ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2002/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 16 tháng 5 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Chương trình hành động số 15 CTr/TU ngày 06/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 09 NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 5072/QĐ-UBND, ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1067/SKHĐT-PTDN ngày 09/5/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp tỉnh Nghệ An, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; Tổng Biên tập Báo Nghệ An; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; Chủ tịch các Hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nhân và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN GẮN VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HỘI
NHẬP CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Nghệ
An)
Thực hiện Kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kết quả bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân giai đoạn 2012-2016 của Đề án Bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015, có tính đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch Bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân; gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
Xây dựng đội ngũ doanh nhân Nghệ An lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh, năng động, nhạy bén, thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh; có tinh thần dân tộc, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và tiến tới toàn cầu; ngày càng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân có thương hiệu lớn cấp quốc gia, cấp khu vực, được xét tôn vinh và trao giải thưởng cấp toàn quốc.
Bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có trình độ và khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả thông qua tổ chức bồi dưỡng tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, kiến thức pháp luật và các kỹ năng mềm khác đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2. Các nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức bồi dưỡng 16 lớp với tối thiểu 800 học viên, trong đó: 04 lớp khởi sự doanh nghiệp, 09 lớp quản trị doanh nghiệp và 03 lớp bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu (Giám đốc điều hành và Giám đốc sản xuất);
- Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp, phát triển DNNVV;
- Tổ chức tư vấn hiện trường cho doanh nghiệp;
- Tổ chức 01 cuộc hội thảo để đối thoại, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh;
- Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của các doanh nghiệp doanh nhân để làm cơ sở bồi dưỡng doanh nhân năm 2018;
- Tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng doanh nhân năm 2017.
(có biểu phụ lục chi tiết kèm theo)
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng bồi dưỡng
Các đối tượng có ý tưởng thành lập doanh nghiệp trong tương lai; các doanh nhan đã thành lập doanh nghiệp đang hoạt động và các đối tượng khác nếu có nhu cầu.
Để đảm bảo chất lượng bồi dưỡng, các đối tượng trên được phân theo các nhóm cụ thể sau:
Nhóm 1: Khởi sự doanh nghiệp, gồm các doanh nhân tiềm năng như: Chủ hộ kinh doanh, chủ hộ trong các làng nghề, chủ trang trại, hợp tác xã, thanh niên lập nghiệp, cá nhân có nhu cầu chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh và mới đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Nhóm 2: Quản trị doanh nghiệp, gồm các đối tượng
- Chủ doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp;
- Cán bộ quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
Nhóm 3: Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu riêng cho các đối tượng là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành của các tập đoàn, doanh nghiệp và những người có hoài vọng trở thành giám đốc điều hành doanh nghiệp trong tương lai.
Nhóm 4: Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, văn hóa công sở, kỹ năng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV của tỉnh.
Ngoài ra, căn cứ theo trình độ chuyên môn và ngành nghề hoạt động của các học viên để phân lớp cho phù hợp.
2. Nội dung bồi dưỡng
Căn cứ theo đối tượng và phân loại học viên để lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp; tuy nhiên nội dung các lớp học cần thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của liên Bộ Kế hoạch va Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể theo các nhóm nội dung:
2.1. Nhóm khởi sự doanh nghiệp
a) Kiến thức chuyên môn: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh: Lập Kế hoạch kinh doanh; Những vấn đề về thị trường và Marketing trong khởi sự doanh nghiệp, Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp;
b) Kiến thức bổ trợ: Phổ biến các Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hiện hành liên đến khởi sự Doanh nghiệp. Tâm lý lãnh đạo, quản lý; Văn hóa doanh nghiệp; Đàm phán và ký kết hợp đồng; Kỹ thuật soạn thảo văn bản...
c) Kiến thức kỹ năng: Kiến thức và kỹ năng cần thiết khi thành lập Doanh nghiệp, Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Lập dự án, phương án kinh doanh; Kỹ năng dự bảo, nhận định tình hình ý tưởng kinh doanh...
2.2. Nhóm quản trị doanh nghiệp
a) Kiến thức chuyên môn: Quản trị chiến lược kinh doanh; Quản trị sản xuất; Quản trị nhân sự; Quản trị Marketing; Quản trị dự án đầu tư, tài chính; Quản trị về kỹ thuật và công nghệ,... Phân tích hoạt động kinh doanh (phân tích báo cáo tài chính); Tài chính doanh nghiệp; Lập dự án và phương án kinh doanh.
b) Kiến thức bổ trợ: Cập nhật các điểm mới về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu..., Tâm lý lãnh đạo, quản lý; Văn hóa doanh nghiệp, Đàm phán và ký kết hợp đồng; Một số vấn đề và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin,…
c) Kiến thức kỹ năng: Kỹ năng bán hàng, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng dự báo, nhận định tình hình ý tưởng kinh doanh; Kỹ năng quản trị của Chủ doanh nghiệp...
2.3. Nhóm quản trị doanh nghiệp chuyên sâu
a) Kiến thức chuyên môn: Quản trị sản xuất chuyên sâu; Quản trị nhân sự chuyên sâu; Quản trị tài chính chuyên sâu; Quản trị marketing và các chuyên đề chuyên sâu khác theo nhu cầu của doanh nghiệp.
b) Kiến thức kỹ năng: Kỹ năng điều hành chuyên nghiệp; Phát triển năng lực quản trị hiệu quả...
2.4. Nhóm cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV:
- Chuyên đề: Lựa chọn và triển khai một số nội dung về phổ biến các chủ trương, chính sách hiện hành về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Hỏi đáp về Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Đất đai, Luật Đấu thầu,...; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa công sở; kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử ..
- Kỹ năng: kỹ năng thuyết trình trước đông người; kỹ năng làm việc nhóm kỹ năng quản trị hành chính công sở.
3. Thời gian bồi dưỡng cho một khóa học:
- Khóa bồi dưỡng khởi sự doanh nghiệp tối thiểu: 03 ngày
- Khóa bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp tối thiểu: 05 ngày
- Khóa bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu: tối thiểu 07 ngày
- Tổ chức các buổi hội thảo đối thoại: 01 ngày.
- Khóa bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV: 01 - 02 ngày ưu tiên bố trí học vào các ngày Thứ 7, Chủ nhật. Thời gian các khóa bồi dưỡng sẽ điều chỉnh khi có sự thay đổi quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Địa điểm bồi dưỡng: Thành phố Vinh và trung tâm các cụm huyện, thị xã.
5. Giảng viên: Lựa chọn các giảng viên giỏi, có uy tín, kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu kinh tế, trường đại học, cao đẳng; các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực; các chuyên gia kinh tế; lãnh đạo các ngành và các doanh nhân thành đạt.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các nhóm giải pháp
a) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo ra sự chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận xã hội về vị trí, vai trò của Doanh nghiệp, Doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát huy tinh thần học hỏi sáng tạo, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội; tôn vinh sự cống hiến và bảo hộ thu nhập hợp pháp của Doanh nhân đối với cộng đồng xã hội.
- Thường xuyên tổ chức phổ biến cho đội ngũ Doanh nhân các chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức, xây dựng đội ngũ doanh nhân có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về đối tượng, chính sách, nội dung hình thức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ Doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn, đặc biệt là các đối tượng Doanh nghiệp khởi nghiệp ở khu vực nông thôn.
b) Tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho Doanh nhân.
- Cải cách mạnh mẽ hệ thống hành chính nhà nước, thay đổi theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả hơn; đáp ứng quyền lợi chính đáng cho người dân, doanh nghiệp và doanh nhân; lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp chính là tạo điều kiện để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất như: Thủ tục đất đai, xây dựng, thủ tục về thuế, hải quan và các lĩnh vực khác theo hướng đơn giản hóa nhằm giảm chi phí đi lại của các Doanh nghiệp, đảm bao công khai, minh bạch và đúng thời gian.
- Điều chỉnh các chiến lược phát triển tổng thể, ngành, vùng đối với công nghiệp, nông nghiệp từ góc độ hợp tác và cạnh tranh quốc tế; Phân bổ lại các nguồn lực, tập trung cho các sản phẩm có lợi thế, thu hẹp hoặc từ bỏ những sản phẩm kém cạnh tranh; Thiết kế lại các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các ưu tiên phát triển và quy định của WTO; FTA TPP AEC,…
- Cần quan tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, đầu đàn; Tạo thuận lợi cho các liên kết doanh nghiệp ngành, vùng, làng nghề..., kể cả với các nước trong khu vực;
c) Hỗ trợ đội ngũ Doanh nhân tiếp cận với các chính sách tín dụng về Khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả quy mô, hoạt động của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp khu vực nông thôn.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quan tâm hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể phát triển thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thủ tục bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ Doanh nhân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn vốn.
- Triển khai các chính sách, biện pháp thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm các sản phẩm mới. Tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp, doanh nhân với công nhân, nông dân và các nhà khoa học.
d) Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân.
- Đổi mới, phương thức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tế của Doanh nhân, đảm bảo trang bị cho Doanh nhân có kiến thức về lý luận và thực tiễn kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp chuyên sâu; về pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân đối với người lao động, với cộng đồng xã hội, sự trung thực, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc. Các nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu của học viên và thực tế với định hướng phát triển của doanh nghiệp, cũng như yêu cầu nhiệm vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của học viên; tăng cường đối thoại, tổ chức các bài tập tình huống có chiều sâu gắn lý thuyết vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp.
- Bố trí thời gian và địa điểm cho từng lớp học phải phù hợp với thực tế của các học viên và từng địa phương; Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của học viên sau khi được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Lựa chọn giảng viên là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đã tham gia giảng dạy về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; Tổng hợp, phân loại danh sách các học viên đăng ký theo từng loại hình doanh nghiệp và từng đối tượng cụ thể để tổ chức bồi dưỡng riêng các chuyên đề phù hợp;
- Các cơ sở đào tạo được ký kết hợp đồng thực hiện phải tổ chức biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu cho các lớp bồi dưỡng học viên (quy trình biên soạn tài liệu, thực hiện theo quy định);
e) Đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của đội ngũ Doanh nhân.
- Khuyến khích doanh nhân không ngừng hoàn thiện mình để trở thành những người có trách nhiệm, có đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.
- Xây dựng chuẩn mực của Doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá chuẩn mực đội ngũ doanh nhân trên địa bàn làm cơ sở cho Doanh nhân thi đua, phấn đấu thực hiện. Hàng năm căn cứ tiêu chí, chuẩn mực doanh nhân đã quy định, các cấp, các ngành tổ chức phát động thi đua, khuyến khích, khích lệ Doanh nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các tiêu chí, chuẩn mực đề ra. Đồng thời tổ chức đánh giá, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng doanh nhân nhằm tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh đội ngũ doanh nhân yêu nước có bản sắc dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
g) Phát huy vai trò đại diện của các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp đối với cộng đồng Doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội doanh nghiệp, doanh nhân để phát huy tốt vai trò đại diện cho đội ngũ doanh nhân. Tăng cường hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa các hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại;
- Các tổ chức chính trị xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần quan tâm đến công tác vận động chính trị trong đội ngũ doanh nhân bằng nhiều hình thức, tập hợp, phản ánh nguyện vọng của đội ngũ doanh nhân, tham mưu cho chính quyền về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đình kỳ hàng quý, tháng cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch phối hợp với Hội doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức gặp gỡ, đối thoại Doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến DN, trên cơ sở đó có giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho Doanh nghiệp.
h) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ Doanh nhân.
- Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm nội dung xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ Doanh nhân, thường xuyên lắng nghe và tham vấn ý kiến của Doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm phiền hà, sách nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, doanh nhân.
- Chú trọng công tác phát triển đảng, xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Kinh phí thực hiện
a) Tổng kinh phí thực hiện: 3.813 triệu đồng (Ba tỷ tám trăm mười ba triệu đồng).
Trong đó:
TT |
Nội dung thực hiện |
Kinh
phí thực hiện |
1 |
Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng |
100 |
2 |
Tổ chức bồi dưỡng doanh nghiệp, doanh nhân |
3.110 |
3 |
Tổ chức tư vấn hiện trường cho doanh nghiệp |
200 |
4 |
Tổ chức hội thảo đối thoại |
100 |
5 |
Tổ chức bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV |
150 |
6 |
Tổ chức tổng kết |
150 |
7 |
Chi phí quản lý, chỉ đạo |
103 |
b) Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện đề án được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa: Trên cơ sở khả năng cân đối hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng chi phí một khóa học và tư vấn hiện trường cho doanh nghiệp; phần còn lại do các học viên, doanh nghiệp hoặc nguồn tài trợ khác đóng góp.
c) Cơ cấu nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách Tỉnh:
+ Hỗ trợ 100% cho các nội dung sau: điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; tổ chức hội thảo đối thoại; tổ chức bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV; tổ chức tổng kết đánh giá; chi phí quản lý chỉ đạo thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương (theo Khoản 2, Điều 12 của Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC);
+ Hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức các khóa bồi dưỡng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc nhiệm vụ của địa phương (theo Mục 1.1, Khoản 1, Điều 14 của Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC);
- Đóng góp của học viên;
- Huy động từ các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
3. Hình thức chiêu sinh:
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày;
- Thông qua Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh và các tổ chức hiệp hội;
- Thông qua website của các sở, ban, ngành, đơn vị, thành phố, thị xã, các huyện và các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp;
- Trực tiếp liên lạc với các doanh nhân trên cơ sở lưu trữ và cập nhật danh bạ liên lạc của doanh nghiệp, doanh nhân.
Riêng khóa bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu, ngoài các hình thức trên còn thông qua phiếu đăng ký nhu cầu tại các lớp bồi dưỡng khởi sự và quản trị doanh nghiệp trước đó.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp tỉnh)
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp; các Câu lạc bộ doanh nhân lập kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai và báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh năm 2017;
- Chủ trì phân bổ kinh phí bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân đã được giao năm 2017 cho các đơn vị đủ điều kiện đăng ký tổ chức lớp bồi dưỡng theo phụ lục đính kèm;
- Chịu trách nhiệm về chương trình, nội dung chuyên đề bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng và hội thảo chuyên đề;
- Phê duyệt phương án chi tiết (Chương trình, nội dung, giảng viên, danh sách học viên và dự toán kinh phí...) tổ chức lớp bồi dưỡng do các đơn vị được giao trình và chỉ đạo tổ chức thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vận động, kêu gọi các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các chương trình, dự án trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ doanh nhân;
- Tổ chức: các buổi hội thảo đối thoại; tư vấn hiện trường cho doanh nghiệp; các khóa bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV; các khóa bồi dưỡng doanh nghiệp được phân công; điều tra khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năm 2018; đánh giá tổng kết công tác bồi dưỡng doanh nhân năm 2017.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp) trong việc tham mưu phân bổ kinh phí cho các đơn vị đảm nhận tổ chức lớp bồi dưỡng.
3. Sở Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Cổng Thông tin điện tử Nghệ An)
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp) duy trì, cập nhật, cung cấp các thông tin về kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
4. UBND các huyện, thị xã: Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Con Cuông, Đô Lương, Diễn Châu và Quỳnh Lưu và thành phố Vinh
Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và Chi hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp, hỗ trợ trong việc tổ chức lớp bồi dưỡng doanh nhân trên địa bàn.
5. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và các cơ sở đào tạo khác có liên quan
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác định nội dung chương trình, nội dung chuyên đề và giảng viên của các khóa bồi dưỡng; tham gia quản lý giám sát và báo cáo đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng doanh nhân.
6. Các hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nhân
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp) trong công tác lập, điều tra khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn doanh nhân. Thống kê số lượng, chất lượng, trình độ, độ tuổi, giới tính...của doanh nhân đến thời điểm 31/11 hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Lập phương án chi tiết các khóa học (Chương trình, nội dung, giảng viên, danh sách học viên và dự toán kinh phí...) và trình Sở Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến để tổ chức thực hiện.
7. Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An và các cơ quan thông tin đại chúng
Tích cực tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận xã hội về vị trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và bản thân doanh nghiệp, doanh nhân.
Khai thác các đề tài liên quan đến bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ doanh nhân, các doanh nhân điển hình.
8. Các sở, ban, ngành, đơn vị khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị và các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, bồi dưỡng tập huấn doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; Tổng Biên tập Báo Nghệ An; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Nghệ An, Chủ tịch các Hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nhân và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo chất lượng, hiệu quả./.
(Kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT |
Nội dung |
Thời gian thực hiện |
Địa điểm thực hiện |
Ngân sách tỉnh hỗ trợ |
Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện |
Ghi chú |
I |
Tổ chức bồi dưỡng doanh nhân |
|
|
1.555.000 |
|
|
1 |
Lớp khởi sự doanh nghiệp 4 lớp) |
|
|
280.000 |
|
|
- |
Lớp thứ Nhất |
Tháng 5/2017 |
Thành phố Vinh |
70.000 |
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Hai |
Tháng 7/2017 |
Thành phố Vinh |
70.000 |
Tỉnh Đoàn Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Ba |
Tháng 8/2017 |
Huyện Nam Đàn |
70.000 |
Hội LHPN tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Tư |
Tháng 10/2017 |
Thành phố Vinh |
70.000 |
Trường Đại học Vinh |
|
2 |
Lớp quản trị doanh nghiệp (9 lớp) |
|
|
675.000 |
|
|
- |
Lớp thứ Nhất |
Tháng 6/2017 |
Huyện Diễn Châu |
75.000 |
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Hai |
Tháng 6/2017 |
Thành phố Vinh |
75.000 |
Hội Doanh nghiệp Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Ba |
Tháng 7/2017 |
Huyện Quỳnh Lưu |
75.000 |
Phòng Thương mại và CN Việt Nam tại Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Tư |
Tháng 8/2017 |
Thị xã Thái Hòa |
75.000 |
Liên minh HTX Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Năm |
Tháng 9/2017 |
Huyện Đô Lương |
75.000 |
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Sáu |
Tháng 9/2017 |
Thành phố Vinh |
75.000 |
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Bảy |
Tháng 10/2017 |
Thành phố Vinh |
75.000 |
Hội Doanh nghiệp Tiêu biểu tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Tám |
Tháng 9/2017 |
Huyện Con Cuông |
75.000 |
Liên minh HTX tỉnh Nghệ An |
|
- |
Lớp thứ Chín |
Tháng 7/2017 |
Thành phố Vinh |
75.000 |
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp |
|
3 |
Lớp bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp chuyên sâu (3 lớp) |
|
|
600.000 |
|
|
- |
Giám đốc điều hành doanh nghiệp - CEO 01 |
Tháng 6/2017 |
Thành phố Vinh |
200.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
- |
Giám đốc điều hành doanh nghiệp - CEO 02 |
Tháng 8/2017 |
Thành phố Vinh |
200.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
- |
Giám đốc sản xuất - CPO |
Tháng 10/2017 |
Thành phố Vinh |
200.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
II |
Tổ chức hội thảo đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân |
Tháng 10/2017 |
Thành phố Vinh |
100.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
III |
Tổ chức tư vấn hiện trường cho doanh nghiệp |
Thường xuyên |
Các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An |
100.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
IV |
Tổ chức bồi dưỡng cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV |
Tháng 8/2017; Tháng 10/2017 |
Thành phố Vinh, huyện Nghĩa Đàn |
150.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
V |
Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của các doanh nghiệp, doanh nhân năm 2018 |
Tháng 10 đến tháng 12/2017 |
Các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An |
100.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
VI |
Tổ chức tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng doanh nhân năm 2017. |
Tháng 12/2017 |
Thành phố Vinh |
150.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
VII |
Kinh phí quản lý, chỉ đạo |
Thường xuyên |
|
103.000 |
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp |
|
|
Tổng cộng |
|
|
2.258.000 |
|
|
(Bằng chữ: Hai tỷ hai trăm năm mươi tám triệu đồng)
Quyết định 2002/QĐ-UBND Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
Số hiệu: | 2002/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An |
Người ký: | Lê Ngọc Hoa |
Ngày ban hành: | 16/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2002/QĐ-UBND Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
Chưa có Video