THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1415/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2022 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Căn cứ Quyết định 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn;
b) Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống và kênh thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất - xuất khẩu - phân phối ổn định, bền vững;
d) Góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có năng lực cung ứng hàng hóa khối lượng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, uy tín.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hỗ trợ về thông tin thị trường cho 20.000 lượt doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho 15.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;
c) Hỗ trợ 5.000 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới;
d) Tổ chức 10.000 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài;
đ) Hỗ trợ trên 10.000 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;
e) Phấn đấu đến năm 2030, hàng hóa Việt Nam có mặt tại các chuỗi phân phối truyền thống và trực tuyến tại tất cả quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.
1. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường
a) Thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, xu hướng phát triển của thị trường thế giới và các chuỗi cung ứng quốc tế;
b) Cung cấp thông tin, phổ biến chính sách của các nhà phân phối đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước để kịp thời nắm bắt, có những điều chỉnh cần thiết, nhằm đáp ứng tiêu chí, yêu cầu để trở thành nhà cung ứng cho các mạng phân phối nước ngoài;
c) Phối hợp với các tập đoàn phân phối nước ngoài xây dựng, cập nhật các bộ tài liệu về quy trình lựa chọn sản phẩm và doanh nghiệp cung ứng, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu, nhằm hướng dẫn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam áp dụng các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng của các mạng phân phối nước ngoài;
d) Xây dựng Mạng lưới chuyên gia tư vấn xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, tìm hiểu thông tin và nhận được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia về thị trường, xuất khẩu, marketing, xây dựng thương hiệu;
đ) Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về ngành hàng và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng:
- Phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành hàng và các doanh nghiệp Việt Nam;
- Phối hợp với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành hàng và doanh nghiệp phân phối nước ngoài;
- Phát triển các công cụ khai thác, phân tích, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông qua đó có thể truy xuất thông tin theo nhu cầu phục vụ công tác phân tích thị trường, kết nối doanh nghiệp.
e) Duy trì Cổng thông tin trực tuyến của Đề án và các kênh thông tin trên nền tảng số khác với vai trò là công cụ phổ biến thông tin thị trường, tư vấn trực tuyến cho các doanh nghiệp, tiếp cận các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qua đó đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên, tạo diễn đàn hiệu quả cho việc kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu và tập đoàn phân phối nước ngoài.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài
a) Đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu của mạng phân phối;
b) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của mạng phân phối nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;
c) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, cung ứng cho mạng phân phối nước ngoài thông qua những hình thức phù hợp với thực tế;
d) Hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp, tăng khả năng quản lý/kiểm soát rủi ro, tính hiệu quả của doanh nghiệp trước những khó khăn, thách thức trong bối cảnh hiện nay;
đ) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn sản xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; tổ chức sản xuất hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường và các tập đoàn phân phối;
e) Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng được các chứng chỉ tiêu chuẩn về sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu nói chung và Tập đoàn phân phối nói riêng.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững
a) Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu xanh - sạch: đẩy mạnh các hoạt động nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc tự chủ nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động phát triển nguồn nguyên liệu xanh, sạch để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu;
b) Khuyến khích chuyển đổi năng lượng, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất: nâng cao ý thức doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, sử dụng công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện môi trường; thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng theo hướng nâng cao nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất. Tương lai, đây sẽ là một ưu thế cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu sang các quốc gia phát triển hoặc quốc gia đã tham gia cam kết tại Hội nghị COP 26;
c) Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất: tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất (đặc biệt là những ngành nông thủy sản) nhằm hướng đến quá trình sản xuất hợp lý, tiết kiệm và thân thiện với môi trường;
d) Khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến chế tạo (đặc biệt là ngành chế biến nông lâm thủy sản), liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu và với các tập đoàn phân phối.
4. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới
a) Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao ý thức của doanh nghiệp Việt Nam về chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới đặc biệt với những ngành hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ, nội thất;
b) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hệ thống phân phối dựa trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam và nước ngoài. Phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử xuyên biên giới trong và ngoài nước từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi số, tập huấn kỹ năng bán hàng (bao gồm cả marketing, dịch vụ khách hàng, dịch vụ sau bán hàng...) trên môi trường số, tiến tới xây dựng và củng cố thương hiệu Việt Nam, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu hướng tới phát triển thị trường một cách bền vững;
c) Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu vào các hãng phân phối trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
5. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
a) Phối hợp với các Tập đoàn phân phối và chuyên gia tư vấn hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển từ thương hiệu của các nhà phân phối, phát triển lên thương hiệu chung (co-brand) và tiến tới phát triển thương hiệu riêng trong hệ thống phân phối;
b) Phối hợp với các mạng phân phối nước ngoài hỗ trợ phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trong hệ thống phân phối trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới;
c) Hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại thị trường quốc tế và phối hợp với các tập đoàn phân phối quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh sản phẩm Việt Nam.
6. Tổ chức các hoạt động kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài, bao gồm:
a) Tổ chức hội thảo kết nối giao thương giữa doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu với các nhà phân phối nước ngoài;
b) Tổ chức Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại các mạng phân phối nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các Chương trình Tuần hàng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức đưa doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đi khảo sát thị trường các nước nhằm nắm bắt yêu cầu thị trường và giao dịch với các nhà phân phối;
d) Tổ chức cho các tập đoàn phân phối nước ngoài tham quan, tìm hiểu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam;
đ) Tổ chức các hoạt động kết nối với mạng lưới phân phối do doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ; các hoạt động quảng bá, tiếp thị hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
7. Tổ chức các hoạt động truyền thông
a) Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam:
- Truyền thông về lợi ích tham gia đề án, góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về mô hình tham gia trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài, coi đây là một kênh xuất khẩu, quảng bá sản phẩm và thương hiệu một cách hiệu quả;
- Truyền tải thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về các tiêu chuẩn tham gia và quy trình cung ứng hàng hóa cho các mạng phân phối nước ngoài;
- Truyền thông về những hoạt động của Đề án hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các nhà phân phối, người tiêu dùng nước ngoài;
b) Truyền thông về kinh nghiệm trong việc đưa hàng vào mạng phân phối nước ngoài:
Kinh nghiệm thành công của những điển hình doanh nghiệp đã tham gia đề án trong việc đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các dịch vụ phục vụ khách hàng, từ đó nâng cao doanh số bán hàng trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.
c) Truyền thông xuất khẩu tới người mua hàng nước ngoài:
Truyền thông ra nước ngoài về hình ảnh Việt Nam là nguồn cung ứng chất lượng và đáng tin cậy... Thông qua hoạt động tuyên truyền xuất khẩu để khách hàng thấy rõ năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các ngành sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam.
d) Sử dụng các công cụ truyền thông đa phương tiện, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá trực tiếp đến khách hàng.
8. Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài xây dựng chiến lược thu mua bền vững với thị trường Việt Nam
a) Khuyến khích, hỗ trợ các tập đoàn phân phối nước ngoài đặt hiện diện thương mại (mở văn phòng đại diện, thành lập doanh nghiệp thu mua...) tại Việt Nam, hợp tác đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào mạng phân phối của các tập đoàn tại các nước, nhất là hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam;
b) Khuyến khích, hỗ trợ các tập đoàn phân phối đa quốc gia đã có hiện diện tại Việt Nam liên kết, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong nước để phát triển nguồn hàng cho mạng phân phối toàn cầu của tập đoàn, doanh nghiệp đó, xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung ứng của khu vực;
c) Thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận nhằm thiết lập khung khổ hợp tác với các tập đoàn phân phối nước ngoài với những chương trình hành động cụ thể.
9. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển hệ thống đại lý phân phối tại thị trường nước ngoài để đưa hàng vào các mạng phân phối nước ngoài.
10. Nhiệm vụ khác
Tận dụng tốt các FTA đã có hiệu lực giữa Việt Nam và đối tác; đàm phán, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường dành cho những mặt hàng nông thủy sản có thể mạnh của Việt Nam tại thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho việc đưa các sản phẩm của Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài.
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; từ nguồn đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
1. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án đến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và chỉ đạo, đôn đốc thực hiện;
c) Tăng cường chỉ đạo các Cơ quan Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối và xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;
d) Cuối năm 2025, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá giữa kỳ việc triển khai Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn sau. Cuối năm 2030, tiến hành đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện Đề án.
2. Bộ Tài chính
Trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đàm phán, thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông thủy sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho việc đưa sản phẩm của Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài.
4. Các Bộ, ngành, địa phương
a) Căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan theo phân cấp quản lý chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đề án, hàng năm tổng kết kết quả thực hiện, gửi Bộ Công Thương để tổng hợp.
Các Bộ, ngành xây dựng dự toán để triển khai các hoạt động của Đề án và tổng hợp vào ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định luật pháp hiện hành.
b) Tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng để đề xuất, kiến nghị những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ kịp thời;
c) Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn phụ trách để khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài;
d) Tích cực phối hợp, tạo điều kiện để các hãng phân phối phát triển hệ thống cung ứng tại Việt Nam;
đ) Xây dựng cẩm nang giới thiệu những mặt hàng có thế mạnh, danh sách các doanh nghiệp có uy tín của địa phương để giới thiệu, thu hút các hãng phân phối xây dựng hệ thống cung ứng hoặc thu mua sản phẩm của địa phương.
5. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng
a) Phối hợp với Bộ Công Thương lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của các mạng phân phối nước ngoài để xây dựng kế hoạch hỗ trợ;
b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách, giải pháp tháo gỡ;
c) Cung cấp, cập nhật số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vào các mạng phân phối nước ngoài.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
PRIME MINISTER
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1415/QD-TTg |
Hanoi, November 14, 2022 |
DECISION
Approving the Project for “Encouraging Vietnamese enterprises in directly participating in foreign distribution networks by 2030”
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government on function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;
Pursuant to Decree No. 28/2018/ND-CP dated March 01, 2018 of the Government of Vietnam elaborating the Law on Foreign Trade Management concerning certain methods for developing foreign trade;
Pursuant to Decision No. 493/QD-TTg dated April 19, 2022 of the Prime Minister of Vietnam approving the goods import and export strategy by 2030;
...
...
...
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approving the Project for “Encouraging Vietnamese enterprises in directly participating in foreign distribution networks by 2030” (hereinafter referred to as “the Project”) with the following main contents:
I. OBJECTIVES
1. General objective
a) Develop the import and export market, ensure the sustainable growth for a long term;
b) Encourage Vietnamese enterprises in strongly participating in the global goods manufacture, supply and distribution chain, export directly to foreign distribution networks on the basis of promotion of strengths and use of the competitive advantages of Vietnam's exports;
c) Build a close and strategic cooperation relationship between Vietnamese manufacturers and exporters and foreign distribution networks on traditional export channels and e-commerce channels, towards a stable and sustainable manufacture-export-distribution;
d) Contribute to the change of production thinking, organization of manufacture systematically and sustainably, thereby enhancing the long-term competitiveness of enterprises; attract domestic and foreign investment in clean and sustainable green production, process high-quality exports, bring high added value to Vietnamese exports; build Vietnam into a reputable country capable of supplying large volumes of goods meeting quality standards.
2. Specific objectives
...
...
...
b) Assist in providing training and consultation for 15.000 enterprises to improve their competitiveness and supply capacity for gradually participating in the global value chain;
c) Assist 5.000 enterprises in developing their capacity to participate in cross-border e-commerce;
d) Organize connections and trade with foreign distribution networks 10.000 times;
dd) Support over 10.000 products exported directly to foreign distribution networks;
e) Strive to bring Vietnamese goods into traditional and online distribution chains in all countries having concluded free trade agreements (FTAs) with Vietnam.
II. Tasks and solutions
1. Assist enterprises with market information
a) Regularly update information about demands and tendencies for development of the world market and international supply chains;
b) Provide information and disseminate policies of distributors to domestic manufacturers and exporters to promptly grasp them and adjust them when necessary in order to meet criteria and requirements for being suppliers to foreign distribution networks;
...
...
...
d) Build a network of export consultants to support Vietnamese enterprises to exchange, learn information and receive direct advice and guidance from experts on market, export, marketing and branding;
dd) Establish, maintain and develop a system of online database of industries and enterprises in the supply chain:
- Cooperate with areas and industry associations in building a database of Vietnamese industries and enterprises;
- Cooperate with Vietnamese Trade Offices, overseas Vietnam Trade Promotion Offices, foreign business associations in building a database of foreign industries and distribution enterprises;
- Develop tools to use, analyze and share databases, thereby extracting information according to needs for market analysis and business connection.
e) Maintain the Project's web portal and other digital information channels as a tool for disseminating market information, online providing advice to enterprises, approaching domestic and foreign enterprises, thereby ensuring the adequate and regular provision of information and creating an effective forum for connecting exporters and foreign distribution corporations.
2. Assist enterprises in developing their capacity for supply to foreign market
a) Provide training and assistance for enterprises in improving their capacity for studying and developing products suitable for market needs and requirements of distribution networks;
b) Assist enterprises in improving production organization capacity, productivity and product quality, meeting requirements, regulations and quality standards of foreign distribution networks through training programs, disseminating information, guiding enterprises to apply management systems and tools to improve product quality and productivity, especially tools to assist in smart production and smart services;
...
...
...
d) Assist in improving the governance capacity of enterprises, increasing the ability to manage/control risks and effectiveness of enterprises in the face of difficulties and challenges in the current context;
dd) Build a network of production consultants to support Vietnamese enterprises to improve their research and development capacity; organize production towards the goal of sustainable development; apply science and technology in production, in order to improve competitiveness as well as the ability to meet the requirements of the market and distribution corporations;
e) Support in training and guiding enterprises to meet standards of production according to the standards of the import market in general and of distribution corporations in particular.
3. Support enterprises in gradually adapting and transforming production to meet sustainable consumption trends
a) Support enterprises in using green - clean materials: promote activities to raise the independence of enterprises in materials, reduce dependence on imported materials, actively develop green and clean materials to enhance the value and competitiveness of products in the global value chain;
b) Encourage enterprises in energy transition and energy saving in the production process: raise the awareness of efficient and economical use of energy in enterprises, use production technology that saves resources, consumes less energy and is environmentally friendly; promote enterprises to energy transition to be clean and renewable in production. In the future, this will be a competitive advantage of exports to developed countries or countries that have participated in commitments at COP 26;
c) Promote the development of the circular economy in production: find support for enterprises in building and developing the circular economy in production (especially in the agriculture and aquaculture), towards a rational, economical and environmentally friendly production process;
d) Encourage enterprises in developing supporting industries, processing and manufacturing (especially agro-forestry-fishery processing industry), link global supply chains with distribution corporations.
4. Support enterprises in building a capacity to participate in cross-border e-commerce
...
...
...
b) Promote support of Vietnamese enterprise in participating in distribution systems based on the cross-border e-commerce of Vietnam and other countries. Cooperate with cross-border e-commercial corporations in Vietnam and in other countries in gradually improving the capacity for digital transformation and training in sales skills (including marketing, customer services, after-sales services, etc.) on the digital environment, towards building and strengthening Vietnamese brands, helping businesses improve their competitiveness, effectively participate in the global production and supply chain towards market development in a sustainable manner;
c) Improve the development in logistics services for export to distribution firms on cross-border e-commerce platforms.
5. Support development of brands
a) Cooperate with distribution corporations and consulting experts in supporting provinces/cities, associations and enterprises in developing from brands of distributors to co-brands and developing towards personal brands in their distribution systems;
b) Cooperate with foreign distribution networks in supporting the development of Vietnamese-branded products in their distribution systems on the cross-border e-commerce platforms;
c) Support enterprises in registering product brand protection in the international market and cooperate with distribution corporations in strengthening their positions and advertising Vietnamese products.
6. Connect and trade with foreign distribution networks, including:
a) Organize seminars to connect and trade between manufacturing enterprises and exporting enterprises with foreign distributors;
b) Organize a Program for Vietnamese Good Week for foreign distribution networks; support domestic enterprises in displaying and introducing goods in the Program according to regulations of law;
...
...
...
d) Visit and learn about the manufacture of manufacturing and exporting enterprises of Vietnam by foreign distribution corporations;
dd) Connect with distribution networks owned by overseas Vietnamese traders; organize advertising for the overseas Vietnamese community.
7. Organize communication activities
a) Establish communication to heighten Vietnamese enterprises’ awareness:
- Communicate benefits of the participation in the scheme, thereby contributing to changing awareness and improving the understanding of enterprises about the model of direct participation in foreign distribution networks and considering this as an effective product and brand export and promotion channel;
- Transmit information and guide enterprises on standards of participation and process for supply of goods to foreign distribution networks;
- Communicate activities of the Scheme on supporting enterprises in direct approaching with foreign distributors and consumers;
b) Communicate experience in putting goods into foreign distribution networks:
Experience of success of typical enterprises which have participated in the Scheme in innovating and researching the market, organizing manufacture, improving product quality to satisfy the international standards, developing guest services, thereby raising turnover of selling to foreign distribution systems.
...
...
...
Overseas communicate Vietnam’s image as a reliable and quality source, etc. Through export dissemination activities, customers can clearly see the production capacity and product quality of Vietnamese manufacturing industries and enterprises.
d) Use multimedia communication tools, diversify forms of dissemination with customers.
8. Develop mechanisms and policies to promote foreign enterprises to develop sustainable purchasing strategies for the Vietnamese market
a) Encourage and support foreign distribution corporations to set up commercial presence (open representative offices, establish purchasing enterprises, etc.) in Vietnam, cooperate in bringing Vietnamese exports into the distribution networks of corporations in other countries, especially goods bearing Vietnamese brands;
b) Encourage and support multinational distribution corporations already present in Vietnam to associate and cooperate with domestic manufacturing facilities and enterprises in developing sources of goods for global distribution networks of such corporations or enterprises, and building Vietnam into a regional supply center;
c) Promote the signing of agreements to establish a cooperation framework with foreign distribution corporations with specific action plans.
9. Research and develop mechanisms and policies to encourage Vietnamese enterprises to actively develop distribution agent systems in foreign markets to bring Vietnamese goods into foreign distribution networks.
10. Other tasks
Make good use of FTAs already in effect between Vietnam and partners; negotiate and promote the market opening process for Vietnam's key agricultural and aquatic products in foreign markets, create a premise for the introduction of Vietnamese products into the foreign distribution systems.
...
...
...
Funding for the implementation of this Project shall be allocated from the central and local budgets under the current budget decentralization prescribed in the Law on State Budget in 2015; from contributions and sponsorships of domestic and foreign individuals and organizations; from other lawful revenue sources as prescribed by law (if any).
Article 3. Organization of implementation
1. Ministry of Industry and Trade
a) Take charge and cooperate with Ministries, central and local authorities, industry associations and enterprises, based on their assigned functions and tasks, in implementing the tasks and solutions stated in the Project;
b) Organize dissemination of the Project to local authorities, associations and enterprises, and direct and urge the implementation thereof;
c) Strengthen the direction of Trade Offices, Trade Promotion Offices in foreign countries to support enterprises to connect and export directly to foreign distribution networks;
d) By the end of 2025, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with concerned ministries and branches in making summaries and mid-term evaluations of the implementation of the Project, and reporting them to the Prime Minister for necessary adjustments for the following period. BY the end of 2030, evaluations and summaries of the process of implementation of the Project shall be made.
2. The Ministry of Finance
Submit a proposal to allocate funds from the annual state budget to ministries and central authorities to perform the tasks of the project to competent authorities in accordance with the Law on State Budget and relevant laws.
...
...
...
Negotiate and promote the market opening process for Vietnam's key agricultural and aquatic products in foreign markets, create a premise for the introduction of Vietnamese products into the foreign distribution systems.
4. Ministries, central authorities and local authorities
a) Based on tasks and solutions mentioned in the Project, Ministries, central authorities and local authorities and relevant agencies shall, within their jurisdiction, take the initiative in formulating a plan to implement the project, make annual summaries of the implementation results, and send them to the Ministry of Industry and Trade for consolidation.
Ministries and central authorities shall prepare estimates for the implementation of the Project's activities and consolidation of them into the annual budgets to be submitted to the Ministry of Finance. Local authorities shall take the initiative in allocating funds from sources of the local budget and other lawful sources according to the applicable law.
b) Consolidate difficulties from enterprises in different industries to propose and recommend policies to support and solutions to solve them in a timely manner;
c) Take the initiative in reviewing and amending policies within their assigned fields or areas to encourage and enable Vietnamese enterprises to participate in exporting their goods to foreign distribution networks;
d) Actively cooperate and create conditions to distributors to develop their supply systems in Vietnam;
dd) Develop a handbook to introduce key products, a list of reputable local enterprises to introduce and attract distributors to build a supply or purchase system for local products. .
5. Business associations and industry associations
...
...
...
b) Consolidate difficulties arising and propose policies and solutions for solving such difficulties to competent authorities;
c) Provide and update data on the direct export of enterprises to foreign distribution networks.
Article 4. This Decision comes into force from the day on which it is signed.
Article 5. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations, units and individuals are responsible for implementation of this Decision.
PP. PRIME
MISNISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Van Thanh
;
Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1415/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1415/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video