TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 212/QĐ-TLĐ |
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2009 |
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật công đoàn năm
1990; Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2003.
- Căn cứ Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 1/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
trích nộp kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích
nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh .
Xét đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Nơi nhận |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ
CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC |
VỀ NỘI DUNG VÀ PHẠM VI THU, CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI .
( Ban hành kèm theo Quyết định số.212/QĐ-TLĐ ngày 16/02/2009 của Tổng Liên
đoàn LĐVN)
1- Ngân sách công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận của ngân sách công đoàn, được sử dụng để phục vụ phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn cơ sở.
2- Quản lý ngân sách công đoàn cơ sở là trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn cơ sở; phải tuân thủ các quy định về thu, phân phối, sử dụng và quản lý tài chính công đoàn theo quy định của Pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3- Căn cứ chế độ chi tiêu do Nhà nước quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguồn kinh phí được sử dụng và thực tế hoạt động của đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở theo nội dung và phạm vi chi tiêu của Quy định này và quy định mức chi tiêu cho phù hợp. Chi tiêu phải tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
4- Công đoàn cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước do Chủ tịch công đoàn cơ sở làm chủ tài khoản. Ngân sách công đoàn cơ sở cuối năm chi chưa hết được chuyển sang năm sau để sử dụng.
I- Nội dung thu ngân sách công đoàn cơ sở.
Thu ngân sách công đoàn cơ sở bao gồm:
1-Thu kinh phí công đoàn (Mã số 22): Thu kinh phí công đoàn theo Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 1/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số: 17 /2009/TT-BTC ngày 22 /1/2009 của Bộ Tài chính.
2-Thu đoàn phí công đoàn ( Mã số 23): Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3- Thu khác ( Mã số 24):
- Kinh phí do chủ doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở theo quy định của Luật công đoàn.
- Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho CĐ cơ sở.
- Thu về hoạt động văn hoá, thể thao, nhượng bán thanh lý tài sản, thu lãi tiền gửi quỹ công đoàn; Thu lãi tiền sử dụng ngân sách công đoàn mua cổ phần, cổ phiếu, đầu tư theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
II- Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn cơ sở:
Công đoàn cơ sở được sử dụng toàn bộ số thu Kinh phí công đoàn , 70% số thu đoàn phí do đoàn viên đóng và toàn bộ số tiền thu khác của công đoàn cơ sở. Nộp lên công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 30% số thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trích nộp kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý công đoàn cơ sở, thì công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm cấp trả toàn bộ số kinh phí công đoàn thu được của doanh nghiệp cho công đoàn cơ sở doanh nghiệp đó, sau khi đã bù trừ 30% số tiền đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên cho công đoàn cấp trên.
III- Phân bổ kinh phí cho các mục chi.
Số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của công đoàn cơ sở được phân bổ cho các mục chi như sau:
Mục chi |
Tỷ lệ phân bổ |
- Lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn; Phụ cấp cán bộ công đoàn |
30% |
- Chi quản lý hành chính |
10% |
- Chi hoạt động phong trào; Chi khác |
40% |
- Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên |
20% |
- Việc phân bổ kinh phí cho các mục chi trên là chỉ tiêu hướng dẫn, công đoàn cơ sở căn cứ yêu cầu hoạt động và tình hình thực tế của đơn vị để phân bổ vào các khoản mục chi cho phù hợp, nhưng không được tăng kinh phí từ nguồn thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn cho mục chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn.
- Việc phân bổ số tiền thu khác của công đoàn cơ sở cho các mục khoản mục chi do công đoàn cơ sở quyết định.
IV- Nội dung, phạm vi chi ngân sách công đoàn cơ sở.
1- Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn (Mã số 27).
- Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp BHXH,BHYT,.. của cán bộ chuyên trách công đoàn theo quy định của pháp luật và do ngân sách công đoàn cơ sở chi.
- Việc bố trí cán bộ chuyên trách, tiền lương của cán bộ chuyên trách công đoàn do công đoàn cơ sở đề nghị, công đoàn cấp trên có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ công đoàn của Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
2- Phụ cấp cán bộ công đoàn ( Mã số 28).
Phụ cấp của cán bộ công đoàn cơ sở thực hiện theo Quy định số 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007 và văn bản số 374/TLĐ ngày 5/3/2008 của Tổng Liên đoàn Lao động VN.
3- Chi quản lý hành chính ( Mã số 29).
- Chi họp ban chấp hành công đoàn cơ sở, cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
- Chi Đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, bao gồm : Trang trí, in tài liệu, nước uống,..
- Chi mua văn phòng phẩm, TSCĐ, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, công tác phí, nước uống, tiếp khách.
4- Chi hoạt động phong trào (Mã số 31):
4.1- Chi hoạt động bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVC-LĐ.:
- Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp chuẩn bị cho công đoàn cơ sở thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn,CNVCLĐ.
- Chi bồi dưỡng tư vấn, luật sư, hội thảo lấy ý kiến giúp công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp về xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Pháp luật; xây dựng nội quy, Quy chế của doanh nghiệp; Tham gia dự thảo các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của CNVCLĐ.
- Chi trợ cấp, thăm hỏi cán bộ công đoàn cơ sở và chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn mà bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm sút.
- Chi hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định của pháp luật. Chi bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp do công đoàn cơ sở tổ chức gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp theo Bộ Luật Lao động.
4.2/ Chi huấn luyện, đào tạo cán bộ:
- Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên ( Lớp huấn luyện tổ chức trong giờ làm việc, công đoàn cơ sở có thể thương lượng với chủ sử dụng lao động chi tiền lương cho học viên), nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do công đoàn cơ sở tổ chức.
- Chi tiền công tác phí, tiền mua tài liệu của cán bộ công đoàn cơ sở do công đoàn cơ sở cử đi dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
4.3- Chi tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
- Chi mua sách báo, tạp chí, ấn phẩm như: Báo Lao động, Báo Lao động Thủ đô, Báo người Lao động, Lao động Nghệ an, Lao động Đồng Nai,.. Tạp chí Lao động công đoàn, Tạp chí Bảo hộ lao động và sách, ẩn phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở.
- Chi tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên ; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CNVC LĐ.
- Chi hỗ trợ tổ chức học bổ túc văn hoá cho CNVCLĐ: Chi khen thưởng động viên đoàn viên học tốt, giáo viên dạy tốt.
- Chi thù lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự trong các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, pháp luật,..do công đoàn cơ sở tổ chức.
- Chi về tiền giấy, bút, khen thưởng cá nhân tập thể có thành tích trong các hoạt động tuyên truyền trên bảng tin, phát thanh, báo tường của công đoàn cơ sở.
4.4/ Chi về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao:
- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu văn hoá , phòng chống tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ . Chi tổ chức cho CNVCLĐ thưởng thức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao.
- Chi tiền thưởng cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công đoàn cơ sở.
4.5/ Chi khen thưởng cán bộ, đoàn viên: Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn.
4.6/ Các hoạt động phong trào khác.
- Chi hỗ trợ hoạt động thi đua, thi tìm hiểu pháp luật và an toàn vệ sinh lao động, thi cán bộ công đoàn giỏi, khen thưởng các chuyên đề hoạt động công đoàn, Chi hoạt động nữ CNVCLĐ;
- Chi hỗ trợ khen thưởng, động viên con CNVCLĐ của công đoàn cơ sở học giỏi, đạt giải trong các kỳ thi trong nước và quốc tế, học sinh nghèo vượt khó học giỏi; Hỗ trợ tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu cho con CNVCLĐ của công đoàn cơ sở.
5- Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên ( Mã số 33):
- Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu ( bố, mẹ bên vợ, bên chồng; bản thân vợ, chồng, con), việc hỉ của bản thân đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi, giúp đỡ gia đình cán bộ, đoàn viên gặp khó khăn, hoạn nạn do tai nạn lao động, tai nạn rủi do, thiên tai, bệnh tật, hoả hoạn gây tổn thất về sức khoẻ, tài sản.
6- Chi khác ( Mã số 35):
- Chi hoạt động xã hội, từ thiện của công đoàn cơ sở: Giúp CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn các đơn vị bị thiên tai bão lụt, chất độc màu da cam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chi hỗ trợ kinh phí tham quan, du lịch cho CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn.Chi hỗ trợ tổ chức trại hè, tổ chức hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con CNVCLĐ của công đoàn cơ sở.
- Chi cộng tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở, chi thưởng thu ngân sách công đoàn.
- Chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn .
V- Công tác quản lý ngân sách công đoàn cơ sở.
Công đoàn cơ sở phải thực hiện chế độ thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở theo quy định tại văn bản này; Luật kế toán; chế độ kế toán đơn vị HCSN và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn LĐVN về: Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở.
VI- Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1- Khen thưởng:
Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn thực hiện tốt Quy định về nội dung và phạm vi thu,chi ngân sách công đoàn cơ sở sẽ được công đoàn cấp trên khen thưởng theo quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2- Xử lý vi phạm.
Công đoàn cơ sở, Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm quy định này, sử dụng ngân sách công đoàn cơ sở sai mục đích, lãng phí, tham ô tuỳ mức độ vi phạm sẽ yêu cầu bồi hoàn hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quyết định 212/QĐ-TLĐ năm 2009 về nội dung, phạm vi thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 212/QĐ-TLĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 16/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 212/QĐ-TLĐ năm 2009 về nội dung, phạm vi thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video