ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2016/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 05 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 70/TTr-STP ngày 28 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định hình thức, nội dung phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Các Sở, ban, ngành;
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế;
3. Liên minh hợp tác xã; các hiệp, hội doanh nghiệp;
4. Doanh nghiệp;
5. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả; Tránh chồng chéo về nội dung, cách thức và thời gian hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức có liên quan;
2. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định tại Quy chế này được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động;
3. Phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Thực hiện thường xuyên, kịp thời.
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
1. Các sở, ban, ngành tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật hệ thống danh mục cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở, ban, ngành (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật);
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật);
3. Doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh thì doanh nghiệp có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật văn bản đó.
Điều 6. Phối hợp về xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật
1. Các sở, ban, ngành xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp phải đảm bảo:
a) Các văn bản pháp luật được ban hành còn hiệu lực pháp luật;
b) Các tài liệu phải liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
c) Việc tổ chức Hội nghị, hội thảo để giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật không trùng lặp về nội dung, thời gian tổ chức; Chú trọng đến các đối tượng cần hỗ trợ pháp lý kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp;
2. Sở Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp để thực hiện các nội dung tại Khoản 1 của Điều này.
Điều 7. Phối hợp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
1. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu của doanh nghiệp, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng pháp luật.
2. Việc biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp phải đảm bảo:
a) Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp;
b) Thực hiện tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp (nếu có);
c) Mời chuyên gia, báo cáo viên chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm để trình bày có hiệu quả nội dung các tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật hiệu quả, kịp thời.
Điều 8. Phối hợp giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan giải đáp quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do sở, ban, ngành đó quản lý;
2. Các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan có trách nhiệm trả lời yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành do mình quản lý trong thời hạn 7 ngày làm việc (kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp pháp luật); trường hợp nội dung phức tạp hoặc liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì thời hạn trả lời là 15 ngày làm việc. Trường hợp không giải đáp pháp luật thì cơ quan được yêu cầu giải đáp phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp;
3. Trường hợp việc giải đáp pháp luật của các cơ quan chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các Bộ có liên quan giải đáp (theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP);
4. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Giải đáp bằng văn bản;
b) Giải đáp thông qua thư điện tử;
c) Giải đáp trực tiếp thông qua Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm hoặc thông qua điện thoại;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Các sở, ban, ngành được yêu cầu phối hợp giải đáp pháp luật doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Giải đáp đầy đủ nội dung yêu cầu;
b) Trực tiếp tham dự Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm để giải đáp pháp luật khi có đề nghị của cơ quan chủ trì;
c) Phản ánh kịp thời mọi vấn đề phát sinh để quan chủ trì chủ động bố trí thực hiện giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.
Điều 9. Phối hợp tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật
1. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp;
b) Phân loại kiến nghị, phản ánh để phối hợp với Sở Tư pháp tổng hợp, giải quyết theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh từ các sở, ban, ngành được nêu tại Khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với cơ quan có liên quan để xử lý, tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh từ các sở, ban, ngành được nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm:
a) Thông báo chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đến Sở Tư pháp;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có);
c) Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do cơ quan chuyên ngành Trung ương ban hành để Sở Tư pháp kịp thời tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hàng năm.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận thông tin về chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ các sở, ban, ngành có liên quan;
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có);
c) Chủ trì tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hàng năm (nếu có).
Điều 11. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm:
1. Tham gia Đoàn khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
2. Thực hiện góp ý và hoàn chỉnh Phiếu khảo sát;
3. Tổng hợp, đánh giá, phân tích kết quả khảo sát;
4. Báo cáo kết quả khảo sát.
Điều 12. Báo cáo công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
Các sở, ban, ngành có liên quan phải phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện:
1. Báo cáo định kỳ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
3. Báo cáo các nội dung khác liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có).
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN
1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chủ động tổ chức nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Quy chế này;
3. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
4. Sau khi Kế hoạch, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các sở, ban, ngành có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình;
5. Các cá nhân, tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được khuyến khích tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình;
2. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê Luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật;
2. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo quy định tại Quy chế này;
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Chế độ, kinh phí để thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Chế độ, kinh phí để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật
Điều 17. Xử lý các vướng mắc, bất cập
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, giải quyết./.
Quyết định 27/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 27/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Dung |
Ngày ban hành: | 11/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 27/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video