 |
|
|
|
* Thực hiện hoàn chỉnh ISO 14000 (cộng thêm ) |
5 |
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
1- ĐIỂM TỐI ĐA: 400 điểm Trong đó cơ cấu: - Nhóm chỉ tiêu 1: 75 điểm tỷ lệ: 18.7 % - Nhóm chỉ tiêu 2: 65 điểm tỷ lệ: 16.3 % - Nhóm chỉ tiêu 3: 70 điểm tỷ lệ: 17.5 % - Nhóm chỉ tiêu 4: 70 điểm tỷ̉ lệ: 17.5 % - Nhóm chỉ tiêu 5: 120 điểm tỷ̉ lệ: 30.5 % 2- ĐIỂM ĐẠT CHUẨN: 250 điể̉m MỘT SỐ ĐIỂ̉M LIỆT: a- Không có hồ sơ ghi chép nguồn gốc xuất xứ thực phẩm b- Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm c- Cơ sở để xe của khách lấn chiếm lòng lề đường trái quy định. * Ghi chú: Riêng các cửa hàng thức ăn nhanh áp dụng mức điểm đạt chuẩn là 220. |
|
Ngày tháng năm Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (Ký tên và đóng dấu) |
BIỂU ĐIỂM THẨM ĐỊNH CƠ SỞ MUA SẮM ĐẠT CHUẨN DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2979/ 2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tên Doanh nghiệp: …………………………………………………………………. Tên cơ sở mua sắm: ……………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….. Ngày khảo sát: ………………………………………………………………………. Người chấm:…………………………………………………………………………. Kết quả: ……………………………………………………………………………….
|
|||
CÁC CHỈ TIÊU |
ĐIỂM TỐI ĐA |
ĐIỂM TỰ CHẤM |
ĐIỂM THẨM ĐỊNH |
1 - Hàng hóa, chất lượng và thanh toán |
170 |
|
|
1.1- Đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng, phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, tính thẩm mỹ cao |
|
|
|
+ Có hướng dẫn cách sử dụng và thời gian bảo hành (đối với thực phẩm, thiết bị điện tử) |
30 |
|
|
+ Đối với hàng hoá trong tỉnh: phải dán tên xuất xứ |
30 |
|
|
+ Hàng hóa có xuất xứ trong nước, chiếm tỉ lệ 70% trở lên (điểm cộng thêm) |
10 |
|
|
1.2- Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết |
30 |
|
|
1.3- Các quầy trưng bày đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, có bảng giới thiệu sản phẩm |
20 |
|
|
1.4- Hàng hóa được trưng bày có thẩm mỹ, hài hòa hợp lý |
15 |
|
|
1.5- Có chương trình khuyến mãi thu hút khách (điểm cộng thêm) |
10 |
|
|
1.6- Có chương trình hậu mãi (sửa chữa, bảo trì, bồi thường và giao hàng nếu có yêu cầu) (điểm cộng thêm) |
10 |
|
|
1.7- Có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng |
15 |
|
|
2- Nhân sự |
90 |
|
|
2.1- Cán bộ điều hành: |
|
|
|
2.1.1- Chuyên môn: |
|
|
|
+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc có quá trình đào tạo trình độ trung cấp về nghiệp vụ thương mại quản trị kinh doanh |
10 |
|
|
2.1.2- Ngoại ngữ |
|
|
|
a- Có trình độ ngoại ngữ ở mức giao tiếp tốt (Bằng C) |
10 |
|
|
b- Có trình độ ngoại ngữ ở mức thông dụng (trình độ B) |
8 |
|
|
2.1.3- Có kinh nghiệm bán hàng từ 2 năm trở lên |
10 |
|
|
2.2 Nhân viên bán hàng |
|
|
|
2.2- Ngoại ngữ |
|
|
|
a- Biết ngoại ngữ ở mức thông thạo (Đại hoc) |
15 |
|
|
b- Biết ngoại ngữ ở mức giao tiếp tốt (bằng C) |
10 |
|
|
c- Biết ngoại ngữ ở mức độ thông dụng (bằng B) |
5 |
|
|
2.2.2- Được đào tạo về nghiệp vụ bán hàng |
10 |
|
|
2.2.3- Có kinh nghiệm bán hàng từ 2 năm trở lên |
10 |
|
|
2.2.4- Nhân viên bán hàng có thái độ vui vẻ, lịch sự, tận tình, chu đáo |
10 |
|
|
2.2.5- Nhân viên có đồng phục hoặc trang phục lịch sự (khuyến khích trang phục truyền thống) đeo bảng tên |
5
|
|
|
+ Cơ sở sử dụng từ 10 lao động trở lên (điểm cộng thêm) |
10 |
|
|
3 - Địa điểm |
90 |
|
|
3.1- Diện tích |
|
|
|
a- Rộng từ 500m2 trở lên |
25 |
|
|
b- Từ 300m2 - dưới 500m2 |
20 |
|
|
c- Từ 100m2 - dưới 300m2 |
15 |
|
|
d- Từ 30m2 - dưới 100m2 |
10 |
|
|
3.2- Có vị trí tham quan giao dịch mua bán thuận lợi |
15 |
|
|
3.3- Khu vực gửi xe cho khách |
|
|
|
a- Có nơi được phép dừng xe trên 30 chổ |
20 |
|
|
b- Có nơi được phép dừng xe 16 chổ |
15 |
|
|
c- Có nơi được phép dừng xe 7 chổ |
10 |
|
|
d- Có hợp đồng nơi dừng xe hoặc hợp đồng đưa đón khách |
10 |
|
|
- Có bảo vệ và nhân viên giữ xe |
10 |
|
|
3.4 - Đảm bảo vệ sinh trước, trong cửa hàng và lề đường |
20 |
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
* Điểm mua sắm du lịch: + Tổng số điểm tối đa : 350 + Số điểm đạt tiêu chuẩn ≥ TB : 190 * Điểm liệt : + Không niêm yết giá + Không có nhà vệ sinh |
|
Ngày tháng năm Giám đốc hoặc chủ cơ sở (Ký tên và đóng dấu) |
GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĂN UỐNG
I. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT:
1. Diện tích mặt bằng:
2. Bố trí giữ xe cho khách:
Vị trí:
Diện tích khu vực giữ xe:
Sức chứa tối đa: ……xe (2 bánh, 4 bánh)
3. Phòng ăn, quầy rượu:
Số lượng phòng ăn: ……… Tổng diện tích :……… Tổng số ghế : ………
Số lượng phòng tiệc: ……… Tổng diện tích :……… Tổng số ghế : ………
Quầy rượu: Diện tích: Số ghế:
4. Diện tích bếp, kho: ………
II. DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC:
1. Dịch vụ ăn uống:
Tổng số món ăn được phục vụ trong cơ sở ăn uống (theo thực đơn và thực tế):
Chủng loại (món ăn Âu, Á, ...):
Món ăn, thức uống đặc trưng của cơ sở ăn uống (nếu có):
2. Các loại thẻ tín dụng được chấp nhận:
3. Các dịch vụ giải trí, thời gian phục vụ:
III. NHÂN SỰ:
Tổng số cán bộ, nhân viên: ……người
Tổng số nhân viên thời vụ: ……người
Tổng số nhân viên đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: ……người
Trong đó: Số nhân viên có Giấy chứng nhận đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ là:........... người
3. Tổng số nhân viên sử dụng ngoại ngữ: …… người
Trong đó: - Số người sử dụng 2 ngoại ngữ trở lên:……người
- Số người có chứng chỉ ngoại ngữ các loại: ……người (kèm theo bản sao)
IV. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
Nguồn gốc xuất xứ thục phẩm mua vào:
Có Quy chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản – sơ chế – chế biến – phục vụ tại khu vực bếp:
Hệ thống xử lý chất thải (rác thải, nước thải, khí thả̉i):
Hệ thống nước cấp:
Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV trong nhà hàng: ……lần/năm
V. TỔNG SỐ VỐN ĐẦU TƯ: ……
Trong đó: - Vốn cố định: ………
- Vốn lưu động: ………
VI. MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM VỪA QUA
1. Tổng doanh thu: ……
Trong đó - Doanh thu ăn: ……
- Doanh thu uống: ……
- Doanh thu khác: ……
2. Nộp ngân sách:....................
3. Lãi gộp: …….........
|
Ngày tháng năm Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (Ký tên và đóng dấu) |
GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MUA SẮM
Diện tích mặt bằng kinh doanh:
Các mặt hàng kinh doanh tại cơ sở:
Các loại thẻ tín dụng được chấp nhận:
Thời gian cơ sở đi vào hoạt động:
Thời gian phục vụ:
Tổng số CB- NV:
Trình độ văn hóa, nghiệp vụ:
Đại học:…..người
Cao đẳng:…..người
Trung học chuyên nghiệp:……người
Trung học phổ thông:…….người
Trung học cơ sở:………người
Trình độ ngoại ngữ: ……người.
Tiếng Anh:……người
Tiếng Pháp:…..người
Tiếng Nhật:……người
Các thứ tiếng khác, ghi cụ thể………..
Các bằng cấp phải được photo kèm theo, không cần công chứng.
Doanh thu năm trước khi thẩm định:
Nộp thuế năm trước khi thẩm định:
|
Ngày tháng năm Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (Ký tên và đóng dấu) |
Tên cơ sở ăn uống: ……………
DANH SÁCH NHÂN SỰ LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ ĂN UỐNG
Họ và tên CBCNV trong nhà hàng |
Năm sinh |
Chức danh |
Thâm niên công tác trong NH |
Trình độ văn hoá (1) |
Trình độ nghiệp vụ (1) |
Ngoại ngữ (1) |
Ghi chú |
|||||||||
Nam |
Nữ |
ĐH |
CĐ |
PTTH |
PTCS |
ĐH |
Trung cấp |
Sơ cấp |
A (2) |
B (2) |
C (2) |
ĐH(2) |
||||
I. QUẢN LÝ NHÀ HÀNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. BÀN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. BẾP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. QUẦY RƯỢU |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI. CÁC BỘ PHẬN KHÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:…… người |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Ghi số người |
Tỷ lệ: 100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Ghi tỉ lệ % |
|
Ngà̀y thá́ng năm 200 Giám đốc hoặc Chủ cơ sở kinh doanh (ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1): Kèm theo bản sao bằng cấp, chứng chỉ (nếu có)
(2): Ghi loại ngoại ngữ, thí dụ: Anh, Pháp, …
Quyết định 2979/2007/QĐ-UBND về quy chế xét chọn “dịch vụ du lịch đạt chuẩn” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 2979/2007/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Ngô Hòa |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2979/2007/QĐ-UBND về quy chế xét chọn “dịch vụ du lịch đạt chuẩn” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chưa có Video