Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 183/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 183/2001/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 3 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 3 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX
(Ban hành kèm theo Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của Chương trình hành động (chương trình) là tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương : tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu của Chương trình là trên cơ sở hiểu đầy đủ nội dung Nghị quyết để cụ thể hoá đầy đủ các quan điểm, chủ trương, định hướng chính sách, nhiệm vụ Trung ương đã thông qua bằng các văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

A. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH.

1. Làm rõ và cụ thể hoá định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và công ích bằng việc ban hành tiêu chí phân loại cụ thể doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối; cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp, Nhà nước không giữ cổ phần khi cổ phần hoá; doanh nghiệp nhà nước thực hiện sáp nhập, giải thể, phá sản; doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

2. Khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích xã hội cần và pháp luật không cấm.

Để thực hiện nhiệm vụ này, cần ban hành nghị định về doanh nghiệp hoạt động công ích thay thế Nghị định số 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo tinh thần doanh nghiệp nhà nước công ích cũng thực hiện hạch toán, Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế.

3. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ tạo môi trường để doanh nghiệp nhà nước tự chủ, tự quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu, nâng cao hiệu quả, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

a) Ban hành chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế; có cơ chế bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng cùng phát triển; quy định kiểm soát hoạt động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước.

b) Ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả, cơ chế giám sát và chế tài đối với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước : doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, Tổng công ty nhà nước để khuyến khích những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đồng thời xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

c) Ban hành Quy chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thay thế Quy chế ban hành kèm theo các Nghị định số 59/CP, 27/1999/NĐ-CP nhằm trong 5 năm 2001 - 2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hoá công nghệ.

ưd) Thí điểm thành lập Công ty Đầu tư tài chính để thực hiện việc Nhà nước đầu tư và quản lý vốn tại doanh nghiệp thay thế cho việc giao vốn.

đ) Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng tăng thêm quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quyết định đầu tư.

e) Ban hành Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thay thế Nghị định số 28/CP và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP.

4. Xây dựng quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Ban hành tiêu chuẩn và Quy chế đào tạo, thi tuyển cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng hệ thống đào tạo đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp.

5. Ban hành chế độ đãi ngộ, chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp theo hướng bảo đảm khuyến khích thoả đáng về vật chất và tinh thần tùy theo mức đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

a) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 83/1998/QĐ-TTg về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp độc lập quy mô lớn.

b) Ban hành cơ chế trách nhiệm và khuyến khích vật chất, tinh thần đối với giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

c) Thực hiện phân cấp bổ nhiệm, quản lý cán bộ đối với Tổng công ty nhà nước.

6. Thực hiện các biện pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

a) Ban hành cơ chế quản lý và xử lý nợ đối với doanh nghiệp nhà nước.

b) Thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

7. Ban hành chính sách đối với lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Lao động dôi dư được tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc; nếu không tìm được việc thì nghỉ chế độ mất việc. Sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

8. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh.

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 39/CP.

b) Ban hành Nghị định về chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

c) Xây dựng đề án thành lập tập đoàn kinh tế.

9. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp. Nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

a) Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

b) Kiến nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Chống tham nhũng về mức mua cổ phần của cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

10. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước liên quan đến phạm vi áp dụng Nghị định và thẩm quyền quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

11. Đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nước cần thiết và có đủ điều kiện ở những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các biện pháp cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 50/CP và 38/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ thực hiện dưới hình thức Công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.

12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật, Pháp lệnh liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nưước.

a) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phá sản doanh nghiệp theo hướng ngưười quyết định thành lập doanh nghiệp có quyền đề nghị phá sản doanh nghiệp.

b) Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần doanh nghiệp nhà nưước bao gồm doanh nghiệp Nhà nưước giữ 100% vốn và doanh nghiệp Nhà nưước giữ cổ phần chi phối; quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nưước; đưa vào Luật sửa đổi những nội dung mới về mô hình tổ chức hoạt động của các Tổng công ty nhà nưước. Cụ thể hoá mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

c) Xây dựng Luật Kế toán.

d) Xây dựng Pháp lệnh Kiểm toán nhà nưước.

đ) Xây dựng Luật Khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền.

e) Xây dựng Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh.

Những nội dung trên được cụ thể hoá thành công việc nêu trong phụ lục Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX kèm theo.

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX thì đối với những vấn đề đã rõ, đã có Nghị quyết cần khẩn trương, kiên quyết triển khai thực hiện; những vấn đề chưưa đủ rõ thì tổ chức thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có bưước đi thích hợp, tích cực nhưưng vững chắc, kịp thời uốn nắn các sai sót, lệch lạc, Chính phủ tập trung chỉ đạo những nội dung chủ yếu sau :

1. Thành lập tổ chức tưương xứng để làm nhiệm vụ tham mưưu, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách và giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ưương 3.

2. Tổ chức quán triệt Nghị quyết trong toàn quốc, phổ biến Chưương trình hành động của Chính phủ; lấy ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành cơ chế, chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp. Hưướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng chưương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

3. Chỉ đạo, hưướng dẫn các địa phưương, Bộ, ngành, Tổng công ty nhà nước phân loại, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Cần đặc biệt chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các địa phưương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cưường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án đưược Thủ tưướng Chính phủ phê duyệt.

4. Chỉ đạo khẩn trưương sắp xếp lại các Tổng công ty nhà nưước không hội đủ những điều kiện cần thiết.

5. Chỉ đạo thí điểm khẩn trưương, vững chắc để nhân rộng việc chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; thành lập tập đoàn kinh tế; thành lập Công ty đầu tưư tài chính.

6. Chỉ đạo, hưướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt việc phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp thuộc các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.

7. Tổ chức chỉ đạo điểm chuyển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội sang hoạt động theo cơ chế Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

8. Đẩy mạnh thực hiện chưương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với nhận thức đây là một khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

9. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc lành mạnh hoá tài chính, giải quyết nợ không thanh toán đưược và ngăn ngừa tái phát; giải quyết tốt số lao động dôi dưư của doanh nghiệp nhà nước.

10. Tổ chức chỉ đạo thí điểm những nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 đã nêu ra trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh (Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Bộ luật Lao động, Pháp lệnh Chống tham nhũng...).

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này của Chính phủ cụ thể hoá chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba của cơ quan, địa phương mình.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 183/2001/QD-TTg

Hanoi, November 20, 2001

 

DECISION

ON THE GOVERNMENTS ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION OF THE IXTH PARTY CENTRAL COMMITTEE’S THIRD PLENUM

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government’s Resolution No.12/2001/NQ-CP of November 2, 2001,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Government’s action program for implementation of the Resolution of the IXth Party Central Committee’s third plenum.

Article 2.- This Decision takes effect as from the date of its signing.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM

 FOR IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION OF THE IXTH PARTY CENTRAL COMMITTEES THIRD PLENUM
(promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 183/2001/QD-TTg of November 20, 2001)

I. OBJECTIVE AND REQUIREMENT OF THE PROGRAM

The objective of the action program (program for short) is to organize the successful implementation of the Party Central Committee’s (PCC) Resolution: continuing to restructure, renovate, develop and raise the efficiency of State enterprises so that they make important contributions to ensuring essential products and public-utility services for the society and meeting the needs of national defense and security, and act as the core force in boosting the economic growth and creating foundation for the cause of national industrialization and modernization along the socialist orientation.

The program’s requirement is, on the basis of fully grasping the Resolution’s contents, to fully concretize viewpoints, undertakings, orientations, policies and tasks already approved by the PCC into legal documents and to organize the efficient implementation thereof.

II. MAJOR CONTENTS OF THE PROGRAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To clarify and concretize the orientation for restructuring and development of State enterprises engaged in business and public-utility activities by promulgating concrete criteria for classification of State enterprises into such categories as enterprises with 100% State-owned capital; enterprises where the State holds dominant shares, special shares, small shares or no shares upon their equitization; State enterprises to be merged, dissolved or bankrupt; and State enterprises subject to assignment, sale, business contracting or lease.

2. To encourage people and enterprises of all economic sectors to turn out products and provide public-utility services necessary for the society and not banned by law.

To perform this task, it is necessary to issue a decree on public-utility enterprises in replacement of Decree No.56/CP on State public-utility enterprises in the spirit that State public-utility enterprises shall also conduct cost-accounting and the State shall adopt preferential treatment policies for public-utility products and services, irrespective of enterprise forms and economic sectors.

3. To amend and supplement mechanisms and policies, formulate a complete legal framework for the creation of an environment for State enterprises to act independently, deciding by themselves their own business according to the supply-demand relationship, raise the efficiency of and take self-responsibility for, their activities.

a/ To promulgate preferential treatment policies for branches, regions, products and services which need priority or development promotion, irrespective of economic sectors; to adopt mechanisms for the protection and encouragement of enterprises to compete and cooperate with one another on an equal footing for mutual development; to stipulate the control of operations and regulation of profits of enterprises operating in those fields where the State holds monopoly.

b/ To issue criteria on efficiency evaluation, supervision mechanism and penalties for each type of State enterprises: enterprises with 100% State-owned capital, enterprises where the State holds dominant shares and State corporations, so as to encourage the enterprise managers who work fruitfully and at the same time, handle those who work inefficiently due to subjective causes.

To renew the accounting, auditing, reporting and information regimes, publicize enterprises  business activities and financial situation.

c/ To issue the financial Regulation for State enterprises in replacement of the Regulations issued together with Decrees No.59/CP and No.27/1999/ND-CP so as within 5 years from 2001 to 2005 to basically create enough charter capital for enterprises, encourage them to renovate and modernize technologies.

d/ To experimentally establish a financial investment company in order to effect the State investment and management of capital at enterprises, instead of capital allocation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ To issue a decree on management of labor, wages and revenues in State enterprises in replacement of Decrees No.28/CP and 03/2001/ND-CP.

4. To elaborate a planning for training of a contingent of State enterprise managers. To issue criteria and regulations on training and recruitment examination of key managerial staff of State enterprises. To build up the enterprise director-training system.

5. To promulgate the regimes of preferential treatment and responsibility of enterprise managers along the direction of ensuring satisfactory material and spiritual incentives according to the levels of their contribution to enterprises production and business results.

a/ To amend and supplement Decision No.83/1998/QD-TTg on the wage and allowance regime for members of Managing Boards and Control Commissions of State corporations and large-scale independent enterprises.

b/ To promulgate mechanisms of responsibility as well as material and spiritual incentives for directors of State enterprises.

c/ To assign responsibility for appointment and management of personnel of State corporations.

6. To apply measures for a healthy financial situation of enterprises

a/ To adopt a debt- management and -handling mechanism for State enterprises.

b/ To set up a company for sale and purchase of debts and assets of State enterprises in order to handle their debts and redundant assets, thus creating conditions to make healthy the financial situation of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To renew and raise the efficiency of the operations of State corporations, build up a number of strong economic consortiums.

a/ To amend and supplement the model Statute on organization and operation of State corporations issued together with Decree No.39/CP.

b/ To issue a decree on shifting State corporations to operate after the parent company- affiliated company model.

c/ To work out a project on the establishment of economic consortiums.

9. To boost the equitization of State enterprises. The State shall adopt policies to reduce the difference in preferred shares for laborers among equitized enterprises and issue regulations so that laborers can hold their preferred shares for a given period of time. To study the use of part of enterprises� capital for the creation of laborers shares; the laborers shall enjoy interests from these shares but must not withdraw them from enterprises. Investors are allowed to buy shares issued for the first time by equitized enterprises where the State does not hold dominant shares strictly according to the provisions of the Enterprise Law and the Law on Domestic Investment Promotion.

a/ To issue a decree in replacement of Decree No.44/1998/ND-CP on equitization of State enterprises.

b/ To propose the National Assembly Standing Committee to amend Clause 2, Article 13 of the Anti-Corruption Ordinance, on the amount of shares to be purchased by leaders and operation managers of the equitized State enterprises.

10. To effect the assignment, sale, business contracting and lease of small-sized enterprises with State capital of under VND 5 billion.

To amend and supplement a number of articles of Decree No.103/1999/ND-CP on assignment, sale, business contracting and lease of State enterprises, which relate to the scope of application of the Decree and competence to decide the assignment, sale, business contracting or lease of State enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To amend and supplement a number of articles of Decrees No.50/CP and No. 38/CP on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises in the spirit that new State enterprises engaged in business activities shall be established mainly in form of joint-stock companies. To establish enterprises with 100% State-owned capital only in those branches and domains where the State holds monopoly or where other economic sectors refuse or are unable to participate in.

12. To amend and supplement a number of articles of the laws and ordinances related to the restructuring, renovation and development of State enterprises.

a/ To amend and supplement a number of articles of the Law on Enterprise Bankruptcy along the direction that the person deciding on the enterprise establishment shall have the right to propose the enterprise bankruptcy.

b/ To amend and supplement the State Enterprise Law in the spirit that State enterprises shall include enterprises with 100% State-owned capital and enterprises where the State holds dominant shares; to prescribe the establishment, operation organization, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises; to include in the to-be revised law new contents on the model of organization and operation of State corporations. To concretize the organizational model as well as functions, tasks and powers of State owners for State enterprises.

c/ To draft the Law on Accountancy.

d/ To draft the Ordinance on State Audit.

e/ To draft the Law on Competition Encouragement and Monopoly Restriction.

f/ To draft the Law on the Use of State Capital Invested in Business.

The above-mentioned contents shall be concretized into tasks mentioned in the appendix to the Government’s action program for implementation of the Resolution of the PCC’s third plenum, IX Congress (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the spirit of the Resolution of the IXth PCC’s third plenum, those matters which have been clearly explained and resolved, should be expeditiously and resolutely realized; those matters, which are still ambiguous should be experimented, realizing them while drawing experiences therefrom, taking appropriate, active and firm steps, redressing errors and deviations in time. The Government shall focus its direction on the following major contents:

1. Setting up an organization compatible with the performance of the task of advising on and coordinating the mechanism and policy elaboration and assisting the Government in directing the implementation of the Resolution of the PCC’s third plenum.

2. Organizing the thorough study of the Resolution throughout the country, disseminating the Government’s action program; gathering enterprises’ opinions before promulgating new mechanisms and policies related to them. Guiding branches and levels to work out their respective programs of action for implementation of the Resolution.

3. Directing and guiding localities, ministries, branches and State corporations to classify and restructure State enterprises. Paying special attention to directing and guiding the restructuring of State enterprises under the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and local administrations in mountainous, deep-lying and remote areas. Enhancing the direction, inspection and supervision of the implementation of schemes already approved by the Prime Minister.

4. Directing the prompt restructuring of State corporations which fail to meet the prescribed conditions.

5. Directing the expeditious and firm experimentation of the conversion of State corporations into those operating after the parent company-affiliated company model, for widespread application; establishing economic consortiums and Financial Investment Company.

6. Well directing, guiding and organizing the classification and restructuring of enterprises belonging to Party organizations, socio-political organizations.

7. Organizing the direction of pilot conversion of State enterprises, enterprises of Party organizations or socio-political organizations into one-member limited liability companies.

8. Accelerating the implementation of the program on equitization of State enterprises, considering this an important stage to create basic changes in the renovation and raising the efficiency of State enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Organizing the direction of the experimentation of contents of the Resolution of the PCC’s third plenum pending the amendment and/or supplementation of laws and ordinances (the Law on Bankruptcy, the State Enterprise Law, the Labor Code, the Anti-Corruption Ordinance...).

The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, on the basis of this action program of the Government, work out concrete programs of action for implementation of the Resolution of the PCC’s third plenum for their respective branches and localities.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Quyết định 183/2001/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 183/2001/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/11/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 183/2001/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…