BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1245/QĐ-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố các chỉ tiêu về Hợp tác xã và Khu công nghiệp thuộc Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
(Nội dung chi tiết trong Phụ lục 1 kèm theo)
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
(Nội dung chi tiết trong Phụ lục 2 kèm theo)
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Phát triển hợp tác xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC CHỈ TIÊU VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC BỘ
TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022)
1.1. Đối với xã nông thôn mới: Xã đạt chỉ tiêu 13.1 khi có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành;
- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
- Được đánh giá, xếp loại đạt loại khá trở lên (hoặc loại trung bình trở lên đối với hợp tác xã thành lập dưới 03 năm) theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Có quy mô thành viên đủ lớn (UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương).
1.2. Đối với xã nông thôn mới nâng cao: Xã đạt chỉ tiêu 13.1 khi có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành;
- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
- Được đánh giá, xếp loại đạt loại khá trở lên theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Có quy mô thành viên đủ lớn (UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng không thấp hơn quy mô tối thiểu của xã nông thôn mới);
- Có ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ cho tối thiểu 30% tổng sản lượng sản phẩm, dịch vụ chính của hợp tác xã trong 3 năm liền trước năm xét công nhận.
2.2. Đối với huyện nông thôn mới: Huyện đạt chỉ tiêu 6.1 “Có Khu công nghiệp” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khu công nghiệp có trong Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế hoặc nằm trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư.
- Khu đất thực hiện đầu tư Khu công nghiệp đã được Nhà nước thu hồi và giao cho nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai.
- Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
2.2. Đối với huyện nông thôn mới nâng cao: Huyện đạt chỉ tiêu 6.1 “Có Khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tiêu chí huyện nông thôn mới theo nội dung mục 2.1 nêu trên.
- Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp theo quy định tại khoản 22 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đạt từ 50% trở lên.
QUY TRÌNH THU THẬP, TỔNG HỢP VÀ TÍNH TOÁN
TIÊU CHÍ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022)
1. Yêu cầu chung: Việc thu thập, tổng hợp và tính toán thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn các xã thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cần đáp ứng các yêu cầu:
- Thực hiện theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ được ngành thống kê quy định thống nhất và đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện;
- Thu thập, tổng hợp và công bố tiêu chí 10 về thu nhập thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo độ tin cậy, phản ánh xác thực thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã;
- Kết quả tính toán và tổng hợp tiêu chí 10 về thu nhập không xung đột với các kết quả khác do ngành Thống kê thực hiện và công bố.
2.1. Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn xã
Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn xã được tính bằng tổng thu nhập của toàn bộ các hộ trên địa bàn xã chia cho tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã trong năm báo cáo.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn xã |
= |
Tổng thu nhập của toàn bộ các hộ trên địa bàn xã trong năm |
Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã trong năm |
2.2. Thu nhập của hộ
Thu nhập của hộ là toàn bộ các khoản thu nhập mà các thành viên của hộ nhận được trong trong năm báo cáo, bao gồm:
(1) Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ sản xuất kinh doanh, bao gồm:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất như tiền lương, tiền công (phụ cấp, thưởng,...);
- Lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần;
- Thu nhập từ sản xuất kinh doanh: thu nhập từ hoạt động nông, lâm, thủy sản và hoạt động phi nông, lâm, thủy sản; lợi nhuận từ làm chủ hoặc tham gia làm chủ doanh nghiệp/HTX/Cơ sở kinh doanh cá thể.
(2) Thu nhập khác, bao gồm:
- Thu nhập từ sở hữu tài sản, đầu tư tài chính, bao gồm: thu nhập từ cho thuê nhà cửa/đất đai/tài sản, lãi gửi tiết kiệm, cổ tức;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, bao gồm: thu nhập từ các khoản trợ cấp, từ kiều hối, từ quà cho/biếu/tặng,…
- Thu nhập khác: các khoản thu nhập làm tăng thu nhập chưa kể trên như trúng xổ số, vui chơi có thưởng.
Lưu ý: các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm: tiền rút tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản (nhà, đất, tài sản khác,...), khoản vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn do liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, bồi thường đất do giải tỏa.
2.3. Hộ
Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.
Chủ hộ là một thành viên trong hộ, am hiểu thông tin của các thành viên khác, được các thành viên khác thừa nhận. Chủ hộ có thể trùng hoặc không trùng với chủ hộ được ghi trong sổ hộ khẩu do ngành Công an cấp.
2.4. Nhân khẩu thực tế thường trú
Nhân khẩu thực tế thường trú (viết gọn là NKTTTT) là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được từ 06 tháng trở lên và những người mới chuyển đến dưới 06 tháng nhưng xác định sẽ ăn, ở ổn định tại hộ, trẻ em mới sinh trước thời điểm điều tra và những người tạm vắng, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú (quy định thống nhất theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2019). Những trường hợp sau đây được xác định là NKTTTT tại hộ:
(1) Những người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ từ 06 tháng trở lên tính đến thời điểm điều tra, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú; những người tuy đã có giấy tờ di chuyển (giấy gọi nhập ngũ, giấy chiêu sinh, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển công tác,...) nhưng đến thời điểm điều tra họ vẫn chưa rời khỏi hộ để đến nơi ở mới.
(2) Những người mới đến hộ chưa được 06 tháng nhưng xác định sẽ ăn, ở ổn định như trẻ em mới sinh, những người đã rời hẳn nơi ở cũ đến ở ổn định tại hộ.
(3) Những người lâu nay vẫn thường xuyên ăn, ở tại hộ nhưng tại thời điểm điều tra họ tạm vắng như người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v..người đang bị tạm giữ; người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm điều tra chưa đủ 6 tháng.
3. Phạm vi khảo sát, thời gian và thời kỳ thu thập thông tin
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát thu thập thông tin trên địa bàn xã để tính toán kết quả tiêu chí số 10 về thu nhập trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Thời gian thu thập thông tin: Từ ngày 01 tháng 8 đến hết ngày 20 tháng 8 năm báo cáo.
- Thời kỳ thu thập thông tin: Thông tin được thu thập trong thời kỳ 12 tháng qua kể từ thời điểm thu thập (điều tra).
4. Phương pháp và nội dung thu thập thông tin
Khảo sát được tiến hành điều tra chọn mẫu và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Trường hợp địa phương đảm bảo được nguồn ngân sách để tiến hành thu thập thông tin của toàn bộ các hộ trên địa bàn xã thì sẽ không thực hiện các nội dung liên quan đến chọn mẫu, tính và tổng hợp thông tin mẫu ở các biểu trong Phụ lục. Các nội dung thu thập và biểu mẫu còn lại thực hiện như hướng dẫn.
4.1. Chọn mẫu
4.1.1. Chuẩn bị danh sách chọn mẫu
Bước 1. Lập bảng kê các hộ và NKTTTT theo thôn/ấp/bản: sử dụng bảng kê hộ từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2019 và cập nhật các hộ mới phát sinh đến thời điểm thu thập thông tin cho từng thôn/ấp/bản vào cuối bảng kê. Nếu bảng kê hộ từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019 theo địa bàn thì ghép các địa bàn theo thôn/ấp/bản (Biểu số: 01.BK/NTM, Phần A của Phụ lục).
Bước 2. Tổng hợp số lượng hộ và NKTTTT của xã: Tổng hợp số lượng hộ và NKTTTT của toàn xã từ tổng hợp số hộ của từng thôn/ấp/bản ở Bước 1 (Biểu số: 02.X/NTM, Phần A của Phụ lục).
4.1.2. Xác định cỡ mẫu
Bước 1: Xác định cỡ mẫu cho xã
Mẫu khảo sát cần đảm bảo tính đại diện cho toàn xã và đáp ứng tỷ lệ tối thiểu theo công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu khi biết quy mô tổng thể (số lượng hộ được tổng hợp ở Biểu số: 02.X/NTM, Phần A của Phụ lục).
Công thức:
n = |
N |
1 + N * e2 |
Trong đó: |
n là số hộ chọn mẫu N là tổng số hộ trên địa bàn xã e: sai số cho phép, thường có ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là 1 %, 5% và 10%, Thống nhất sử dụng khoảng tin cậy 95% (e=0,05) |
Bước 2: Phân bổ mẫu cho thôn/ấp/bản
Nguyên tắc: phân bổ số lượng mẫu tỷ lệ thuận với quy mô hộ của thôn/ấp/bản.
Sau khi xác định cỡ mẫu cho toàn xã ở Bước 1, tiếp tục thực hiện phân bổ số lượng hộ mẫu của xã cho các thôn/ấp/bản theo nguyên tắc tỷ lệ thuận với quy mô hộ của thôn/ấp/bản.
Số lượng mẫu của xã và phân bổ mẫu cho thôn/ấp/bản chi tiết tại Biểu số: 03.M/NTM, Phần A của Phụ lục.
Ví dụ: Xác định cỡ mẫu khảo sát của Xã A có quy mô 1.000 hộ tại 4 Thôn (từ Thôn A1 đến Thôn A4) như sau:
Bước 1: Áp dụng công thức trên với N=1.000 và e=0,05 thì kết quả tính được cỡ mẫu của xã A như sau:
n = |
1.000 |
= 285,7 |
1 + 1.000 * 0,052 |
Bước 2: Sau khi xác định được cỡ mẫu cho xã A với 286 hộ, tiếp tục phân bổ số lượng mẫu của xã (286 hộ) cho 4 thôn trong xã A theo nguyên tắc số lượng mẫu tỷ lệ thuận với quy mô hộ của thôn như sau:
Danh sách thôn/ấp/bản |
Tổng số hộ thực tế (hộ) |
Tổng số hộ được chọn mẫu (hộ) |
Thôn A1 |
150 |
286*050/1000) = 42,9 |
Thôn A2 |
250 |
286*(250/1000) = 71,5 |
Thôn A3 |
320 |
286*020/1000) = 91,52 |
Thôn A4 |
280 |
286*(280/1000) = 80,08 |
Tổng số hộ trong xã A |
1.000 |
286 |
Như vậy, số hộ được chọn của các thôn từ Thôn A1 đến Thôn A4 lần lượt là 43, 72, 92 và 80 hộ (lưu ý làm tròn số hộ theo nguyên tắc trên 0,5 làm tròn thành 1, dưới 0,5 làm tròn thành 0).
4.1.3. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo tính đại diện của chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã. Các bước chọn mẫu như sau:
Bước 1: Xác định khoảng cách (k) chọn mẫu cho từng thôn/ấp/bản với k =N/n, trong đó: N là tổng số hộ của thôn/ấp/bản và n là số hộ được chọn mẫu của thôn được xác định ở Bước 2, Mục 4.1.2 (thông tin ở Biểu số: 03.M/NTM, Phần A của Phụ lục). Để tránh mẫu được chọn nhiều ở các hộ trên đầu danh sách, thống nhất quy định khoảng cách k được làm tròn xuống. Ví dụ: Thôn A1 có 150 hộ thường trú trong đó 43 hộ được chọn, khoảng cách k=(150/43)=3,48 hộ và được làm tròn thành 3.
Bước 2: Xác định đơn vị chọn mẫu đầu tiên (hộ được chọn đầu tiên) bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên 1 số trong các số từ 1-k; trong đó k là khoảng cách chọn mẫu. Ví dụ: Thôn A1 xác định được khoảng cách chọn mẫu k bằng 3, vậy hộ ngẫu nhiên được chọn đầu tiên ở số thứ tự từ 1 đến 3 trong danh sách bảng kê; giả sử chọn số ngẫu nhiên là 2 thì hộ được chọn đầu tiên vào mẫu là hộ có số thứ tự là 2 trong bảng kê danh sách hộ trên địa bàn thôn A1.
Bước 3: Chọn mẫu lần lượt các hộ theo thứ tự: hộ thứ nhất có số thứ tự (i) trong bảng kê được chọn đầu tiên; hộ thứ 2 là i+k; hộ thứ 3 là i+2*k cho đến hộ cuối cùng là n có số thứ tự là i+(n-1)*k. Ví dụ: Thôn A1 có 150 hộ thường trú, số hộ mẫu là 43, khoảng cách chọn là 3, hộ được chọn đầu tiên là hộ số 2, vậy hộ thứ hai có số thứ tự là (2+3)=5, hộ thứ ba có số thứ tự là (2+2*3)=8 và hộ thứ 43 được chọn vào mẫu có số thứ tự là (2+42*3)= 128
Chọn hộ dự phòng: Ngoài các hộ được chọn kể trên, để ứng phó với trường hợp các hộ trong danh sách mẫu bị từ chối hoặc không thu thập được do nhiều lý do, khi chọn mẫu lập thêm danh sách hộ dự phòng 10% mẫu được chọn. Trong ví dụ trên Thôn A1 được chọn 43 hộ, vậy số hộ dự phòng là 4 hộ, các hộ dự phòng được chọn đồng thời khi thực hiện chọn hộ mẫu chính thức và chọn nối tiếp vào danh sách.
Danh sách hộ mẫu của từng thôn/ấp/bản tổng hợp theo Biểu số: 04.HM/NTM, Phần A của Phụ lục.
4.2. Nội dung, phiếu thu thập thông tin
Nội dung thông tin thu thập bao gồm NKTTTT và thu nhập của hộ. Thông tin về thu nhập bao gồm:
- Mục 1 Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Mục 2. Thu nhập từ trồng trọt;
- Mục 3. Thu nhập từ chăn nuôi;
- Mục 4. Thu nhập từ lâm nghiệp;
- Mục 5. Thu nhập từ thủy sản;
- Mục 6. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Mục 7. Thu nhập khác.
Nội dung phiếu thu thập thông tin và hướng dẫn, chi tiết tại Phần B của Phụ lục.
5. Tổng hợp và tính thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã và báo cáo kết quả
Tổng hợp tổng thu nhập của hộ mẫu của từng thôn/ấp/bản trong xã (Biểu số: 01.N/NTM, Phần C của Phụ lục).
Thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn xã được tính bằng cách cộng tổng thu nhập của toàn bộ các thôn/ấp/bản trong xã chia cho tổng số NKTTTT trên địa bàn xã (chi tiết tại Biểu số: 02.N/NTM, Phần C của Phụ lục).
Báo cáo kết quả và mẫu biểu theo quy định tại Phần C của Phụ lục về Cơ quan đầu mối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thời gian chậm nhất vào ngày 31 tháng 8 năm báo cáo.
6. Kiểm tra, xác nhận tính chính xác của số liệu thu thập, tổng hợp
Nội dung xác nhận tính chính xác của số liệu thu thập và tổng hợp bao gồm kiểm tra, rà soát toàn bộ thông tin và biểu mẫu báo cáo quy định tại Phần A, B và C của Phụ lục kèm theo. Trình tự kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra quy trình xác định số lượng mẫu của xã và phản bổ mẫu cho thôn/ấp/bản. Căn cứ vào các Biểu số 01, 02 và 03 ở Phần A và công thức xác định cỡ mẫu ở Mục 2.1.2 của Phụ lục.
Bước 2: Kiểm tra danh sách hộ mẫu của từng thôn/ấp/bản ở Biểu số: 04.HM/NTM Phần A của Phụ lục. Căn cứ vào khoảng cách k được xác định tại Bước 1, Mục 4.1.3 và Bảng kê hộ của thôn/ấp/bản (Biểu số: 01.BK/NTM tại Phần A của Phụ lục).
Bước 3. Kiểm tra số liệu thu thập theo Phần B của Phụ lục (lấy ngẫu nhiên từ 5% đến 10% Phiếu thu thập thông tin) với các nội dung sau:
(1) Số liệu thu thập đầy đủ bao gồm đầy đủ cả về thông tin người thu thập và nội dung các thông tin ở từng mục;
(2) Thông tin thu thập theo đúng hướng dẫn trong Phần B của Phụ lục, đầy đủ về nội dung và đảm bảo tính logic giữa các thông tin;
(3) Thông tin được xử lý (nhập tin) cẩn thận phục vụ cho tính toán và suy rộng cho toàn xã.
Bước 4. Kiểm tra kết quả tính thu nhập bình quân đầu người của hộ mẫu và kết quả suy rộng cho xã ở các biểu quy định tại Phần C của Phụ lục, nội dung kiểm tra gồm:
(1) Tính đầy đủ của các chỉ tiêu và xác nhận của các bên liên quan ở từng biểu đảm bảo tính pháp lý;
(2) Rà soát thông tin về chủ hộ và số NKTTTT ở Biểu số: 01.N/NTM của Phần C với thông tin ở Biểu số: 04.HM/NTM Phần A của Phụ lục;
(3) Thông tin ở các biểu tại Phần C của Phụ lục được tổng hợp đúng từ kết quả thu thập; kết quả tính toán chính xác và kết quả suy rộng đúng quy định.
Sau khi kiểm tra, rà soát các nội dung theo các bước trên, nếu kết quả đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quy định từ bước 1 đến bước 4 thì Cơ quan thực hiện công việc (Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) ban hành văn bản công nhận kết quả và gửi Văn phòng điều phối Nông thôn mới cấp tỉnh. Thời gian trước ngày 20 tháng 9 năm báo cáo.
- Cấp Trung ương: Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ và nghiên cứu xây dựng phần mềm thực hiện thu thập, tổng hợp Tiêu chí 10 về thu nhập của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước.
- Cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo ngân sách thực hiện và giao Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thu thập và tổng hợp Tiêu chí 10.
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra, xác nhận kết quả thu thập, tổng hợp và ban hành văn bản công nhận kết quả.
- Cấp huyện: Chi cục Thống kê khu vực/huyện/thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện/thị xã thực hiện chọn mẫu các hộ gia đình của xã khảo sát thu thập thông tin; hướng dẫn, hỗ trợ UBND xã tổ chức thu thập, tính toán và báo cáo theo biểu mẫu quy định. Đồng thời giám sát, kiểm tra toàn bộ quá trình thu thập thông tin trên địa bàn.
- Cấp xã: Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu thập, tổng hợp và báo cáo theo đúng các biểu mẫu quy định.
Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị các địa phương trao đổi trực tiếp với Tổng cục Thống kê (Vụ Thống kê Xã hội Môi trường) để được hướng dẫn, hỗ trợ, hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh các quy định để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
8. Biểu mẫu và Phiếu thu thập thông tin kèm theo
Phần A. Biểu mẫu về quy trình chọn mẫu.
Phần B. Phiếu thu thập thông tin.
Phần C. Biểu tổng hợp kết quả.
BIỂU MẪU VỀ QUY TRÌNH CHỌN MẪU
Biểu số: 01.BK/NTM Ban hành theo... Ngày nhận bảng kê: |
BẢNG
KÊ HỘ CỦA THÔN/ẤP/BẢN |
- Đơn vị báo cáo: Thôn/ấp/bản - Đơn vị nhận báo cáo: UBND Xã |
Tỉnh/Thành phố: ………………………………… |
|
|
|
||
Huyện/Quận: ……………………………………. |
|
|
|
|
|
Xã: ……………………………………………….. |
|
|
|
|
|
Thôn/Ấp/Bản: …………………………………… |
|
|
|
|
|
Họ và tên người lập bảng kê: …………………. Số điện thoại người lập bảng kê: …………….. |
|
STT nhà |
Hộ số |
Họ và tên chủ hộ |
Địa chỉ của hộ |
Số NKTTTT của hộ theo TĐT Dân số 2019 (Người) |
Số NKTTTT của hộ khi cập nhật bảng kê (Người) |
Ghi chú |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
(1) |
(2) |
(3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT nhà |
Hộ số |
Họ và tên chủ hộ |
Địa chỉ của hộ |
Số NKTTTT của hộ theo TĐT Dân số 2019 (Người) |
Số NKTTTT của hộ khi cập nhật bảng kê (Người) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Ngày
… tháng … năm … |
Ngày
… tháng … năm … |
Ghi chú: Sử dụng bảng kê từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2019, lọc từ bảng kê địa bàn để đưa vào bảng kê theo thôn/ấp/bản.
Cột A: Ghi số thứ tự ngôi nhà/căn hộ/nơi ở do người lập bảng kê đánh số thứ tự.
Cột B: Người lập bảng kê xác định số hộ trong từng ngôi nhà/căn hộ/nơi ở. Trường hợp có hộ mới phát sinh, hộ mới được ghi xuống cuối danh sách với số thứ tự hộ tiếp theo (nếu hộ mới phát sinh ở cùng STT nhà với các hộ đã có thì ghi cùng STT nhà; nếu là nhà mới mà STT nhà chưa có trong danh sách thì ghi STT nhà theo quy tắc lập bảng kê).
Cột C: Người lập bảng kê hỏi và ghi họ và tên chủ hộ
Cột D: Người lập bảng kê hỏi và ghi địa chỉ của hộ bao gồm: Số nhà, đường phố, ngõ, hẻm. Trường hợp ngôi nhà/căn hộ/nơi ở không có địa chỉ rõ ràng thì người lập bảng kê mô tả rõ vị trí chi tiết của ngôi nhà/căn hộ/nơi ở đó.
Cột 1: Số NKTTTT tại thôn/ấp/bản theo kết quả từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019
Cột 2: Số NKTTTT tại thời điểm cập nhật.
Biểu số: 02.X/NTM Ban hành theo... Ngày nhận biểu: |
TỔNG HỢP SỐ HỘ CỦA XÃ THEO THÔN/ẤP/BẢN |
- Đơn vị báo cáo: UBND Xã - Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thống kê cấp huyện |
Tỉnh/Thành phố: ………………………………… |
|
|
|
||
Huyện/Quận: ……………………………………. |
|
|
|
|
|
Xã: ……………………………………………….. |
|
|
|
|
|
Họ và tên người lập biểu: …………………..…. Số điện thoại người lập biểu: ………………….. |
|
STT |
Mã Thôn/ Ấp/Bản |
Tên Thôn/Ấp/Bản |
Số lượng hộ (Hộ) |
Số NKTTTT (Người) |
Ghi chú |
(A) |
(B) |
(C) |
(1) |
(2) |
(3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
Ngày
… tháng .... năm … |
Ngày
… tháng … năm
… |
Ngày
… tháng … năm
… |
Ghi chú: Tổng hợp bảng kê thôn/ấp/bản thành Biểu tổng hợp cho Xã.
Cột A: Ghi số thứ tự thôn/ ấp/ban trong xã
Cột B: Ghi mã thôn/ấp/bản trong xã
Cột C: Ghi tên thôn/ ấp/bản trong xã
Cột 1: Số lượng hộ của mỗi thôn/ ấp/bản trong xã sau khi cập nhật
Cột 2: Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú mỗi thôn sau khi cập nhật
Cột 3: Ghi chú (nếu có)
Biểu số: 03.M/NTM Ban hành theo... Ngày nhận biểu: |
XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG MẪU CỦA XÃ VÀ PHÂN BỔ MẪU CHO CÁC THÔN/ẤP/BẢN |
- Đơn vị hướng dẫn: Cơ quan Thống kê cấp huyện - Đơn vị nhận: UBND Xã |
Tỉnh/Thành phố: ………………………………… |
|
|
|
||
Huyện/Quận: ……………………………………. |
|
|
|
|
|
Xã: ……………………………………………….. |
|
|
|
|
|
Họ và tên người thực hiện: ……………………. Số điện thoại người thực hiện: ………………... |
|
STT |
Mã Thôn/ Ấp/ Bản |
Tên Thôn/Ấp/ Bản |
Số lượng hộ (Hộ) |
Tỷ lệ số hộ của thôn/Tổng số hộ của xã |
Tổng số hộ được chọn mẫu (Hộ) |
(A) |
(B) |
(C) |
(1) |
(2)=(1)/Tổng cột 1 |
(3)=(2)*cỡ mẫu của xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Ngày
… tháng .... năm … |
Ngày
… tháng … năm
… |
Ngày
… tháng … năm … |
Ghi chú: Công chức cấp huyện thực hiện tính cỡ mẫu của xã và phân bổ mẫu cho các thôn như trong tài liệu Hướng dẫn mục 2 Phần II
Cột A: Ghi số thứ tự thôn/ ấp/bản trong xã
Cột B: Ghi mã thôn/ấp/bản trong xã
Cột C: Ghi tên thôn/ấp/bản trong xã
Cột 1: Ghi số lượng hộ từ kết quả cột 1 Biểu 02.X/NTM tương ứng theo thôn/ấp/bản của xã
Dòng tổng số cột 1 là Tổng số hộ của xã. Căn cứ vào tổng số hộ của xã ở dòng này để xác định cỡ mẫu (n) của xã (áp dụng công thức xác định cỡ mẫu ở Mục 2.1) và ghi vào dòng tổng số của cột 3.
Cột 2: Tính tỷ lệ số hộ của thôn/ấp/bản trong tổng số hộ của xã
Cột 3: ghi số lượng mẫu phân bổ cho các thôn/ấp/bản vào các dòng tương ứng của thôn/ấp/bản. Xác định số lượng mẫu phân bổ cho các thôn/ấp/bản bang cách xác định cỡ mẫu của xã, sau đó nhân tỷ lệ ở các dòng tương ứng của cột 2 với cỡ mẫu của xã (dòng tổng số ở cột 3).
Biểu số: 04.HM/NTM Ban hành theo... Ngày nhận bảng kê: |
DANH SÁCH HỘ MẪU CỦA THÔN/ẤP/BẢN (Trước thời điểm thu thập thông tin) |
- Đơn vị hướng dẫn: Cơ quan Thống kê cấp huyện - Đơn vị nhận: UBND Xã |
Tỉnh/Thành phố: ………………………………… |
|
|
|
||
Huyện/Quận: ……………………………………. |
|
|
|
|
|
Xã: ……………………………………………….. |
|
|
|
|
|
Thôn/Ấp/Bản: …………………………………… |
|
|
|
|
STT nhà |
Hộ số |
Họ và tên chủ hộ |
Địa chỉ của hộ |
Số NKTTTT của hộ theo TĐT Dân số 2019 (Người) |
Số NKTTTT của hộ khi cập nhật bảng kê (Người) |
Ghi chú |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
(1) |
(2) |
(3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày
… tháng .... năm … |
Ngày
… tháng … năm
… |
Ngày
… tháng … năm
… |
Năm ……..
Hộ số: ..............................................................................................................................
Họ và tên chủ hộ: .............................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................
Số điện thoại: ..................................................................................................................
Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú của hộ: …………Người
MỤC 1: THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Câu 1. Trong 12 tháng qua có ai trong hộ ông/bà đi làm để nhận tiền lương, tiền công và/hoặc nhận được lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần không? (Chỉ hỏi đối với người từ 6 tuổi trở lên)
1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập từ tiền lương, tiền công
Mã 2: Chuyển qua mục 2 (Thu nhập từ trồng trọt)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Mã thành viên |
Họ tên |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (tính cả tiền mặt và hiện vật quy đổi thành tiền) |
Lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần |
A |
B |
1 |
2 |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
5 |
|
|
|
6 |
|
|
|
… |
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập = Dòng tổng số (cột 1 + cột 2) ……….. Nghìn đồng
MỤC 2: THU NHẬP TỪ TRỒNG TRỌT
Câu 1. Trong 12 tháng qua hộ ông/bà có phát sinh thu nhập - chi phí từ hoạt động trồng trọt không?
1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập - chi phí từ trồng trọt
Mã 2: Chuyển qua mục 3 (Thu nhập từ chăn nuôi)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Nguồn thu |
Tổng thu |
Chi phí |
Thu nhập |
|||||
Giá trị đã bán/ đổi/cho/ biếu/tặng |
Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) và giá trị tồn kho chưa sử dụng |
Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch |
Giống (Bao gồm cả giống tự sản xuất) |
Phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực vật |
Chi khác |
Tổng chi phí |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3=1+2 |
4 |
5 |
6 |
7=4+5+6 |
8 = 3-7 |
1 |
Cây trồng các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Nhân giống và chăm sóc giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Sản phẩm phụ và sản phẩm thu nhặt từ trồng trọt |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
4 |
Dịch vụ trồng trọt |
x |
x |
|
x |
x |
|
|
|
5 |
Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về trồng trọt do dịch bệnh, thiên tai, môi trường |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập từ trồng trọt = Dòng tổng số cột (8) …………… Nghìn đồng
DANH MỤC CÁC NGUỒN THU TỪ HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ CÂY HÀNG NĂM |
CÂY ĂN QUẢ |
|
|||
1 |
Cây lúa |
33 |
Cam, chanh, quít, bưởi |
|
|
2 |
Ngô/bắp |
34 |
Dứa |
|
|
3 |
Khoai lang |
35 |
Chuối |
|
|
4 |
Sắn/khoai mỳ |
36 |
Xoài, muỗm |
|
|
5 |
Cây lương thực khác |
37 |
Táo |
|
|
6 |
Khoai tây |
38 |
Nho |
|
|
7 |
Rau muống |
39 |
Mận |
|
|
8 |
Su hào |
40 |
Đu đủ |
|
|
9 |
Bắp cải, súp lơ |
41 |
Nhãn, vải, chôm chôm |
|
|
10 |
Rau cải các loại |
42 |
Hồng xiêm/Sa pu chê |
|
|
11 |
Đậu ăn quả tươi các loại |
43 |
Na/ mãng cầu |
|
|
12 |
Cà chua |
44 |
Mít, sầu riêng |
|
|
13 |
Cây gia vị |
45 |
Măng cụt |
|
|
14 |
Rau củ quả khác |
46 |
Cây ăn quả khác |
|
|
15 |
Cây hàng năm khác (đậu xanh, đen, đỏ, hoa, cây cảnh, cây thức ăn gia súc, cây làm phân xanh,...) |
47 |
Cây lâu năm khác |
|
|
CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ LÂU NĂM |
48 |
Cây giống |
|
||
16 |
Đậu tương/ đậu nành |
SẢN PHẨM PHỤ VÀ SẢN PHẨM THU NHẶT TỪ TRỒNG TRỌT |
|
||
17 |
Lạc/ đậu phộng |
49 |
Rơm, rạ |
|
|
18 |
Vừng/ mè |
50 |
Lá, thân khoai lang |
|
|
19 |
Mía |
51 |
Thân cây ngô, cây sắn |
|
|
20 |
Thuốc lá, thuốc lào |
52 |
Thân cây đậu các loại |
|
|
21 |
Bông |
53 |
Ngọn, lá mía |
|
|
22 |
Đay, gai |
54 |
Thân cây đay, cây gai |
|
|
23 |
Cói |
55 |
Dâu tằm (thân cây) |
|
|
24 |
Cây CN hàng năm khác |
56 |
Củi (từ các cây nông nghiệp) |
|
|
25 |
Chè |
57 |
Các sản phẩm phụ khác |
|
|
26 |
Cà phê |
58 |
Các sản phẩm thu nhặt, mót |
|
|
27 |
Cao su |
DỊCH VỤ TRỒNG TRỌT |
|
||
28 |
Hồ tiêu |
59 |
Cày xới, làm đất |
|
|
29 |
Dừa |
60 |
Tưới tiêu nước |
|
|
30 |
Dâu tằm |
61 |
Phòng trừ sâu bệnh |
|
|
31 |
Điều/ đào lộn hột |
62 |
Tuốt lúa, sơ chế sản phẩm |
|
|
32 |
Cây CN lâu năm khác |
63 |
Dịch vụ trồng trọt khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
MỤC 3: THU NHẬP TỪ CHĂN NUÔI
Câu 1. Trong 12 tháng qua hộ ông/bà có phát sinh thu nhập - chi phí từ hoạt động chăn nuôi hoặc từ săn bắt, đánh bẫy, thuần dưỡng chim, thú không,... ?
1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập - chi phí từ chăn nuôi
Mã 2: Chuyển qua mục 4 (Thu nhập từ lâm nghiệp)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Sản phẩm/dịch vụ |
Tổng thu |
Chi phí |
Thu nhập |
|||||
Giá trị đã bán/ đổi/cho/biếu/ tặng |
Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) |
Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch |
Giống (Bao gồm cả giống tự sản xuất) |
Thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh |
Chi khác |
Tổng chi phí |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3= 1+2 |
4 |
5 |
6 |
7= |
8= 3-7 |
1 |
Gia súc |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Gia cầm |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chăn nuôi khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Sản phẩm không qua giết mổ |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Giống gia súc, gia cầm, vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Sản phẩm phụ chăn nuôi |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
7 |
Dịch vụ chăn nuôi |
x |
x |
|
x |
x |
|
|
|
8 |
Săn bắt, đánh bẫy |
x |
x |
|
x |
x |
|
|
|
9 |
Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi do dịch bệnh, thiên tai, môi trường |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập từ chăn nuôi = Dòng tổng số cột (8) ……….. Nghìn đồng
DANH MỤC CÁC NGUỒN THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI |
|||
|
GIA SÚC |
|
GIỐNG GIA SÚC, GIA CẦM, VẬT NUÔI |
1 |
Thịt lợn hơi |
19 |
Lợn giống |
2 |
Thịt trâu, bò hơi |
20 |
Trâu bò giống |
3 |
Ngựa |
21 |
Giống gia súc khác, gia cầm, vật nuôi khác |
4 |
Dê, cừu |
|
SẢN PHẨM PHỤ CHĂN NUÔI |
5 |
Gia súc khác |
22 |
Phân trâu, bò, lợn, gia cầm, phân tằm |
|
GIA CẦM |
23 |
Sản phẩm chăn nuôi tận thu: như lông, sừng, xương, da,... của gia súc bị chết, giết thịt |
6 |
Gà |
|
DỊCH VỤ CHĂN NUÔI |
7 |
Vịt, ngan, ngỗng |
24 |
Thụ tinh nhân tạo |
8 |
Gia cầm khác |
25 |
Thiến, hoạn gia súc gia cầm |
|
CHĂN NUÔI KHÁC |
26 |
Dịch vụ chăn nuôi khác (phân loại và lau sạch trứng gia cầm,...) |
9 |
Chó |
|
|
10 |
Thỏ |
||
11 |
Trăn |
||
12 |
Rắn |
||
13 |
Chăn nuôi khác |
||
|
SẢN PHẨM KHÔNG QUA GIẾT MỔ |
||
14 |
Trứng gia cầm (gà, vịt,...) |
||
15 |
Sữa tươi |
||
16 |
Kén tằm |
||
17 |
Mật ong |
||
18 |
Sản nhẩm khác (không qua giết mổ) |
MỤC 4: THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP
Câu 1. Trong 12 tháng qua hộ ông/bà có phát sinh thu nhập - chi phí từ hoạt động lâm nghiệp (khai thác gỗ, khai thác và thu nhặt sản phẩm từ rừng và cây lâm nghiệp phân tán, ươm các loại giống cây lâm nghiệp, trồng/quản lý/bảo vệ/chăm sóc rừng, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp,...) không?
1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập - chi phí từ lâm nghiệp
Mã 2: Chuyển qua mục 5 (Thu nhập từ thủy sản)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Nguồn thu |
Tổng thu |
Chi phí |
Thu nhập |
|||||
Giá trị đã bán/ đổi/ cho/ biếu/ tặng |
Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) |
Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch |
Giống (Bao gồm cả giống tự sản xuất) |
Phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực vật |
Chi khác |
Tổng chi phí |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 =1+2 |
4 |
5 |
6 |
7=4+5+6 |
8=3-7 |
1 |
Khai thác, thu nhặt lâm sản |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
1.1 |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Ươm giống cây lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trồng rừng, chăm sóc, tu bổ, cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Dịch vụ lâm nghiệp |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
5 |
Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về lâm nghiệp do dịch bệnh, thiên tai, môi trường |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập từ lâm nghiệp = Dòng tổng số cột (8) …….. Nghìn đồng
DANH MỤC CÁC NGUỒN THU TỪ HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP |
|||
|
KHAI THÁC, THU NHẶT LÂM SẢN |
|
DỊCH VỤ LÂM NGHIỆP |
1 |
Trẩu, sở |
12 |
Bảo vệ rừng |
2 |
Quế |
13 |
Quản lý lâm nghiệp |
3 |
Hồi |
14 |
Dịch vụ lâm nghiệp khác: Thu từ hoạt động lưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp, hoạt động sơ chế gỗ trong rừng,... hộ làm cho bên ngoài |
4 |
Thông |
|
|
5 |
Cây cánh kiến |
||
6 |
Cây lấy gỗ |
||
7 |
Tre, luồng, nứa |
||
8 |
Cọ |
||
9 |
Dừa nước |
||
10 |
Cây lâm nghiệp khác |
||
11 |
Củi |
MỤC 5: THU NHẬP TỪ THỦY SẢN
Câu 1. Trong 12 tháng qua hộ ông/bà có phát sinh thu nhập - chi phí từ hoạt động nuôi, ươm giống cá, tôm, thủy sản khác hoặc đánh bắt thủy hải sản ở ao hồ, sông, suối, biển không? 1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập - chi phí từ thủy sản của hộ.
Mã 2: Chuyển qua mục 6 (Thu nhập từ hoạt động SXKD, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Nguồn thu |
Tổng thu |
Chi phí |
Thu nhập |
|||||
Giá trị đã bán/ đổi/ cho/ biếu/ tặng |
Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) |
Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch |
Giống (Bao gồm cả giống tự sản xuất) |
Thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh |
Chi khác |
Tổng chi phí |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 =1+2 |
4 |
5 |
6 |
7=4+5+6 |
8=3-7 |
1 |
Nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Cá |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Tôm |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đánh bắt thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Cá |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
2.2 |
Tôm |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
… |
… |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
3 |
Sản xuất giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Cá giống các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Tôm giống các loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về thủy sản do dịch bệnh, thiên tai, môi trường |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập từ thủy sản = Dòng tổng số cột (8) ….. Nghìn đồng
MỤC 6: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH PHI NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN HOẶC CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN.
Câu 1. Trong 12 tháng qua hộ ông/bà có phát sinh thu nhập - chi phí từ hoạt động SXKD phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ không? 1. Có; 2. Không □
Mã 1: Hỏi thông tin thu nhập - chi phí từ hoạt động SXKD, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ.
Mã 2: Chuyển qua mục 7 (Thu nhập khác)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Mô tả hoạt động |
Tổng thu |
Chi phí |
Thu nhập |
|||||
Giá trị đã bán/ đổi/ cho/ biếu/ tặng |
Giá trị để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) |
Tổng thu |
Nguyên vật liệu chính, phụ, thực liệu |
Năng lượng, nhiên liệu |
Chi khác |
Tổng chi phí |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3=1+2 |
4 |
5 |
6 |
7=4+5+6 |
8=3-7 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
X |
X |
X |
|
|
Câu 2. Tổng thu nhập từ hoạt động SXKD phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản = Dòng tổng số cột (8) ……….. Nghìn đồng
MỤC 7: THU NHẬP KHÁC
Câu 1. Xin ông/bà cho biết trong 12 tháng qua, hộ ông/bà có nhận được các nguồn thu nhập nào sau đây không?
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Nguồn thu |
Trị giá |
A |
B |
1 |
1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng (=1.1+1.2+1.3) |
|
1.1 |
Tiền và trị giá hiện vật hộ nhận được do người ngoài hộ cho/biếu/tặng/mừng/giúp (dùng cho sinh hoạt của hộ)* |
|
1.2 |
Các khoản trợ cấp xã hội (cho thương binh, liệt sỹ, cá nhân/hộ có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách khác), trợ cấp cho sinh hoạt của hộ do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh (Covid-19),… |
|
1.3 |
Học bổng, thưởng giáo dục, trợ giúp y tế |
|
2 |
Thu nhập từ sở hữu tài sản, đầu tư tài chính (=2.1+2.2) |
|
2.1 |
Thu từ cho thuê tài sản, đất đai, nhà ở |
|
2.2 |
Thu từ lãi đầu tư, tín dụng (lãi đầu tư, lãi tiết kiệm, cổ phần, cổ phiếu, cho vay, góp vốn...) |
|
3 |
Thu nhập khác (VD: trúng xổ số, vui chơi có thưởng, ...) |
|
TỔNG SỐ (dòng 1+2+3) |
|
Ghi chú: (*) Không bao gồm các khoản tiền do người ngoài thành viên hộ gửi về từ nước ngoài với mục đích trả nợ/nhờ giữ hộ,... (không dùng cho sinh hoạt của hộ).
Câu 2. Tổng thu nhập khác = Dòng tổng số cột (1) ………… nghìn đồng
BIỂU TỔNG HỢP THU NHẬP CỦA HỘ NĂM …..
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn thu |
Tổng thu nhập |
A |
1 |
1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công |
Câu 2 Mục 1 |
2. Thu nhập từ trồng trọt |
Câu 2 Mục 2 |
3. Thu nhập từ chăn nuôi |
Câu 2 Mục 3 |
4. Thu nhập từ lâm nghiệp |
Câu 2 Mục 4 |
5. Thu nhập từ thủy sản |
Câu 2 Mục 5 |
6. Thu nhập từ hoạt động SXKD, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản |
Câu 2 Mục 6 |
7. Thu nhập khác |
Câu 2 Mục 7 |
Tổng thu nhập hộ |
|
|
….., ngày …. tháng
… năm 20… |
Biểu mẫu thu thập thông tin tính thu nhập bình quân NKTTTT được thiết kế gồm 7 mục theo các nguồn thu gồm:
- Mục 1: Thu nhập từ tiền lương tiền công
- Mục 2 đến Mục 5: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
- Mục 6: Thu nhập từ hoạt động SXKD, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Mục 7: Thu nhập khác
- Biểu tổng hợp thu nhập của hộ: là tổng thu nhập của hộ được chọn mẫu điều tra, tổng hợp từ Mục 1 đến Mục 7.
MỤC 1: THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
1.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục này thu thập các thông tin liên quan tới thu nhập của từng nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ từ 6 tuổi trở lên, gồm:
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (tính cả tiền mặt và hiện vật quy đổi thành tiền)
+ Lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần.
1.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
+ Các khoản: tiền lương, tiền công;
+ Các khoản có tính chất tiền lương, tiền công: Các khoản thưởng có tính chất thường xuyên, phụ cấp làm thêm, phụ cấp học nghề trong sản xuất, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chuyển đi công tác lưu động, phụ cấp người làm công tác kỹ thuật, khoa học có tài năng, phụ cấp khu vực, phụ cấp cho những vùng đặc biệt,...;
+ Các khoản thu khác từ công việc mang lại tiền lương, tiền công: các khoản thưởng lễ tết, thương đột xuất (phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật,...), bảo hộ lao động, đồng phục, thù lao dân công đi làm nghĩa vụ hàng năm, trợ cấp đi đường do điều động công tác, phụ cấp nghỉ phép, các khoản chia thêm,...
Thu nhập từ lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần.
b) Cách ghi biểu;
- Cột A: Là mã thành viên của hộ, bao gồm những người từ 6 tuổi trở lên và có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong 12 tháng qua.
- Cột B: Họ và tên thành viên.
- Cột 1: Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (tính cả tiền mặt và hiện vật quy đổi thành tiền)
- Cột 2: Lương hưu và trợ cấp thất nghiệp, thôi việc một lần.
Dòng Tổng số ghi tổng thu nhập của các thành viên hộ từ tiền lương, tiền công.
MỤC 2: THU NHẬP TỪ TRỒNG TRỌT
2.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục này thu thập các thông tin để xác định thu nhập của hộ từ hoạt động trồng trọt của hộ.
2.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Thu từ trồng trọt bao gồm thu từ các nguồn sau:
1. Cây trồng các loại: chi tiết theo danh mục. Địa phương tự ghi các cây trồng chủ lực phổ biến mang lại nguồn thu cho hộ trên địa bàn xã và thu thập thông tin liên quan.
2. Nhân giống và chăm sóc giống: Bao gồm thu từ hoạt động phục vụ trồng trọt như cắt tỉa, tạo chồi, tạo cây con để nhân giống trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành chồi non để cho ra sản phẩm là cây giống bao gồm:
+ Gieo ươm cây giống hằng năm: Giống cây su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua,...
+ Các loại giống cây lâu năm, cây cảnh được thực hiện bằng gieo ươm, chiết ghép, giâm cành như: cam quýt, nhãn, vải, chè,...
3. Sản phẩm phụ và sản phẩm thu nhặt từ trồng trọt: Là phần sản phẩm hộ thu được từ cây trong sau khi đã thu hoạch các sản phẩm chính. Ví dụ như: rơm, rạ, trấu, củi, ngọn mía, lá, thân khoai lang, thân cây ngô, sắn, thân cây đay, gai, các sản phẩm thu nhặt, mót.... Chỉ tính những sản phẩm hữu ích, mang lại giá trị: bao gồm sản phẩm được hộ trao đổi/bán cho doanh thu; sản phẩm hộ sử dụng trực tiếp (làm nguyên liệu ủ phân bón, lót chuồng trại, nhiên liệu đun nấu, thức ăn chăn nuôi,...). Không tính những sản phẩm bỏ đi, kể cả sản phẩm bỏ tại ruộng cho tự phân hủy để tăng dinh dưỡng cho đất.
4. Dịch vụ trồng trọt: Bao gồm thu từ các hoạt động trồng trọt do hộ làm cho bên ngoài được trả công bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm: làm đất, gieo trồng; chăm sóc (tưới tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ, bón phân,...); thu hoạch (gặt hái,...); vận chuyển vật tư, sản phẩm; cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển; dịch vụ trồng trọt khác (ra hạt lúa, bông, lạc; phân loại, phơi, sấy, bảo quản,...).
5. Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về trồng trọt do dịch bệnh, thiên tai, môi trường.
Chi phí trồng trọt bao gồm các khoản chi phí vật chất, chi phí dịch vụ và các khoản chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ bao gồm phần mua vào, hộ tự túc. Cần chú ý:
- Để tính chi phí sản xuất của hộ, quy định chỉ tính các khoản chi phí do hộ tự túc đã được tính vào thu của hộ, ví dụ: thóc đã được tính vào sản lượng thu hoạch, tức là đã tính vào thu, nay đem ra làm giống để gieo trồng. Không ghi những khoản chi phí do hộ tự túc nhưng chưa được tính vào thu của hộ ở bất kỳ chỗ nào trong phiếu này.
- Chỉ tính các khoản chi phí có liên quan đến những sản phẩm đã thu hoạch trong 12 tháng qua; quy ước không tính chi phí sản xuất dở dang cho cây trồng chưa cho thu hoạch sản phẩm.
- Trường hợp chi phí sản xuất có liên quan đến thu nhập của nhiều năm phải phân bổ chi phí theo các năm cho thu hoạch sản phẩm, ví dụ như tiền thuê hoặc đấu thầu đất. Những chi phí có liên quan đến nhiều ngành thì tính phân bổ cho các ngành theo tỷ lệ thu hoặc tỷ lệ chi của mỗi ngành trong tổng số thu hoặc chi.
- Vật tư dùng vào sản xuất nếu mua ngoài thì tính theo giá thực tế mua, tự túc tính theo giá bình quân năm của thị trường tại địa bàn điều tra.
- Trường hợp sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu...) mất mùa một vụ nào đó trong 12 tháng qua thì toàn bộ chi phí cho sản xuất của vụ đó được hạch toán vào chi phí sản xuất.
- Trường hợp lũ, lụt, v.v... làm mất mùa và gây thiệt hại cả nhũng khoán đầu tư chi phí xây dựng cơ bản trong sản xuất như thiệt hại về vườn cà phê, hồ tiêu... hộ phải đầu tư trồng lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua như sau:
(i) Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài, v.v...) được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất cho 12 tháng qua.
(ii) Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đã thành tài sản cố định thì số tiền thiệt hại phân bổ cho 1 năm (được tính bằng tổng trị giá thiệt hại chia cho số năm sử dụng) và ghi vào phần chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
(iii) Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư trong quá trình hình thành/xây dựng tài sản cố định (chưa trở thành tài sản cố định) hoàn toàn không tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Giá trị đã bán/đổi/cho/biếu/tặng
- Cột 2: Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng) và giá trị tồn kho chưa sử dụng.
Lưu ý: Tính trị giá sản phẩm thu được trong 12 tháng theo cách sau đây:
+ Nếu hộ bán sản phẩm sản xuất ra trong 12 tháng qua thì ghi số tiền thực tế hộ đã bán.
+ Nếu hộ không bán thì giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong 12 tháng qua sẽ được tính bằng tổng sản lượng thu hoạch nhân với giá bình quân năm của thị trường tại địa bàn điều tra.
- Cột 3: Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch (bằng cột 1 cộng cột 2)
- Cột 4: Chi phí giống (hạt giống, cây giống): Ghi trị giá hạt giống, cây giống thực tế hộ đã mua hoặc tự túc được đã tính vào thu và dùng cho sản xuất trong 12 tháng qua, ví dụ: thóc đã được tính vào sản lượng thu hoạch, tức là đã tính vào thu của hộ, nay đem ra làm giống để gieo trồng. Giống cây trồng gồm: giống lúa (mạ), khoai, rau, đậu, cây công nghiệp hàng năm, v.v... Trường hợp hộ mua giống được trợ giá, khi tính chi phí sản xuất, chỉ tính số tiền hộ thực tế bỏ ra mua.
- Cột 5: Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực vật gồm:
+ Phân hoá học: tổng trị giá phân hoá học hộ đã bón cho cây trồng trong các vụ sản xuất trong 12 tháng qua. Phân hoá học gồm nhiều loại như: đạm u rê, sunphat, NPK, lân, kali, v.v... ĐTV hỏi số lượng từng loại phân hoá học thực tế đã bón cho từng vụ, loại cây trồng để tính thành tiền. Giá phân hoá học tính theo giá thực tế hộ đã mua ở thị trường.
+ Phân hữu cơ: hộ tự túc, mua vào để bón cho cây trồng trong 12 tháng qua.
+ Thuốc trừ sâu, diệt cỏ gồm thuốc bột, thuốc nước đã sử dụng để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Căn cứ vào số lần sử dụng từng loại thuốc trong kỳ để tính thành tiền, tổng hợp ghi vào phiếu điều tra.
+ Thuốc kích thích tăng trưởng.
- Cột 6: Chi khác bao gồm:
+ Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng: số tiền chi mua các dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng như: cuốc, cào, mai, móng, liềm, hái, thúng, quang sảo, v.v... phục vụ trồng trọt. Dụng cụ nhỏ thuộc loại rẻ tiền mau hỏng mua trong 12 tháng qua (thừng, chão, rổ rá, quang sảo, v.v...) quy định sử dụng hết trong 12 tháng qua không phân bổ. Một số dụng cụ nhỏ thuộc công cụ lao động chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào tài sản cố định, ví dụ như cày, bừa, xe cải tiến, máy tuốt lúa thủ công, mai, móng thì tiến hành tính phân bổ theo thời gian sử dụng trong hai hoặc ba năm tùy theo từng loại để tính chi phí sản xuất.
+ Năng lượng, nhiên liệu: tiền thực tế hộ đã chi trong 12 tháng qua cho điện, than đá, than bánh/tổ ong, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, dầu diezel, ga hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên, củi và năng lượng, nhiên liệu khác để tưới, tiêu, ra hạt, sấy sản phẩm, v.v...
Điện: Chỉ tính phần điện thương phẩm (điện thực tế được cung cấp cho hộ theo chỉ số trên đồng hồ đo điện) dùng cho trồng trọt (Không bao gồm điện dùng cho sinh hoạt và các hoạt động khác của hộ).
Than đá (còn gọi là than cứng): Bao gồm cả than cục và than cám.
Than bánh: Là loại nhiên liệu được đóng thành bánh từ than đá kết hợp với chất kết dính hoặc bằng khuôn đúc dưới sức ép lớn mà không cần chất kết dính.
Xăng: Bao gồm cả xăng có pha chì và xăng không pha chì, loại cao cấp hoặc loại thông dụng, không bao gồm xăng máy bay.
Dầu hỏa: Là loại dầu sử dụng để thắp sáng và dùng cho các động cơ đốt cháy nhiên liệu bằng tia lửa điện, các loại xe tải nông nghiệp hay các động cơ hoạt động tĩnh. Các tên gọi khác cho loại sản phẩm này là dầu cháy, dầu bốc hơi, dầu năng lượng và dầu thắp sáng.
Dầu diezel (DO): Là loại dầu nặng được sử dụng cho các động cơ đốt trong trong các động cơ diezel, cũng như làm nhiên liệu cho các hệ thống sản xuất hơi nóng hay các lò nung.
Dầu mazut (FO): Là một loại dầu nặng thường được sử dụng cho các tàu thủy và các nhà máy sản xuất hơi nước nóng quy mô lớn như một loại nhiên liệu để luyện hoặc đun sôi.
Ga hoá lỏng (LPG): Là chất hydrocacbon tồn tại ở dạng khí dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường nhưng được hoá lỏng bằng cách nén hoặc làm lạnh để dễ dàng bảo quản trong kho, xách tay hay vận chuyển. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các mỏ dầu hoặc mỏ khí dầu và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu trong quá trình chưng cất dầu thô.
Khí thiên nhiên: Là một loại khí không màu sắc, chủ yếu là chất mêtan, bao gồm khí khô, khí ướt.
+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng: số tiền do hộ chi ra để sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (máy móc, nhà xưởng...), công cụ thủ công phục vụ sản xuất trồng trọt.
+ Khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định (TSCĐ) của hộ tham gia vào quá trình sản xuất đều phải tính khấu hao. TSCĐ là những máy móc, dụng cụ và phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của hộ được sử dụng vào mục đích sản xuất có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển dài thường 1 năm trở lên hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh như: máy móc, công cụ, trâu bò cày kéo, vườn cây lâu năm cho sản phẩm, v.v...).
Chỉ hỏi những TSCĐ có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên (nguyên giá) tại thời điểm mua hoặc nhận được (Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình). Trường hợp TSCĐ đã được sửa chữa lớn, thì trị giá TSCĐ sau sửa chữa lớn lần gần đây nhất sẽ được coi là trị giá mua hoặc nhận được TSCĐ đó. Những TSCĐ đã hết thời kỳ khấu hao, có sửa chữa nhỏ trong quá trình sử dụng, trị giá sửa chữa nhỏ năm nào phải được tính vào chi phí sản xuất của năm đó (chi phí sản xuất ứng với hoạt động sử dụng TSCĐ đó).
Tính khấu hao TSCĐ theo giá thực tế mua sắm, xây dựng của hộ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định, thời gian sử dụng ước tính để tính khấu hao:
Mức khấu hao trung bình 1 năm = Nguyên giá TSCĐ/Số năm sử dụng
Số năm sử dụng TSCĐ căn cứ vào Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Lưu ý: Đối với vườn cây lâu năm không tính khấu hao đất.
+ Thuê và đấu thầu đất: số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê hoặc đấu thầu đất để phục vụ trồng trọt. Nếu thuê hoặc đấu thầu đất sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất trồng trọt trong 12 tháng qua.
+ Thuê tài sản, máy móc, thiết bị và các công việc bằng máy, thuê vận chuyển: số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê phương tiện, tài sản, máy móc để phục vụ trồng trọt. Nếu thuê sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
+ Thuê súc vật cày kéo: số tiền thực tế hộ đã chi trong 12 tháng qua để thuê gia súc làm các công việc cày, bừa, vận chuyển vật tư, sản phẩm phục vụ cho sản xuất.
+ Trả công lao động thuê ngoài: số tiền (kể cả hiện vật quy ra tiền) hộ trả về việc thuê mướn công lao động bên ngoài làm các công việc như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.
+ Thủy nông nội đồng: số tiền hộ đã chi trả dịch vụ này trong 12 tháng qua.
+ Trả lãi tiền vay cho sản xuất trồng trọt: số tiền lãi hộ đã trả cho số tiền vay để đầu tư cho cây trồng trong 12 tháng qua. Trường hợp trả lãi theo tháng trong 12 tháng qua thì ghi toàn bộ vào chi phí sản xuất, ngược lại nếu trả lãi cho nhiều năm thì phải phân bổ cho số năm trả lãi, số tiền phân bổ được tính vào chi phí sản xuất.
+ Các khoản chi phí khác: số tiền hộ đã chi ngoài các mục nêu trên như các khoán phân bổ về chi phí chuyển đổi đất (ví dụ đầu tư chi phí chuyển đổi đất từ cây hàng năm sang cây lâu năm,v.v...), lệ phí giao thông, bưu điện, quảng cáo, đào tạo, tiếp thị, bảo hiểm sản xuất, quỹ bảo vệ thực vật, quỹ cải tạo đồng ruộng, quỹ quản lý hành chính, chi phí thức ăn cho trâu bò cày kéo, v.v...
Nếu hộ không nhớ rõ các khoản chi phí chi tiết theo từng dòng ở cột B mà chỉ nhớ tông số tiền đã chi theo từng khoản mục chi phí trong 12 tháng qua, ĐTV có thể ghi gộp số tiền đó tại dòng tổng số cột 4,5,6 và 7.
- Cột 7: Tổng chi phí trồng trọt (bằng tổng cộng các cột 4, 5 và 6)
- Cột 8: Thu nhập (bằng cột 3 trừ cột 7)
Dòng Tổng số ghi tổng thu, chi phí và thu nhập của hộ từ hoạt động trồng trọt theo nguồn thu từng dòng ở cột B
MỤC 3: THU NHẬP TỪ CHĂN NUÔI
3.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục này thu thập các thông tin để xác định thu nhập của hộ từ hoạt động chăn nuôi của hộ.
3.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Thu từ chăn nuôi bao gồm thu từ:
(1) Sản phẩm chăn nuôi bán, giết mổ: Thu từ thịt hơi trâu, bò, lợn,... gà, vịt, ngan, ngỗng,..., vật nuôi khác bản, giết thịt (xuất chuồng).
(2) Sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Thu từ trứng gia cầm các loại, sữa tươi, kén tằm, mật ong,...
(3) Giống gia súc, gia cầm, vật nuôi: Thu từ các loại con giống gia súc, giống gia cầm, giống vật nuôi khác.
(4) Sản phẩm phụ chăn nuôi: Thu từ những sản phẩm phụ chăn nuôi được sử dụng; gồm: phân trâu, bò, lợn, gia cầm, phân tằm,... thu được trong quá trình chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi tận thu: như lông, sừng, xương, da,... của gia súc bị chết, giết thịt.
(5) Dịch vụ chăn nuôi: Thu từ các hoạt động chăn nuôi do hộ làm cho bên ngoài như: thụ tinh nhân tạo, thiến hoạn gia súc, gia cầm; dịch vụ chăn nuôi khác (phân loại và lau sạch trứng gia cầm,...).
(6) Săn bắt, đánh bẫy: Thu từ các hoạt động săn bắt, đánh bẫy, thuần dưỡng thú. Ví dụ: Thu từ sản phẩm tổ yến từ hoạt động xây nhà gọi yến,....
(7) Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi do dịch bệnh, thiên tai, môi trường.
Lưu ý khi tính chi phí chăn nuôi:
- Đối với chi phí chăn nuôi do hộ tự túc chỉ tính các khoản chi phí do hộ tự túc đã được tính vào thu của hộ, ví dụ: thóc đã được tính vào sản lượng thu hoạch, tức là đã tính vào thu, nay đem ra làm thức ăn cho chăn nuôi. Không ghi những khoản chi phí do hộ tự túc nhưng chưa được tính vào thu của hộ ở bất kỳ chỗ nào trong phiếu phỏng vấn này, không tính vào chi phí chăn nuôi những khoản rau, bèo do hộ tự kiếm hoặc của ốc do hộ tự đánh bắt nếu chưa được tính vào thu của hộ.
- Chỉ tính các khoản chi phí cho những vật nuôi đã kết thúc quá trình chăn nuôi trong 12 tháng qua; quy ước không tính chi phí sản xuất dở dang cho vật nuôi chưa kết thúc quá trình chăn nuôi như lợn chưa bán hoặc chưa giết mổ, tính tương tự như vậy đối với gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v...
- Trường hợp những tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất chăn nuôi có liên quan đến thu nhập của nhiều năm phải phân bổ chi phí theo các năm cho sản phẩm chăn nuôi hoặc những tài sản cố định có liên quan đến nhiều ngành thì tính phân bổ chi phí cho các ngành theo tỷ lệ thu hoặc tỷ lệ chi của mỗi ngành trong tổng số thu hoặc chi về chăn nuôi.
- Trường hợp vật nuôi chết trong 12 tháng qua hoặc gia cầm bị thiêu hủy do dịch cúm gà, chi phí về giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh... được hạch toán và ghi toàn bộ vào chi phí sản xuất chăn nuôi cho 12 tháng qua.
Những hộ chăn nuôi lớn gặp rủi ro gây thiệt hại nặng không chỉ về vật nuôi mà còn thiệt hại cả những khoản đầu tư chi phí xây dựng cơ bản, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất chăn nuôi cho 12 tháng qua như sau: Những khoản chi phí thường xuyên như tiền mua giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh gia súc, gia cầm... được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất. Những khoản chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí 1 lần phân bổ cho nhiều năm, ví dụ như chi phí xây chuồng trại, hàng rào... được tính vào chi phí cho 12 tháng qua bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại chia cho số năm sử dụng và chỉ ghi phần thiệt hại phân bổ cho 1 năm vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
- Đối với lợn nái điều tra viên cần phân biệt rõ nếu đang trong thời gian nuôi nái hậu bị (chưa thành lợn nái) thì toàn bộ chi phí thức ăn và chi phí về giống (kể cả giống tự túc) không được ghi vào chi phí chăn nuôi trong 12 tháng qua.
- Đối với vật nuôi là tài sản cố định sử dụng cho sản xuất như trâu, bò cày kéo, sinh sản, ngựa thồ, lợn đực giống, lợn nái, đàn gia cầm đẻ trứng... khi không được coi là tài sản cố định nữa và hộ chuyển sang nuôi vỗ béo để bán hoặc giết thịt bán thì được coi đây là trường hợp thanh lý tài sản cố định và không được tính vào thu nhập của hộ. Quá trình thanh lý tài sản cố định là vật nuôi trong 12 tháng qua (bán hoặc giết) nếu hộ phải chi phí về thức ăn thì giá trị chi phí thức ăn không tính vào chi phí trong 12 tháng qua.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Giá trị đã bán/ đổi/cho/biếu/tặng
- Cột 2: Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng).
- Cột 3: Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch (bằng cột 1 cộng cột 2)
- Cột 4: Chi phí giống là trị giá lợn giống, trâu, bò giống, giống gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,v.v...) và giống các loại chăn nuôi khác đã dùng vào sản xuất trong 12 tháng qua. Giống gia súc, gia cầm phải mua tính theo giá thực tế mua; giống tự túc tính theo giá bán bình quân năm tại địa bàn điều tra. Giống gia súc, gia cầm nuôi với mục đích là TSCĐ như: Giống lợn nái, trâu, bò cày kéo (kể cả tự túc và mua) không tính vào chi phí giống chăn nuôi (lưu ý: kể cả các khoản chi phí thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh... đầu tư cho gia súc gia cầm với mục đích là TSCĐ).
- Cột 5: Thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh
+ Thức ăn: Bao gồm tất cả các khoản thức ăn tinh (gạo, sắn, mỳ, ngô, khoai, dong riềng, các loại củ có chất bột và các chất bột khác), thức ăn tổng hợp, thức ăn thô (cám, rau, bèo...), thức ăn khoáng (muối) và các loại thức ăn khác (tôm, cua, cá, ốc, kể cả thuốc tăng trọng) thực tế đã dùng chăn nuôi gia súc gia cầm trong 12 tháng qua kể cả phần tự túc đã tính vào thu của hộ. Thức ăn tinh do tự túc thì tính theo giá bình quân năm tại chợ địa phương ở địa bàn điều tra (tính thu theo giá nào thì chi phí tính theo giá đó; nếu mua ngoài tính theo giá thực tế mua. Thức ăn thô gồm rau do hộ tự sản xuất. Không tính rau, bèo, cỏ, v.v... do thu nhặt, hái lượm hoặc là sản phẩm phụ trồng trọt hoặc chăn nuôi chưa tính vào thu của hộ. Đối với tôm, cua, cá, ốc, v.v... đánh bắt được để chăn nuôi nếu không tính vào thu của hộ thì không ghi vào chi phí cho chăn nuôi. Lưu ý: thức ăn thường xuyên cho gia súc là TSCĐ như lợn nái, trâu bò sinh sản cũng được ghi vào câu này.
+ Thuốc phòng và chữa bệnh: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) chi mua các loại thuốc đã sử dụng phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm trong 12 tháng qua.
- Cột 6: Chi khác gồm các khoản chi sau:
+ Năng lượng, nhiên liệu: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) thực tế hộ đã chi dùng về điện, than đá, than bánh/tổ ong, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, dầu diezel, ga hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên, củi và năng lượng/nhiên liệu khác. Không tính năng lượng, nhiên liệu không phải mua và chưa được tính vào thu của hộ, ví dụ: củi tự kiếm được. Không tính năng lượng, nhiên liệu dùng cho đời sống, cho trồng trọt hoặc các hoạt động sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản.
+ Nước: Chi phí về nước sử dụng cho hoạt động chăn nuôi, săn bắt, đánh bẫy, thuần dưỡng chim, thú có thu sản phẩm trong 12 tháng qua.
+ Khấu hao tài sản cố định: Xem giải thích phần chi phí trồng trọt.
+ Thuê và đấu thầu đất: số tiền thực tế hộ đã chi trả cho 12 tháng qua về thuê hoặc đấu thầu đất để phục vụ chăn nuôi. Nếu 12 tháng qua hộ trả tiền thuê hoặc đấu thầu đất sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất chăn nuôi trong 12 tháng qua.
+ Thuê tài sản, máy móc, phương tiện, thuê giết mổ, vận chuyển: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua để thuê phương tiện, máy móc phục vụ chăn nuôi. Nếu thuê sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo năm sử dụng để tính chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
+ Trả công lao động thuê ngoài: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) trả công lao động thuê ngoài làm các công việc như chăm sóc, bảo vệ gia súc, gia cầm, v.v...
+ Trả lãi tiền vay cho hoạt động chăn nuôi: số tiền lãi đã trả cho số tiền vay để đầu tư cho chăn nuôi trong 12 tháng qua.
+ Thuế kinh doanh: số thuế kinh doanh chăn nuôi hộ đã nộp trong 12 tháng qua.
+ Chi phí khác: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) hộ đã chi ngoài các khoản nêu trên, như chi mua các dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ chăn nuôi. Dụng cụ nhỏ thuộc loại rẻ tiền mau hỏng mua trong 12 tháng qua (xô, chậu, rổ rá, quang sảo, v.v...) quy định sử dụng hết trong 12 tháng qua, không phân bổ. Một số dụng cụ nhỏ thuộc công cụ lao động chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào tài sản cố định thì tiến hành tính phân bổ theo thời gian sử dụng trong hai hoặc ba năm tùy theo từng loại. Một số dụng cụ nhỏ hộ tự làm được chưa tính vào thu của hộ thì không ghi ở đây, ví dụ như quang, sọt, rổ,... Tiền (kể cả trị giá hiện vật) do hộ chi ra để sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ (máy móc, chuồng trại,...) phục vụ sản xuất; công cụ thủ công và các khoản lệ phí giao thông, bưu điện, quảng cáo, đào tạo, bảo hiểm chăn nuôi.
- Cột 7: Tổng chi phí chăn nuôi (bằng tổng cộng các cột 4, 5 và 6)
- Cột 8: Thu nhập (bằng cột 3 trừ cột 7)
Dòng Tổng số ghi tổng thu, chi phí và thu nhập của hộ từ hoạt động chăn nuôi theo sản phẩm/dịch vụ từng dòng ở cột B
MỤC 4: THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP
4.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục này thu thập các thông tin để xác định thu nhập của hộ từ hoạt động lâm nghiệp (khai thác gỗ, khai thác và thu nhặt sản phẩm từ rừng và cây lâm nghiệp phân tán, ươm các loại giống cây lâm nghiệp, trồng/quản lý/bảo vệ/chăm sóc rừng, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp,...).
4.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Thu từ lâm nghiệp bao gồm thu từ các hoạt động:
(1) Khai thác, thu nhặt lâm sản: Thu từ hoạt động khai thác, thu nhặt lâm sản từ rừng trồng và rừng tự nhiên như: gỗ, củi, luồng, tre, vầu, nhựa thông, cánh kiến, măng, mộc nhĩ, nấm hương, các loại quả, các loại lá (lá dong, lá nón, lá cọ),.... Khai thác gỗ bao gồm cả gỗ tỉa thưa từ rừng trồng; thu từ củi bao gồm tận thu từ rừng tự nhiên
Lưu ý: Đối với diện tích rừng khai thác toàn bộ (khai thác trắng) trong năm chỉ tính sản lượng và giá trị của phần diện tích khai thác trong 12 tháng qua; không tính giá trị sản phẩm của các năm trước (phần thu hoạch tỉa thưa các năm trước).
(2) Ươm giống cây lâm nghiệp: Thu từ hoạt động nhân giống cây lâm nghiệp nhằm phục vụ mục đích trong rừng hoặc trồng cây phân tán. Hoạt động nhân giống gồm các hình thức chủ yếu sau: sản xuất giống bằng hạt, bằng hom cành hoặc chiết ghép. ĐTV chỉ thu thập thông tin giá trị cây giống bán ra bên ngoài;
(3) Trồng rừng, chăm sóc, tu bổ, cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh: Thu từ việc hộ làm cho bên ngoài khi thực hiện hoạt động trồng mới rừng trồng, chăm sóc rừng trồng, cải tạo rừng, khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh rừng.
(4) Dịch vụ lâm nghiệp:
+ Bảo vệ rừng: Thu từ việc hộ làm cho bên ngoài khi thực hiện hoạt động khoán bảo vệ rừng.
+ Dịch vụ lâm nghiệp khác: Thu từ hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp, hoạt động sơ chế gỗ trong rừng,... hộ làm cho bên ngoài
(5) Tiền được đền bù/hỗ trợ thiệt hại về lâm nghiệp do dịch bệnh, thiên tai, môi trường
Lưu ý khi tính chi phí lâm nghiệp:
Chỉ tính chi phí cho những hoạt động đã thu trong 12 tháng qua, không tính các chi phí sản xuất dở dang hoặc chi phí cho các hoạt động không phải lâm nghiệp, dịch vụ lâm nghiệp.
- Để tính đúng thu nhập của hộ thì mọi khoản chi phí đã sử dụng để cho sản phẩm thu hoạch trong 12 tháng qua đều phải khai thác và ghi vào phiếu khảo sát gồm: tất cả các khoản mua đổi và tự túc. Vật tư dùng vào sản xuất nếu mua ngoài thì tính theo giá thực tế mua; phần tự túc tính theo giá bình quân năm tại chợ gần nhất ở địa phương.
- Trường hợp chi phí sản xuất có liên quan đến thu nhập của nhiều năm phải phân bổ theo các năm đó. Nếu có liên quan đến nhiều ngành thì tính phân bổ cho các ngành theo tỷ lệ thu hoặc tỷ lệ chi của mỗi ngành.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Giá trị đã bán/ đổi/cho/biếu/tặng
- Cột 2: Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng).
- Cột 3: Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch (bằng cột 1 cộng cột 2)
- Cột 4: Chi phí giống (Hạt giống, cây giống): Ghi trị giá giống của cây trồng thực tế hộ đã mua hoặc tự túc được đã tính vào thu dùng cho sản xuất trong 12 tháng qua. Giống lâm nghiệp gồm: hạt giống, cây giống dùng vào việc trồng rừng của hộ, v.v...
Không tính giống tự túc chưa được tính vào thu. Chú ý chỉ tính giống dùng vào sản xuất, không tính loại giống sản xuất ra để bán, kể cả hạt giống, cây giống không dùng hết đem bán.
- Cột 5: Phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực vật.
Phân bón gồm phân hữu cơ, phân hoá học. Tính tổng trị giá phân hữu cơ và phân hoá học hộ mua, tự túc đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất cho sản phẩm thu được trong 12 tháng qua. Phân hoá học gồm nhiều loại như đạm u rê, sunphat, NPK, lân, kali... ĐTV hỏi số lượng từng loại phân hoá học thực tế đã bón cho từng loại cây trồng để tính thành tiền. Giá phân hoá học tính theo giá thực tế mua ở thị trường.
- Cột 6: Chi khác gồm các khoản sau:
+ Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng: Ghi số tiền dùng để chi mua các loại dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng trong 12 tháng qua. Các dụng cụ đó là cày, cuốc, xẻng, bao, thúng, dao, cưa,...
+ Năng lượng, nhiên liệu: Ghi số tiền (kể cả trị giá hiện vật) thực tế hộ đã chi dùng về điện, than đá, than bánh/tổ ong, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, dầu diezel, ga hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên, củi và năng lượng/nhiên liệu khác sử dụng cho hoạt động lâm nghiệp có cho thu sản phẩm trong 12 tháng qua. Không tính năng lượng, nhiên liệu tự túc và chưa được tính vào thu của hộ, ví dụ: củi tự kiếm được. Không tính năng lượng, nhiên liệu dùng cho đời sống, cho trồng trọt hoặc các hoạt động sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản.
+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng (tài sản cố định, công cụ sản xuất): Ghi số tiền do hộ chi ra để sửa chữa nho, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng,...), công cụ thủ công.
+ Khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định (TSCĐ) của hộ tham gia vào quá trình sản xuất đều phải tính khấu hao. TSCĐ bao gồm máy móc, công cụ, nhà xưởng v.v...). Tính khấu hao TSCĐ theo giá thực tế mua sắm, xây dựng của hộ.
+ Thuê và đấu thầu đất: Ghi số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê hoặc đấu thầu đất. Nếu thuê hoặc đấu thầu đất sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
+ Thuê tài sản, máy móc, phương tiện, thuê vận chuyển: Ghi số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê phương tiện, tài sản, máy móc. Nếu thuê sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
+ Thuê súc vật cày kéo: Ghi số tiền thực tế hộ đã chi trong 12 tháng qua để thuê gia súc làm các công việc làm đất, kéo gỗ, vận chuyển hàng hoặc sản phẩm.
+ Trả công lao động thuê ngoài: Ghi số tiền hộ trả về việc thuê mướn công lao động bên ngoài làm các công việc như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.
+ Trả lãi tiền vay cho hoạt động lâm nghiệp, dịch vụ lâm nghiệp: Ghi số tiền trả lãi số tiền vay (nếu có) để đầu tư cho 2 nhóm hoạt động trên trong 12 tháng qua.
+ Thuế kinh doanh: Ghi số tiền nộp thuế sản xuất kinh doanh thủy sản trong 12 tháng qua.
+ Các khoản chi phí khác: Ghi số tiền hộ đã chi ngoài các mục nêu trên như các khoán lệ phí giao thông, bưu điện, quảng cáo, đào tạo kỹ thuật...
- Cột 7: Ghi tổng chi phí hoạt động lâm nghiệp (bằng tổng cộng các cột 4, cột 5 và cột 6).
- Cột 8: Thu nhập (bằng cột 3 trừ cột 7)
Dòng Tổng số ghi tổng thu, chi phí và thu nhập của hộ từ hoạt động lâm nghiệp theo nguồn thu từng dòng ở cột B
MỤC 5: THU NHẬP TỪ THỦY SẢN
5.1. Mục đích, ý nghĩa
Mục này thu thập các thông tin để xác định thu nhập của hộ từ hoạt động nuôi trồng, ươm giống cá, tôm, thủy sản khác hoặc đánh bắt thủy hải sản ở ao hồ, sông, suối, biển.
5.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Các hoạt động thủy sản bao gồm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản (ươm giồng, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản) và các hoạt động có liên quan như các công việc sơ chế sản phẩm (ướp muối, ướp lạnh, phơi khô sản phẩm), phân loại, làm sạch sản phẩm v.v...
Phạm vi tính thu nhập và chi phí:
Chỉ tính những sản phẩm đã thu trong 12 tháng qua của nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên mặt nước mặn, lợ, ngọt; không tính sản phẩm dở dang. Trị giá từng loại sản phẩm tính theo giá thực tế bán đổi, phần còn lại thì tính theo giá bình quân năm ở chợ gần nhất tại địa phương.
Do đó chi phí cũng tính mọi khoản đã sử dụng để có được các khoản đã thu trong 12 tháng qua. Các chi phí mua đổi tính theo giá thực tế, phần tự túc tính theo giá bình quân ở chợ gần nhất tại địa phương.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Giá trị đã bán/đổi/cho/biếu/tặng
- Cột 2: Giá trị đã thu hoạch để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng).
- Cột 3: Tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch (bằng cột 1 cộng cột 2)
- Cột 4: Giống ghi trị giá giống thủy sản (cá, tôm, cua...) đã dùng vào sản xuất trong 12 tháng qua. Giống thủy sản phải mua tính theo giá thực tế mua. Giống tự túc tính theo giá bình quân năm của chợ gần nhất tại địa phương.
- Cột 5: Thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh gồm:
+ Thức ăn: tổng số chi phí về thức ăn tinh, thức ăn thô, các loại thức ăn khác thực tế đã dùng trong 12 tháng qua (kể cả phần tự túc của hộ đã được tính vào thu nhập). Thức ăn do tự túc được tính theo giá sản xuất bình quân năm; nếu mua ngoài tính theo giá thực tế mua. Không tính thức ăn có được do thu nhặt, hái lượm chưa được tính vào thu nhập.
+ Thuốc phòng và chữa bệnh
- Cột 6: Chi khác gồm các khoản chi:
+ Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng: số tiền chi mua các dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng để phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Dụng cụ nhỏ thuộc loại rẻ tiền mau hỏng mua trong 12 tháng qua (xô, chậu, rổ rá, quang sảo, v.v...) quy định sử dụng hết trong 12 tháng qua không phân bổ. Một số dụng cụ nhỏ thuộc công cụ lao động chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào tài sản cố định thì tiến hành tính phân bổ theo thời gian sử dụng trong hai hoặc ba năm tùy theo từng loại để tính chi phí sản xuất. Một số dụng cụ nhỏ hộ tự làm được chưa tính vào thu của hộ thì không ghi ở đây.
+ Năng lượng, nhiên liệu: số tiền (kể cả trị giá hiện vật) thực tế hộ đã chi dùng về điện, than đá, than bánh/tổ ong, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, dầu diezel, ga hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên, củi và năng lượng/nhiên liệu khác dùng cho sản xuất thủy sản (bơm nước, chạy guồng trong vùng nuôi tôm, sấy sản phẩm, chế biến thức ăn...). Không tính năng lượng, nhiên liệu tự túc và chưa được tính vào thu của hộ, ví dụ: củi tự kiếm được. Không tính năng lượng, nhiên liệu dùng cho đời sống và các ngành sản xuất phi nông, lâm nghiệp.
+ Muối, nước đá: trị giá tiền và hiện vật hộ chi mua/đổi muối, nước đá hoặc các phụ liệu khác để dùng cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trong 12 tháng qua.
+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng: số tiền do hộ chi ra để sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ (máy móc, ao, hồ nuôi tôm, nhà xưởng phục vụ sản xuất), công cụ thủ công.
+ Khấu hao tài sản cố định.
+ Thuê và đấu thầu đất: số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê hoặc đấu thầu mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nếu thuê hoặc đấu thầu đất sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo số năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong 12 tháng qua.
+ Thuê tài sản, máy móc, phương tiện thuê vận chuyển: số tiền thực tế hộ đã chi trả trong 12 tháng qua về thuê phương tiện, máy móc để phục vụ cho sản xuất. Nếu thuê sử dụng trong nhiều năm thì số tiền này được phân bổ theo năm sử dụng để tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua.
+ Trả công lao động thuê ngoài: số tiền hộ trả công lao động thuê ngoài làm các công việc như chăm sóc, bảo vệ, vệ sinh vùng nuôi trồng thủy sản.
+ Trả lãi tiền vay cho hoạt động thủy sản: số tiền trả lãi cho các khoản vay để đầu tư cho thủy sản.
+ Thuế kinh doanh: số tiền thuế nuôi trồng, thuế khai thác thủy sản hộ đã nộp trong 12 tháng qua.
+ Chi phí khác: số tiền hộ đã chi ngoài các mục nêu trên như các khoản lệ phí giao thông, bưu điện, quảng cáo, đào tạo, bảo hiểm sản xuất...
- Cột 7: Ghi tổng chi phí hoạt động thủy sản (bằng tổng cộng các cột 4, cột 5 và cột 6).
- Cột 8: Thu nhập (bằng cột 3 trừ cột 7)
Dòng Tổng số ghi tổng thu nhập và chi phí của hộ từ hoạt động thủy sản theo nguồn thu từng dòng ở cột B
MỤC 6: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ PHI NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN HOẶC CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN.
6.1. Mục đích, ý nghĩa:
Thu thập số liệu về tổng thu, chi phí và thu nhập từ các hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và hoạt động chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ kể cả các hoạt động có sản phẩm được sản xuất ra chỉ để lại hộ tiêu dùng hoặc sử dụng, không được bán, đổi hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc tính thu nhập và tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của hộ.
6.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Bao gồm hộ có đăng ký kinh doanh và không có đăng ký kinh doanh về các hoạt động ngành nghề SXKD, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và hoạt động chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ.
Các hoạt động có diễn ra trong 12 tháng qua nhưng tại thời điểm điều tra không còn tồn tại nữa thì vẫn được thu thập thông tin.
Đối với hoạt động thương nghiệp tổng thu và chi phí không tính trị giá vốn hàng hóa (trị giá mua sản phẩm hàng hóa để kinh doanh).
Trường hợp các hộ liên doanh SXKD thì căn cứ vào phần trăm thu nhập hộ nhận được để tính thu nhập cho hộ điều tra.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Giá trị đã bán/đổi/cho/biếu/tặng
- Cột 2: Giá trị để lại sử dụng (phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng).
- Cột 3: Tổng thu (bằng cột 1 cộng cột 2)
- Cột 4: Chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, thực liệu của từng hoạt động. Thực liệu là những nguyên liệu để chế biến thức ăn, nước giải khát,... Đối với hoạt động thương nghiệp, số tiền mua hàng hoá kinh doanh không tính vào câu này.
Vật tư nguyên liệu dùng cho sản xuất, kinh doanh mua theo nguồn nào thì tính theo giá của nguồn đó, nếu tự túc, đổi tính theo giá bình quân năm tại địa bàn điều tra. Chỉ tính chi phí phát sinh cho các sản phẩm được sản xuất trong 12 tháng qua đã được bán, đổi, cung cấp dịch vụ, sử dụng hoặc tiêu dùng.
- Cột 5: Chi phí về năng lượng, nhiên liệu của từng hoạt động. (Xem cách ghi biểu cột 6 Mục 2).
- Cột 6: Chi khác gồm các khoản chi:
+ Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng. Đối với dụng cụ sản xuất nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào TSCĐ nhưng sử dụng trong một số năm thì cần phân bổ trị giá theo thời gian sử dụng.
+ Chi phí về nước phục vụ cho các hoạt động ngành nghề.
+ Chi phí về sửa chữa nhỏ, duy trì bảo dưỡng. Bao gồm sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ là máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất; công cụ thủ công
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định (TSCĐ) của hộ tham gia vào quá trình sản xuất đều phải tính khấu hao. TSCĐ bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ,... Tính khấu hao TSCĐ theo giá thực tế mua sắm, xây dựng của hộ. Đối với trường hợp hộ xây dựng nhà để ở sau đó sử dụng một phần diện tích để sản xuất kinh doanh thì nguyên giá của TSCĐ này là số tiền đầu tư thêm để xây dựng, sửa chữa và cải tạo diện tích ở thành diện tích sản xuất kinh doanh.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định, thời gian sử dụng ước tính để tính khấu hao:
Mức khấu hao 1 năm = Nguyên giá TSCĐ/Số năm sử dụng
+ Chi phí về thuê đất, nhà xưởng, cửa hàng, máy móc và phương tiện sản xuất khác. Nếu thuê sử dụng trong nhiều năm thì số tiền thuê được phân bổ theo số năm sử dụng.
+ Chi phí về vận chuyển: bao gồm thuê phương tiện để vận chuyển nguyên vật liệu hoặc sản phẩm của hoạt động đi tiêu thụ và các loại phí đường, cầu, phà,.. cho các lần vận chuyển.
+ Chi phí về nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho các lao động thuê ngoài (thường xuyên hoặc tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, kể cả trị giá các bữa ăn hộ phải nuôi các lao động thuê ngoài này (nếu có). Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm và tổ chức công đoàn theo quy định
+ Trả lãi tiền vay: Số tiền hộ phải trả cho khoản lãi từ tiền vay để đầu tư và phát triển hoạt động. Nếu trả lãi khoản vay cho nhiều năm thì số tiền trả lãi được phân bổ theo số năm vay.
+ Chi phí về thuế, phí và các khoản lệ phí coi như thuế: bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế hàng hoá nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất SXKD, thuế tài nguyên, thuế môn bài, phí cấp phép kinh doanh,...
+ Chi phí cho xử lý nước thải, chất thải rắn. Đây là các khoản chi phí nhằm bảo vệ môi trường, bao gồm các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; phí trả cho các dịch vụ xử lý nước thải, chất thải rắn,... Nếu các khoản chi cho nhiều năm thì phải phân bổ theo số năm sử dụng. Trường hợp hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn trở thành TSCĐ thì chi phí phân bổ chỉ được ghi vào khoản này, không ghi vào khấu hao TSCĐ.
+ Các chi phí khác ngoài các khoản chi phí kể trên như chi phí bưu điện, đi lại, quảng cáo, tiếp thị, mua mẫu mã, chi thuê khảo sát thiết kế, bảo hiểm sản xuất, chi hoa hồng, môi giới,...
- Cột 7: Ghi tổng chi phí hoạt động (bằng tổng cộng các cột 4, cột 5 và cột 6).
- Cột 8: Thu nhập (bằng cột 3 trừ cột 7)
Dòng Tổng số ghi tổng thu, tổng chi phí và thu nhập từ các hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và hoạt động chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ trong 12 tháng qua.
MỤC 7: THU NHẬP KHÁC
7.1. Mục đích, ý nghĩa:
Mục này thu thập thông tin về các khoản thu nhập khác chủ yếu không do lao động trực tiếp tạo ra trong 12 tháng qua để làm căn cứ tính dùng, tính đủ thu nhập của hộ.
7.2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
a) Khái niệm/nội dung/phương pháp tính:
Thu khác tính vào thu nhập bao gồm thu từ các nguồn:
(1) Thu nhập từ chuyển nhượng:
+ Tiền và trị giá hiện vật hộ nhận được do người ngoài hộ cho/biểu/tặng/mừng/giúp (Dùng cho sinh hoạt của hộ). Bao gồm:
Tiền mặt và trị giá hiện vật dùng cho sinh hoạt của hộ do người ngoài thành viên hộ cho, biếu, mừng, giúp từ trong nước và nước ngoài trong 12 tháng qua, bao gồm: Tiền mặt và trị giá hiện vật dùng cho sinh hoạt do người thân (đã từng là thành viên của hộ) ở trong nước và nước ngoài cho, biếu, mừng, giúp; Cho, biếu nhà ở; Cho, biếu ô tô dùng cho sinh hoạt; Cho, biếu tài sản dùng cho sinh hoạt khác.
Tiền mừng đám cưới/Tiền phúng viếng ma chay sau khi trừ chi phí ăn uống của khách.
+ Các khoản trợ cấp xã hội (cho thương binh, liệt sỹ, cá nhân/hộ có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách khác), trợ cấp cho sinh hoạt của hộ để khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh (Covid-19),... trong 12 tháng qua.
+ Học bổng, thưởng giáo dục, trợ giúp y tế
(2) Thu nhập từ sở hữu tài sản, đầu tư tài chính
+ Thu nhập từ cho thuê tài sản, đất đai, nhà ở: thu nhập nhận được từ các khoản cho thuê tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,... thu nhập từ cho thuê, mượn nhà/đất ở, đất nông, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản trong 12 tháng qua.
+ Thu nhập từ lãi đầu tư, tín dụng là thu nhập nhận được từ tiền gửi ngân hàng, cổ phần, tín phiếu và lãi từ các hình thức cho vay, góp vốn khác.
(3) Thu nhập khác: Gồm các khoản thu nhập khác làm tăng thu nhập chưa kể trên như các khoản nhận được từ các tổ chức nhân đạo, từ thiện, hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh ủng hộ; trúng xổ số, vui chơi có thưởng,...
b) Cách ghi biểu:
- Cột B: Các khoản thu nhập khác theo nguồn thu.
- Cột 1: Ghi trị giá các khoản thu nhập theo từng dòng tương ứng tại cột B
- Dòng Tổng số ghi tổng thu nhập theo khoán thu từng dòng tại cột B, được tính bằng tổng cộng các dòng số 1, số 2 và số 3.
BIỂU TỔNG HỢP THU NHẬP CỦA HỘ
- Cột A: Danh mục các nguồn thu nhập của hộ
- Cột 1: Ghi tổng thu nhập của hộ theo từng nguồn tương ứng ở cột A
Biểu số: 01.N/NTM Ban hành theo... Ngày nhận báo cáo: |
BIỂU TỔNG HỢP THU NHẬP CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT TẠI THÔN/ẤP/BẢN……… Năm ... |
- Đơn vị báo cáo: Thôn/ấp/bản - Đơn vị nhận báo cáo: UBND xã |
STT |
Hộ số |
Họ và tên chủ hộ |
Số nhân khẩu TTTT (Người) |
Tổng thu nhập |
(A) |
(B) |
(C) |
(1) |
(2) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
... |
|
... |
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
Thu nhập bình quân đầu người của hộ khảo sát của thôn/ấp/bản
= Dòng tổng số cột 2/Dòng tổng số cột 1/1.000 (triệu đồng/người)
|
|
...,
ngày...tháng...năm… |
Biểu số: 02.N/NTM Ban hành theo... Ngày nhận báo cáo: |
BIỂU SUY RỘNG THU NHẬP BÌNH QUÂN NKTTTT CỦA XÃ ……… Năm ... |
- Đơn vị báo cáo: UBND xã - Đơn vị nhận báo cáo: Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện; Cơ quan Thống kê cấp huyện |
TT |
Mã Thôn/Ấp/ Bản |
Thôn/Ấp/Bản |
Số Hộ (Hộ) |
Số
Nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) |
Thu
nhập BQ đầu người của hộ khảo sát |
Tổng thu nhập |
||
Tổng số |
Số hộ mẫu |
Tổng số |
Hộ mẫu |
|||||
(A) |
(B) |
(C) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(3)*(5) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………… |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
Nguồn: Tổng hợp từ Biểu số: 02.X/NTM (Phần A) và Biểu 01.N/NTM (Phần C)
Thu nhập bình quân nhân khẩu TTTT/năm = Tổng số cột 6/Tổng số cột 3 (triệu đồng/người)
|
|
…, ngày … tháng … năm … |
HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP VÀ SUY RỘNG THÔNG TIN
Biểu số: 01.N/NTM: BIỂU TỔNG HỢP THU NHẬP CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT TẠI THÔN/ẤP/BẢN
- Cột A: Ghi số thứ tự của hộ tại mỗi phiếu thu thập thông tin về thu nhập của hộ
- Cột B: Ghi họ và tên chủ hộ
- Cột 1: Ghi số nhân khẩu TTTT tại hộ từ Phiếu thu thập thông tin
- Cột 2: Ghi tổng thu nhập của hộ (Dòng tổng thu nhập hộ cột 1 Biểu tổng hợp thu nhập của hộ)
Biểu số: 02.N/NTM: BIỂU SUY RỘNG THU NHẬP BÌNH QUÂN NKTTTT CỦA XÃ
- Cột C: Ghi tên thôn/ấp/ban
- Cột 1: Ghi tổng số hộ trên địa bàn xã theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C (Thông tin tại cột 1, Biểu số: 02.X/NTM của Phần A)
- Cột 2: Ghi tổng số hộ được chọn mẫu phỏng vấn thu nhập trên địa bàn xã theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C (Thông tin tại Biểu 01.N/NTM của Phần C)
- Cột 3: Ghi tổng số NKTTTT trên địa bàn xã theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C (Thông tin tại cột 2, Biểu số: 02.X/NTM của Phần A)
- Cột 4: Ghi tổng số NKTTTT của toàn bộ các hộ được chọn mẫu trên địa bàn xã theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C (Thông tin tại dòng Tổng số, cột 1, Biểu 01.N/NTM của Phần C)
- Cột 5: Ghi thu nhập bình quân đầu người của hộ khảo sát theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C (Thông tin tại Biểu 01.N/NTM của Phần C). Lưu ý: đơn vị tính triệu đồng/người
- Cột 6: Ghi tổng thu nhập theo từng thôn/ấp/bản liệt kê tại cột C.
Quyết định 1245/QĐ-BKHĐT năm 2022 công bố chỉ tiêu về Hợp tác xã và Khu công nghiệp và ban hành quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | 1245/QĐ-BKHĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký: | Trần Quốc Phương |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1245/QĐ-BKHĐT năm 2022 công bố chỉ tiêu về Hợp tác xã và Khu công nghiệp và ban hành quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Chưa có Video