ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1215/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 09 tháng 5 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch 112/2011/TTLB/BTC-BKHCN ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 33/TTr-SKHCN ngày 02 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chính sách chi hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 với những nội dung chính sau đây:
1. Nội dung chi của chương trình:
a) Chi hoạt động chung của Chương trình:
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ, triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình;
- Điều tra, khảo sát đánh giá mô hình mẫu từ kết quả thực hiện dự án thuộc Chương trình, phục vụ việc khai thác, nhân rộng và phổ biến mô hình.
Nội dung hoạt động chung của Chương trình chi theo quy định tài chính hiện hành, căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
b) Các nội dung chi liên quan đến hoạt động tuyên truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ:
- Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi in ấn tờ in, ấn phẩm, áp phích;
- Tổ chức hội thảo, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ;
- Chi hỗ trợ cho việc xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quyền sở hữu trí tuệ cho các cán bộ trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực cho hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Các nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ chi theo quy định tài chính hiện hành, căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
c) Chi xây dựng, đăng ký, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của các địa phương, bao gồm:
Hỗ trợ đánh giá sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương nhằm xác định sự cần thiết phải bảo hộ; xác định chủ thể quyền; lựa chọn hình thức bảo hộ, tiến hành xây dựng hồ sơ, tiến hành các thủ tục xác lập quyền; tổ chức quản lý và sử dụng đối tượng được bảo hộ trên thực tế, bảo vệ và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ.
Nội dung chi này được xây dựng dưới hình thức các dự án khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; thực hiện khoán kinh phí theo quy chế chi tiêu kinh phí của dự án đã được thống nhất giữa thủ trưởng tổ chức chủ trì với chủ nhiệm dự án được quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
d) Chi hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước, bao gồm:
Thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (phổ biến kiến thức, yêu cầu về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả.);
Xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học - công nghệ (khuyến khích lao động sáng tạo; đưa thông tin sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ; xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học - công nghệ; ...);
- Hỗ trợ 100% chi phí đối với:
Xác lập, tài sản trí tuệ cho các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp;
Xác lập tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của các địa phương.
- Hỗ trợ 50% tổng chi phí:
Xác lập quyền cho các đối tượng còn lại có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Xác lập quyền cho các sản phẩm sáng tạo khoa học và công nghệ, kết quả các đề tài dự án được áp dụng ứng dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài cho tất cả các đối tượng.
Mức hỗ trợ được áp dụng gồm phí quốc gia và phí dịch vụ để thực hiện các công việc liên quan đến xác lập quyền cho các đối tượng sở hữu trí tuệ (kèm theo phụ lục).
đ) Chi công tác phí điều tra khảo sát:
Căn cứ Biên bản điều tra khảo sát làm cơ sở thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình:
a) Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:
Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh được phân bổ hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ.
b) Kinh phí thực hiện Chương trình:
- Ngoài mức hỗ trợ cho doanh nghiệp được quy định cụ thể ở bảng phụ lục, các nội dung khác phải có dự toán chi tiết và được phê duyệt căn cứ kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm.
- Đối với các dự án do Trung ương phê duyệt:
Ngân sách địa phương chi một phần kinh phí để thực hiện dự án đối với dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý theo tỷ lệ quy định. Mức cụ thể do cơ quan phê duyệt dự án quyết định và được thể hiện rõ trong hợp đồng giao chủ trì thực hiện dự án.
- Đối với nguồn huy động kinh phí đối ứng từ các tổ chức, cá nhân hưởng lợi đối với các dự án ngân sách nhà nước: thực hiện quản lý theo quy định tài chính hiện hành.
1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch, nội dung các hạng mục của Chương trình hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.
b) Chủ trì triển khai thực hiện đúng nội dung, tiến độ và có hiệu quả.
c) Hướng dẫn, tư vấn thủ tục cho các đơn vị tham gia chương trình theo quy định hiện hành; tiếp nhận các thủ tục, hồ sơ xin hỗ trợ của các doanh nghiệp tham gia chương trình.
d) Tổ chức sơ kết vào cuối năm 2013, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào cuối năm 2015.
đ) Chủ nhiệm chương trình (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện việc hỗ trợ theo quy định cho từng đối tượng cụ thể từ nguồn kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho những trường hợp đủ điều kiện được hỗ trợ.
e) Việc lập dự toán chi ngân sách của chương trình, giao và phân bổ dự toán chi ngân sách, cấp phát kinh phí, công tác hạch toán và quyết toán của chương trình được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành.
g) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ùy ban nhân dân tỉnh.
2. Các Sở, ngành phối hợp:
Có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc ngành, địa phương mình quản lý để có kế hoạch đăng ký tham gia thực hiện nội dung chương trình.
3. Đối với các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được đăng ký tham gia Chương trình. Riêng đối với các đề án, dự án phải gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan chủ trì Chương trình) trước tháng 9 hàng năm để được xem xét đưa vào kế hoạch hoạt động Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
KT.CHỦ
TỊCH |
MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ XÁC LẬP QUYỀN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU
TRÍ TUỆ
(Kèm theo Quyết định số: 1215/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
SỐ TT |
Nội dung |
Mức hỗ trợ |
|
|
|
A |
Nhóm đối tượng hỗ trợ 50% (đối với các sản phẩm phi nông nghiệp) |
|
I |
Nhãn hiệu |
|
1 |
Thiết kế nhãn hiệu/logo |
1.000 |
2 |
Tra cứu |
500 |
3 |
Phí đăng ký cho 1 đơn với: - Nhóm đầu tiên (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) - Mỗi nhóm tiếp theo (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) - Mỗi sản phẩm/dịch vụ, tính từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 |
1.110 650 125 |
II |
Kiểu dáng công nghiệp |
|
1 |
Tra cứu |
500 |
2 |
Phí đăng ký cho 1 đơn kiểu dáng, có: - Phương án đầu tiên - Mỗi phương án tiếp theo (nếu có) - Công bố và đăng bạ ảnh, mỗi hình từ hình thứ 2 |
1.100 650 140 |
III |
Sáng chế/giải pháp hữu ích |
|
1 |
Tra cứu |
1.000 |
2 |
Phí đăng ký cho 1 đơn sáng chế, có: - Một điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ. - Mỗi điểm độc lập tiếp theo (nếu có). - Nếu làm bản mô tả sáng chế có trên 5 trang, từ trang thứ 6, mỗi trang. - Phí viết bản mô tả sáng chế, mỗi trang. - Phí bản vẽ kỹ thuật, mỗi hình |
2.250 910 31 200 100 |
IV |
Bản quyền tác giả |
|
1 |
- Đối với tác phẩm chương trình máy tính. - Đối với tác phẩm thuộc thể loại khác. |
1.050 950 |
B |
Nhóm đối tượng hỗ trợ 100% (đối với các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm dịch vụ đặc thù của địa phương) |
|
I |
Nhãn hiệu |
|
1 |
Thiết kế nhãn hiệu/logo |
2.000 |
2 |
Tra cứu |
1.000 |
3 |
Phí đăng ký cho 1 đơn với: - Nhóm đầu tiên (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ). - Mỗi nhóm tiếp theo (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ). - Mỗi sản phẩm/dịch vụ, tính từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 |
2.220 1.300 250 |
II |
Kiểu dáng công nghiệp |
|
1 |
Tra cứu |
1.000 |
2 |
Phí đăng ký cho 1 đơn kiểu dáng, có: - Phương án đầu tiên - Mỗi phương án tiếp theo (nếu có) - Công bố và đăng bạ ảnh, mỗi hình từ hình thứ 2 |
2.200 1.300 280 |
III |
Sáng chế/giải pháp hữu ích |
|
1 |
Tra cứu |
2.000 |
2 |
Phí đăng ký cho 1 đơn sáng chế, có: - Một điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ. - Mỗi điểm độc lập tiếp theo (nếu có). - Nếu làm bản mô tả sáng chế có trên 5 trang, từ trang thứ 6, mỗi trang. - Phí viết bản mô tả sáng chế, mỗi trang. - Phí bản vẽ kỹ thuật, mỗi hình |
4.500 1.820 62 400 200 |
IV |
Bản quyền tác giả |
|
1 |
Đối với tác phẩm thuộc thể loại nông nghiệp |
1.900 |
V |
Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận |
|
1 |
Thiết kế nhãn hiệu/logo |
2.000 |
2 |
Tra cứu |
1.000 |
3 |
Phí đăng ký cho 1 đơn với: - Nhóm đầu tiên (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ). - Mỗi nhóm tiếp theo (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ). - Mỗi sản phẩm/dịch vụ, tính từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 |
2.220 1.300 250 |
4 |
- Xây dựng quy chế. - Tham dự họp và lấy ý kiến thống nhất về quy chế, hoàn chỉnh quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. - Tập huấn hướng dẫn thực hiện quy chế,…. |
12.000 |
Quyết định 1215/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chính sách chi hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 1215/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Huỳnh Văn Nhị |
Ngày ban hành: | 09/05/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1215/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chính sách chi hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Chưa có Video