BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1399/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Căn cứ Quyết định số 1386/QĐ-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục hải quan;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 7
năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Điều 1. Mục đích, yêu cầu, mục tiêu Chương trình
1. Mục đích
a. Tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.
b. Hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế, khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục hải quan, chủ động có biện pháp phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
c. Thiết lập mối quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh làm cơ sở tạo thuận lợi thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu, mục tiêu Chương trình
a. Mục tiêu:
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (sau đây gọi tắt là Chương trình) được tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ cao.
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia hài lòng về các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan.
b. Yêu cầu:
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan thuộc Phụ lục VI Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình) theo quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019.
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, các dữ liệu, chỉ tiêu thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, theo dõi, báo cáo thực hiện Chương trình cũng như các hoạt động tương tác với doanh nghiệp tham gia Chương trình phải cơ bản được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành hải quan theo Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
- Sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là các hoạt động tư vấn, trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro của cơ quan hải quan các cấp (quy định cụ thể tại Điều 5 dưới đây) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại, giúp doanh nghiệp phòng, tránh các vi phạm, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện nâng cao mức tuân thủ pháp luật hải quan.
2. Đối tác tin cậy là doanh nghiệp thành viên Chương trình được cơ quan hải quan đánh giá, ghi nhận có sự tự nguyện nâng cao ý thức tuân thủ, đồng thời có những đóng góp, hợp tác tích cực với cơ quan hải quan trong khuôn khổ thực hiện Chương trình.
3. Rủi ro trong nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu là các hành vi tiềm ẩn gây ra thiệt hại, hoặc vi phạm bị cơ quan hải quan xử lý trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp phải gánh chịu do nhân viên hoặc các đối tượng xấu lợi dụng sự sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý, kiểm soát chuỗi cung ứng nội bộ của doanh nghiệp để buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật. (Ví dụ: nhân viên lợi dụng chữ ký, con dấu của công ty hoặc các đối tượng xấu lợi dụng pháp nhân, hóa đơn hồ sơ chứng từ của doanh nghiệp để buôn lậu, vi phạm pháp luật: lô hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bị nhân viên hoặc đối tượng xấu lợi dụng để cất giấu ma túy, hàng cấm; nhân viên xuất nhập khẩu vận tải rút ruột container hàng xuất khẩu...)
4. Xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng là xu hướng các mối đe dọa về an ninh, khủng bố, trộm cắp hàng hóa xuất nhập khẩu, vi phạm bản quyền, dịch bệnh và an toàn môi trường...đối với chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa toàn cầu được Liên hợp quốc, Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol), Tổ chức hải quan thế giới (WCO)...và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong và ngoài nước khuyến nghị, cảnh báo nhằm giúp doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan và cơ quan nhà nước khác, chủ động có biện pháp ngăn ngừa, phòng, tránh đảm bảo an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu.
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi thực hiện
Cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo các nguyên tắc, phạm vi, hình thức sau:
1. Nguyên tắc thực hiện
a. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các hoạt động của cơ quan hải quan và thành viên tham gia phải đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật.
b. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình không gây phát sinh thủ tục hành chính, không gây thiệt hại và phát sinh công việc không cần thiết cho doanh nghiệp.
c. Trong 24 giờ kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp thành viên, thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị chuyên môn để nghiên cứu giải quyết và trả lời sớm nhất. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được thì công chức được phân công giải quyết phải thông báo, giải thích lý do cho doanh nghiệp.
2. Phạm vi chương trình
a. Cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành viên chương trình về các nội dung liên quan đến lĩnh vực áp dụng quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh.
b. Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan hải quan không thực hiện việc hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin đối với vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, khởi tố, thanh tra.
c. Chương trình được thực hiện theo 2 giai đoạn:
c.1. Giai đoạn thí điểm: thực hiện trong thời gian 2 năm kể từ khi ban hành, kết thúc giai đoạn thí điểm sẽ tổng kết thí điểm để đo lường, đánh giá và sửa đổi, bổ sung Chương trình để phù hợp với yêu cầu thực tế.
c.2. Giai đoạn triển khai chính thức: Triển khai sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, tổ chức sơ kết 1 năm/1 lần, sau 5 năm Chương trình tổ chức tổng kết đo lường, đánh giá kết quả việc thực hiện các mục tiêu Chương trình và phương hướng triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
3. Hình thức thực hiện
Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan hải quan có thể triển khai các hình thức hoạt động sau:
a. Ký kết Biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình để cam kết thực hiện các nội dung hợp tác, hỗ trợ và nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh vi phạm pháp luật hải quan.
b. Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác, chương trình phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, tổ chức liên quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để trao đổi cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động nâng cao tuân thủ, phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan.
c. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình tập huấn, đào tạo để doanh nghiệp chủ động nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh các nguy cơ, rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.
d. Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên Chương trình có thể được thực hiện bằng điện thoại, thư điện tử hoặc bằng văn bản tùy yêu cầu của doanh nghiệp và tính chất vụ việc. Kết quả thực hiện các hoạt động phải được ghi nhận, báo cáo đầy đủ để đảm bảo việc theo dõi, đánh giá chất lượng Chương trình.
e. Các hình thức thực hiện có thể triển khai thí điểm hoặc theo từng thời điểm, giai đoạn cụ thể phù hợp với nguồn lực và yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan.
Điều 4. Đối tượng, điều kiện tham gia Chương trình
1. Đối tượng tham gia
a. Cơ quan hải quan hoạt động với vai trò chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình.
b. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có trụ sở đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cơ quan hải quan lựa chọn và tự nguyện đăng ký tham gia Chương trình với vai trò thành viên (sau đây gọi là doanh nghiệp thành viên Chương trình).
c. Các Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia với vai trò thành viên danh dự để hỗ trợ, tư vấn cho Chương trình.
2. Điều kiện tham gia
a. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc cập nhật thông tin theo quy định Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 và được cơ quan hải quan xác minh, cập nhật trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan.
b. Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và được cơ quan hải quan đánh giá cần khuyến khích nâng cao mức độ tuân thủ.
c. Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp được cơ quan hải quan gửi văn bản mời tham gia Chương trình và tự nguyện đăng ký tham gia Chương trình.
Điều 5. Các hoạt động cụ thể của cơ quan hải quan
1. Các hoạt động hỗ trợ
a. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn theo các cam kết tại Biên bản ghi nhớ đối với doanh nghiệp thành viên Chương trình khi có yêu cầu.
b. Ghi nhận tư cách thành viên, quá trình tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan trên hồ sơ doanh nghiệp và các hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
c. Phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp thành viên.
d. Trao đổi thông tin, cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; cảnh báo doanh nghiệp xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu theo các khuyến nghị từ các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có trách nhiệm trong nước và trên thế giới.
e. Phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức các hội thảo về các nội dung nêu tại điểm d nêu trên, đồng thời tư vấn, hỗ trợ các biện pháp để doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan, chủ động phòng, tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật.
f. Ưu tiên xem xét, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng biện pháp kiểm tra bằng máy soi khi doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đối với việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của doanh nghiệp.
g. Trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan có thể phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp khắc phục, giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
h. Tổ chức các chương trình hợp tác, đào tạo nâng cao tuân thủ để doanh nghiệp kịp thời cập nhật, nắm vững và tuân thủ các quy định mới liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro hải quan nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh nói chung.
2. Các hoạt động tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác
a. Phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá Chương trình.
b. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, hội nghị đối thoại để đo lường, đánh giá sự hài lòng, tiếp thu các kiến nghị, ý kiến bổ sung sửa đổi các cam kết thực hiện trong khuôn khổ Chương trình.
c. Thực hiện các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến, đăng tải hoạt động, kết quả của Chương trình lên các website của ngành như: https://customs.gov.vn, https://haiquanonline.com.vn
3. Các hoạt động khác
a. Theo dõi, đánh giá quá trình các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp tuân thủ tốt, có đóng góp tích cực cho Chương trình đồng thời cảnh báo, nhắc nhở, thu hồi tư cách doanh nghiệp thành viên Chương trình đối với các trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết.
b. Tham gia nghiên cứu, hợp tác quốc tế liên quan đến các hoạt động chương trình đối tác, tạo thuận lợi doanh nghiệp.
Điều 6. Cơ chế công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình
1. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện việc lựa chọn đối tượng doanh nghiệp thuộc diện cần hỗ trợ, khuyến khích nâng cao mức độ tuân thủ theo từng phạm vi, giai đoạn cụ thể để chủ động mời doanh nghiệp tham gia Chương trình.
2. Trường hợp đồng ý tham gia Chương trình, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp tổ chức thực hiện việc ký kết Biên bản ghi nhớ, công nhận tư cách thành viên Chương trình.
3. Cơ quan hải quan tổ chức các hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để ký kết Biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp đồng ý tham gia Chương trình về các cam kết đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong khuôn khổ Chương trình và theo quy định của pháp luật. Biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết là văn bản công nhận tư cách thành viên Chương trình của doanh nghiệp tham gia.
4. Trong quá trình thực hiện, cơ quan hải quan tiến hành thu hồi tư cách thành viên và các quyền lợi của doanh nghiệp tham gia chương trình trong các trường hợp sau:
a. Bị cơ quan hải quan đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường.
b. Bị xử lý về các hành vi vi phạm hải quan theo Phụ lục VI Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019.
c. Không thực hiện hoặc vi phạm các cam kết theo Biên bản ghi nhớ.
d. Không có ý thức hợp tác với cơ quan hải quan trong việc nâng cao tuân thủ, để xảy ra vi phạm sau khi cơ quan hải quan đã nhiều lần cảnh báo, nhắc nhở.
e. Các trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc có văn bản xin không tiếp tục tham gia Chương trình.
5. Trường hợp doanh nghiệp sau khi bị thu hồi tư cách thành viên Chương trình có đơn đăng ký xin tham gia lại, cơ quan hải quan chỉ xem xét tiếp nhận sau 1 năm kể từ khi doanh nghiệp bị thu hồi tư cách thành viên. Việc công nhận lại tư cách thành viên trên cơ sở đánh giá quá trình tự khắc phục, sửa chữa các lỗi, vi phạm cam kết và quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp.
Điều 7. Phân công nhiệm vụ và cơ chế giám sát kiểm tra, đánh giá
1. Tại Tổng cục Hải quan
a. Cục Quản lý rủi ro:
a.1. Chủ trì đầu mối tiếp nhận, điều phối thông tin liên quan và phối hợp thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này.
a.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí và thực hiện việc rà soát lựa chọn, đề xuất doanh nghiệp tham gia Chương trình.
a.3. Tổ chức hội nghị giới thiệu, gửi giấy mời, tiếp nhận, thẩm định thông tin, thông báo kết quả cho doanh nghiệp về việc tham gia Chương trình.
a.4. Đại diện cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục ký kết Biên bản ghi nhớ, công bố, thu hồi tư cách thành viên đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình.
a.5. Xây dựng quy trình, văn bản hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình.
a.6. Theo dõi, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ của cơ quan cấp Cục, Chi cục trong khuôn khổ Chương trình.
a.7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ việc theo dõi, tổng hợp dữ liệu đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp thành viên Chương trình.
a.8. Đề xuất, tổ chức việc kiểm tra, hướng dẫn định kỳ đối với các đơn vị thực hiện.
a.9. Phối hợp với Công nghệ thông tin & Thống kê hải quan triển khai ứng dụng công nghệ, số hóa các thông tin, dữ liệu liên quan trong khuôn khổ Chương trình để đáp ứng yêu cầu về việc theo dõi, đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp thành viên, cụ thể:
- Quản lý dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp tham gia Chương trình trên cơ sở chuyển đổi số; đảm bảo việc quản lý tình hình hoạt động, quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu đầu đến khâu cuối (ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, hoạt động nhập khẩu, sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nhân công, dây chuyền sản xuất, đối tác, quy mô, nhà xưởng, nơi lưu giữ vật tư, năng lực sản xuất, tiêu thụ năng lượng, việc chấp hành pháp luật hải quan và pháp luật khác có liên quan).
- Trên cơ sở nội dung trên, thực hiện việc số hóa quy trình quản lý, tiếp nhận thông tin và phản hồi các yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để tự động theo dõi, phân tích, đánh giá quá trình tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp làm cơ sở để cơ quan hải quan thực hiện việc mời tham gia, công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình đối với doanh nghiệp.
b. Vụ Pháp chế, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan.
b.1. Tiếp nhận, xử lý thông tin và trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp khi được Cục Quản lý rủi ro chuyển thông tin doanh nghiệp cần hỗ trợ, giải quyết theo lĩnh vực phụ trách.
b.2. Phối hợp Cục Quản lý rủi ro đánh giá việc chấp hành pháp luật và thực hiện các cam kết của doanh nghiệp tham gia Chương trình.
b.3. Phối hợp thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn định kỳ đối với các đơn vị thực hiện.
b.4. Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn và tổ chức hội nghị, hội thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 5.
c. Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Thanh tra - kiểm tra.
c.1. Cục Điều tra chống buôn lậu
Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với Cục Quản lý rủi ro theo các nội dung trong khuôn khổ Chương trình.
c.2. Cục Kiểm tra sau thông quan
Trao đổi, cung cấp thông tin kế hoạch, kết quả kiểm tra sau thông quan cho Cục Quản lý rủi ro liên quan đến doanh nghiệp tham gia Chương trình để có cơ sở quản lý, đánh giá.
c.3. Vụ Thanh tra - kiểm tra:
- Trao đổi, cung cấp với Cục Quản lý rủi ro về kết luận thanh tra liên quan đến doanh nghiệp đã được thanh tra có tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
- Hỗ trợ đào tạo tập huấn phổ biến kiến thức liên quan đến pháp luật thanh tra, giải quyết tố cáo.
d. Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị thực hiện:
d.1. Nghiên cứu, đề xuất đối tượng tham gia Chương trình.
d.2. Thông báo, phổ biến tới các Hiệp hội doanh nghiệp về nội dung Chương trình.
d.3. Phối hợp, đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đã tham gia vào Chương trình và các chỉ số về mục tiêu Chương trình.
e. Cục Công nghệ thông tin & Thống kê hải quan
Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro đảm bảo hạ tầng thông tin phục vụ triển khai thực hiện Chương trình.
f. Văn phòng Tổng cục, Báo Hải quan, Trường Hải quan Việt Nam
Phối hợp thực hiện các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động đối tác, tuyên truyền theo quy định tại Điều 5 Chương trình này.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố
a. Đơn vị chuyên trách Quản lý rủi ro thực hiện vai trò đầu mối tại cấp Cục:
a.1. Tiếp nhận, xử lý, điều phối thông tin, theo dõi, đôn đốc báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình tại địa bàn cấp Cục.
a.2. Đề xuất Trưởng nhóm chuyên trách về loại hình, lĩnh vực và đối tượng doanh nghiệp cụ thể mời tham gia thành viên theo yêu cầu, điều kiện của Chương trình.
a.3. Kịp thời nắm tình hình, báo cáo về hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, tình hình vi phạm của doanh nghiệp tham gia Chương trình khi có yêu cầu.
a.4. Trên cơ sở Chương trình này, chủ động đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp thuộc Chương trình đối tác của đơn vị theo đặc thù lĩnh vực, địa bàn quản lý.
b. Các đơn vị nghiệp vụ liên quan:
b.1. Trực tiếp hoặc phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục: hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thành viên về các vướng mắc, kiến nghị theo lĩnh vực nghiệp vụ khi nhận được yêu cầu từ đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục.
b.2. Phối hợp với đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục đề xuất thực hiện nội dung tại các điểm a.2, a.4 khoản 2 nêu trên.
c. Chi cục Hải quan:
c.1. Lãnh đạo, công chức được phân công có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện tại Chi cục các yêu cầu của đầu mối cấp Tổng cục, cấp Cục về việc hỗ trợ doanh nghiệp thành viên Chương trình.
c.2. Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo định kỳ trong khuôn khổ Chương trình.
c.3. Thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định và cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống nghiệp vụ đối với “Phiếu cung cấp, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp” do doanh nghiệp thành viên cập nhật tại Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến HQ36a, địa chỉ https://pus.customs.gov.vn.
c.4. Kịp thời đề xuất phương án xử lý, giải quyết, khắc phục tại hiện trường hoặc báo cáo, trao đổi kịp thời lên cấp trên đối với các trường hợp ngoài thẩm quyền hoặc khó xử lý đối với các vướng mắc liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tham gia Chương trình khi phát sinh tình huống doanh nghiệp thành viên Chương trình cần hỗ trợ.
Điều 8. Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình
Để triển khai các nhiệm vụ được phân công nêu trên tại các cấp, Tổng cục Hải quan thành lập Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình để làm đầu mối tiếp nhận, điều phối thông tin; trực tiếp tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp thành viên Chương trình. Thành phần Nhóm chuyên trách cụ thể như sau:
1. Trưởng nhóm: 01 Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro phụ trách hoạt động của nhóm chuyên gia; Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, điều phối, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong toàn ngành theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Chương trình.
2. Thành viên:
a. Cục Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý tuân thủ là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin, theo dõi tổng hợp báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình.
b. Vụ Pháp chế, Ban CCHĐH: 01 Lãnh đạo Vụ và 01 công chức chuyên trách.
c. Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan: Mỗi đơn vị 01 Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và 01 công chức chuyên trách.
d. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
- 01 Lãnh đạo Cục phụ trách đảm bảo việc điều phối, thực hiện Chương trình tại địa bàn Cục.
- Trưởng đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro, công chức chuyên trách về quản lý tuân thủ.
Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình sẽ được thành lập theo Quyết định của Tổng cục và tự giải thể khi kết thúc Chương trình.
Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị, công chức hải quan
1. Đơn vị, công chức hải quan thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ trong khuôn khổ Chương trình, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sẽ được tuyên dương, khen thưởng theo quy định.
2. Đơn vị, công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, thực hiện hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp nếu bị phát hiện có hành vi sách nhiễu, cố ý làm sai hoặc không thực hiện đầy đủ, đúng trách nhiệm, để xảy ra hậu quả sẽ bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo quy định của ngành và pháp luật./.
MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1399/QD-TCHQ |
Hanoi, July 15, 2022 |
DECISION
Promulgating a pilot program FOR ENCOURAGING voluntarY COMPLIANCE with customs laws BY ENTERPRISES
THE DIRECTOR GENERAL OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;
Pursuant to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and guidance on the Law on Customs providing for customs procedures, inspection, supervision and control procedures;
Pursuant to Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 amending certain Articles of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and guidance on the Law on Customs providing for customs procedures, inspection, supervision and control procedures;
Pursuant to Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import tariffs and management thereof;
Pursuant to Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 23, 2015 of the Ministry of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import tariffs and management thereof;
...
...
...
Pursuant to Decision No. 1386/QD-BTC dated June 20, 2016 of the Minister of Finance of Vietnam on function, tasks, powers and organizational structures of the Risk Management Department affiliated to the General Department of Vietnam Customs;
At the request of the Director of Risk Management Department.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Promulgating the pilot program for encouraging voluntary compliance with customs laws by enterprises.
Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.
Article 3. Heads of units affiliated to the General Department of Vietnam Customs, Directors of Customs Departments of provinces, inter-provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decision./.
PP. DIRECTOR
GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL
Hoang Viet Cuong
...
...
...
PILOT PROGRAM
FOR ENCOURAGING
VOLUNTARY COMPLIANCE WITH CUSTOMS LAWS BY ENTERPRISES
(Issued together with Decision No. 1399/QD-TCHQ dated July 15, 2022
of the Director Generals of General Department of Vietnam Customs)
I. GENERAL PROVISIONS
Article 1. Purposes, requirements and objectives of the Program
1. Purposes
a. Achieve trade facilitation and cost reduction of enterprises as a result of the improvement of legal compliance degrees of such enterprises and the reduction in frequency of physical inspection of imports and exports.
b. Support enterprises in limiting and overcoming difficulties in the implementation of customs procedures, proactively prepare measures for prevention and control of customs offences, improve the self-compliance with laws of enterprises.
c. Establish a trusted partnership between customs authorities and enterprises in import, export and transit as a basis for trade facilitation and competitiveness improvement of enterprises.
2. Requirements and objectives of the Program
...
...
...
- Over 80% of enterprises participating in the Pilot Program for encouraging voluntary compliance with customs laws by enterprises (hereinafter referred to as "the Program") are expected to increase their legal compliance degrees or keep their existing high compliance degrees.
- Over 80% of participating enterprises are expected to be satisfied with supporting measures of customs authorities.
b. Requirements:
- After 2 years of executing the Program, 100% of participating enterprises shall not commit customs offences to be handled as specified in Appendix VI Circular No. 81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019, be assessed as the second-degree compliance with the law (high compliance), third-degree compliance (medium compliance) according to regulations specified in Circular No. 81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019.
- After 2 years of executing the Program, information data and criteria related to the management, monitoring and report of executing the Program as well as the interaction with enterprises participating in the Program must be basically shown on a digital platform, meet requirements of digital transformation in professional services of customs procedures according to Decision No. 707/QD-TCHQ dated May 4, 2022 approving the Plan for digital transformation of customs procedures by 2025 with orientation to 2030.
- After 5 years of executing the Program, over 20% of total import/export enterprises shall be assessed as second-degree or third-degree compliance as a result of the support and voluntary compliance of enterprises.
Article 2. Definitions
1. “Support in customs compliance” means counseling, response to difficulties, provision of information and warnings against risks of customs authorities at all levels (prescribed specifically in Article 5 herein) for enterprises in the process of import, export and transit for the purpose of trade facilitation, support for prevention of customs offences and encouragement to improve voluntary customs compliance degrees of such enterprises.
2. “trusted partners” means member enterprises of the Program which are assessed and recorded as having a volunteer for increasing compliance, and having effective contributions to and cooperation with customs authorities within the Program.
...
...
...
4. “supply chain security risk trend” means a trend of security threats, terrorism, theft of imports and exports, piracy, epidemics and environmental safety, etc. in the global freight supply chain that is recommended and warned by the United Nations, the International Criminal Police Organization (Interpol), the World Customs Organization (WCO), etc. and other relative international and domestic agencies and organizations to help enterprises in cooperating with customs authorities and other state agencies and proactively take measures to prevent and control them in order to ensure security for the global freight transportation.
Article 3. Principles and scope of implementation
A customs authority shall support an enterprise participating in the Program in the customs compliance according to principles, scope and forms as follows;
1. Execution principles
a. During the execution of the Program, the customs authority and participating members must comply with procedures and regulations of laws.
b. Activities within the Program shall not result in other administrative procedures, damages and unnecessary tasks for the enterprise.
c. Within 24 hours from the time at which the customs authority receives a request for support from a member enterprise, the information shall be transferred to a professional unit for consideration and response as soon as possible. In case of force majeure that the support cannot be provided, the official assigned to handle must send a notification with reasons for the rejection to the enterprise.
2. Program scope
a. The customs authority shall provide guidance and support to the member enterprise of the Program on contents related to fields applying risk management, customs compliance and implementation of customs procedures for exports, imports and goods in transit.
...
...
...
c. The Program shall be executed in 2 phases;
c.1. Pilot phase: the Program is executed within 2 years from the date on which it is issued; in the end of the pilot phase, a pilot summary shall be made for assessment of and amendments to the Program to meet realistic requirements.
c.2. Official execution phase: the Program is executed after the pilot phase ends, preliminaries shall be organized for 1 time every year within 5 years and the Program shall organize a summary to assess the result of the Program and orientation to execute the Program in the next phase.
3. Execution forms
Within the Program, the customs authority may perform the following activities:
a. Sign a Memorandum of Understanding (MoU) with an enterprise which applies for participating in the Program in order to commit to perform the cooperation, support and improvement on legal compliance and prevention of customs offences.
b. Organize programs for partnership and cooperation with business associations, functional agencies, relative organizations and import-export enterprises to exchange and provide information, support improvement on the legal compliance and prevention of customs offences.
c. Organize conferences, seminars and training programs for enterprises to actively improve legal compliance and prevent risks in terms of customs offences.
d. Provide guidance and support for the member enterprise of the Program by phone, email or in writing depending on the enterprise’s requirements and the nature of the case. The result of the performance of such activities must be fully recorded and reported to ensure the monitoring and quality assessment of the Program.
...
...
...
Article 4. Participants and requirements for participating in the Program
1. Participants
a. A customs authority that takes charge of management and organization of the Program.
b. Export-import enterprises which have headquarters in Vietnam and are selected by the customs authority or voluntarily register the Program to be members (hereinafter referred to as "the Program member enterprises).
c. Export-import business associations participating as honorary members for support and counseling for the Program.
2. Requirements for the participation
a. Enterprises fully update information as prescribed in Circular No. 81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019 and the information is verified by the customs authority and updated on the customs information system.
b. Export-import enterprises run their operation for over 365 days and are assessed to be necessary for encouragement to improve compliance degrees by the custom authority.
c. Enterprises and business associations to which the customs authority sends a letter of invitation to participate in the Program and those which voluntarily register the Program.
...
...
...
Article 5. Specific activities of the customs authority
1. Supporting activities
a. Provide counseling and guidance according to commitments in the MoU for member enterprises of the Program if required.
b. Record the member status and process for participating in the Program on the enterprises’ dossiers and customs information systems of the customs authority applicable to participants of the Program for ensuring the performance of supporting activities in a manner that is prompt, effective and appropriate.
c. Assign customs officials and professionals at all levels to provide direct support or counseling for contact in order to handle difficulties during the process of implementation of customs procedures applicable to exports, imports and goods in transit of member enterprises.
d. Exchange information and warnings about factors causing reduction in compliance degrees of the enterprises; warn enterprises about supply chain security risk trends, infringement of intellectual property rights in importing and exporting, internal risks of enterprises in importing and exporting according to recommendations from international and domestic competent authorities and relative organizations.
e. Cooperate with community businesses and relevant agencies in organizing seminars on the contents mentioned in point d above as well as counseling and supporting measures for enterprises to cooperate with the customs authority, proactively prevent customs offences, avoid risks in the import-export supply chain, and ensure the maintenance or improvement of compliance degrees.
g. In special cases, at the requests of enterprises, the customs authority may cooperate with relevant agencies in providing support and counseling for the enterprises concerning measures for controlling and minimizing consequences of errors and violations of the enterprises in the process of implementing customs procedures to ensure the legal compliance.
h. Organize cooperative programs and advanced training programs for enterprises to promptly update, grasp and comply with new regulations related to the customs risk management in particular and export, import and transit in general.
...
...
...
a. Cooperate with organizations and business associations in organizing conferences for dissemination and introduction of the Program.
b. Periodically organize preliminaries, summaries and dialogue meetings to measure and assess satisfaction, absorb recommendations and additional comments to amend commitments made within the Program.
c. Disseminate on mass media, popularize and post activities and results of the Program on the customs websites such as: https://customs.gov.vn and https:// haiquanonline.com.vn
3. Other activities
a. Monitor and assess the process of carrying out activities within the Program. Organize commendations for enterprises that comply well, make positive contributions to the Program, and warn, remind, and revoke the Program member status in cases of failure to fulfill commitments or breach thereof.
b. Participate in international research and cooperation in terms of the partner program and enterprise facilitation.
Article 6. Mechanism for recognition and revocation of the Program member status
1. On the basis of analysis and assessment of information about import-export enterprises, the customs authority shall select enterprises in need of encouragement to improve compliance degrees in each specific scope and phase to proactively invite such enterprises to participate in the Program.
2. In case an enterprise agrees to participate in the Program, the enterprise shall notify the customs authority of cooperating in signing the MoU and recognizing the Program member status.
...
...
...
4. During the execution of the Program, the customs authority shall revoke the member status and rights of the participating enterprise in the following cases:
a. The enterprise is assessed as having high risks related to criminal activities, smuggling, tax evasion and environmental offences.
b. The enterprise is handled for customs offences according to Appendix VI of Circular No. 81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019.
c. The enterprise does not fulfill commitments or breach them as specified in the MoU.
d. The enterprise does not have awareness of cooperating with the customs authority in improving the compliance causing offences although the customs authority has repeatedly warned and reminded.
e. The enterprise is dissolved, bankrupted, suspended or has a written request not to continue participating in the Program.
5. In case the enterprise whose Program member status is revoked has an application for registration of participating again, the customs authority shall only consider accepting it after 1 year since the enterprise's member status is revoked. The re-recognition of member status is based on the assessment of the enterprise's process of self-correction of breaches of commitments and compliance with customs laws.
III. Organizing execution
Article 7. Task assignment and mechanism for inspection and assessment thereof
...
...
...
a. The Risk Management Department:
a.1. Take charge in receiving and regulating relative information and cooperate in performing activities specified in Articles 4, 5 and 6 hereof.
a.2. Conduct researches on formulating criteria and reviewing them to select and propose enterprises eligible for participating in the Program.
a.3. Organize conferences for introducing, sending invitation, receiving, appraising information and notify results of the participation in the Program to enterprises.
a.4. Carry out procedures for signing the MoU, publicizing and revoking the Program member status of enterprises via customs representatives.
a.5. Develop a process and guideline for performing activities within the Program.
a.6. Monitor and assess the operation of enterprises as well as the performance of supporting activities of departmental and sub-departmental agencies within the Program.
a.7. Periodically report the monitoring, consolidation of data on assessment of the compliance degrees and classification of risk degrees of member enterprises of the Program.
a.8. Propose and organize the inspection and periodic guidance for execution units.
...
...
...
- Manage data of enterprises participating in the Program on the basis of digital transformation; ensure the management of the operation and production process of such enterprises from the beginning to the end (business lines, owners, legal representatives, import, production and export, domestic consumption, treatment of wastes, workers, production lines, partners, scale, factories, material storage, production capacity, energy consumption, compliance with customs and other relevant laws).
- On the basis of the above contents, digitalize the process for managing, receiving information and responding to enterprises’ requests for support; research and apply technology to automatically monitor, analyze and assess the voluntary compliance process of enterprises as a basis for the customs authority to invite enterprises to participate, recognize and revoke the Program member status of enterprises.
b. Legal Department, Customs Control and Supervision Department, Import-Export Duty Department, Department of Customs Inspection.
b.1. Receive and process information and directly guide enterprises according to information of enterprises in need of support transferred from the Risk Management Department and process it according to fields that they are in charge.
b.2. Cooperate with the Risk Management Department in assessing the legal compliance and the fulfillment of the commitments of enterprises participating in the Program.
b.3. Cooperate in organizing periodic inspection and guidance for execution units.
b.4. Cooperate with the Risk Management Department in formulating training documents, guiding and organizing conferences and seminars as prescribed in clause 2 of Article 5.
c. Anti-Smuggling and Investigation Department, Post-Clearance Audit Department, Inspectorate Department.
c.1. Anti-Smuggling and Investigation Department
...
...
...
c.2. Post-Clearance Audit Department
Exchange and provide information on plans and results of post-clearance audit to the Risk Management Department related to enterprises participating in the Program for management and assessment.
c.3. Inspectorate Department
- Discuss and provide inspection conclusions with the Risk Management Department related to enterprises that have been inspected participating in the Program.
- Support training in disseminating knowledge related to the law on inspection and settlement of denunciations.
d. Customs Reform and Modernization Board.
Cooperate with the Risk Management Department and execution units in:
d.1. Researching and proposing participants in the Program.
d.2. Informing and disseminating to business associations about the contents of the Program.
...
...
...
e. Customs Information Technology and Statistics Department
Cooperate with the Risk Management Department in ensuring the information infrastructure for execution of the Program.
f. General Department Office, Customs Newspaper, Vietnam Customs School
Cooperate in organizing conferences, seminars, trainings and partnership activities and dissemination as prescribed in Article 5 of this Program.
2. Customs Department of provinces and cities
A responsible risk management units playing the role of focal points at Sup-Departmental agencies:
a.1. Receive, process and regulate information, monitor and urge reports on assessment of the execution of the Program at departmental areas.
a.2. Propose Group Leaders in charge of specific types, fields and enterprises invited to be members according to the requirements and conditions of the Program.
a.3. Promptly grasp and report the situation of import, export, transit and violation of enterprises participating in the Program if required.
...
...
...
b. Relative professional units:
b.1. Cooperate with, direct and guide Sub-Departmental agencies to: provide support and counseling to member enterprises on difficulties and recommendations in professional areas when they receive requests from Departmental risk management units or directly responsible for doing them.
b.2. Cooperate with the Departmental risk management units in proposing the implementation of the contents specified in points a.2 and a.4 of clause 2 above-mentioned.
c. Customs Sub-Department:
c.1. Be responsible for monitoring and urging the fulfillment of requirements for supporting the Program member enterprises of focal points at the General Department level and the Department level by leaders and officials assigned.
c.2. Set up a periodic report consolidation regime within the Program.
c.3. Receive, appraise and update enterprises’ information of forms of additional enterprise profile information on the professional system by member enterprises on the Online Public Service System HQ36a, at https://pus.customs.gov.vn.
c.4. Promptly propose plans to handle and solve difficulties directly related to imports and exports of enterprises participating in the Program on the spot when there is a situation that member enterprises of the Program need to be supported beyond its competence or difficult to handle.
Article 8. Program Execution Group
...
...
...
1. Group leader: 01 Leader of Risk Management Department in charge of activities of the Group is responsible for organizing, regulating, inspecting and guiding the performance of supporting activities in the whole sector according to Articles 5, 6 and 7 of the Program.
2. Members:
a. Risk Management Department: Compliance Management Department is the focal point to receive information, monitor, consolidate and report the execution of the Program.
b. Legal Department and Customs Reform and Modernization Board: 01 Departmental Leader and 01 responsible official.
c. Customs Control and Supervision Department, Import-Export Duty Department, Customs Department of Goods Verification: Each unit has 01 leader of the professional department and 01 responsible official.
d. Customs Departments of provinces and cities of Vietnam:
- 01 Departmental Leader in charge of the regulation and execution of the Program in such Department's area.
- Heads of units in charge of risk management, officials in charge of compliance management.
Program Execution Group will be established according to the Decision of the General Department and it will dissolve when the Program ends.
...
...
...
1. Customs units and officials that perform well their duties within the Program and are highly appreciated by the community businesses will be commended and rewarded according to regulations.
2. In case customs units and officials assigned to receive information, provide support and counseling for enterprises are found to have harassed actions or intentionally errors or failures to fully and properly fulfill their responsibilities causing consequences, they will be examined and disciplined according to the customs regulations and laws./.
;Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 về Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 1399/QĐ-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 15/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 về Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video