THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/2005/QĐ-TTG |
Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2005 |
VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm
2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 17 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam
1. Mục đích, yêu cầu và hình thức cổ phần hóa
a) Mục đích cổ phần hóa:
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn.
- Tăng cường năng lực tài chính bảo đảm an toàn hoạt động và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giữ vững Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
b) Yêu cầu cổ phần hóa:
- Đa dạng hóa hình thức sở hữu nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Cổ phần hóa Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam phải bảo đảm an toàn, không gây ra biến động lớn trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng, bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và lợi ích tối đa cho Nhà nước.
- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường.
- Huy động vốn của mọi tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
c) Hình thức cổ phần hóa
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo giá trị được xác định lại, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc sau:
- Nhà nước sở hữu cổ phần chi phối của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Việc bán cổ phần thực hiện qua nhiều giai đọan với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Vịêt Nam đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế.
d) Mức vốn điều lệ: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong phương án cổ phần hóa.
đ) Đối tượng và giới hạn mua cổ phần:
- Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Mỗi pháp nhân sở hữu không quá 10% vốn điều lệ; mỗi cá nhân sở hữu không quá 5% vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Mỗi nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu không quá 10% vốn điều lệ và tổng số cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ không quá 30% vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2. Nội dung cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
a) Xác định giá trị doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tư vấn quốc tế và quy định hiện hành của pháp luật.
- Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31 tháng 12 năm 2005.
- Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch tăng vốn và tổ chức phát hành.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được phép thuê tư vấn quốc tế thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo những nội dung trên.
b) Lộ trình bán cổ phần.
- Trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bán cổ phần theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70%.
- Giai đoạn 2007 - 2010, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 51%.
1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
a) Trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính quyết định thuê tư vấn quốc tế để thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
b) Triển khai và thực hiện các nội dung, trình tự cổ phần hóa toàn bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phân;
c) Xây dựng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cụ thể.
b) Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, giám sát, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
3. Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tổ chức tư vấn quốc tế để cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
b) Quyết định mức chi phí thuê tổ chức tư vấn quốc tế.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 230/2005/QD-TTg |
Hanoi, September 21st, 2005 |
DECISION
ON THE PILOT EQUITIZATION OF THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIENAM
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 12,1999 Enterprise Law;
Pursuant to the November 26,2003 Law on State Enterprises;
Pursuant to the December 12,1997 Law on Vietnam State Bank and the June 17,2003
Law Amending and Supplementing a number of Articles of the Law on Vietnam State
Bank;
Pursuant to the December 12,1997 Law on Credit Institutions and the June
17,2004 Law amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on
credit Institutions;
Pursuant to the Governments Decree No.187/2004/ND-CP of November 16,2004, on
transforming state companies into joint-stock companies;
At the proposal of the Governor of the Vietnam State Bank and the Minister of
Finance,
DECIDES:
Article 1: To carry out the pilot equitization of the Bank for Foreign Trade of Vietnam (VCB)
1. Objectives, requirements and form of equitization
a. Objectives of equitization:
...
...
...
- To increase financial capability so as to ensure the operational safety and development of VCB.
- To raise the competitiveness of VCB in the context of international economic intergration.
- To maintain VCB as one of leading banks in Vietnams banking system.
b. Requirements of equitization:
- To diversity forms of ownership with a view to raising managerial capability and operational efficiency of VCB.
- The equitization of VCB must be carried out in a safe manner, not causing big changes in the operation of the banking system, and ensuring the operational efficiency of VCB.
- To ensure the domain role of the State toward VCB as well as maximum interests for the State.
- To effect publicity and transparency according to market rules.
- To mobilize capital from people of all strata and economic sectors at home and abroad.
...
...
...
To keep unchanged the existing state capital amount at VCB according to the re-valuated value and issue shares to attract more capital on the following principles:
- The State shall hold dominant shares of VCB. The sale of shares shall be conducted in many stages in which the States capital proportion shall decrease gradually, but not be lower than 51% of the charter capital of VCB.
- To ensure that the capital safely ratio of VCB is kept at the minimum ratio according to international practices.
d. The charter capital level shall be submitted by the Governor of the State Bank to the Prime Minister for decision in the equitization plan.
e. Subjects of, and restriction on, share purchase:
- Domestic and foreign investors according to the provisions of law.
- Each legal entity may own at most 10% and each individual may own at most 5% of the charter capital of VCB.
- Each foreign investor may own at most 10% of charter capital and the total number of shares held by foreign investors must not exceed 30% of the charter capital of VCB.
2. Contents of equitization of VCB
...
...
...
- The method for valuing VCB shall be decided by the State Bank in coordination with the Ministry of Finance on the basis of proposals of international consultancy organizations and current provisions of law.
- The time for enterprise valuation shall be December 31, 2005.
- To analyze and assess business activities of VCB.
- To formulate a plan on capital increase and organization of share issuance.
- VCB shall be permitted to hire international consultants to effect its equitization according to the above-stated contents.
b. Roadmap for sale of shares
- In 2006, VCB shall sell shares in many rounds to increase its capital, with shares sold in each round accounting for no more than 10% of its charter capital, while ensuring that the proportion of its charter capital owned by the State shall not be lower than 70%.
- In the 2007-2010 period, VCB shall continue selling shares in order to increase its charter capital but the proportion of its charter capital owned by the State must not be lower than 51%.
Article 2. Assignment of implementation
...
...
...
a. Propose the Vietnam State Bank and the Ministry of Finance to decide on the hire of International consultants for its equitization;
b. Carry out its equitization according to the content and process under the provisions of the Governments Decree No.187/2004/ND-CP of November 16, 2004, on transforming state companies into joint-stock companies;
c. Formulate and report to the Vietnam State bank its equitization plan for submission to the Prime Minister for approval.
2. The Vietnam State Bank shall:
a. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, in selecting specific consultancy organizations.
b. Bear the main responsibility in organizing, supervising and directing the implementation of the Prime Ministers decision on the equitization of VCB.
c. Perform other tasks as provided for in the Governments Decree No. 187/2004/ND-CP of November 16, 2004, on transforming state companies into joint-stock companies.
3. The Ministry of Finance shall:
a. Coordinate with the Vietnam State Bank in selecting international consultancy organizations for the equitization of VCB.
...
...
...
c. Perform other tasks provided for in the Governments Decree No.187/2004/ND-CP of November 16, 2004, on transforming state companies into joint-stock companies.
Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
The Governor of the Vietnam State Bank, the Ministers of Finance; Planning and Investment; Labor, War Invalids and Social Affairs, and Home Affairs, heads of relevant agencies, the Steering Committee for Enterprise Renewal and Development, and the Managing Board of VCB shall have to implement this Decision.
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Quyết định 230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 230/2005/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/09/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video