ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 04 tháng 5 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1325/TTr-SLĐTBXH ngày 23 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN, CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ, TUYỂN LAO ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp của các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc hướng dẫn, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động.
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động (sau đây viết tắt là các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan).
2. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây viết tắt là các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp); Trung tâm Dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp hoạt động cung ứng lao động được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động.
3. Các doanh nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động (sau đây viết tắt là các doanh nghiệp).
1. Công tác phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm vì sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Các nội dung phối hợp trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định khác có liên quan.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể của cho từng đơn vị, địa phương để nâng cao trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện hướng dẫn, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động.
4. Thực hiện thương thảo ký kết hợp tác bằng văn bản đối với các nội dung trong việc đào tạo nghề, đào tạo lại, cung ứng lao động giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giữa Doanh nghiệp với đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý theo quy định.
1. Tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến công tác đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động.
2. Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội về nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động đến người lao động một cách nhanh nhất.
3. Thường xuyên cật nhật, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người lao động nắm bắt thông tin, đăng ký tìm việc làm.
4. Báo cáo tình hình tuyển lao động, lập sổ quản lý lao động theo quy định của pháp luật lao động.
5. Phối hợp triển khai thực hiện tốt và hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và đào tạo lại cho lực lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.
6. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, gắn với việc làm tại các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động biểu mẫu 03a/PLI theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ; định kỳ quý, đột xuất gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng với thị trường lao động.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo theo hợp đồng với doanh nghiệp và theo nhu cầu của thị trường lao động.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo nghề, tuyển lao động, cung ứng lao động.
Điều 5. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động:
+ Khảo sát nắm thông tin, nhu cầu “Người tìm việc” theo biểu mẫu 01/PLI và 01a/PLI tại cơ sở và phối hợp các doanh nghiệp khảo sát nắm thông tin, nhu cầu “Việc tìm người” trong doanh nghiệp, theo biểu mẫu 03a/PLI Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ.
+ Tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm cố định, di động tại các địa phương, cụm xã, phường, thị trấn nơi tập trung đông dân cư… và các phiên giao dịch việc làm trực tuyến để tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động;
+ Cập nhật thông tin nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm và phối hợp với các địa phương trong việc cung cấp thông tin, thông báo nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp để người lao động đăng ký nộp hồ sơ và tham gia tìm kiếm việc làm.
+ Mời doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động thương thảo ký kết hợp đồng cung ứng lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Tiếp nhận báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công Thương và các địa phương về nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động của các doanh nghiệp, để chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động và cung ứng lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề của các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp.
- Báo cáo định kỳ hàng năm kết quả thực hiện Quy chế phối hợp về UBND tỉnh khi cần và theo sự chỉ đạo.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan: Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động, việc làm, đào tạo nghề; quản lý nhà nước về lao động; giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động và cung ứng lao động.
- Hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khi có nhu cầu tuyển lao động, cung cấp đầy đủ thông tin theo biểu mẫu 03a/PLI Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ, gửi về Ban Quản lý các khu công nghiệp tổng hợp để gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Công Thương
- Hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý cung cấp đầy đủ thông tin theo biểu mẫu 03a/PLI Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ (khi có nhu cầu tuyển lao động) gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện: giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động và cung ứng lao động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trước ngày 20 hàng tháng, cung cấp tình hình biến động doanh nghiệp, như doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp quay lại hoạt động, doanh nghiệp thành lập mới gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo lại, cung ứng lao động và hỗ trợ lao động dịch chuyển theo yêu cầu của doanh nghiệp.
5. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
Cung cấp kịp thời thông tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề và tuyển lao động gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn lao động chất lượng đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Điều 6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đạo tào nghề; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ Giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình, giáo trình, học liệu cho phù hợp với thực tiễn; phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề theo địa chỉ và việc thực tập của người học tại các doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình đào tạo song hành học lý thuyết tại trường, thực hành tại doanh nghiệp để tạo cơ hội thuận tiện cho người lao động thực hành, vận hành sát với thực tế.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, liên kết đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Chủ động chuyển từ đào tạo nghề theo năng lực sang đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
- Chủ động mời doanh nghiệp có nhu cầu thương thảo ký kết hợp đồng đào tạo nghề, đào tạo lại theo yêu cầu của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Điều 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tuyển lao động trong và ngoài nước từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
- Chỉ đạo tuyên truyền các thông tin về đào tạo nghề, tuyển lao động trong và ngoài nước trên mạng xã hội, để lan tỏa thông tin nhanh nhất đến người lao động.
- Hướng dẫn cho các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn khi có nhu cầu tuyển lao động cung cấp đầy đủ thông tin theo biểu mẫu 03a/PLI kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ, gửi UBND các huyện, thành phố tổng hợp để gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Định kỳ báo cáo tình hình biến động lao động tại địa phương nhất là số lao động ngoài tỉnh trở về địa phương có nhu cầu tìm kiếm việc làm (danh sách gồm có: tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại liên lạc…) gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện khảo sát nắm thông tin, nhu cầu “Người tìm việc” theo biểu mẫu 01/PLI và 01a/PLI Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện: quản lý nhà nước về lao động; giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động trên địa bàn.
Điều 8. Đối với các doanh nghiệp
- Báo cáo đầy đủ, chính xác nhu cầu, kế hoạch tuyển lao động theo quý, đột xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
- Thông tin về nhu cầu đào tạo nghề, tuyển lao động phải công khai, minh bạch như: Tiền lương, thu nhập, các khoản phúc lợi, thời gian tuyển dụng…. tạo điều kiện cho Trung tâm Dịch vụ việc làm và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện khảo sát nắm thông tin về nhu cầu đào tạo nghề và nhu cầu tuyển lao động.
- Khuyến khích ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc tuyển lao động.
- Khuyến khích ưu tiên tuyển lao động của địa phương chưa qua đào tạo (với vị trí việc làm đơn giản), đồng thời phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo lại tại doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vừa học nghề, vừa làm vừa có thu nhập.
- Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tham dự tại các phiên giao dịch việc làm cố định, di động và trực tuyến để tư vấn trực tiếp với người lao động và tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng để được đào tạo nghề, đào tạo lại và cung ứng lao động đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Căn cứ Quy chế này các đơn vị tổng hợp báo cáo kết quả nhu cầu đào tạo nghề, đào tạo lại, tuyển lao động của các doanh nghiệp gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng đầu tiên sau quý liền kề hoặc đột xuất để tổng hợp.
3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và đột xuất cho UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn xử lý hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp thực hiện hướng dẫn, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 263/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Nguyễn Long Biên |
Ngày ban hành: | 04/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp thực hiện hướng dẫn, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, tuyển lao động và cung ứng lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video