Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1204/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1069/TTr-SKHĐT.ĐKKD ngày 11/5/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2020 (kèm theo Kế hoạch số 1066/KH-SKHĐT.ĐKKD ngày 11/5/2020 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Cục Thuế tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1066/KH-SKHĐT.ĐKKD

Vĩnh Long, ngày 11 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và các cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV), góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đẩy nhanh về số lượng, vừa bảo đảm yêu cầu về chất lượng.

- Các cấp, các ngành phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân thành lập doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; bổ sung vào kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện phải nêu rõ trách nhiệm cụ thể của cơ quan, đơn vị chủ trì; phát huy trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.

II. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2019:

Trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã phát triển 363 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 3.612 tỷ đồng, (trong đó chuyển từ Hộ kinh doanh lên 27 doanh nghiệp). So với năm 2018 tăng: 11 DN (363/352DN), tổng vốn đầu tư tăng 583 tỷ đồng.Về quy mô vốn đầu tư trung bình của một doanh nghiệp tăng so với năm 2018 (năm 2018: 8,6 tỷ đồng/DN, năm 2019: 9,95 tỷ đồng/DN). Đạt 100,8% kế hoạch đã đề ra (363/360DN)

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động 117 chi nhánh và văn phòng đại diện, 224 địa điểm kinh doanh.

- Thực hiện đăng ký thành lập mới, thông báo thay đổi, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh qua mạng điện tử là 1400/3064 DN/ĐVTT chiếm 45,7% (Trong đó doanh nghiệp thành lập mới đăng ký qua mạng là 264/363, chiếm 72,7 %)

*Tính lũy kế đến 31/12/2019:

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 2.750 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 23.793 tỷ đồng;

- Chi nhánh và văn phòng đại diện: 894;

- Địa điểm kinh doanh: 1.000. Trong đó được phân bổ như sau:

STT

Địa phương

Số lượng DN thành lập mới

Số lượng DN được chuyển từ HKD

Cộng

Lũy kế đến 31/12/2019

1

Thành phố Vĩnh Long

123

11

134

1.148

2

Thị xã Bình Minh

34

2

36

277

3

Huyện Bình Tân

9

/

9

130

4

Huyện Tam Bình

34

/

34

217

5

Huyện Trà Ôn

11

2

13

148

6

Huyện Long Hồ

93

9

102

497

7

Huyện Mang Thít

15

1

16

177

8

Huyện Vũng Liêm

17

2

19

156

 

Tổng cộng

336

27

363

2.750

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục phát triển doanh nghiệp về số lượng và chất lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp.

Huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khoảng 400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Trong đó được phân bổ như sau:

STT

Địa phương

Số lượng DN thành lập mới

Số lượng DN được chuyển từ HKD

Cộng

1

Thành phố Vĩnh Long

120

25

145

2

Thị xã Bình Minh

30

10

40

3

Huyện Bình Tân

15

5

20

4

Huyện Tam Bình

30

5

35

5

Huyện Trà Ôn

15

5

20

6

Huyện Long Hồ

80

20

100

7

Huyện Mang Thít

15

5

20

8

Huyện Vũng Liêm

15

5

20

 

Tổng cộng

320

80

400

2. Những nhiệm vụ trọng tâm:

Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện); các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp. Tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Triển khai các Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình, Kế hoạch hành động, Đề án thực hiện của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cùng với các chính sách hỗ trợ có liên quan của Trung ương, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; công khai, minh bạch thông tin chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về thủ tục gia nhập thị trường (thủ tục về đăng ký kinh doanh, đầu tư, đất đai, kê khai thuế,...), tiếp cận với vốn tín dụng.

- Triển khai có hiệu quả Chính quyền điện tử đã được phê duyệt; đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, thực hiện dịch vụ bưu chính công trong tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

- Tham mưu phối hợp liên ngành liên quan giải quyết các thủ tục thành lập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh,...Các quy chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, các Hiệp hội, các đơn vị có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động doanh nghiệp

- Tăng cường phối hợp, theo dõi, nắm bắt, đồng hành cùng doanh nghiệp; tháo gỡ, xử lý giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp.

- Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ để các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động thông qua đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Cụm công nghiệp (CCN); xây dựng hoàn thiện hạ tầng các CCN để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất.

3. Giải pháp trọng tâm:

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành (như: Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục thuế tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Tỉnh đoàn), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nhóm giải pháp:

3.1. Về cơ chế chính sách:

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; các Nghị quyết hàng năm của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; các Kế hoạch thực hiện, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ, giải pháp đã giao cho từng sở ngành, địa phương tại Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thực hiện các Nghị quyết hàng năm của Chính phủ.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Nghị định có liên quan và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

3.2. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

Tổ chức tư vấn pháp luật chuyên đề cho doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, thực thi pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực thi, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp.

Xây dựng tài liệu giới thiệu, triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp theo hướng phát triển các doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vệ tinh cung ứng các dịch vụ cho Khu, Cụm công nghiệp.

3.3. Về đào tạo, tập huấn:

Triển khai các lớp đào tạo, khởi sự doanh nghiệp, bồi dưỡng doanh nhân; bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trang bị thêm các kiến thức về quản trị, kinh doanh.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; các lớp đào tạo về kỹ năng khởi sự và quản trị doanh nghiệp, các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tư.

3.4. Về đối thoại, liên kết:

Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với doanh nghiệp, với thanh niên; tổ chức các cuộc giao lưu giữa thanh niên với các doanh nhân thành đạt; nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp trong thanh niên.

3.5. Về các hoạt động hỗ trợ:

Tiếp tục triển khai việc giải đáp pháp luật thông qua các hình thức giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Tư vấn, hướng dẫn miễn phí, mẫu biểu hóa, cung cấp các file mềm hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Email cho các đối tượng có nhu cầu.

Tổ chức tìm kiếm, kêu gọi, khuyến khích nhà đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia... nhằm hỗ trợ thanh niên trong hợp tác, trao đổi thông tin, kiến thức và kỹ năng; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp khả thi của thanh niên; kêu gọi các nguồn vốn, tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Kết nối và cung cấp các dịch vụ cho DNNVV nhằm tiếp cận tốt nhất về các lĩnh vực như: tư vấn, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hành chính công, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Triển khai công tác hướng dẫn doanh nghiệp siêu nhỏ các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế và kế toán. Cung cấp, cài đặt phần mềm kế toán miễn phí cho doanh nghiệp thành lập mới.

Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh thành lập các chuỗi phân phối sản phẩm; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ khuyến công, thực hiện chương trình sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thông tin về thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Kết nối cung - cầu lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Hỗ trợ các đối tượng người khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp về khoa học công nghệ theo hướng chuyển giao ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học trong việc đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, đào tạo nhân lực thông qua các lớp tập huấn, chương trình chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ.

3.6. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện:

- Làm tham mưu cho UBND cấp huyện: (1) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động những hộ kinh doanh có doanh số và mức khoán thuế lớn, thường xuyên sử dụng hóa đơn, sử dụng 10 lao động trở lên chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. (2) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo vận động chuyển đổi từ Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp chịu trách nhiệm, phụ trách từng địa bàn xã, phường, thị trấn; định kỳ giao ban để tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phát triển doanh nghiệp, cử cán bộ đến từng hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để nắm bắt tình hình hoạt động; vận động và hỗ trợ những hộ sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi lên doanh nghiệp. (3) Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nằm trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giao chỉ tiêu thành lập DN mới cho từng xã, phường, thị trấn.

- Chủ động phối hợp với Chi cục thuế vận động, hỗ trợ chuyển đổi doanh nghiệp từ Hộ kinh doanh.

- Trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, làm hồ sơ, thủ tục chuyển đổi từ Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp cho Hộ kinh doanh, hỗ trợ cho Hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức thực hiện đạt mục tiêu, hiệu quả, chất lượng và đảm bảo thời gian hoàn thành Kế hoạch đã đề ra.

2. Các Phòng Tài chính - Kế hoạch khẩn trương làm tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo kết quả định kỳ gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm hỗ trợ, chấn chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc; đề xuất điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ cho phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2020. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu cần thiết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch này các đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế../.

 

 

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Phạm Minh Thiện

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1204/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2020

Số hiệu: 1204/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 19/05/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1204/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…