ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 213/QĐ-UB |
Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 02 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (Luật sửa đổi) đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật hợp tác xã (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg, ngày 03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản qui định chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh và các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh, Chủ tịch UBND các Huyện và Thành phố Buôn Ma Thuột; Chủ nhiệm các hợp tác xã, Tổ trưởng các Tổ hợp tác nông nghiệp có đồng bào dân tộc thiểu số căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐẮK LẮK |
VỀ
VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 213/QĐ-UB ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Điều 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp để giúp nhau trong sản xuất và đời sống, xóa đói, giảm nghèo, ổn định định canh, định cư, xây dựng buôn làng giàu đẹp, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, đoàn kết nông thôn.
Điều 2. Đối tượng và ngành nghề áp dụng:
1. Đối tượng:
Các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nông - lâm nghiệp, hợp tác xã dùng nước, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hợp tác xã nông nghiệp có xã viên là người dân tộc xen ghép với người kinh (trong đó có 2/3 xã viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ) đã chuyển đổi và thành lập mới đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật hợp tác xã. Các tổ hợp tác nông, lâm nghiệp, thủy lợi (gọi chung là tổ hợp tác nông nghiệp) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có từ 3 hộ thành viên trở lên, có qui chế tổ chức hoạt động theo qui định tại điều 120 của Bộ luật Dân sự, được UBND cấp xã chứng nhận hoặc ra quyết định công nhận.
2. Ngành nghề áp dụng:
a) Hợp tác xã, tổ hợp tác làm dịch vụ nông nghiệp, thực hiện các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu nước, quản lý và bảo vệ kênh mương, đồng ruộng, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, Thú y, tiêu thụ sản phẩm;
b) Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông - lâm nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trông thủy sản, trồng rừng), chế biến và tiêu thụ nông lâm sản trên cơ sở đất đai, lao động và vốn góp của các xã viên tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác;
c) Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp: vừa tổ chức sản xuất; vừa làm dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
Các hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp thuộc đối tượng và ngành nghề nói trên được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển theo qui định này và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước theo các qui định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Chính sách về đất đai:
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất (tùy theo từng mục đích sử dụng đất và loại hình hợp tác xã sản xuất hay kinh doanh dịch vụ), được bảo đảm về các quyền lợi và nghĩa vụ của một tổ chức được Nhà nước giao đất và cho thuê đất theo qui định của Luật Đất đai, áp dụng cụ thể đối với từng loại đất như sau:
1- Đối với đất sản xuất nông lâm nghiệp:
a) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho đồng bào góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (bìa đỏ) vào hợp tác xã, tổ hợp tác để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh theo kế hoạch (dự án) chung của hợp tác xã, tổ hợp tác. Hợp tác xã, tổ hợp tác dùng bìa đỏ của xã viên để thế chấp vay vốn ngân hàng và làm dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên trên cơ sở đất đai đã tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác làm chủ đại diện quyền sử dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh chung);
b) Đối với vùng đồng bào đã định cư nhưng còn du canh hoặc đang còn du canh, du cư ở vùng sâu vùng xa, sản xuất chưa ổn định thì Nhà nước giúp thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác nông, lâm nghiệp và giao quỹ đất cho hợp tác xã, tổ hợp tác để quản lý và giao khoán lại cho xã viên sản xuất theo cơ chế khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp như đang thực hiện tại các nông, lâm trường quốc doanh. Nhà nước hỗ trợ đầu tư khai hoang xây dựng cánh đồng và một số cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho hợp tác xã, tổ hợp tác;
c) Khuyến khích và tạo điều kiện ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có vốn và lao động nhận khoán đất của các nông, lâm trường (ở những nơi còn quỹ đất chưa sử dụng) và nhận đất hoang hóa, đồi núi trọc để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp theo qui hoạch và dự án được duyệt. Nhà nước thực hiện miễn giảm tiền thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho hợp tác xã, tổ hợp tác theo qui định của các chính sách pháp luật về đất đai, Luật hợp tác xã và Luật khuyến khích đầu tư trong nước;
2- Đối với đất xây dựng cơ bản như: Trụ sở, nhà kho, sân phơi, nhà xưởng chế biến, công trình thủy lợi ... thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hợp tác xã theo Nghị quyết 13- NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) và công văn số 1942/CV-UB, ngày 07/8/ 2003 của UBND tỉnh Đắklắk.
Điều 4. Chính sách đầu tư và tín dụng:
1- Quy định mức hỗ trợ ban đầu cho mỗi hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện chuyển đổi hoặc thành lập mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 nay là Luật hợp tác xã (sửa đổi) năm 2003. Tỉnh hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh cho hợp tác xã chuyển đổi là 10 triệu đồng, hợp tác xã thành lập mới là 15 triệu đồng và mỗi tổ hợp tác là 5 triệu đồng để bổ sung vốn lưu động cho đơn vị.
2- Quy định hỗ trợ kinh phí cho mỗi hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng trụ sở làm việc, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
3- Căn cứ vào tình hình ngân sách của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hỗ trợ một lần cho mỗi hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ một khoản kinh phí về đầu tư cơ sở vật chất ban đầu như: trụ sở làm việc, dụng cụ quản lý, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh chung ... Mức đầu tư và đối tượng đầu tư, giao cho Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh đề xuất phương án cụ thể,
3- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Ngân hàng Thương mại, Quỹ hỗ trợ và đầu tư và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vay vốn để hoạt động dịch vụ cho xã viên sản xuất theo Quyết định số 67/1999/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn". Mở rộng hình thức cho vay bằng tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay của hợp tác xã, tổ hợp tác trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả, được cấp có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân huyện và các ngành liên quan) xác nhận. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay trong kỳ hạn cho hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
4- Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được ưu tiên vay vốn từ các chương trình kinh tế - xã hội như Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ hỗ trợ đầu tư kinh tế hợp tác và các nguồn vốn khác của Trung ương và của tỉnh theo qui định của nguồn vốn này.
5- Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn vùng III của tỉnh có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật thì được ưu tiên tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư từ chương trình 135, chương trình định canh, định cư, chương trình nước sinh hoạt nông thôn, chương trình khuyến nông, chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, ngành hàng của Chính phủ và của tỉnh Đắk Lắk qui định.
Ngoài chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất theo qui định tại Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của Bộ Tài chính thì các hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh như sau:
1. Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp có thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp kể từ năm 2003 - 2010 theo qui định tại Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ và Thông tư số 112/2003/TT- BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài chính.
2. Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp có thu nhập từ việc thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản như dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, khuyến nông cho xã viên thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính.
3. Miễn nộp thuế môn bài đối với các tổ dịch vụ và cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mà người quản lý là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm 50% số thuế môn bài phải nộp đối với hợp tác xã, tổ hợp tác khác chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà các cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng của hợp tác xã đặt tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
4. Đất đai và tư liệu sản xuất của xã viên (thuộc diện phải chịu lệ phí trước bạ), đem góp vốn vào hợp tác xã, tổ hợp tác để sản xuất kinh doanh chung khi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu của hợp tác xã thì không phải nộp lệ phí trước bạ.
5. Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp có dự án sản xuất, kinh doanh thỏa mãn các điều kiện về sử dụng lao động, ngành nghề lĩnh vực, địa bàn hoạt động thì được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế xuất, nhập khẩu, tiền thuê đất theo qui định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ Qui định chi tiết Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Điều 6. Chính sách về khoa học và công nghệ:
Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ đầu tư chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ mới cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để thay thế sản phẩm nhập ngoại. Thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học - kỹ thuật của tỉnh hàng năm để đầu tư cho công tác nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học - công nghệ cho hợp tác xã, tổ hợp tác.
Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công như: giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm, công nghệ thông tin. Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng các chính sách khuyến nông của tỉnh, được đào tạo tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân, xây dựng câu lạc bộ khuyến nông và được đầu tư một số trang thiết bị tài liệu kỹ thuật ban đầu. Cán bộ làm công tác khuyến nông ở hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng III (do Trung tâm khuyến nông bố trí) được hưởng trợ cấp 100.000 đồng /tháng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ;
Điều 7. Chính sách về thị trường và xúc tiến thương mại:
Các ngành, các địa phương, các hiệp hội ngành hàng và Liên minh hợp tác xã tỉnh cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nông, lâm nghiệp, giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản có kết quả.
Các doanh nghiệp thu mua chế biến và tiêu thụ nông sản thực hiện hợp đồng với hợp tác xã, tổ hợp tác để cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua tiêu thụ nông sản cho nông dân đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 8. Chính sách về đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực:
Các ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp. Hàng năm ngân sách Nhà nước tỉnh sẽ đầu tư kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh hợp tác xã tỉnh mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được cử đi học tại các trường đào tạo cán bộ của tỉnh và trường đại học Tây Nguyên hoặc các trường đào tạo chuyên ngành trong nước được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền học phí trong thời gian học tập.
Cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đang công tác trong các cơ quan Nhà nước được tăng cường về hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong một thời gian nhất định được giữ nguyên lương và chế độ bảo hiểm xã hội, lương và các khoản phụ cấp được ngân sách Nhà nước cấp.
Khuyến khích sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tình nguyện về công tác cho hợp tác xã nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền lương khởi điểm theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp trong thời gian 5 năm đầu, sau đó các hợp tác xã tự trả.
Điều 9. Các chính sách hỗ trợ khác:
1. Chính sách bảo hiểm xã hội: Khuyến khích cán bộ quản lý và người lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo qui định của Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các chức danh Chủ nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng ban Kiểm soát của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% tiền bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản tối thiểu nhân hệ số 1,09 trong thời hạn 3 năm đầu kể từ khi hợp tác xã tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ và được hưởng chế độ như qui định tại Nghị định số 121/2003/NĐ -CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ qui định về chế độ đối với cán bộ công chức cấp xã;
2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế tập thể - hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp.
THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT
1. Tổ hợp tác giản đơn:
a) Đơn xin hưởng chính sách ưu đãi có xác nhận đề nghị của UBND cấp xã;
b) Nội dung hoạt động tổ hợp tác (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác);
c) Danh sách các thành viên (thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ), tổ trưởng, tổ phó (họ và tên và địa chỉ của họ);
d) Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ;
e) Danh sách góp vốn bằng tiền (nếu có);
g) Bản sao Quyết định công nhận tổ hợp tác của UBND cấp xã;
2. Hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi, thành lập mới theo Luật hợp tác xã:
a) Đơn xin hưởng chính sách ưu đãi có xác nhận đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Đơn đăng ký kinh doanh kèm theo biên bản thông qua Đại hội xã viên;
c) Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
d) Danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát, danh sách xã viên chínhthức kèm theo mức vốn đóng góp (vốn điều lệ);
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
g) Giấy xác nhận về quyền sử dụng trụ sở hợp tác xã làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Điều 11: Thẩm quyền xét duyệt:
a) Phòng Kế hoạch và Đầu tư các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; nội dung hồ sơ theo Điều 10 của bản quy định này.
Trong thời hạn 7 ngày, Phòng Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Buôn Ma Thuột xem xét giải quyết ra Quyết định công nhận đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các hồ sơ kèm theo Quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trong thời hạn 7 ngày trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ chính sách.
c) Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ chính sách cho tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để thực hiện việc cấp phát theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu và xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp phù hợp theo Luật Hợp tác xã và Luật Dân sự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện đã được nghiệm thu công bố và bản Qui định này để phổ biến hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Chi cục Định canh - định cư và Kinh tế mới (Chi cục hợp tác xã và Phát triển nông thôn), Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng, vật nuôi, Trung tâm nước sinh hoạt nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Phát triển lâm nghiệp thực hiện các chương trình dự án được giao lồng ghép với việc xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc của tỉnh xây dựng phương án cân đối nguồn ngân sách của tỉnh để đầu tư hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo qui định của chính sách này. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các hồ sơ của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, trnh Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ chính sách.
4. Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ, chính sách cho tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để thực hiện việc cấp phát theo quy định. Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cho các hợp tác xã nông nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn và thực hiện chế độ tài chính quy định hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp làm thủ tục và kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc và đất sản xuất nông lâm nghiệp được giao cho các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào thiểu số tại chỗ theo qui định của Luật đất đai và chính sách này.
6. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất, chế biến nông - lâm nghiệp cho các Hợp tác xã, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
7. Ngân hàng Nhà nước tỉnh hướng dẫn và chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn tỉnh cân đối nguồn vốn và thực hiện cho vay đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc đối tượng và ngành nghề áp dụng chính sách khuyến khích phát triển. Thủ tục cho vay phải đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với qui định hiện hành.
8. Quỹ hỗ trợ và đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh ưu tiên cho các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vay vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh với cơ chế và lãi suất ưu đãi.
9. Sở Thương mại và Du lịch giúp hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp về tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng các quầy hàng, đại lý thu mua ở vùng III để cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
10. Cục Thuế Nhà nước tỉnh hướng dẫn các Chi cục Thuế các huyện và thành phố thực hiện chế độ ưu đãi về thuế đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo qui định này.
11. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đăk Lăk hướng dẫn việc thu tiền Bảo hiểm xã hội đối với cán bộ và người lao động trong các hợp tác xã. Định kỳ 6 tháng, một năm lập báo cáo quyết toán số kinh phí đề nghị ngân sách tỉnh cấp bù cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, theo qui định tại hoản 1điều 9 của chính sách này.
12. UBND các huyện và thành phố kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các phòng ban trực thuộc và UBND các xã tổ chức thực hiện quyết định này, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là vùngđồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có kết quả./.
Quyết định 213/QĐ-UB năm 2005 Quy định chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 213/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Dương Thanh Tương |
Ngày ban hành: | 02/02/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 213/QĐ-UB năm 2005 Quy định chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chưa có Video